MỘT SỐ KINH NGIỆM
Trong giáo dục kỹ năng sống học sinh bán trú trường tiểu học
Phần 1: Lý do chọn đề tài:
Trường tiểu học Hoàng Thu Phố số 2, Bắc Hà, Lào Cai được thành lập
tháng 7 năm 2008. Do địa hình đặc biệt khó khăn cho học sinh đi lại và đến
trường, từ thực tiễn đó nhà trường phát triển mô hình bán trú(học sinh ăn, ở, học
tập ...tại trường) mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt góp phần nâng cao tỉ lệ
chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của trường.
Đầu tháng 8 hàng năm, các em về trường ở bán trú, rất nhiều vấn đề xảy ra
ra về việc thực hiện nền nếp ăn ở, học tập, lao động, vệ sinh, giao tiếp với người
xung quanh... theo nội quy chung của trường. Khi các em ăn, thích đâu ngồi đấy,
ăn còn để rơi cơm, thức ăn ra bàn, ra nền, nước canh đổ ra bàn. Khi ngủ, các em
thích che chắn làm như ổ, không mắc màn. Còn có nhiều trường hợp các em đi vệ
sinh xong không đổ nước, đi đại tiện không đúng chỗ, ra cả chỗ để chân, chỗ đi
tiểu, học tập vui chơi chưa đúng theo giờ giấc.
Học sinh giao tiếp ấp úng, thiếu tự tin, phát biểu trước đông người còn e dè,
nhút nhát. Các em dễ mắc các tai nạn thương tích như ngã, ong đốt, điện giật, rắn
cắn, vật sắc nhọn đâm, gai cào, bỏng nước, bỏng lửa, cháy bếp khi nấu, không biết
cách phòng tránh thiên tai, lũ quét, mưa đá, bão lốc...
Từ thực tế đó tôi thấy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các cấp học rất
quan trọng đặc biệt học sinh tiểu học, là cấp học ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
nhân cách của các em. Đối với trường tiểu học tôi công tác học sinh bán trú chiếm
gần 35% tổng số học sinh toàn trường thì việc giáo dục kỹ năng sống cho các em
có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tôi mạnh dạn đưa ra: Một số kinh nghiệm trong
giáo dục kỹ năng sống học sinh bán trú trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện của trường.
Phần 2: Phạm vi và thời gian áp dụng:
Do điều kiện không cho phép nên trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi đưa ra
những kinh nghiệm tốt trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bán trú trường
tiểu học. Sáng kiến này nghiên cứu với đối tượng là học sinh tại trường PTDTBT
Tiểu học Hoàng Thu Phố số 2, xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Thời gian nghiên cứu từ 15 tháng 8 năm 2013 đến 15 tháng 5 năm 2014.
Phần 3: Đánh giá thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
Ngay những ngày đầu tựu trường của năm học từ ngày 10 đến 14 tháng 8
năm 2013, trường tôi đã tổ chức huy động học sinh ở bán trú đạt 120 em 55 em nữ
trong đó:
Lớp 1: 03 em nữ 01 em.
Lớp 2: 05 em nữ 05 em.
1
Lớp 3: 22 em nữ 07 em.
Lớp 4: 44 em nữ 24 em.
Lớp 5: 46 em nữ 18 em.
Tôi đã tiến hành khảo sát, thu nhập số liệu về kỹ năng sống của các em ở một
số mặt như: nền nếp ăn, nền nếp ở, chất lượng học tập, lao động, vệ sinh, giao
tiếp...và tiến hành phân loại kỹ năng sống thành 2 nhóm sau:
Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:
- Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè
thầy cô giáo.
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn Đạo
đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế,
nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình
với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời
xin lỗi khi các em làm sai.
- Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng quan
trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện
thường ngày.
Nhóm Kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:
- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến
chia sẻ trong nhóm.
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm – kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá
nhân có hại cho bản thân và người khác.
- Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.
Sau đây là kết quả khảo sát khi chưa áp dụng sáng kiến:
Số em có Số em có Số em có
Nhóm kỹ năng
kỹ năng
kỹ năng
kỹ năng
tốt
khá
trung bình
Nhóm kỹ năng
giao tiếp – hòa nhập
16
32
57
cuộc sống:
Nhóm kỹ năng
trong học tập, lao
động – vui chơi giải
trí:
24
38
2
46
Số em có
kỹ năng
yếu
Tổng số
15
120
12
120
Phần 4: Những giải pháp, biện pháp áp dụng thực hiện sáng kiến.
Ngay đầu năm tôi tổ chức cho giáo viên thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo
của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy
học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ
động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không
khí cởi mở thân thiện của lớp, của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội
cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em
còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho
các em.
+ Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi
đạo đức ở tiết 2. Giáo viên làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh kiểm
của học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép,
hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân.
+ Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, ở phạm vi lớp khối của mình. Mỗi năm
học sẽ có một số chủ đề rèn luyện kỹ năng sống được triển khai. Trong đó nhà
trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng
theo các chủ điểm hàng tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình
sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học như tổ chức ném còn, múa ô, múa
khèn, múa sạp, múa sinh tiền, chơi ô ăn quan, cờ vây, chơi truyền, nhảy dây, học
sinh chơi thêm con quay bằng nắp chai thay con quay gỗ nguy hiểm...ngoài ra
trường duy trì tốt các hoạt động kéo co, đá cầu, cầu lông, đá bóng qua đó mà rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân
công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các
em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp
trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em,
các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo
phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa,
chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ khó
hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương.
+ Nhà trường tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó, mục tiêu buổi
chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục
trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của Ban giám hiệu nhà trường, mà cần
thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho
học sinh. Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét
thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố,
trò chơi, kể chuyện tấm gương Bác Hồ vào thứ hai hàng tuần…do chính các em
đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.
+ Xây dựng trường, lớp sạch, xanh, đẹp, an toàn. Trong đó cần chú trọng tạo
môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như: trồng vườn cây thuốc nam, các
câu khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức bảo vệ
3
môi trường ở các em. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức
xã hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các
em.
+ Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình
thức như Skycare khám phá khoa học...; Hàng năm, nhà trường tổ chức cho các
em tham quan, dã ngoại, du lịch như cha ông ta đã nói: “Đi một ngày đàng, học
một sàng khôn”.
+ Tổ chức cho các em tham gia cùng cấp dưỡng nhà trường theo nhóm,
chuẩn bị các bữa ăn sáng, trưa, chiều với hình thức này ngay từ nhỏ các em được
quan sát, được thực hành tính được lượng lương thực, thực phẩm cho 120 người
ăn(mỗi bạn 0,15kg gạo; 0,05 kg thịt lợn; 0,1kg rau...lượng nước nấu, cho gia vị
cho phù hợp). Ngoài ra các em biết vo gạo, đãi gạo, nhặt và rửa sau, cách thái thịt
cho vừa không to quá, không nhỏ và mỏng quá vì khi nấu chín khó chia đều, khó
ăn và không còn ngon). Các em học cách chia cơm cho 120 bạn đều nhau và biết
đậy lồng bàn tránh ruồi muỗi.
Trong khi các em ăn, được các thầy cô giáo và ban quản lý bán trú hướng
dẫn ăn không để đổ cơm, canh ra bàn hoặc nền phòng ăn. Vì trước đây, các em
hay xơi đầy cơm vào bát khi cho thức ăn lên hoặc chan canh cơm canh sẽ bị đổ ra.
Sau khi được hướng dẫn các em lấy đủ cơm và ăn hết không để thừa như trước, đã
không còn hiện tượng đổ cơm canh ra bàn. Ngoài ra khi ăn mỗi bàn ăn có thêm
một đĩa để đựng thức ăn thừa, xương,...
Các nhóm học sinh được phân công dọn phòng ăn, phân loại tại chỗ: bát to
để riêng, bát nhỏ để riêng, đĩa để riêng, thìa, đũa, âu đựng cơm để riêng khi rửa sẽ
nhanh và không bị đổ vỡ khi chuyển đến nơi rửa, cần lau bàn trước, khi quét nhà
tắt quạt, rửa bát theo dây chuyền 5 bước: bước 1 làm ướt bát đũa; bước 2 rửa dầu;
bước 3 tráng rửa nước lần 1, 2, 3; bước 4 kiểm tra sạch hay chưa sạch, nếu chưa
sạch quay lại bước 2 hoặc 3; bước 5 làm khô và cất vào giá để bát đũa. Qua hoạt
động này các em có kỹ năng nấu ăn và vệ sinh nơi ăn, vệ sinh đồ dùng ăn uống,
khi về nhà các em sẽ giúp được cha mẹ cân đối lượng lương thực, thực phẩm trong
gia đình khi nấu ăn không bị thừa, thiếu tránh lãng phí, giúp cha mẹ vệ sinh bếp
nấu và nơi ăn.
+ Rèn cho các em ngủ đúng giờ, giờ nào việc ấy, trước khi ngủ đánh răng,
mắc màn, bạn nào không ngủ được phải giữ trật tự, không được gây ồn làm ảnh
hưởng bạn khác. Khi dạy biết gấp chăn màn vuông vắn, vệ sinh cá nhân và vệ sinh
phòng ở, phát động thi đua giữa các phòng. Các em đi vệ sinh đúng cách và luôn
giữ gìn vệ sinh chung.
+ Nhà trường tổ chức cho các em chăn nuôi gà, lợn, chó…các nhóm được
hướng dẫn cách chăm sóc, cách phòng dịch cho gia súc, gia cầm.
+ Tổ chức trồng rau, mỗi nhóm một luống tổ chức thi luống rau xanh tốt
năng xuất và cung cấp ngay cho nhà bếp của trường.
+ Thành lập đội tự quản mỗi tuần họp 1 lần đánh giá và triển khai hoạt động
tuần tới hoạt động này giúp các em tập làm quen công tác quản lý, giám sát điều
hành.
4
+ Huy động cộng đồng tham gia tích cực trong việc rèn kỹ năng sống cho
các em, các em hoạt động theo nhóm sở thích thêu thùa váy áo, khăn, túi, văn
nghệ thể dục, thể thao. Làm tốt công tác tuyên dương trong trường bán trú, chú ý
từng sự chuyển biến của các em để động viên các em.
Phần 5: Kết quả đạt được.
Với các giải pháp đã áp dụng trên đến giữa tháng 5 năm 2014 tôi tiến hành
khảo sát và tổng hợp kết quả cụ thể như sau:
Nhóm kỹ năng
Nhóm kỹ năng
giao tiếp – hòa nhập
cuộc sống:
Nhóm kỹ năng
trong học tập, lao
động – vui chơi giải
trí:
Số em có
kỹ năng
tốt
44 tăng
23% so
với đầu
năm
29 tăng
4% so với
đầu năm
Số em có
kỹ năng
khá
Số em có
kỹ năng
trung bình
Số em có
kỹ năng
yếu
Tổng số
40 tăng
7% so với
đầu năm
34
2
120
48 tăng
9% so với
đầu năm
41
2
120
Với kết quả khảo sát, phân tích và so với đầu năm tôi thấy số học sinh có kỹ
năng tốt và khá tăng lên các em tự tin, mạnh dạn, thể hiện và nói trước đông người
không e dè như đầu năm, ăn ở học tập có nền nếp, chất lượng được nâng lên rõ rệt.
Vậy dạy kỹ năng sống cho tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là một
yêu cầu cấp thiết ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Trong
lúc nội dung về rèn luyện kỹ năng sống chưa được đưa vào thành một chương
trình riêng mà chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong từng bộ môn như giáo dục
Đạo đức, Tiếng Việt… hay trong các tiết chào cờ đầu tuần. Trong các hoạt động
ngoại khóa, trong hoạt động hàng ngày đang diễn ra trong Nhà trường, trường bán
trú, các em được trang bị kỹ năng sống, tự tin vững bước trong tương lai.
Một trong những mục tiêu được Nhà trường chú trọng trong thời gian tiếp
theo là tiếp tục và tăng cường giảng dạy kỹ năng sống cho HS tiểu học. Mong rằng
các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, các nhà quản lý giáo dục quan tâm và thực
hiện tốt giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Ngày 16 tháng 5 năm 2014
Xếp loại của Nhà trường
Người viết
5