Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Huệ tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN VĂN CHƢƠNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG
HỖ TRỢ TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP
TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60.48.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đà Nẵng - Năm 2016


Công trình đƣợc hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Trung Hùng

Phản biện 1: PGS. TSKH. Trần Quốc Chiến
Phản biện 2: PGS. TS. Hoàng Quang

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ hệ thống thông tin họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 07 tháng 01 năm 2016.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà nẵng.


- Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp đã
giúp cho thanh thiếu niên chọn đƣợc nghề phù hợp. Nhờ đó thanh
thiếu niên có thể phát huy khả năng làm việc, khả năng sáng tạo, góp
phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, hạn chế nạn thất nghiệp, giảm
bớt gánh nặng cho xã hội, tránh lãng phí về đào tạo và sử dụng lao
động hợp lý.
Việt Nam có cơ cấu dân số tƣơng đối trẻ, đây là một thế
mạnh rất lớn để thực hiện mục tiêu “công nghiệp hóa – hiện đại
hóa” dựa trên lợi thế và tiềm năng của nguồn nhân lực. Để chọn
đƣợc cho mình một công việc ổn định và phù hợp để sinh sống và
phát triển là một việc không dễ. Trên thực tế, có rất nhiều ngƣời
phải thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với chuyên môn là
khá phổ biến, không cảm thấy hứng thú và muốn gắn bó với nghề
nghiệp mà mình đã chọn. Điều này đã gây nên sự lãng phí nhân lực
rất lớn và phân bố nhân lực không hợp lý.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê, lực lƣợng lao động từ
15 tuổi trở lên của cả nƣớc ƣớc tính đến thời điểm 01/4/2016 là
54,4 triệu ngƣời. Trong đó lao động 15 tuổi trở lên có việc làm
trong quý I năm 2016 ƣớc tính chỉ 53,3 triệu ngƣời. Nhƣ vậy tỷ
lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý I/2016 ƣớc tính là
2,23%. Riêng số ngƣời thất nghiệp trong độ tuổi lao động có trình
độ Đại học trở lên chiếm 3,96% tổng số ngƣời thất nghiệp [9].
Quảng Nam là một trong hai tỉnh đƣợc tổ chức VVOB (Cơ
quan Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kĩ thuật vùng Fla - măng, Vƣơng

quốc Bỉ - là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, góp phần
nâng cao chất lƣợng giáo dục Việt Nam) chọn để thực hiện các nội


2
dung Giáo dục hƣớng nghiệp qua Hoạt động giáo dục nghề phổ thông
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trƣờng THPT Nguyễn Huệ là một trong những trƣờng THPT
của Quảng Nam hàng năm đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt
động giáo dục hƣớng nghiệp theo các quy định trên. Ngoài ra, hằng
năm nhà trƣờng còn liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp tổ chức tƣ vấn cho học sinh lớp 12 về chọn ngành
chọn nghề trƣớc khi các em làm hồ sơ thi tuyển hoặc xét tuyển vào
các trƣờng đại học, cao đẳng.
Tuy có nhiều cố gắng để tổ chức các hoạt động giáo dục hƣớng
nghiệp nhƣng nhà trƣờng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số tồn tại
cần đƣợc nghiên cứu để khắc phục nhƣ: cơ sở vật chất còn thiếu, tƣ
liệu dành cho học sinh gần nhƣ không có. Việc tổ chức cho học sinh
tham quan các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy liên quan đến
một số ngành nghề tại địa phƣơng chƣa thực hiện đƣợc nhiều do
không có kinh phí và thời gian để tổ chức. Một bộ phận học sinh
chƣa ý thức đúng về việc tham gia hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp
nên còn xem nhẹ hoạt động này, hậu quả là lúng túng khi chọn ngành
chọn nghề, chọn nghề không phù hợp với khả năng, sở thích, cá tính
của bản thân, không xác định đƣợc giá trị nghề nghiệp và nhu cầu
của xã hội về nghề mình chọn. Việc tƣ vấn nghề và chọn trƣờng cho
học sinh còn mang tính mùa vụ, chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên,
liên tục. Một số tác động bất lợi từ bên ngoài nhƣ sinh viên nhiều
ngành nghề sau khi đƣợc đào tạo, tốt nghiệp ra trƣờng không có việc
làm, hiện tƣợng “thừa thầy thiếu thợ” đang diễn ra phổ biến, có tính

chất ngày càng gay gắt, tạo nên những bức xúc trong xã hội nên ảnh
hƣởng không nhỏ đến tâm lý chọn ngành chọn nghề của học sinh phổ
thông.


3
Với thực tế nêu trên, bản thân tôi đã có nhiều suy nghĩ làm sao
để nâng cao hiệu quả của giáo dục hƣớng nghiệp, gây chuyển biến
nhận thức, giúp các em học sinh của Trƣờng THPT Nguyễn Huệ nói
riêng và học sinh THPT nói chung có đƣợc những nhận thức đúng
đắn về nghề nghiệp mình gắn bó trong tƣơng lai thông qua việc tham
gia tích cực các hoạt động hƣớng nghiệp khi đang ngồi trên ghế nhà
trƣờng phổ thông. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây
dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp tại Trường THPT
Nguyễn Huệ Tỉnh Quảng Nam”. Trong đề tài này, tôi đề xuất giải
pháp ứng dụng hệ chuyên gia để xây dựng hệ thống hỗ trợ tƣ vấn
hƣớng nghiệp trực tuyến giúp các em học sinh có thể định hƣớng
đƣợc ngành nghề phù hợp sau này, góp một phần nhỏ cho xã hội,
phát triển nền kinh tế, giảm tỉ lệ nạn thất nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và xây dựng hệ chuyên gia ứng dụng trong lĩnh
vực hỗ trợ tƣ vấn hƣớng nghiệp học sinh trung học phổ thông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh Trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Huệ, Quảng
Nam.
- Cơ sở lý thuyết về kho dữ liệu tri thức, hệ chuyên gia, hoạt
động lý thuyết và tƣ vấn nghề nghiệp, ngôn ngữ lập trình mã nguồn
mở PHP, một số bài báo và luận văn tốt nghiệp khóa trƣớc.
Phạm vi nghiên cứu

- Số liệu đƣợc thu thập từ học sinh Trƣờng trung học phổ thông
Nguyễn Huệ, Quảng Nam.
- Tập trung nghiên cứu cách tạo cách tập luật, lƣu trữ tri thức
vào cơ sở dữ liệu, cách biểu diễn cũng nhƣ cơ chế suy diễn từ tri thức


4
có sẵn để đƣa vào các tƣ vấn phù hợp cho học sinh. Bên cạnh đó, đề
tài chỉ gói gọn phạm vi tìm hiểu những tồn tại, bất cập trong tƣ vấn
hƣớng nghiệp tại Trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Huệ để từ đó
xây dựng một hệ thống hỗ trợ tƣ vấn theo mô hình kiến trúc của hệ
chuyên gia.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những yêu cầu trên, tôi sử dụng chủ yếu hai
phƣơng pháp chính là phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và phƣơng
pháp thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tôi sử dụng phƣơng pháp
này trong nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý thuyết: hệ chuyên gia,
cách tạo tập luật; các tài liệu mô tả một số hệ thống tƣ vấn.
Phương pháp thực nghiệm:
- Tƣ vấn cá nhân.
- Sử dụng phiếu điều tra nhằm làm sáng tỏ thực trạng nhu
cầu tƣ vấn hƣớng nghiệp của học sinh trung học phổ thông và những
nguyên nhân của thực trạng đó nhất là học sinh lớp 12.
Từ kết quả khảo sát, tôi tiến hành phân tích các yêu cầu và
thiết kế giải pháp tƣ vấn hƣớng nghiệp dựa trên hệ chuyên gia. Kết
quả hệ thống đƣợc xây dựng sẽ đƣợc kiểm thử trên máy cục bộ và
trên Internet.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về khoa học: Đề tài sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu các

mô hình kiến trúc hệ chuyên gia và đƣa ra giải pháp phù hợp trong
lĩnh vực tƣ vấn.
Về thực tiễn: Ứng dụng tại trƣờng THPT Nguyễn Huệ, Quảng
Nam, giúp học sinh hiểu rõ hƣớng nghiệp và chọn đƣợc ngành nghề
phù hợp với khả năng, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn. Đồng thời


5
đề tài cũng trở thành một kênh thông tin bổ ích cho các em học sinh
cuối cấp quyết định cho tƣơng lai của mình.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Bao cao cua luân văn gồm các phần chính nhƣ sau:
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ KIỂM THỬ
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chƣơng này, các nội dung đƣợc trình bày chủ yếu liên
quan đến các vấn đề nhƣ: hệ chuyên gia, tƣ vấn tuyển sinh – hƣớng
nghiệp...
1.1. HỆ CHUYÊN GIA
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc trƣng và ƣu điểm của hệ chuyên gia
1.1.3. Kiến trúc tổng quát của hệ chuyên gia
a. Những thành phần cơ bản của hệ chuyên gia

Một HCG kiểu mẫu gồm 7 thành phần cơ bản nhƣ sau:

Hình 1.1. Những thành phần cơ bản của một HCG
b. Một số mô hình kiến trúc hệ chuyên gia
1.1.4. Biểu diễn tri thức trong hệ chuyên gia
1.1.5. Kỹ thuật suy luận trong hệ chuyên gia
a. Kỹ thuật suy diễn tiến
Suy diễn tiến là lập luận từ các sự kiện, sự việc để rút ra các
kết luận. Ví dụ: Nếu thấy trời mƣa trƣớc khi ra khỏi nhà (sự kiện) thì
phải lấy áo mƣa (kết luận).


7
Ƣu điểm của kỹ thuật suy diễn tiến là làm việc với bài toán
có bản chất gôm thông tin và sau đó tìm xem có thể suy ra đƣợc gì
từ thông tin đó. Cũng với kỹ thuật này, có thể dẫn ra rất nhiều
thông tin chỉ từ một ít sự kiện ban đầu. Kỹ thuật suy diễn tiến thích
hợp cho một số vấn đề nhƣ hoạch định, giám sát, điều khiển, diễn
dịch,…
Nhƣợc điểm của kỹ thuật suy diễn tiến là không có cách để
nhận thấy tính quan trọng của từng sự kiện, hỏi nhiều câu hỏi thừa vì
đôi lúc chỉ cần một vài sự kiện là cho ra kết luận. Bên cạnh đó, với
kỹ thuật này, hệ thống có thể hỏi những câu hỏi không liên quan
nhau.
b. Kỹ thuật suy diễn lùi
Kỹ thuật suy diễn lùi tiến hành các lập luận theo chiều ngƣợc
lại so với kỹ thuật suy diễn tiến. Từ một giả thuyết đƣợc xem nhƣ
là một kết luận, hệ thống đƣa ra một tình huống trả lời gồm các sự
kiện là cơ sở của giả thuyết đã cho này.
Ƣu điểm của kỹ thuật suy diễn lùi là làm việc tốt với bài toán có

bản chất thành lập giả thiết, sau đó tìm xem có thể chứng minh
đƣợc không. Vì kỹ thuật này hƣớng đến một đích nên hỏi những câu
hỏi liên quan nhau. Máy suy diễn áp dụng kỹ thuật này chỉ khảo sát
CSTT trên nhánh vấn đề đang quan tâm.
Nhƣợc điểm của kỹ thuật này là luôn hƣớng theo dòng suy
luận định trƣớc thậm chí có thể dừng hoặc rẽ sang một đích khác.
1.1.6. Hệ chuyên gia dựa trên luật
HCG dựa trên luật là một chƣơng trình máy tính, xử lý các
thông tin cụ thể của bài toán đƣợc chứa trong bộ nhớ làm việc và
tập các luật đƣợc chứa trong CSTT, sử dụng động cơ suy luận để suy
ra thông tin mới.


8
a. Hệ luật sinh
b. Các đặc trưng và kiến trúc của hệ chuyên gia dựa trên luật
HCG dựa trên luật có kiến trúc nhƣ sau:

Hình 1.7. Kiến trúc HCG dựa trên luật
c. Ưu và nhược điểm của hệ chuyên gia dựa trên luật
Ƣu điểm của HCG dựa trên luật:

- Các luật đƣợc xây dựng từ cách con ngƣời giải quyết vấn đề.
Cách biểu diễn luật nhờ IF THEN đơn giản cho phép giải thích dễ
dàng cấu trúc tri thức cần trích lọc.

- Phân tách tri thức và điều khiển.
- Tri thức là tập các luật có tính độc lập cao nên dễ thay đổi và
chỉnh sửa.


- HCG dựa trên luật dễ mở rộng.
- Tận dụng đƣợc tri thức heuristic.
- Có thể dùng biến trong luật, truy xuất chƣơng trình ngoài.
Nhƣợc điểm của HCG dựa trên luật:

- Các

sự kiện muốn đồng nhất nhau phải khớp nhau hoàn

toàn. Các sự kiện cùng một nghĩa phải giống nhau về cú pháp nhƣng
ngôn ngữ tự nhiên thì không nhƣ vậy.

- Khó tìm mối quan hệ giữa các luật trong một chuỗi suy luận


9
vì chúng nằm rải rác trong CSTT.

- Có thể hoạt động chậm.
- Làm cho nhà phát triển phải hình chung mọi cái ở dạng
luật, không phải bài toán nào cũng có thể làm đƣợc nhƣ vậy.
1.2. LÝ THUYẾT CHỌN NGHỀ NGHIỆP
1.2.1. Lý thuyết cây nghề nghiệp
a. Nội dung lý thuyết cây nghề nghiệp (LTCNN)
Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi
ngƣời đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn hƣớng học, chọn
nghề phù hợp và nó đƣợc coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp.
Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết trái nhƣ mong muốn của
ngƣời trồng cây. Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trƣớc
hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của

bản thân và phải dựa vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề
nghiệp.

Hình 1.8. Mô hình LTCNN
b. Ý nghĩa lý thuyết cây nghề nghiệp


10
1.2.2. Lý thuyết mật mã Holland
a. Nội dung lý thuyết Holland
Lý thuyết mật mã Holland đƣợc phát triển bởi nhà tâm lý
học John Holland (1919-2008). Ông là ngƣời nổi tiếng và đƣợc
biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp.
Ông đã đƣa ra lý thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5
giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hƣớng
nghiệp nhƣ sau:
- Bất kỳ ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu ngƣời đặc
trƣng sau đây: Realistic (R) - tạm dịch là ngƣời thực tế/nhóm kỹ thuật
(KT); Investigative (I) - tạm dịch là nhà nghiên cứu/nhóm nghiên
cứu (NC); Artistic (A) - Nghệ sĩ/nhóm nghệ thuật (NT); Social (S)
- tạm dịch là ngƣời công tác xã hội/nhóm xã hội (XH); Enterprising
(E) - tạm dịch là ngƣời dám làm/nhóm quản lý

(QL);

Conventional (C) - tạm dịch là ngƣời tuân thủ/nhóm nghiệp vụ (NV).
6 chữ cái của 6 kiểu ngƣời đặc trƣng hợp lại thành RIASEC.

- Mức độ phù hợp giữa một ngƣời với môi trƣờng có thể đƣợc
biểu diễn trong mô hình lục giác Holland.


Hình 1.9. Mô hình lục giác Holland
Từ những giả thiết của lý thuyết Holland trên, có thể rút ra 2 kết luận:


11
- Một là, hầu nhƣ

ai cũng có thể đƣợc xếp vào 1 trong 6 kiểu

tính cách và có 6 môi trƣờng hoạt động tƣơng ứng với 6 kiểu tính
cách, đó là: Nhóm kỹ thuật (KT); nhóm nghiên cứu (NC); nhóm
nghệ thuật (NT); nhóm xã hội (XH); nhóm quản lý (QL); nhóm
nghiệp vụ (NV)

- Hai là, nếu một ngƣời chọn đƣợc công việc phù hợp với tính
cách của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề
nghiệp. Nói cách khác: Những ngƣời làm việc trong môi trƣờng
tƣơng tự nhƣ tính cách của mình, hầu hết sẽ thành công và hài lòng
với công việc.
b. Ý nghĩa lý thuyết mật mã Holland
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, chúng tôi đã tập trung tìm hiểu một số cơ sở
lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng HCG tƣ vấn
tuyển nhƣ các khái niệm HCG, các thành phần cơ bản của một
HCG kiểu mẫu, một số mô hình kiến trúc HCG đã có cũng nhƣ các
đặc trƣng và ƣu điểm của HCG. Bên cạnh đó, nội dung luận văn
cũng đã thể hiện một số lý thuyết về hƣớng nghiệp làm cơ sở cho
công tác TVHN sau này.



12
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Nội dung chƣơng này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về
phân tích hiện trạng tƣ vấn hƣớng nghiệp tại trƣờng THPT Nguyễn
Huệ, tìm ra những ƣu nhƣợc điểm của công tác này trong hiện tại.
Đồng thời đƣa ra giải pháp khắc phục nhƣợc điểm góp phần cải thiện
chất lƣợng của công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp tại trƣờng. Sau đó tiến
hành phân tích và thiết kế hệ thống theo giải pháp đã đề ra.
2.1. TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ
THÔNG
2.2. MÔ TẢ HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƢ VẤN TUYỂN SINH
2.2.1. Mô tả hiện trạng về trƣờng THPT Nguyễn Huệ
2.2.2. Mô tả hệ thống hỗ trợ tƣ vấn hƣớng nghiệp
Hệ thống hỗ trợ TVHN đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết về
HCG và là hệ thống đi theo hƣớng hoàn toàn mới của trƣờng
THPT Nguyễn Huệ. Sau khi khảo sát yêu cầu, tôi mô tả lại hệ
thống gồm các chức năng tƣ vấn phục vụ đối tƣợng chính: học sinh.
Đối tƣợng học sinh là ngƣời có dự định đăng ký dự thi và xét
tuyển vào trƣờng, những ngƣời là thí sinh nhƣng chƣa có kết quả
thi, những học sinh THPT, THCS,… gọi chung là HS.
2.2.3. Bài toán tƣ vấn hƣớng nghiệp
Dựa vào mô tả hệ thống hỗ trợ TVHN ở mục 2.2.2, chúng
tôi phát biểu bài toán TVHN nhƣ sau:

- Đầu vào: Đối với

bài toán TVHN không dựa vào điểm số thì


dữ liệu đầu vào là các câu trả lời về tính cách, sở thích, hoạt động
nghề nghiệp hoặc khả năng và các môn khả năng của HS.

- Đầu ra: Kết quả tƣ vấn là các nhóm ngành phù hợp với ngƣời
sử dụng. Ngƣời sử dụng khi nhận đƣợc kết quả tƣ vấn, nếu chƣa rõ


13
về lý do vì sao hệ thống lại tƣ vấn cho họ chọn một ngành nào đó thì
có thể yêu cầu đƣợc gợi ý.
2.2.4. Mô hình đề xuất
a. Mô hình tổng thể hệ thống tư vấn
Hệ thống hỗ trợ TVHN đƣợc mô tả tổng thể theo mô hình sa

Hình 2.1. Mô hình tổng thể hệ thống
b. Một số nghề nghiệp dựa trên hệ thống hỗ trợ tư vấn
2.3. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.3.1. Phân tích lý thuyết nghề nghiệp
a. Phân tích lý thuyết cây nghề nghiệp
b. Phân tích lý thuyết mật mã Holland
2.3.2. Biểu đồ lớp
2.3.3. Biểu đồ hoạt động
Biểu đồ hoạt động cho tƣ vấn dựa lý thuyết nghề: HS truy cập
vào hệ thống TVHN, sau đó chọn loại lý thuyết nghề nghiệp và trả
lời các câu hỏi. Hệ thống sẽ thực hiện so khớp bảng tiêu chí nhờ
vào các luật đã đƣợc lƣu trữ. Sau đó, hệ thống sẽ trả về kết quả
tƣ vấn là các ngành phù hợp để HS có thể tham khảo đăng ký dự thi.


14

Chon Ly
Thuyet Nghe

Tra Loi
Cau Hoi

So Khop Bang
Tieu Chi

<lieu>>
Cau Hoi

<lieu>>
Bang Tieu
Chi

<lieu>
>
Luat

Hình 2.3. Biểu đồ hoạt động – Tư vấn dựa trên lý thuyết nghề
2.3.4. Biểu đồ ca sử dụng
a. Biểu đồ ca sử dụng tổng quát
Biểu đồ ca sử dụng của toàn bộ hệ thống ở mức tổng quát nhƣ sau:
Tu Van T heo Ly T huyet Nghe Nghiep

Hoc Sinh


Quan Ly He T hong

Quan Tri
Hình 2.4. Biểu đồ ca sử dụng – mức tổng quát
b. Phân rã biểu đồ ca sử dụng
Biểu đồ ca sử dụng dành cho đối tƣợng là HS đƣợc phân rã nhƣ sau:
Chon Loai Ly
Thuyet

Tra Loi Cau
Hoi

Hoc Sinh
Xuat Ket Qua
Tu Van

So Khop Bang
Tieu Chi

Hình 2.5. Biểu đồ ca sử dụng phân rã – dành cho học sinh
Biểu đồ ca sử dụng dành cho quản trị viên đƣợc phân rã nhƣ sau:


15
Cap Nhat Nganh
Nghe

< < exten d >
>


< <in clud e>
>

Quan Tri

Dang
Nhap
< <in clud e>
>
Cap Nhat Ly
Thuy et

Cap Nhat Tieu
Chi

Cap Nhat
Luat
< <in clud e>
>

< < exten d >
>
< < exten d >
>

Cap Nhat Cau
Hoi

Cap Nhat Cau Tra

Loi

Hình 2.6. Biểu đồ ca sử dụng phân rã – dành cho quản trị viên
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, tôi đã trình bày các phân tích hiện trạng
TVHN tại trƣờng THPT Nguyễn Huệ cũng nhƣ phân tích các lý
thuyết chọn nghề nghiệp: LTCNN, LTMM Holland và đƣa ra mô
hình đề xuất để giải quyết những hạn chế hiện tại trong công tác
TVHN tại trƣờng. Bên cạnh đó, tôi cũng đã phân tích và thiết kế
các biểu đồ theo hƣớng phân tích hƣớng đối tƣợng nhằm mô tả hoạt
động của hệ thống này.


16
CHƢƠNG 3
XÂY DỰNG VÀ KIỂM THỬ HỆ THỐNG
Từ cơ sở lý thuyết về HCG đã tìm hiểu trong chƣơng 1 cùng
với mô hình đề xuất cho bài toán TVHN và tiến hành phân tích,
thiết kế hệ thống theo mô hình đã đề xuất ở chƣơng 2. Chƣơng 3
này xây dựng các luật cho HCG hỗ trợ TVHN cho trƣờng. T ừ đ ó
lựa chọn công cụ phát triển cũng nhƣ đi vào thực hiện xây dựng hệ
thống thực nghiệm.
3.1. LỰA CHỌN CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN
Hệ thống đƣợc phát triển trên nền web với ngôn ngữ lập
trình PHP, cơ sở dữ liệu MySQL và webserver là WampServer.
3.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG
3.2.1. Cách xây dựng tập luật
a. Xây dựng các sự kiện và các luật chung cho hệ thống
Dữ liệu trong bảng 2.2 đƣợc lƣu vào CSDL nhƣ các sự kiện
mẫu nhằm để xác định phẩm chất, năng lực của từng nhóm ngành.

Bên cạnh đó, một số luật chung đƣợc lập trình cứng để giảm tải
việc truy xuất vào CSDL.
b. Xây dựng các luật cho tư vấn dựa trên LTMM Holland các
luật xếp nhóm ngành
c. Xây dựng các luật cho tư vấn dựa trên LTCNN
3.2.2. Cách xây dựng bộ máy suy diễn
a. Suy diễn tìm kết quả tư vấn
Đối với tư vấn dựa trên LLMM Holland:
- Nhận các câu trả lời.
- Truy vấn vào CSTT, tìm các luật của loại tƣ vấn.
- Dùng kỹ thuật suy diễn tiến: Với mỗi điều kiện đúng thì
kiểm tra kết luận là mã nhóm có trùng nhau không, nếu trùng thì


17
loại bỏ mã nhóm trùng, nếu không trùng thì lƣu thành các nhóm nên
chọn. Sau đó truy vấn vào CSDL xuất ra các ngành có mã nhóm
trùng với mã nhóm nên chọn làm kết quả tƣ vấn đồng thời lƣu các
luật, các mã nhóm của ngành nên chọn và các mã nhóm mà HS thuộc
để làm cơ sở cho quá trình giải thích.
Đối với tư vấn dựa trên LTCNN:

- Nhận các câu trả lời.
- Truy vấn vào CSTT, tìm các luật của loại tƣ vấn.
- Dùng kỹ thuật suy diễn tiến: Với mỗi điều kiện của luật nào
đúng thì kiểm tra kết luận là nhóm ngành có trùng nhau không, nếu
trùng thì loại bỏ nhóm ngành trùng, nếu không trùng thì lƣu thành
kết luận tìm đƣợc. Sau đó truy vấn vào CSDL xuất ra các ngành
trùng với kết luận tìm đƣợc làm kết quả tƣ vấn đồng thời lƣu luật đã
sử dụng lại để phục vụ quá trình giải thích.

b. Suy diễn tìm giải thích
Từ kết quả tƣ vấn phản hồi cho ngƣời sử dụng, suy luận
ngƣợc lại theo vết đã lƣu trong phần tƣ vấn. Tức là dựa vào phần
kết luận đã xuất kết quả, suy ngƣợc về điều kiện ban đầu đã thỏa
mãn.
3.2.3. Xây dựng các chức năng
Theo phân tích, hệ thống hỗ trợ TVHN đƣợc xây dựng cho 3
nhóm ngƣời dùng: Học sinh, chuyên gia và quản trị viên. Theo dữ
liệu thu thập đƣợc, có 15 ngành nghề đƣợc nhập liệu vào bảng ngành
nghề; có 7 câu hỏi và 37 câu trả lời cùng với các luật đã xây dựng.
Đối với nhóm ngƣời dùng là HS, sử dụng các chức năng: Tƣ
vấn chọn ngành nghề theo LTCNN hoặc theo LTMM Holland. Để
đƣợc tƣ vấn theo LTCNN, HS thực hiện trả lời cho 4 câu hỏi: 1) Bạn
thuộc nhóm cá tính/tính cách nào sau đây? 2) Sở thích của bạn thuộc


18
nhóm nào sau đây? 3) Bạn có khả năng trong lĩnh vực nào sau đây?
4) Bạn có phẩm chất, năng lực nào sau đây? Để đƣợc tƣ vấn theo
LTMM Holland, HS cần trả lời cho 3 câu hỏi sau: 1) Bạn thuộc
nhóm cá tính/tính cách nào sau đây? 2) Sở thích của bạn thuộc nhóm
nào sau đây? 3) Bạn muốn làm việc trong nhóm lĩnh vực nào sau
đây? Sau khi trả lời câu hỏi bằng cách nhấp chọn câu trả lời và nhấn
nút Tƣ vấn, hệ thống sẽ so sánh câu trả lời của HS trong từng câu
hỏi với bảng tiêu chí và các luật đã xây dựng tƣơng ứng cho từng
loại hình tƣ vấn và trả kết quả về là các nhóm ngành phù hợp với HS
đó.
Đối với ngƣời sử dụng hệ thống là quản trị viên, cần thông
qua bƣớc đăng nhập để xác định quyền truy cập. Quản trị viên có
quyền cao nhất đối với hệ thống, ngoài việc có thể sử dụng các chức

năng nhƣ một học sinh hoặc một thí sinh. Quản trị viên còn có thể
thực hiện các thao tác trên hệ thống nhƣ cập nhật dữ liệu về ngành
nghề, điểm chuẩn, tiêu chí ngành, tạo và cập nhật tài khoản cho
chuyên gia…
Đối với ngƣời sử dụng hệ thống với vai trò là chuyên gia, sau
khi đăng nhập thành công vào hệ thống, chuyên gia có quyền thêm
và cập nhật các luật cho hệ thống.
3.3. KẾT QUẢ KIỂM THỬ
Sau đây là một số giao diện cơ bản khi sử dụng hệ thống:
3.3.1. Giao diện màn hình chính
Trên giao diện màn hình chính, ngƣời dùng có thể xem thông
tin Sở GD-ĐT Quảng Nam, trƣờng THPT Nguyễn Huệ, góp ý, đăng
nhập dành cho quản trị viên và chuyên gia trên thanh thực đơn
ngang. Các học sinh muốn tƣ vấn có thể chọn các chức năng tƣ vấn


19
hƣớng nghiệp cho từng đối tƣợng này trên thanh thực đơn dọc bên
trái.

Hình 3.1. Giao diện màn hình chính
3.3.2. Một số chức năng dành cho quản trị viên
Quản trị viên có thể thêm hoặc sửa, xóa thông tin tài khoản
ngƣời dùng. Trong đó, chức năng sửa thông tin chỉ tập trung vào


20
việc cấp lại mật khẩu mới. Tài khoản ngƣời dùng có thể là tài
khoản quyền chuyên gia hoặc quyền quản trị.


Hình 3.4. Giao diện màn hình thêm tài khoản người dùng mới
3.3.3. Một số chức năng dành cho chuyên gia
Chuyên gia có thể thực hiện các chức năng nhƣ thêm luật, cập
nhật luật sau khi đăng nhập vào hệ thống.

Hình 3.7. Giao diện thêm 1 luật mới


21
3.3.4. Giao diện màn hình tƣ vấn

Hình 3.11. Giao diện màn hình tư vấn dựa trên LTMM Holland

Hình 3.12. Xem gợi ý nhóm ngành trong tư vấn


22
3.3.5. Đánh giá kết quả chƣơng trình
Chƣơng trình đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết HCG và hai
lý thuyết chọn nghề là LTCNN và LTMM của Holland. Hệ thống
website đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh. Trong quá trình xây dựng
hệ thống, tôi đã xây dựng đƣợc 37 luật chính phục vụ cho việc tƣ vấn
chọn nhóm ngành và một số sự kiện, luật chung cho hệ thống.
Kết quả tƣ vấn của chƣơng trình càng đƣợc cải thiện nếu kết
hợp thêm nhiều điều kiện trong quá trình tƣ vấn. Ta thấy phạm vi
trả kết quả dần thu hẹp lại và càng gần với khả năng cũng nhƣ tính
cách, sở thích của ngƣời đƣợc tƣ vấn hơn. Bên cạnh đó, xem gợi ý
của từng kết quả trả về, ta có thể dễ dàng nhận thấy chƣơng trình
tƣ vấn luôn mang tính khoa học và đúng đắn. Nhƣ vậy, ta sử dụng hệ
thống này để hỗ trợ vào TVHN thì sẽ hạn chế đƣợc tình trạng chọn

sai của HS trong nhà trƣờng.
Nhƣ vậy, nếu trƣớc đây, HS phải tốn nhiều thời gian để đọc
thông tin trên các tờ thông báo tuyển sinh, quyển tuyển sinh
của ĐH, CĐ, TCCN, hoặc trên Internet làm mất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, lƣợng thông tin dồn dập và tràn lan lại càng làm
cho các em phân vân, lúng túng trong việc chọn cho mình một
ngành học phù hợp. Thì nay, với hệ thống hỗ trợ TVHN trực tuyến
này đã phần nào giúp ích đƣợc các em học sinh nhà trƣờng có
thêm công cụ trong việc chọn nghề nghiệp cho tƣơng lai một cách
nhanh chóng, hài lòng và có cơ sở khoa học hơn.


23
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN
Sau thời gian nghiên cứu lý thuyết và tiến hành xây
dựng hệ thống website hỗ trợ TVHN cho trƣờng THPT Nguyễn
Huệ, tôi đã tích lũy thêm cho mình nhiều kinh nghiệm trong nghiên
cứu khoa học cũng nhƣ am hiểu hơn về lĩnh vực HCG và công tác
TVHN. Nội dung luận văn đã trình bày các vấn đề liên quan đến hệ
chuyên gia và xây dựng thành công một chƣơng trình thực nghiệm để
đƣa các cơ sở lý thuyết ấy vào thực tế. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng
đã tìm hiểu và phân tích sâu hai cơ sở lý thuyết chọn nghề nghiệp là
lý thuyết cây nghề nghiệp và lý thuyết mật mã Holland. Từ đó, với
hệ thống xây dựng đƣợc, thông qua nội dung luận văn chúng tôi
cũng đã đóng góp 37 luật cho hệ chuyên gia về TVHN nói chung
và tại trƣờng THPT Nguyễn Huệ nói riêng.
Nhờ ứng dụng hệ chuyên gia và các lý thuyết chọn nghề
nghiệp, hệ thống hỗ trợ TVHN tại trƣờng THPT Nguyễn Huệ luôn
cho kết quả tƣ vấn đáng tin cậy và khoa học. Không những thế, nếu
nhƣ với các trang TVHN hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu cần

đƣợc tƣ vấn mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và chính xác của các em
HS, thì hệ thống hỗ trợ TVHN của trƣờng THPT Nguyễn Huệ đã
khắc phục đƣợc tất cả các nhƣợc điểm đó. Hơn thế nữa, hệ thống
không chỉ giúp ích cho HS, và quý phụ huynh có thêm kênh thông
tin, công cụ tiện lợi trong việc chọn nghề nghiệp cho tƣơng lai. Về
hình thức trình bày và cách trang trí, nhìn chung website có bố cục
và màu sắc hài hòa, cung cấp nhiều chức năng lựa chọn tƣ vấn
nhằm thu hẹp kết quả tƣ vấn cùng với các ứng dụng hiệu ứng của
jQuery trong việc ẩn hiện phần gợi ý càng giúp ngƣời sử dụng nhận
đƣợc kết quả hài lòng.
Tuy đã cố gắng trong việc tìm hiểu lý thuyết và lập trình


×