Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.86 KB, 50 trang )

LUẬT THUẾ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Vũ Đức Hiển

1

1


Căn cứ pháp lý
• Luật số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008
• Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009
• Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009
Hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2009

2

2


Khái niệm
Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián
thu đánh vào sự tiêu dùng một số loại hàng hóa,
dịch vụ đặc biệt theo danh mục do Nhà nước qui
định.

3

3



Đặc điểm
Thuế TTĐB có tính chất gián thu : Thuế đánh vào thu
nhập của người tiêu dùng HHDV chịu thuế TTĐB một
cách gián tiếp thông qua giá cả mà người đó tiêu dùng
và người SXKD HHDV chịu thuế TTĐB là người nộp
thuế cho nhà nước thay cho người tiêu dùng
Thuế được đánh duy nhất 1 lần ở khâu sản xuất, nhập
khẩu hàng hoá hoặc kinh doanh dịch vụ, không phải
chịu thuế TTĐB lần thứ 2 khi lưu thông trên thị trường

4

4


Đặc điểm
Thuế TTĐB là thuế tiêu dùng nhưng khác với thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, thuế TTĐB
có đối tượng chịu thuế hẹp do phạm vi điều chỉnh trên 1
số loại HHDV Nhà nước cần điều tiết
Thuế TTĐB thường có mức thuế suất cao nhằm điều
tiết SX và hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, thông qua đó
nhằm điều tiết một phần thu nhập của những người tiêu
dùng các HHDV này một cách công bằng hợp lý

5

5



Đặc điểm
Cơ sở kinh doanh được khấu trừ số thuế TTĐB đã
nộp đối với nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB nếu có
chứng từ hợp pháp. Đặc điểm này cho phép phân biệt
thuế TTĐB với thuế GTGT. Thuế GTGT được thu trên
mỗi khâu sản xuất luân chuyển của hàng hoá, dịch vụ.
Vì vậy, việc quản lý thuế TTĐB đòi hỏi phải kiểm tra,
giám sát chặt chẽ, đảm bảo hạn chế đến mức tối đa sự
thất thu thuế TTĐB tại khâu sản xuất, cung ứng dịch vụ
hoặc nhập khẩu.

6

6


Hàng hoá nào chịu thuế TTĐB ?
1) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc
lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
2) Rượu (kể cả rượu thuốc, rượu hoa quả )
3) Bia (không phân biệt hình thức đóng gói, bao bì)
4) Xe ô tô dưới 24 chỗ (kể cả xe ô tô vừa chở người,
vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có
thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người
và khoang chở hàng)
5) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi
lanh trên 125cm3;

7


7


Hàng hoá nào chịu thuế TTĐB ?
6) Tàu bay, du thuyền
(loại sử dụng cho mục đích dân dụng)
7) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp
(reformade component) và các chế phẩm khác để
pha chế xăng bao gồm cả condensate (xăng nhẹ)
8) Máy điều hoà nhiệt độ có công suất làm lạnh từ
90.000 BTU trở xuống
9) Bài lá;
10) Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ
chơi trẻ em, đồ dùng dạy học và dùng để trang trí)

8

8


Hàng hoá nào chịu thuế TTĐB ?
Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là các sản phẩm
hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để
lắp ráp các hàng hóa này.
Riêng mặt hàng điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000
BTU trở xuống, Cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu
nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh
để nhập từng lần khác nhau thì hàng hóa bán ra hoặc nhập
khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế

TTĐB như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (điều hòa hoàn
chỉnh).

9

9


Dịch vụ nào chịu thuế TTĐB ?
1) Kinh doanh vũ trường;
2) Kinh doanh massage, karaoke;
3) Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò
chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự;
4) Kinh doanh đặt cược; bao gồm: đặt cược thể thao, giải trí
và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp
luật.
5) Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
6) Kinh doanh xổ số.

10

10


Đối tượng nào không chịu thuế TTĐB ?
1)

Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu
hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu ,
trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất


2)

Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận
chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch ()

3)

Xe ô tô <24 chỗ ngồi theo thiết kế của nhà sản xuất được sử
dụng làm xe cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang
lễ; Xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở
được >= 24 người trở lên (xe buýt nội thành và liên tỉnh, xe
buýt vận chuyển khách trong sân bay, nhà ga); Xe ô tô chạy
trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành
và không tham gia giao thông; ()

11

11


Đối tượng nào không chịu thuế TTĐB ?
4)

Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan,
hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử
dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới
24 chỗ.


5)

Máy điều hoà nhiệt độ có công suất làm lạnh từ 90.000
BTU trở xuống theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên
phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền,
tàu bay.

12

12


6) Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:           
i. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ
quan, tổ chức tại Việt Nam ; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại
Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
ii. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ
ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn
thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp
luật;
iii. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập
khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời
hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu;
iv. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu,
biên giới VN, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

13

13



Đồ dùng, vật dụng
1 - Rượu từ 22 độ trở lên
- Rượu dưới 22 độ
- Đồ uống có cồn, bia
2 - Thuốc lá điếu
- Xì gà
- Thuốc lá sợi
3 - Chè
- Cà phê
4 Quần áo, đồ dùng cá nhân

Định mức
1,5 lít
2,0 lít
3,0 lít
400 điếu
100 điếu
500 gam

Ghi chú

Người dưới
18 tuổi không
được hưởng
tiêu chuẩn này

5 kg
3kg

Số lượng phù hợp
phục vụ cho mục đích chuyến đi

5 Các vật phẩm khác ngoài danh mục 1,2,3,4 Phụ lục này (không
nằm trong Danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có
điều kiện) có tổng trị giá không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng
Việt Nam
(Nguồn : Nghị định số 66/2002/NĐ-CP 01/7 /2002 )

14

14


Hàng hoá cấm nhập khẩu

 

1

Vũ khí; đạn dược; vật liệu nổ, trừ vật liệu nổ công nghiệp; trang thiết bị kỹ
thuật quân sự.

2

Pháo các loại (trừ pháo hiệu cho an toàn hàng hải ); các loại thiết bị gây
nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. 

3


Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: -  Hàng dệt may,
giày dép, quần áo -Hàng điện tử -  Hàng điện lạnh -  Hàng điện gia dụng Thiết bị y tế -  Hàng trang trí nội thất - Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ,
thuỷ tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất  dẻo và chất liệu khác - Hàng hoá là
sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

4

Các loại văn hoá phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

5

Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được
chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương
tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe
cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất
thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng
hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân gol, công
viên.

15

15


6

Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:
- Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe hai
bánh, ba bánh gắn máy;
-  Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có

gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn
động cơ mới);
 -  Xe đạp;
 -   Xe hai bánh, ba bánh gắn máy;
 -  ô tô cứu thương;
  -  ô tô các loại: đã thay đổi kết cấu chuyển đổi công năng so với thiết kế
ban đầu; bị đục sửa số khung, số máy.

7

Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.

8

Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.

9

Hoá chất độc Bảng I được quy định trong Công ước vũ khí hoá học

Nguồn : Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về việc quy định chi tiết thi
hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại
lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài do Chính phủ ban hành

16

16


Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua

cửa khẩu, biên giới VN, hàng hóa chuyển khẩu ?
 Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
 Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan nhưng không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất
khẩu ra khỏi Việt Nam;
 Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên
cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ
nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền;
 Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
không qua cửa khẩu Việt Nam.

17

17


Người nộp thuế
• Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
• Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh
xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất
khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt
động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt.


18

18


Căn cứ tính thuế TTĐB

Số thuế
TTĐB
phải nộp

=

Giá tính
thuế
TTĐB

x

Thuế suất
thuế TTĐB

19

19


Giá tính thuế
• Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch

vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế
tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng bao
gồm cả khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở
kinh doanh được hưởng.
• Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam hoặc
quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác
định giá tính thuế.

20

20


1) Đối với hàng hoá sản xuất trong nước
Giá tính thuế
TTĐB

=

Giá bán chưa có thuế GTGT
1 + Thuế suất thuế TTĐB

• Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính
thuế là giá chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB
và không loại trừ giá trị vỏ bao bì
• Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai,
định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực
hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai mà số tiền đặt

cược tương ứng với giá trị số vỏ chai không thu hồi
được phải đưa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc
biệt.

21

21


Ví dụ 1: Đối với bia hộp, năm 2010 giá bán của 1 lít bia hộp
chưa có thuế GTGT là 20.000đ, thuế suất thuế TTĐB mặt
hàng bia (từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2012) là
45% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp
20.000 đ /(1+45%) = 13.793 đ
Ví dụ 2: Quý II/2010, giá bán của một két bia chai Hà Nội
chưa có thuế GTGT là 120.000đ/két, thì giá tính thuế TTĐB
xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 két bia
120.000 đ /(1+45%) = 82.758 đ

22

22


Ví dụ 3:
Quý III năm 2010, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho
khách hàng B và có thu tiền cược vỏ chai với mức
1.200đ/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là 1.200.000đ. Hết

quý Công ty A và khách hàng B thực hiện quyết toán: số
vỏ chai thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi
được là 200 vỏ chai, căn cứ số lượng vỏ chai thu hồi,
Công ty A trả lại cho khách hàng B số tiền là 960.000đ, số
tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi được là
240.000đ (200 vỏ chai x 1.200đ/vỏ chai) Công ty A phải
đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.

23

23


Giá tính thuế TTĐB
a) Nếu bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ
thuộc thì giá tính thuế là giá do cơ sở trực thuộc hạch
toán phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT.
b) Nếu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng
hoa hồng thì giá tính thuế là giá bán chưa có thuế
GTGT. do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
b) Nếu bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại
thì giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT của cơ
sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với
giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại
bán ra. Nếu thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh
thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là
giá do cơ quan thuế ấn định

24


24


2) Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu

thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng
không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế
TTĐB trong trường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB
và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau:
Giá tính
thuế
TTĐB

=

Giá bán trong nước
của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT
1 + Thuế suất thuế TTĐB

Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán
(đã có thuế GTGT và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá
tính thuế TTĐB thấp hơn 10% so với giá bán trên thị
trường thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan
thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các
25
văn bản hướng dẫn thi hành.
25



×