Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của giống cam vinh tại trang trại bùi huy hạnh huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

HÀ VĂN YÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CAM VINH TẠI TRANG
TRẠI BÙI HUY HẠNH HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành :

Khoa học cây trồng

Khoa :

Nông học

Khóa học :

2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

HÀ VĂN YÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CAM VINH TẠI TRANG
TRẠI BÙI HUY HẠNH HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành :

Khoa học cây trồng

Khoa :

Nông học

Lớp :

K46 - Trồng trọt - N01

Khóa học :


2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Đỗ Tuấn Tùng

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên
ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Nó giúp cho sinh viên
kiểm nghiệm củng cố và bổ sung những lý thuyết ở lớp học, giúp sinh viên làm
quen với môi trường mà sau này sẽ phục vụ, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề
thực tế. Thực hiện đúng phương châm “học phải đi đôi với hành”, “lý thuyết phải
gắn với thực tế”, thực tập tốt nghiệp giúp bồi dưỡng cho sinh viên lòng yêu nghề,
tinh thần phục vụ, năng lực độc lập công tác để nhanh chóng trở thành những người
lao động mới vừa biết lao động trí óc vừa có khả năng lao động chân tay để khi ra
tường trở thành những kĩ sư giỏi về cả tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ, góp phần
xây dựng đất nước.
Xuất phát từ quan điểm trên, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường,
sự phân công của khoa nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh
trưởng phát triển của giống cam vinh tại trang trại Bùi Huy Hạnh Huyện Tứ Kỳ Tỉnh
Hải Dương”.
Được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của của các thầy cô trong khoa, đặc biệt
là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, tôi đã hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa, gia đình,
bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu, đặc biệt là
thầy giáo hướng dẫn ThS. Đỗ Tuấn Tùng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành bản khóa luận này.

Do trình độ và kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân còn hạn chế,
nguồn thông tin tư liệu còn thiếu thốn, khóa luận này không tránh khỏi những
khiếm khuyết về cả nội dung và hình thức, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo để bản khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2018

Sinh viên thực hiện
Hà Văn Yên


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
PHẦN 1. MƠ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4

2.2. Nguồn gốc của cam quýt, lịch sử nghề trồng cam quýt và các vùng trồng
cam quýt chủ yếu trên thế giới .......................................................................... 5
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử trồng cam quýt trên thế giới ................................. 5
2.2.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới ...................................... 7
2.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam ................................................ 10
2.3.1. Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam ......................................... 10
2.3.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam ..................................... 12
2.3.3. Các khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta .............................. 13
2.4. Ứng dụng của phân bón lá đối với cây có múi và kỹ thuật trồng chăm sóc... 14
2.4.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam.................................................... 16
2.5. Tình hình nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới và trong nước ............. 19


iii
2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới ................................. 19
2.5.2. Tình hình nghiên cứu cam quýt trong nước .......................................... 22
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 25
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
3.4.1. Bố trí thí nghiệm: .................................................................................. 26
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 26
3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 29
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của cam vinh ................................................................. 29
4.2 .Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính gốc của cam vinh .............. 31
4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng lá của cam vinh....... 32
4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của lộc ............... 35

4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá/ lộc ............................................ 36
4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc ....................................... 37
4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại cây cam vinh.... 39
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng trên thế giới ...................... 8
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng Châu Á ......... 10
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam ....................................... 11
Bảng 2.4. Lượng phân bón cho một cây ở thời kỳ chưa cho quả tính theo tuổi
cây ................................................................................................... 18
Bảng 2.5. Định mức các loại phân bón cho cây có múi (g/cây/năm) ............. 21
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây cam vinh .............. 29
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính gốc cam vinh ........... 31
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài và chiều rộng lá của cam
vinh .................................................................................................. 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá/lộc cam ............................... 36
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều dài lộc cam vinh ................. 37
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại trên cây cam
vinh .................................................................................................. 39


v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của cam vinh ........... 30
Hình 4.2: Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều dài và chiều rộng lá cam vinh ........34
Hình 4.3. Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều dài lộc của cam vinh ............ 38


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

CV%

: Hệ số biến động

ĐC

: Đối chứng

ĐV

: Đơn vị

FAO


: Food and Agricultural Organization of the Unitet Nationl

LSD0.05 : Sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ 95%


1
PHẦN 1
MƠ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay cây ăn quả đã trở thành một trong những loại cây có thế mạnh kinh
tế ở Việt Nam, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước,
đồng thời là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như một số thị
trường lớn như Châu Âu. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp sản
phẩm cây ăn quả ở Việt Nam ngoài việc sử dụng ăn tươi, còn là nguyên liệu chế
biến cho các nhà máy. Bên cạnh đó các ngành khác như bao bì, thủy tinh, sành sứ
cũng được phát triển theo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Từ lâu,
người làm vườn đã hiểu rõ trồng cây ăn quả là một trong những nghề kinh doanh
mang lại hiểu quả kinh tế cao, vừa có thu nhập ổn định, vừa có thể bảo vệ môi
trường, đặc biệt phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi đất ở vùng
đất dốc, vùng đồi núi… Do đó ở nước ta sớm hình thành những vùng trồng cây ăn
quả nổi tiếng như: Nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, bưởi Đoan Hùng, cam Tuyên
Quang, Hà Giang, quýt Bắc Sơn…
Cam vinh là giống quýt ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng
bệnh tốt. Cây sinh trưởng phát triển tốt,phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa
đậu quả cao, Quả dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây,thành phần và chất
lượng nước quả tuyệt hảo. Quả to trung bình (190,0 - 250,0 gr/quả), có thể lưu giữ
trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày
trung bình 3,0mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng
nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng
bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện

có trong nước.
Miền núi phía Bắc Việt Nam là một trong những vùng có truyền thống lâu
đời trong sản xuất cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, việc thâm canh các loại cây ăn quả
có múi (cam, quýt) ở đây còn nhỏ lẻ tự phát và hiệu quả thấp, muốn nâng cao năng
suất, chất lượng cây trồng thì đất cần bổ sung thường xuyên đầy đủ các loại phân


2
bón, chất dinh dưỡng tương ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón của người dân
hiện nay vẫn còn tùy tiện, chưa chú trọng tới việc bón phân cân đối.
Để cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố
không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của
nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân
chưa hợp lý.
Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất
lượng nhưng trong đó, đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh
hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng trái cây.
Xuất phát từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của giống cam
vinh tại trang trại Bùi Huy Hạnh Huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định được loại phân bón lá thích hợp để đạt được năng suất, chất lượng
và hiệu quả khả năng sinh trưởng và phát triển của giống cam vinh tại trang trại Bùi
Huy Hạnh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
-Đánh giá được ảnh hưởng một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng
và phát triển của giống cam vinh tại trang trại Bùi Huy Hạnh Huyện Tứ Kỳ Tỉnh
Hải Dương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên cứu
khoa học, biết phương pháp phân bố thời gian hợp lý và khoa học trong công việc
để đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Đồng thời, là cơ sở để củng cố những
kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt động thực tiễn.


3
- Là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp quy trình
kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện sản xuất cam vinh tại trang trại Bùi Huy
Hạnh Huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Đề tài là cơ sở cho những định hướng sử dụng phân bón cho cây cam vào
thực tiễn sản xuất. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cũng như góp phần
nâng cao năng suất cho cây cam vinh tại trang trại nói riêng và vùng trồng cam quýt
Hải Dương nói chung.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Đi đôi với
việc tăng năng suất, sản lượng cây trồng góp phần ổn định an ninh lương thực
ngành sản xuất nông nghiệp hiện nay còn đáp ứng được yêu cầu cao về chất lượng
nông phẩm. Để đạt được những thành tựu to lớn đó ngoài những yếu tố về giống,
khí hậu, thời tiết, đất đai… thì phân bón cũng là yếu tố góp phần quan trọng. Theo
đánh giá của các nhà khoa học Mỹ, trong hệ thống các biện pháp tăng năng xuất cây
trồng thì yếu tố phân bón chiếm tỉ trọng 40%, thuốc bảo vệ thực vật 13 – 20%, tưới

tiêu 5%, các biện pháp khác 18%. Ở Đức các chuyên gia đánh giá tỉ trọng của phân
bón trong việc tăng năng suất, sản lượng và phẩm chất cây trồng là 50%, còn ở
Pháp là 50 - 70% [5]. Nhiều vùng sản xuất, nông dân đã thu được những vụ mùa bội
thu nhờ sử dụng phân bón hợp lý và áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Vì
vậy, bón phân cân đối hợp lý được coi là “ chìa khóa” để tăng năng xuất cây trồng
và đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững.
Ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm gắn bó với nông nghiệp ông cha ta đã
tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu thông qua các câu tục ngữ, thành ngữ,
ca dao trong đó có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” khẳng định vai trò
quan trọng của phân bón đối với cây trồng. Bằng thực nghiệm các nhà khoa học của
Viện Thổ Nhưỡng – Nông Hóa cũng đã khẳng định: Phân bón góp 40- 45% trong
việc tăng năng suất cây trồng [5]. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, do
việc sử dụng tăng quá nhanh, người sản xuất lạm dụng vào phân vô cơ đơn độc, bón
đạm quá nhiều, bón liên tục nên không gây những ảnh hưởng xấu tới đất đai, môi
trường mà còn làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng nghiêm trọng. Do vậy,


5
bên cạnh công tác chọn giống việc xác định phân bón cho mỗi loại cây trồng phù
hợp với từng vùng sinh thái là một việc làm hết sức cần thiết.
2.2. Nguồn gốc của cam quýt, lịch sử nghề trồng cam quýt và các vùng trồng
cam quýt chủ yếu trên thế giới
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử trồng cam quýt trên thế giới
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quýt có lịch sử trồng
trọt lâu đời nhất. Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc của cam quýt, phần lớn đều
nhất trí rằng cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam Châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua
Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam
Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc. Những báo cáo gần đây nhận định rằng, tỉnh
Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loại cam quýt hoang dại
( Trần Văn Ý và cs, 2000)[10]. Trước đâycó một vài tờ báo cho rằng, loài chanh

yên, phật thủ (Citrus medica) có thể có nguồn gốc ở Địa Trung Hải hoặc Bắc Phi,
nhưng hiện nay điều này đã được sáng tỏ, Citrus medica có nguồn gốc tại miền
Nam Trung Quốc, nhưng là loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa Trung Hải
và Bắc Phi rất sớm, trước thế kỷ I sau Công Nguyên, những tài liệu cổ xưa có ghi
chép loài cây ăn quả này ở Bắc Phi đến mức nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn
gốc tại đây (Ngô Xuân Bình và cs)[16]. Các loài chanh vỏ mỏng (Lime. C.
Auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc và
miền Tây Ấn Độ, sau đó các thủy thủ đầu tiên đến Ấn Độ đã mang về trồng ở Châu
Phi, Địa Trung Hải, Châu Âu.
Các loài chanh núm ( Lemon, Citrus lemon) chưa xác định được nguồn gốc,
nhưng những kỹ thuật di truyền hiện đại gần đây cho thấy có thể chanh núm là con
lai tự nhiên giữa Citrus medica và Citrus Aurantifolia, chính vì vậy mà chanh có
dạng hình thái trung gian giữa hai loại vừa kể trên. Chanh núm được xác định sử
dụng như một loại quả sớm nhất vào năm 1150 ở Bắc Phi, vùng biển Địa Trung


6
Hải và Châu Âu. Cam ngọt (Sweet orange) được xác định có nguồn gốc ở miền
Nam Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonexia, sau đó cũng giống như loài
Citrus medica được các thủy thủ và những người lính viễn chinh mang về trồng ở
Châu Âu, Địa Trung Hải, Châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 (Wakana A Kira,
1998) [14]. Giống cam nổi tiếng thế giới “Washington Navel”, ở Việt Nam vẫn
thường gọi là cam Navel được báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam
ngọt, giống này được phát hiện ở Bahia Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1824, ở
Florida (Mỹ) năm 1835, ở Califolia năm 1870 và nó trở lên rất nổi tiếng ở
Washington D.C (Bùi Huy Đáp-năm 1960) [3]. Sau đó giống Washington Navel
được du nhập và trồng ở khắp các vùng trồng cam quýt trên thế giới.
Các giống bưởi (Citrus Grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn
Độ. Một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này
trồng ở vùng biển Caribe, sau đó theo gót các thủy thủ bưởi được gới thiệu ở

Palestin vào năm 900 sau Công Nguyên và ở Châu Âu sau thời gian đó. Bưởi chùm
(Citrus paradisis) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi
(Citrus Grandis), nó xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn Độ, được
trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ vào năm 1809 và trở thành một trong những sản
phẩm quả chất lượng cao ở Châu Mỹ. Các giống quýt cũng được xác định có nguồn
gốc ở miền Nam Châu Á, gồm miền Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau
đó những người đi biển đã mang đến trồng ở Ấn Độ. Quýt (Citrus reticulata) được
trồng ở vùng Địa Trung Hải, Châu Âu và Châu Mỹ muộn hơn so với các loài quả có
múi khác, vào khoảng năm 1805 (Trần Thế Tục)[8].
Cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam Châu Á, sự lan trải của cam quýt trên
thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây.
Cam quýt được di chuyển đến Châu Phi từ Ấn Độ bởi các đoàn thuyền buồm di


7
chuyển đến Châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và thuyền buôn người Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha.
2.2.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýt
không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng trọt cam quýt trải dài từ 400 vĩ Bắc xuống
400 vĩ Nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng trọt ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cuba, Thái Lan, Malaysia
và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khăn lớn về phát
triển cam quýt do một số bệnh hại điển hình của vùng nhiệt đới, như bệnh greening
gây nên. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích cam quýt của
một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên được. Trái lại
khí hậu vùng Á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại cam quýt điển hình là
bệnh greening phát triển mạnh, chính vì thế cam quýt ở vùng nhiệt đới có xu hướng
ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, chất lượng quả cũng như sự đầu
tư các biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác.

Các vùng trồng cam quýt nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở
những vùng khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng Á nhiệt đới, hoặc vùng khí hậu ôn hòa
ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu Đại Dương. Những vùng trồng cam quýt
nổi tiếng hiện nay phải kể đến là vùng Địa Trung Hải và Châu Âu như Tây Ban
Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Ai Cập, Israel, Tunisia, Algeria; vùng
Bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Mexico; vùng Nam Mỹ như: Brazil, Venezuala, Argentina và
Uruguay; các hòn đảo Châu Mỹ như: Cuba, Jamaica, cộng hòa Dominica… Vùng
cam Châu Á chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản; ngoài ra cũng có vùng trồng cam
Bắc Phi, Úc (theo số liệu của FAO năm 2018 – Bảng 2.1).


8
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng trên thế giới
Các châu lục trên thế giới

Chỉ tiêu

Năm

Thế giới

Châu

Châu

Châu

Châu

Châu


Phi

Mỹ

Á

Âu

Đại
Dương

2010

391,8

1.742,1

1.657,7

314,0

21,3

4.127,0

2011

412,6


1.741,1

1.450,3

310,5

15,9

3.930,6

2012

434,1

1.618,2

1.466,3

281,6

21,1

3.821,6

Diện tích (nghìn

2013

457,3


1.585,5

1.356,1

293,7

21,7

3.894,5

ha)

2014

457,4

1.560,3

1.562,2

286,6

19,2

3.885,9

2015

465,6


1,556,1

1,619,5

302,4

18,4

3,962,2

2016

482,2

1,506,3

1,657,0

297,9

21,5

3,965,2

2010

181,8

195,9


128,0

211,0

188,5

168,4

2011

186,7

209,7

139,9

207,2

189,4

181,2

2012

188,7

212,0

138,1


202,6

189,7

180,2

Năng suất

2013

184,1

211,6

141,8

219,6

189,5

181,3

(tấn/ha)

2014

199,1

203,8


149,0

219,4

188,1

182,3

2015

200,4

202,7

157,4

200,5

189,0

183,7

2016

193,3

207,5

158,8


197,2

189,6

184,5

2010

7.123,5 34.132,3 21.230,5

6.626,6

403,0 69.516,0

2011

7.707,8 36.518,1 20.293,2

6.434,5

302,5 71.256,3

2012

8.193,2 34.316,8 20.260,5

5.708,8

401,9 68.881,5


Sản lượng

2013

8.420,3 33.556,3 21.788,6

6.451,6

412,5 70.629,5

(nghìn tấn)

2014

9.111,6 31,808,3 23.282,5

6.291,9

361,9 70.856,3

2015

9.334,1 31.553,1 25.492,6

6.065,8

348,4 72,794,2

2016


9,322,8 31,259,8 26,319,3

5,876,5

409,0 73,187,5

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2018[12]


9
Hiện nay cây cam được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các
vùng trồng cam trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp
ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề trồng cam cũng sớm
phát triển và ngược lại.
Năm 2010 diện tích cam quýt của toàn thế giới là 4.127.0 nghìn ha, năng suất
trung bình đạt 1168,4 tấn/ha, sản lượng đạt 69,516,0 nghìn tấn.
So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2016, châu Á có tổng diện tích lớn
nhất (1,657,0 nghìn ha) sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện
tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 21,5 nghìn ha.
- Vùng Châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Meexxico, Cuba,
Costarica, Braxin, Arhentina… tuy vùng cam quýt Châu Mỹ được hình thành muộn
hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi
của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây phát triển rất mạnh.
Về năng suất được ổn định từ năm 2010 đến năm 2016 năng suất đạt từ 195,9 đến
207,5 tấn/ha.
- Vùng lãnh thổ Châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonecia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất năm 2014
là 1,657,0 nghìn ha, chiếm 40,2% tổng diện tích toàn thế giới. So với Châu Mỹ sản
lượng Châu Á các năm từ 2010 đến 2016 sản lượng Châu Á thấp hơn Châu Mỹ.
Nguyên nhân là do tổng diện tích Châu Á lớn nhưng năng suất lại thấp hơn so với

Châu Mỹ. Tuy Châu Á có tổng diện tích trồng cam đến năm 2016 là cao nhất thế
giới (chiếm 40,2%) nhưng lại có năng suất trung bình thấp nhất


10
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng Châu Á
2014

2015

Năng
suất
(tấn/ha)

Trung Quốc

Diện
tích
(nghìn
ha)
545,90

Ấn Độ

2016

Năng
suất
(tấn/ha)


12,58

Diện
tích
(nghìn
ha)
565,60

Năng
suất
(tấn/ha)

12,83

Diện
tích
(nghìn
ha)
576,00

481,00

9,50

490,80

8,88

643,40


10,13

Pa-ki-xtan

136,15

10,19

136,00

11,05

136,80

11,00

I-ran

61,23

23,07

93,50

13,74

69,24

17,22


Thổ Nhĩ Kì

43,16

40,09

45,73

36,32

54,76

32,53

Thái Lan

22,00

19,32

22,00

20,45

22,00

20,91

Việt Nam


43,70

12,16

42,76

12,18

43,38

12,26

Nhật Bản

4,12

13,11

4,00

13,25

3,82

12,48

In-đô-nê-xi-a

51,69


35,19

51,79

31,12

45,00

31,36

Vùng lãnh
thổ

12,97

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2018[12]
Diện tích lớn nhất ở vùng này là Trung Quốc năm 2014 có 545,90 nghìn ha
năng suất đạt 12,58 tấn/ha, năm 2013 diện tích là 576,00 nghìn ha, năng suất đạt
12,97 tấn/ha. Năm 2014 đứng thứ 2 là Ấn Độ có 481,00 nghìn ha, nắng suất đạt
9,50 tấn/ha, tuy nhiên đến năm 2016 Ấn Độ lại có diện tích cao nhất là 634,40
nghìn ha năng suất đạt 12,97 tấn/ha. Về năng suất bình quân ở Thổ Nhĩ Kì đạt cao
nhất năm 2014 là 40,09 tấn/ha.
2.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam
2.3.1. Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam
Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao,
phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước.
Từ những năm hòa bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt
ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh



11
như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang)… đây là 2 vùng chuyên canh cam lớn
của Việt Nam mà nhiều người biết đến.
Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường quốc
doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cam quýt như Sông Lô, Cao
Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Sông Con… đã hình thành một số vùng trồng cam
chính ở nước ta.
Vùng Nghệ An khoảng 1.000ha, vùng tây Thanh hóa 500ha, vùng Xuân
Mai (Hòa Bình) 500ha, vùng Việt Bắc 500ha và các vùng còn lại khác 500ha [6].
Thời kỳ này có khoảng 3.000ha cam quýt và phát triển khá mạnh mẽ, sản
lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn. Trên thị trường cam quýt đã có giá phải
chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng. Năng suất bình quân những năm
đó vào khoảng 135 – 140 tạ/ha. Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ
An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha [6].
Thời kỳ từ năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có
xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ 1960 – 1965 thì nay đã
già cỗi, sâu bệnh rất nặng. Vì vậy đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng
lại. Tuy nhiên vào thời điểm đó, ở miền Nam, diện tích và sản lượng cam quýt lại
tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long,
Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp…[6].
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam
Năm

STT

Tình hình sản
xuất cam

2012


2013

2014

2015

2016

1

Diện tích (ha)

63.900

60.900

68.900

67.500

70.400

63.900

60.900

56.300

55.600


57.000

105,00

118,00

118,60

126,64

124,46

683.500

720.100

702.100

704.100

709,400

2
3
4

Diện tích cho
thu hoach (ha)
Năng suất

(tạ/ha)
Sản lượng(tấn)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2016)[11]


12
Với số liệu thống kê ở bảng 2.3 thì diện tích sản xuất cam quýt giảm nhẹ từ
năm 2012 là 63.900ha đến năm 2013 là 60.900ha. Từ năm 2013 đến năm 2014 tăng
vọt lên từ 60.800ha lên 68.900ha. Sau đó ổn định qua các năm từ 2014 đến 2016.
Diện tích cao nhất đạt 70.400ha (năm 2016). Cùng với tổng diện tích thì diệ tích cho
thu hoạch sản phẩm cũng thay đổi qua các năm, từ năm 2012 đến năm 2015 diện
tích cho thu hoạch giảm liên tục từ 63.900ha xuống 55.600ha, tuy nhiên đến năm
2016 diện tích cho thu hoạch tăng lên 57.000ha. Năng suất trung bình tăng dần qua
các năm 2012 từ 105,00 tạ/ha lên 124,46 tạ/ha năm 2016. Tổng sản lượng cam quýt
đạt cao nhất vào năm 2011 đạt 720.100 tấn, từ năm 2010 đến năm 2013 giảm xuống
còn 709.400 tấn do diện tích cho thu hoạch giảm dần theo các năm từ 60.900 (năm
2013) xuống còn 57.000 (năm 2015).
2.3.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam
- Vùng trồng cam quýt miền núi và trung du phía Bắc
Bao gồm các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn
La… Khu vự này thuộc vùng á nhiệt đới chủ yếu là vùng núi cao và có độ sâu so
với mặt nước biển là 300m cho nên khí hậu phân mùa rõ rệt. Đất đai của vùng khá
đa dạng, đất mùn đá vôi là loại đất khá điển hình ở đây rất thích hợp để phát triển
cây cam quýt, nhìn chung miền Bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai cũng như
khi hậu để phát triển nghề trông cam quýt.
- Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền trung
Gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Đây là vùng trồng
cam quýt có ưu thế về tiềm năng đất đai được nhà nước đầu tư xây dựng các nông
trường. Do đó, ở đây có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có kinh nghiệm. Tuy

nhiên khí hậu của vùng tương đối khắc nhiệt như mưa về mùa nóng, khô về mùa
đông. Nên phần nào hạn chế đến sinh trưởng và phát triển của cam quýt. Ngoài ra
sự tiến bộ khoa học kỹ thuật không ôn định và đồng đều giữa các địa phương trong
vùng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề trồng cam quýt.


13
- Vùng trồng cam quýt Đồng bằng sông Cửu Long
Bao gồm các tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long… Vùng
trồng cam quýt sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt lâu đời gắn liền với lịch
sử khai hoang vùng này. Trình độ của người dân trong vùng về trồng cam quýt khá
cao đặc biệt là chế độ chăm sóc như: Khắc phục hiện tượng ra hoa cách năm, điều
khiển quá trình ra hoa sớm hay muộn, trồng với mật độ hợp lý, tận dụng tối đa ánh
sáng, dinh dưỡng, nước, khoảng không gian tạo ra sự cân bằng khá hoàn chỉnh giữa
cây với môi trường sinh thái vùng đồng bằng.
Đây là vùng sản xuất cam quýt có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước.
Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long tập trung giống khá phong phú như cam
giấy, cam sành, cam mật, bưởi đường, bười Năm Roi..
Vùng cam quýt đồng bằng Sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ nhờ khí hậu,
đất đai phù hợp, với thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên vùng cam quýt này còn
một số khó khăn là nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao, thời tiết nóngquanh
năm, lũ lụt và sâu bệnh phá hoại nhiều làm giảm năng suất và chất lượng quả.
2.3.3. Các khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta
- Vườn cam quýt kinh doanh thường rất nhỏ, không tập trung, ở miền núi
phía Bắc Việt Nam có một số vườn rộng vài chục ha, đại bộ phận các vườn ở đồng
bằng sông Mekong rất nhỏ, thường rất ít vườn có diện tích từ 1 ha trở lên, gây nhiều
khó khăn trong việc cơ giới hóa, thu hái vận chuyển.
- Trồng cam quýt gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh, lũ
lụt ở vùng đồng bằng, xói mòn rửa trôi ở vùng đất dốc. Việt Nam thuộc vùng trồng
cam quýt nhiệt đới, có thời tiết nóng, mưa nhiều. Nhiều loại bệnh hại cam quýt điển

hình của vùng nhiệt đới phá mạnh như: Bệnh greening đã phá hủy hàng ngàn ha
cam quýt ở miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại Tuyên
Quang, Hà Giang, Yên Bái, nông trường cam Bố Hạ trong nhiều năm trước đây
phải hủy bỏ cam để trồng các loại cây trồng khác do bệnh greening. Theo đánh giá
của đại học Cần Thơ, trong tổng số hơn 10.000 vườn cam quýt ở đồng bằng sông
Cửu Long có hơn 3.000 vườn đã nhiễm bệnh greening (Trần Thế Tục, 1980)[7].


14
Trong những năm gần đây bệnh greening càng phát triển mạnh do nhập nội không
chính thức nhiều giống cam quýt từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan và một
số nước khác.
- Thị trường cam quýt trong nước và xuất khẩu không ổn định, nhất là sau sự
sụp đổ của các nước Đông Âu, thị trường xuất khẩu cam quýt của Việt Nam bị thay
đổi theo hướng bất lợi. Do sự nhập khẩu bất hợp pháp cam quýt từ Trung Quốc với
giá rẻ đã làm cam quýt nội địa giảm đi nhiều. Những yếu tố trên ảnh hưởng không ít
đến nghề trồng cam quýt ở nước ta.
- Chưa có kế hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển vùng trồng cam quýt một
cách thống nhất, đồng bộ, đôi khi các vùng cam quýt được hình thành tự phát trong
sản xuất.
2.4. Ứng dụng của phân bón lá đối với cây có múi và kỹ thuật trồng chăm sóc
Phân bón lá được cây trồng hấp thu qua bề mặt lá thông qua hệ thống khí
khổng. Phân bón lá được ví như một loại phân cung cấp vitamin hay thuốc bổ nhằm
hỗ trợ cho cây trồng vào những thời điểm đặc biệt như ra lá, ra hoa, ra trái, tăng sức
đề kháng khi cây gặp thời tiết bất lợi hay cây mau phục hồi khi bị sâu bệnh tấn
công…, phân bón lá là phân ở dạng hòa tan trong nước như vitamin, humat,
vilượng,.. hay các thành phần khoáng đa lượng trung lượng khác. Người ta kết hợp
sử dụng phân bón lá với một số chất kích thích để điều khiển quá trình sản xuất của
cây trồng.
Phân bón lá được cây trồng hấp thu qua bề mặt lá thông qua hệ thống khí

khổng. Phân bón lá được ví như một loại phân cung cấp vitamin hay thuốc bổ nhằm
hỗ trợ cho cây trồng vào những thời điểm đặc biệt như ra lá, ra hoa, ra trái, tăng sức
đề kháng khi cây gặp thời tiết bất lợi hay cây mau phục hồi khi bị sâu bệnh tấn
công…, phân bón lá là phân ở dạng hòa tan trong nước như vitamin, humat,
vilượng,.. hay các thành phần khoáng đa lượng trung lượng khác. Người ta kết hợp
sử dụng phân bón lá với một số chất kích thích để điều khiển quá trình sản xuất của
cây trồng.
Lợi ích của phân bón lá đối với cây trồng được thể hiện qua các cách sử dụng sau


15
+ Sử dụng phân bón lá trong giai đoạn trồng cây con:
Khi cây con vừa hình thành bộ rễ, cây chưa đủ sức đi tìm thức ăn trong đất
thì bón phân bón lá sẽ giúp rễ cây mau hoàn thiện và lá nhanh phát triển hơn.Tuy
nhiên nếu lạm dụng phân bón lá trong giai đoạn này thì rễ cây lại chậm phát triển,
mặc dù lá cây luôn xanh mượt nhưng rễ không ra nhiều.
Nên dùng phân bón lá kèm với thuốc kích thích sinh trưởng trong giai đoạn
cây con sẽ giúp cây nhanh hoàn thiện thân và tán lá.
Ví dụ: dùng thuốc kích thích như Atonik, NAA, N3M, GA3 hay Root kèm
với phân bón lá đạm cao như 30.10.10, 16.16.8 hay 20.20.20 trong giai đoạn cây
còn nhỏ.
+ Dùng phân bón lá giúp cây mau chuyển sang giai đoạn sinh sản ra hoa ra trái:
Nếu cây trồng ra nhiều thân lá mà để tự nhiên tùy vào khí hậu thì cây rất lâu
để chuyển sang giai đoạn ra hoa, lúc này người trồng trọt cần sử dụng kết hợp phân
bón lá với thuốc kích thích ra hoa để cây ra hoa đồng loạt.
Seaweed Rong biển.
Ví dụ: khi thấy cây trồng sinh trưởng đủ thời gian tích lũy sinh khối thì
bón phân bón lá có hàm lượng kali hay phốtpho cao như 10.60.10, 10.30.10,
6.30.30…kết hợp với phân bón lá chứa vi lượng như Rong biển, Humat, amino
acid, …giúp cây nhanh chuyển sang giai đoạn ra hoa.

Khi cây bắt đầu ra trái thì dùng phân bón lá vi lượng để dưỡng trái chống rụng
trái non, lúc này không dùng phân bón lá có hàm lượng đạm cao sẽ làm rụng quả.
+ Dùng phân bón lá khi cây gặp điều kiện bất lợi:
Khi thời tiết chuyển mùa là lúc cây trồng thường bị sâu bệnh tấn công hoặc
mưa kéo dài gây úng rễ thối lá, nên dùng phân bón lá có hàm lượng kali cao như
KN03 và các vitamin như B1, amino acid giúp tăng đề kháng cho cây, nên chủ động
phun phân bón lá vào đầu mùa mưa.
Nếu cây bị ngập úng kéo dài làm bộ rễ cây bị hư thì phải dùng phân bón lá
chống ngẹt rễ như các loại phân bón lá có hàm lượng phốt pho, humat để giúp cây
giải độc và nhanh phục hồi bộ rễ.


16
+ Sử dụng phân bón lá đúng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Thời điểm
dùng phân bón lá tốt nhất là vào sáng sớm ( từ 7-8h sáng) hay chiều mát ( khoảng 45h chiều), không phun phân khi nắng gắt sẽ làm cháy hết lá cây. Nên chia thời gian
phun phân bón lá làm thành nhiều đợt để cây hấp thu từ từ, không được nóng vội
dùng phân bón lá với liều cao vừa gây hại cho cây vừa lãng phí.
+ Tùy vào tính chất đất trồng mà chọn phân bón lá bổ sung phù hợp
Nếu trồng cây nơi đất xấu cằn cỗi thì chọn phân bón lá bổ sung thêm dinh
dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng, quan trọng nhất là các hợp chất hữu cơ
như humat, acid amin…đồng thời cung cấp thêm hệ vi sinh vật để cải tạo đất xấu.
Nếu đất trồng có bị chua thì sử dụng phân bón lá có hàm lượng phốt pho và humic
cao để khử phèn giải độc cho bộ rễ.
Đất pha cát hay bị nước rửa trôi và mất dinh dưỡng, nên ưu tiên bón phân bón
lá có hàm lượng hữu cơ và vi lượng để giúp cây cân bằng dinh dưỡng.
Tuy nhiên phân bón lá chủ yếu sử dụng bổ sung trong những giai đoạn cần
thiết của cây chứ không thể thay thế được phân bón trong đất trồng, người trồng
cây cần khéo léo kết hợp giữa phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón lá đem lại hiệu
quả tốt nhất.
2.4.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam

2.4.1.1. Kỹ thuật trồng
* Chuẩn bị đất trồng
Trước khi trồng một tháng đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ, thiết kế
vườn trồng, đào hố, bón phân lót và lấp hố. Đối với với những đồi rừng chuyển
sang trồng cây ăn quả nói chung đều phát quang, thậm chí còn phải đánh bỏ toàn bộ
rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế được dễ dàng.
Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc gieo hạt là 300 – 500 cây/ha.
Khoảng cách cây và hàng có thể là 4 x 4m.
Các loại cây ghép trên gốc ghép nhân vô tính (chiết, ghép cành) có thể trồng
với mật độ dày hơn: 800 – 1200 cây/ha, với khoảng cách là 4 x 2m, 3 x 3m, 3 x 4m.


17
Kích thước hố đào: chiều dài x chiều rộng x chiều sâu = 40 x 40 x 40 hoặc
60 x 60 x 60. Khi đào lớp đất đào lên được trộn đều với 30kg phân chuồng hoai
mục, trộn với 0,2 – 0,5kg phân lân văn điển, với 0,1 – 0,2kg sunfat kali rồi lấp hố
trước khi trồng 15 – 20 ngày.
* Trồng cây
Thời vụ trồng cam ở các tỉnh phía Bắc thường tiến hành 2 vụ: Vụ xuân vào
tháng 2 – 3, vụ thu vào tháng 9 – 10. Ở các tỉnh phía Nam trồng vào đầu và cuối
mùa mưa.
Cách trồng: Đào một hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa
bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3cm. Không được lấp quá sâu.
2.4.1.2. Kỹ thuật chăm sóc
Chăm sóc cây ở thời kỳ chưa cho quả (1 – 3 năm).
- Làm cỏ, bón phân, tưới nước
+ Vườn cây luôn phải sạch cỏ, đặc biệt là xung quanh gốc trong phạm vi bán
kính 40 hoặc 50cm. Dùng cỏ khô, rơm rạ tủ xung quanh gốc để vùng rễ cây thường
xuyên ẩm và hạn chế được cỏ dại. Giữa các hàng cây có thể trồng xen các cây họ
đậu như lạc, đậu tương, rau xanh để cho thêm sản phẩm khi cam chưa cho quả,

đồng thời cũng là biện pháp phòng trừ cỏ dại hiệu quả. Trên đất dốc có thể trồng
các cây nông nghiệp ngắn ngày, có thể để thảm cỏ giữ ẩm cho đồi và chống xói
mòn nhưng phải phát quang thường xuyên để cỏ dại không cạnh tranh dinh dưỡng
với cam.
+ Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất để bổ sung nước kịp thời cho cây, đặc
biệt trong mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Giai đoạn này phải kết hợp tủ
gốc với tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho đất luôn ở mức 36 – 65% độ ẩm bão hòa.
+ Kết hợp với làm cỏ, bón phân tưới nước để nâng cao hiệu quả của bón
phân. Trong giai đoạn chưa có quả từ 1 – 3 tuổi chia lượng phân bón trong năm ra
làm nhiều lần trong một năm. Năm thứ nhất nên bón 1 tháng 1 lần, năm thứ 2 và
năm thứ 3 bón 1 lần trong năm. Riêng phân hữu cơ, lân và vôi bón vào lần cuối
cùng trong năm.


×