Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG văn ôn THI vào 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.6 KB, 7 trang )

Định hướng ôn thi môn Ngữ Văn vào lớp 10
(Học sinh ôn theo Thể loại, Giai đoạn văn học, Chủ đề, Đề tài)
A- Văn học: Nội dung ôn tập gồm các văn bản (theo giai đoạn văn học)
1. Văn học hiện đại ( từ 1945 – 1975 -> đến nay)
Ôn tập theo đề tài:
* Đề tài 1 : Hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
( ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lính ).
+ Đồng chí – Chính Hữu ( 1948 )
+ Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật (1969 ) trích “Vầng trăng – Quầng
lửa”.
* Đề tài 2 : Hình ảnh người lao động xây dựng đất nước ( Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp
của người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước ).
+ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận ( 1958 ) trích “Trời mỗi ngày lại sáng”.
+ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải ( 1980 )
* Đề tài 3: Tình cảm gia đình : Tình bà cháu – tình mẹ con – tình cha con – tình
nghĩa thủy chung – tình yêu quê hương đất nước.
Gồm các tác phẩm sau :
+ Nói với con – Y Phương ( sau 1975 )
+ Con Cò – Chế Lan Viên ( 1962 ).
+ Bếp lửa – Bằng Việt
(1963 )
* Đề tài 4 : Tình cảm cao đẹp –Tư tưởng nhân văn và cảm hứng đa dạng trước cuộc
sống mới.
+ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải ( 1980 )
+ Sang Thu
– Hữu Thỉnh ( 1975 )
+ Viếng Lăng Bác – Viễn Phương ( 1976 )
2. Văn bản nghị luận ( Học kỳ II ) gồm các văn bản sau :
- Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi
- Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan


- Chó sói và cừu trong thơ La- phông –ten của – Hi –pô – Lip -ten
( Đối với các văn bản nghị luận này giáo viên cần cho học sinh xác định hệ
thống luận điểm và tìm lý lẽ dẫn chứng và sáng tỏ luận điểm )
B. Phương pháp ôn tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành ôn tập như sau :
1. Nắm tiểu sử tác giả : Năm sinh – năm mất, quê quán, danh hiệu, cuộc đời sự
nghiệp – phong cách của tác giả và giải thưởng, nhận xét chung về tác giả.
1


2. Tác phẩm : hoàn cảnh sáng tác, thể loại, nhận xét chung về tác phẩm.
4. Đối với thể loại thơ trữ tình : Cần xác định các yếu tố nghệ thuật nhịp thơ,
biện pháp tu từ. Phân tích làm nổi bật cảm xúc và sự sáng tạo của tác giảvà
chủ đề tư tưởng của tác phẩm .
5.Đối với thể loại truyện :cần nắm cốt truyện , tình huống truyện và đặc điểm ,
tính cách của nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện.
6. Đối với những đề tài lớn của giai đoạn văn học : Giáo viên cần cho HS xác
định những nét nổi bật nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
* Đặc biệt đối với hai chủ đề lớn của văn hiện đại giáo viên cần triển khai các
khía cạnh của chủ đề : YÊU NƯỚC VÀ NHÂN ĐẠO và đề tài văn học sau CM tháng
Tám/ 1945.
6. Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ( có câu chủ đề ) theo các đề tài sau , phát biểu
cảm nghĩ về bài thơ , nêu cảm nhận về tác phẩm hoặc phân tích cái hay trong đoạn thơ .

PHẦN TIẾNG VIỆT
Học sinh ôn tập theo cụm bài
I. Nội dung chương trình:
GV cần ôn tập phần biện pháp tu từ để kết hợp phân tích thơ trữ tình:
1. Các biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, phóng đại, nói giảm,
nói tránh, chơi chữ, điệp ngữ.

* HKII
2. Các phép liên kết câu : Phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, phép đồng
nghĩa, phép trái nghĩa ( nắm cách thực hiện phép liên kết ).
3.Thành phần câu: Phần chính, phần phụ và phần biệt lập.
4. Từ vựng : Từ - Từ loại – Cụm từ - Câu - Các kiểu câu và các cách biến đổi câu
5. Nghĩa tường minh – Nghĩa hàm ý.
II. Phương pháp ôn tập :
Đối với phân môn Tiếng việt cần tiến hành ôn tập như sau :
1.Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển; biện pháp tu từ kết hợp phân tích thơ trữ
tình: ( lấy ngữ liệu từ các văn bản đã nêu trên).
4. Nắm vững và nhận biết, nhận diện thành phần câu, phân tích cấu tạo của câu. Nghĩa
tường minh – Nghĩa hàm ý.
5. Phần luyện tập có các dạng như :
* Bài tập nhận biết và bài tập thông hiểu
* Bài tập sửa sai ( phát hiện lỗi sai – vì sao sai và sửa lại đúng )
* Bài tập điền khuyết, bài tập phân tích
* Đối với cụm bài biện pháp tu từ, giáo viên cần cho HS tiến hành như sau :
2


+ Gọi tên biện pháp tu từ, xác định hình ảnh và phân tích giá trị biện pháp tu từ
trong văn cảnh để làm nổi bật chủ đề tư tưởng hoặc cảm xúc của tác giả..
* Bài tập : Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có sử dụng : nghĩa chuyển, nghĩa
hàm ẩn, biện pháp tu từ, và sử dụng các phép liên kết câu.

PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Nội dung ôn tập
-Tiến hành ôn tập các phương thức biểu đạt nghị luận:
Đặc biệt trong chương trình HKII chú trọng tâm phần văn nghị luận. Các dạng
văn NL nư sau : NLSVHT, NLĐLTT, NL về thơ.

- Chú ý : Ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm trong tác phẩm tự sự để phân
tích truyện và phân tích nhân vật.
II. Phương pháp ôn tập :
GV cần ôn tập cho HS nắm đặc điểm chung của văn NL và nói rõ vai trò của các
yếu tố : lý lẽ, dẫn chứng trong quá trình làm văn nghị luận.
- Các phép lập luận chủ yếu : LLGT, LLCM, phép phân tích tổng hợp, diễn dịch,
quy nạp, so sánh, nhân quả…
- Hình thành cho học sinh các khuôn bài nghị luận ( các dạng nghị luận ) thật
ngắn gọn rõ ràng để HS nắm bắt phương pháp làm bài phù hợp với các dạng nghị luận
hoặc hình thành dưới dạng một công thức thể hiện đặc điểm riêng của mỗi dạng bài : ví
dụ nghị luận sự việc hiện tượng :
Biểu hiện – Nguyên nhân – Tác hại – Biện pháp – Kiến nghị
- Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận tác phẩm văn học : xác định yếu tố nghệ
thuật, biện pháp tu từ, những nét sáng tạo của tác giả và dùng dẫn chứng kết hợp với lý
lẽ để phân tích và thẩm bình.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách diễn đạt : dùng từ ngữ, xây dựng đoạn
để bộc lộ cảm xúc của bản thân trước cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học.
- Tăng cường luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các phép liên kết ( giáo viên có
thể xây dựng những đoạn văn ngắn trên phiếu học tập giúp học sinh tìm từ ngữ để liên
kết các câu các ý, các đoạn văn trong toàn văn bản ).
* Chú ý : Nhắc nhở HS khi làm bài cần có bố cục ba phần cân đối, tránh tẩy xóa,
xây dựng đoạn văn cần có câu chủ đề.
- HS cằn nắm bố cục của các dạng văn nghị sluận như sau:
CÁC DÀN Ý VĂN NGHỊ LUẬN SVHT- ĐLTT- NLVH

3


1. NGHỊ LUẬN SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG
I. MỞ BÀI:

- Giới thiệu khái quát về sự việc, hiện tượng cần bàn bạc, nghị luận.
- Nêu lại vấn đề cần nghị luận.
II. THÂN BÀI:
1/ Biểu hiện:
- Nêu và phân tích các sự việc, hiện tượng hoặc các biểu hiện cụ thể của sự việc
trong thực tế đời sống hằng ngày.
2/ Nguyên nhân:
- Nêu nguyên nhân dẫn đến những sự việc, hiện tượng.
3/ Tác hại:
- Trình bày mặt đúng, sai, lợi, hại của sự việc và hiện tượng.
+ Đúng chỗ nào thì tích cực thực hiện, rèn luyện.
+ Sai chỗ nào (xấu, có hại điểm nào) thì bác bỏ mặt sai, đưa ra hướng khắc phục.
- Bày tỏ thái độ khen chê, thật hợp lí, xác đáng.
- Tác hại của vấn đề đó đối với con người, xã hội, đất nước.
4/ Kiến nghị - Biện pháp:
- Đề ra cách giải quyết, biện pháp phòng chống hoặc phát huy.
III. KẾT BÀI: -Khẳng định vấn đề và nêu suy nghĩ của bản thân.
2. DÀN Ý NGHỊ LUẬN ĐẠO LÝ TƯ TƯỞNG
I. Mở bài:
- Dẫn dắt đề: Giới thiệu hình ảnh xuất xứ vấn đề.
- Nêu lại vấn đề đạo lý tư tưởng.
II. Thân bài:
1) Giải thích ND đề è nội dung ý nghĩa
+ Nghị luận tục ngữ: nội dung à NB à nội dung ý nghĩa
+ Câu nói danh nhân, câu thơ, đoạn thơ
+ Nghĩa từ ngữ trọng tâm à Giải thích ý è Nội dung…?
+ Câu chuyện à ND ý nghĩa è Chủ đề tư tưởng.
2) Bình (phê bình) nhận xét, đánh giá nội dung vấn đề nghị luận
+ Vấn đề hoàn toàn đúng à vì sao đúng à khẳng định giá trị, ý nghĩa vấn đề.
+ Vấn đề nghị luận sai hoàn toàn à vì sao sai à bác bỏ à Nêu mặt đúng.

+ Vấn đề nghị luận có đúng, có sai è chỉ ra mặt đúng, bác bỏ mặt sai è Dung
hòa.
3) Luận: Mở rộng vấn đề.
4


- Nhận định đánh giá vấn đề và nêu ý nghĩa tác dụng vấn đề trong mọi hoàn cảnh,
mọi tình huống.
- Phê phán những nhận thức, quan niệm sai trái.
- Để nhận thức và hành động đúng.
III/ Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Đề xuất hành động, tỏ ý khuyên bảo hoặc rút ra bài học bản thân.
3. DÀN Ý PHÂN TÍCH THƠ
(Thơ trữ tình)
* Phương pháp:
Kết hợp nội dung nghệ thuật để phân tích và phân tích theo bố cục
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác (hoặc xuất xứ của đoạn trích).
- Bước đầu nêu giá trị của tác phẩm (có thể nêu ý kiến chính hoặc chủ đề). Có thể
dẫn lại bài thơ hoặc đoạn thơ.
B. Thân bài:
- Phân tích và đánh giá tác phẩm.
- I. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM (hoặc đoạn trích)
(Phân tích theo cách kết hợp nội dung và nghệ thuật. Lần lượt trình bày
từng khía cạnh cảm xúc chung thông qua phân tích, bình phẩm cụ thể các chi tiết
yếu tố nghệ thuật thể hiện cảm xúc của bài thơ hoặc đoạn thơ)
- Các ý được sắp xếp như sau:
- * LĐ1: Nêu khái quát ý thứ nhất hoặc khổ thơ 1 (từ câu … đến …)
- + LC1

- + LC2 Khai thác yếu tổ nghệ thuật và dúng lý lẽ kết hợp với dẫn
chứng để phân tích làm nổi bật cảm xúc của khổ thơ.
- * LĐ2: Nêu khái quát ý thứ hai hoặc khổ thơ 2 (từ câu … đến …)
- + LC1
- + LC2 Khai thác yếu tổ nghệ thuật và dúng lý lẽ kết hợp với dẫn
chứng để phân tích làm nổi bật cảm xúc của khổ thơ.
- II. ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM (hoặc đoạn trích):
- 1. Khẳng định lại giá trị hoặc thành công của tác phẩm thơ hoặc đoạn trích thơ
về nội dung và nghệ thuật.
- 2. Cảm xúc của bản thân về nội dung ý nghĩa bài thơ
C. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ, cảm tưởng sâu sắc nhất về bài thơ (hoặc đoạn thơ trích) và rút ra
ý nghĩa giáo dục của tác phẩm (hoặc đoạn trích) đối với bản thân.

4 .DÀN Ý PHÂN TÍCH TRUYỆN
5


A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác (hoặc xuất xứ của đoạn trích).
- Bước đầu nêu giá trị của tác phẩm (có thể nêu ý kiến chính hoặc chủ đề)
B. Thân bài:
Phân tích và đánh giá tác phẩm (hoặc đoạn trích)
I. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM (hoặc đoạn trích)
(Có thể phân tích theo cách kết hợp nội dung và nghệ thuật hoặc tách nội dung và
nghệ thuật. Dàn ý này theo cách thứ hai là cách phổ biến nhất thường có ở học sinh) .
1. Nêu chủ đề và phân tích ý nghĩa chủ đề (nhận xét khái quát lúc đầu).
2. Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
a. Phân tích các khía cạnh (ý) của giá trị nội dung (giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo)

* Khía cạnh 1 (ý):
Nêu khái quát khía cạnh thứ nhất về nội dung: Giá trị hiện thực:
- Nêu ý.
- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng để
phân tích khía cạnh (ý).
- Sơ kết đánh giá.
* Khía cạnh 2:
- Nêu ý.
- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng để
phân tích khía cạnh (ý).
- Sơ kết đánh giá.
b. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện: Nêu khái quát giá trị nhân đạo và dùng
lý lẽ kết hợp với dẫn chứng phân tích từng khía cạnh một
- Nêu ý 1.
- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng để
phân tích khía cạnh (ý).
- Sơ kết đánh giá.
- Nêu ý 2:
- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng để
phân tích khía cạnh (ý).
- Sơ kết đánh giá.
3. Phân tích giá trị nghệ thuật (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ truyện của
nhân vật)
- Cách làm các ý như trên.
II. ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM (hoặc đoạn trích):
1. Khẳng định lại giá trị hoặc thành công của tác phẩm truyện hoặc đoạn trích về
nội dung và nghệ thuật.
2. Nêu tác dụng của tác phẩm lúc ra đời cho đến nay.
- Đối với cuộc sống.
- Đối với sự phát triển văn học.

3. Hoặc chỉ ra những hạn chế về nội dung, nghệ thuật (nếu có)
C. Kết bài:
1. Nêu cảm nghĩ, cảm tưởng sâu sắc nhất về tác phẩm (hoặc đoạn trích)
2. Rút ra ý nghĩa giáo dục của tác phẩm (hoặc đoạn trích) đối với bản thân.
6


5 . DÀN Ý KHÁI QUÁT PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
A. Mở bài:
- Xuất xứ của nhân vật (Tên nhân vật Ở tác phẩm nào? Ai viết? Viêt lúc nào?)
- Nêu các đặc điểm của nhân vật cần phân tích.
B. Thân bài:
I. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT (PHẦN CHỦ
YẾU)
1. Đặc điểm 1:Nêu khái quát đặc điểm thứ nhất của nhân vật
- Phân tích các khía cạnh:
+ Khía cạnh 1 (dẫn chứng + lí lẽ)
+ Khía cạnh 2 (dẫn chứng + lí lẽ)
+ Khía cạnh 3 (dẫn chứng + lí lẽ)
- Tiểu kết
(chuyển đoạn)
2. Đặc điểm 2 Nêu khái quát đặc điểm thứ nhất của nhân vật
- Phân tích các khía cạnh:
+ Khía cạnh 1 (dẫn chứng + lí lẽ)
+ Khía cạnh 2 (dẫn chứng)
- Tiểu kết
(chuyển đoạn)
3. Đặc điểm 3 (như đặc điểm2)
- Phân tích các khía cạnh:
+ Khía cạnh 1 (dẫn chứng + lí lẽ)

+ Khía cạnh 2 (dẫn chứng )
II. ĐÁNH GIÁ NHÂN VẬT (HOẶC PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG, SUY NGHĨ
CỦA BẢN THÂN VỀ NHÂN VẬT)
- Ở thời điểm trong tác phẩm (lúc bấy giờ)
- Ở thời điểm hiện nay (bây giờ)
( Nhân vật tiêu biểu tầng lớp hoặc giai cấp nào trong XH, ca ngợi hay phê phán..)
C. Kết bài
- Nhận định khái quát về nhân vật (tóm tắt các đặc điểm của nhân vật)
- Nêu tác dụng, ảnh hưởng của nhân vật và rút ra bài học chung cho mọi người cũng
như bài học riêng cho bản thân.

Người sưu tầm: Tô Di

Chúc các bạn học tốt!

7



×