Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TỔNG hợp một số đề đọc HIỂU (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.81 KB, 9 trang )

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU LỚP 12
ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
Câu 1 : Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 : Nêu nội dung cơ bản của văn bản
Câu 3 : Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ
ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.
Câu 4 : Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của
phép tu từ đó.
Câu 5: Anh/ chị hãy viết 1 đoa ̣n văn ngắ n trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp
của những người lính trong thời đại xưa và nay.


ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1 : Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
Câu 2 : Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại
hình, tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh)
Câu 3: Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên
cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra
sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính
Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
Câu 4: Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về


đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác
dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính
Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng.
Câu 5 : Học sinh có thể tham khảo gợi ý sau để viết bài:
- Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến:
+ Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, có bóng dáng của các
tráng sĩ thời xưa: Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất
nước, tình yêu cuộc sống.
+ Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh
gian khổ của người lính được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương nhưng không
bi luỵ
– Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn:
+ Không chỉ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn,
trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh.
+ Chất lãng mạn và chất anh hùng không tách rời mà hoà nhập vào nhau tạo nên một
vẻ đẹp vừa lí tưởng vừa hiện thực của hình tượng thơ.
- Về vẻ đẹp của người lính trong thời đại ngày nay : dũng cảm ,ngày đêm chiến đấu
quên mình để bảo vệ biển đảo quê hương ( dẫn chứng ), đó là những phẩm chất cao
đẹp đã trở thành truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ. Người lính vẫn mang trong
mình lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng, lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần sẵn
sàng xả thân vì tổ quốc…


ĐỀ 2
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.
“…Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”.
( Viê ̣t Bắ c – Tố Hữu )
Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?
Câu 2: Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ” trong đoạn thơ?
Câu 3: Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra như thế nào?
Câu 4: Phép điệp cấu trúc “ Nhớ sao ” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?


ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1: Đoạn thơ trong đề bài thuộc phần lời thơ của người cán bộ cách mạng về
xuôi trả lời người Việt Bắc. Toàn bộ đoạn thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của
người cán bộ cách mạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc trong
những năm kháng chiến vừa qua.
Câu 2: Chia, sẻ, cùng: những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt
Bắc và cách mạng.
Câu 3: Hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng / địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”.
Đó là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng,
không ngại vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng
nuôi quân.
- Nắng cháy lưng: gợi thời tiết khắc nghiệt, qua đó nói lên sự vất vả, lam lũ của
người mẹ
- Địu con lên rẫy: lời thơ giản dị, cũng là hình ảnh hiện thực của người mẹ dân tộc.
- Từ đó tình cảm sắc son cao đẹp của người dân tộc đối với cách mạng càng hiện
lên rõ nét.

Câu 4: Phép điệp: Nhớ sao… có tác dụng thể hiện nỗi nhớ da diết, nhớ sâu đậm và
chân thành. Nỗi nhớ như trải dài vô tận cùng thời gian năm tháng.


ĐỀ 3
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
(Trích Đấ t nước – Nguyễn Khoa Điề m)
Câu 1: Nêu ý chính của đoạn thơ.
Câu 2: Nêu ý nghĩa nghệ thuật chiết tự (tách Đất Nước ) ở 2 câu đầu đoạn thơ đem
lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Câu 3: Chất liệu dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ ?
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1: Đấ t nước là không gian sinh tồ n, hò hen,
̣ đoàn kế t, cô ̣i nguồ n dân tô ̣c.
Câu 2: Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp
lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi
trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước.

Câu 3: Chấ t liê ̣u văn hóa dân gian đó là lời những bài dân ca – ca dao Biǹ h Tri Thiên
̣
( con chim…., con cá ), bài ca dao : Chiế c khăn, truyề n thuyế t Con rồ ng cháu tiên.


ĐỀ 4
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Nêu ý chính của đoạn thơ.
Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đối lập, nhân hoá, ẩn dụ trong
đoạn thơ.
Câu 3. Đoạn thơ thể hiện quan niệm gì về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh ?


ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1. Ý chính của đoạn thơ:
- Từ việc khám phá các trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các cung bậc
của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới mới về tình yêu.
- Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng của tình yêu
thường trực trong trái tim tuổi trẻ.
Câu 2. Hiệu quả nghệ thuật của:
- Biện pháp tu từ đối lập: dữ dội hoà quyện với dịu êm, ồn ào đan xen với lặng lẽ;

ngày xưa-ngày nay.
- Biện pháp tu từ nhân hoá: Sông không hiểu nổi mình-Sóng tìm ra tận bể
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: sóng chính là em:
-Tình yêu tha thiết, chân thành không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, đơn
điệu, một chiều mà nó phải là sự hoà hợp, sự đan xen của nhiều yếu tố, thậm chí là
những yếu tố đối cực nhau: vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất, vừa xung đột, vừa hài
hoà.
-Tình yêu của con người, luôn khao khát vươn tới sự lớn lao đích thực.
- Khẳng định một điều có tính quy luật về sự tồn tại bất diệt của khát vọng tình yêu
trong trái tim người con gái.
Câu 3. Đoạn thơ thể hiện quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh :
- Yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao…
- Tình yêu mãi là khát vọng muôn đời của con người, nhất là đối với tuổi trẻ.


ĐỀ 5
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
(Đò Lèn – Nguyễn Duy)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2: Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình
ảnh cô đồng và người bà.
Câu 3: Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà thể hiện qua những hồi ức nào?
Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó?


ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1: Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm, tự sự,
miêu tả.
Câu 2:
– Từ “lảo đảo”: khắc họa sống động hình ảnh cô đồng lúc hành lễ trong cái nhìn
thích thú của cháu.
– Từ “thập thững”: khắc họa chân thực hình ảnh người bà bươn chải kiếm sống trong
nỗi xót xa của cháu khi nhớ lại.
Câu 3:
– Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua hai thế giới khác nhau: cháu
thì mải mê với những trò vui (câu cá, bắt chim, ăn trộm nhãn, xem lễ, …), bà thì vất
vả kiếm sống ngày đêm (mò cua, xúc tép, gánh chè xanh).
– Qua những hồi ức về tuổi thơ vô tư, người cháu đã bày tỏ nỗi ân hận, day dứt của
mình: chưa biết yêu thương, chia sẻ với bà.



×