Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 hóa học THPT lương thế vinh hà nội lần 3 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.41 KB, 16 trang )

TRƯỜNG THCS VÀ THPT
LƯƠNG THẾ VINH - HÀ NỘI
(Đề thi có 04 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2018 - 2019
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi: 485
Họ, tên thí sinh...............................................................
Số báo danh: ..................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Na = 23; Al = 27;
Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Cl = 35,5; Cr = 52; Ba = 137; K = 39.
Câu 1: (NB) Phản ứng nào sau đây mô tả sự xâm thực của nước mưa vào núi đá vôi tạo thành hang
động?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
t
t
C. CaCO3 
D. CaCO3. MgCO3 
 CaO + CO2
 CaO.MgO + 2CO2
Câu 2: (TH) Có các polime sau đây: PVA, PP, PE, PS, PPP, PVC, nilon-7, PMM, cao su buna, tơ visco,
tơ lapsan. Có bao nhiêu polime trong số trên có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. 5.
B. 8.
C. 6
D.7.
Câu 3: (NB) Dung dịch nào sau đây dẫn điện tốt nhất? Biết chúng đều có cùng nồng độ mol là 0,1M.
A. KOH.
B. BaCl2.


C. H2S.
D. HF
Câu 4: (NB) Trong số các chất sau: glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozơ, fructozo, amilozo. Có bao
nhiêu chất bị thủy phân trong môi trường axit?
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 5: (TH) Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung
dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là?
A. x = y - 2z.
B. 2x = y + z.
C. 2x = y + 2z.
D. y = 2z
Câu 6: (TH) Chọn câu sai:
A. Tetrapeptit Gly-Ala-Glu-Val tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1:4.
B. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và môi trường bazo.
C. Các dung dịch của glyxin, alanin, anilin đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Metylamin tan trong nước tạo thành dung dịch có môi trường bazo.
Câu 7: (TH) Cho các phản ứng:
1) M + HCl → A +B
2) B + NaOH → D+E
3) E + O2 + H2O → G
4) G+ NaOH → Na[M(OH)4]
M là kim loại nào sau đây?
A. Zn
B. Al
C. Cr
D. Fe
Câu 8: (NB) Kim loại cứng nhất và kim loại có khối lượng riêng bé nhất lần lượt là?

A. Cr và Li.
B. Hg và W.
C. Al và Cs.
D. Ag và Cs.
Câu 9: (VD) Cho V lít CO đi qua 84,2 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu
được 78,6 gam chất rắn và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 18. Giá trị của V là
A. 15,68 lít.
B. 11,20 lít.
C. 16,80 lít.
D. 14,56 lít.
Câu 10: (NB) Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, khả năng gây ung thư phổi cao. Chất độc hại gây ra
bệnh ung thư có nhiều trong thuốc lá là
A. moocphin.
B. heroin.
C. cafein.
D. nicotin.
Câu 11: (TH) Cho axit cacboxylic X tác dụng với amin Y thu được muối Z có công thức phân tử là
C3H9O2N. Hãy cho biết có bao nhiêu cặp X, Y thỏa mãn?
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
0

0


Câu 12: (TH) Este nào sau đây tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1:2 ?
A. Isoamyl axetat. B. Phenyl axetat.
C. tristearin.

D. Etyl isobutirat.
Câu 13 : (NB) Nhóm khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra mưa axit?
A. HCl và Cl2.
B. SO2 và NO2.
C. CFC và CO2.
D. H2S và NH3.
Câu 14: (TH) Trong số các hiđrocacbon sau: etan, vinyl axetilen, propilen, propin, benzen, stiren, toluen.
Có bao nhiêu hidrocacbon có thể làm nhạt màu dung dịch nước brom?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 15: (TH) Có các chất sau đây: Al, Cr, Al2O3, Cr2O3, ZnO, Al4C3, CrO3. Có mấy chất tan được trong
cả dung dịch HCl loãng và dung dịch NaOH loãng?
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 16: (TH) Chọn câu sai
A. Khi đun amilopectin với dung dịch H2SO4 loãng mạch polime bị phá vỡ.
B. Một số polime có thể tham gia phản ứng cộng như một olefin.
C. Khi đun PMM với dung dịch NaOH mạch polime bị phá vỡ.
D. Từ CH4 cần ít nhất 3 phản ứng để điều chế PVC.
Câu 17: (NB) Cấu hình electron không đúng là
A. Cr2+: [Ar]3d4
B. Fe (Z = 26): [Ar] 3d64s2.
C. Cr (Z = 24): [Ar] 3d44s2
D. Cr3+: [Ar] 3d3.
Câu 18: (NB) Hợp chất MgSO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ có tên gọi là phèn chua khi M là đúng là
A. Na.

B. NH4+
C. K.
D. Li.
Câu 19: (TH) Amin X có công thức C4H11N. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và NaNO2
thu được ancol Y. Oxi hóa Y bởi CuO tạo thành chất hữu cơ Z, Z có tham gia phản ứng tráng gương. Có
bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 20: (TH) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch CuSO4 dư
(3) Dẫn khí có dư qua bột CuO nung nóng
(4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư
(5) Nung hỗn hợp Cu(OH)2 và (NH4)2CO3 trong bình kín
(6) Đốt FeS2 trong không khí Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 21: (VD)Cho lên men 2 mỏ nước rỉ đường glucozo, sau đó chưng cất thu được 120 lít cồn 90°. Biết
khối lượng riêng của ancol etylic là 0,789 gam/ml và hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80%, khối lượng
glucozo có trong 2 m nước rỉ đường nói trên có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 185,2 kg.
B. 133,4 kg.
C. 166,7 kg
D. 208,4 kg
Câu 22: (TH) Có các nhận xét sau :
(1) Tinh bột và xenlulozo là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

(2) Từ hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozo (hoặc fructozo) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(5) Nồng độ glucozo trong máu người bình thường khoảng 5%.
(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3


Câu 23: (VD) Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm lượng dư dung dịch
NaOH vào sau đó tiếp tục sục khí Clo tới dư, cuối cùng thêm dung dịch BaCl2 dư, thu được 50,6 gam kết
tủa. Thành phần % theo khối lượng của AlCl3 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,7%
B. 47,7%
C. 48,7%
D. 45,7%
Câu 24: (VD) Tiến hành điện phân có màng ngăn, hai điện cực trơ 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,02M
và NaCl 0,2M. Sau khi ở anot thoát ra 0,448 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Giả sử thể tích dung dịch
không đổi, pH của dung dịch sau điện phân có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12,78.
B. 2,98.
C. 3,54.
D. 10,36.
Câu 25: (VD) Hỗn hợp X gồm các đồng phân ankin của C5H8. Cho 3,36 lít hỗn hợp X ở đktc đi qua dung
dịch AgNO3/NH3 dư thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 17,5 gam.
B. 8,75 gam.

C. 18,76 gam.
D. 26,25 gam.
Câu 26: (VD) Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với
250 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tính m?
A. 25,765 gam.
B. 50,15 gam.
C. 46,65 gam.
D. 46,785 gam. om
Câu 27: (VDC) Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào H2O dư, chỉ thu được dung
dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O.
Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl x M vào Y, được kết quả biểu diễn theo hình vẽ sau. Giá trị của x gần với
giá trị nào sau đây?

A. 1,6.
B. 2,2.
C. 2,4.
D. 1,8
Câu 28: (TH) Chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X (C6H8O2) có các tính chất sau:
(1) Tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na.
(2) Không tham gia phản ứng tráng gương.
Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là
A. 8.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Câu 29: (VDC) Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu
được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được
2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng được với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được
39,4 gam kết tủa. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,21.

B. 0,11
C. 0,06.
D. 0,16
Câu 30 : (TH) Thực hiện các thí nghiệm sau:
Cho miếng Na vào nước thu được khí X
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được khí Y
Nhiệt phân KNO3 thu được khí Z
Trộn X, Y, Z (X, Y, Z là các khí khác nhau) với tỉ lệ mol 3 :1:1 vào bình kín, sau đó nâng nhiệt độ cho
phản ứng xảy ra hoàn toàn, ngưng tụ hỗn hợp khí sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa một chất
tan duy nhất. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dung dịch T có thể hòa tan hết hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu.
B. Chất tan trong T có trong dịch vị dạ dày người.


C. Cho dung dịch phenyl amin vào dung dịch T rồi lắc đều thấy dung dịch phân lớp.
D. Cho từ từ dung dịch T vào dung dịch Na2CO3, một lúc sau mới có khí bay ra.
Câu 31:(TH) Cho các nhận xét sau:
(1) Phân kali được sản xuất chủ yếu là K2SO4 và KCl.
(2) Trong công nghiệp, H3PO4 được điều chế chủ yếu bằng cách cho quặng apatit hoặc photphorit tác
dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc.
(3) Nguyên liệu sản xuất HNO3 trong công nghiệp là Na, không khí và H2O.
(4) HPO3 tác dụng dễ dàng với H2O dư tạo ra H3PO4.
(5) Hầu hết các muối axit tạo thành từ H3PO4 đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh.
(6) Có thể nhận biết H3PO4 trong dung dịch bằng dung dịch AgNO3.
Số nhận xét không đúng là
A. 1
B. 4
C. 34
D. 2
Câu 32: (VD) Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H14O4, trong phân tử chỉ chứa một

loại nhóm chức. Đun 43,5 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 40,5 gam muối và chất hữu cơ Y.
Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 51,6%.
B. 26,7%.
C. 34,8%.
D. 42,1%.
Câu 33: (VDC) Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và M X < MY) tác
dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai
axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol
O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là
A. 10%
B. 40%
C. 80%.
D. 75%.
Câu 34 : (NB) Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở điều kiện thường.
B. CaCO3 là thành phần chính của đá vôi.
C. Các kim loại kiềm đều có cùng cấu trúc mạng tinh thể.
D. Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
Câu 35 : (NB) Nhận xét nào sau đây sai?
A. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
B. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Các tính chất vật lí chung của kim loại là do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây
ra.
D. Tính dẫn điện của một số kim loại giảm dần theo trình tự: Ag> Au > Cu > Al.
Câu 36: (TH) Cho các nhận định sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(2) Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ.
(3) Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo.
(4) Thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm đều thu được glixerol.

(5) Chất béo lỏng có thành phần chủ yếu là các axit béo không no.
(6) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Số nhận định đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 37: (VD) Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung
dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn
toàn 8,06 gam X trong dung dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị
của m là


A. 4,87.
B. 8,34.
C. 7,63.
D. 9,74
Câu 38:(VDC) Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các a-amino axit đều có công thức dạng
H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, thu được N2; 1,5 mol
CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu
được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit
trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 27,75.
B. 10 và 33,75.
C. 9 và 33,75.
D. 10 và 27,75.
Câu 39: (VD) Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa
đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với
axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng

X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.
B. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.
C. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.
D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.
Câu 40 : (VDC) Hòa tan hết 18,36 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe(OH)2 vào 95,2 gam dung dịch HNO3
45% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni). Cho Y phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 1M
và KOH 2M, thu được kết tủa E và dung dịch Z. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu
được hỗn hợp 18,4 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp chất rắn
khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 45,48 gam hỗn hợp chất rắn khan. Nồng độ phần
trăm của Fe(NO3)3 trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 13,90%
B. 14,60%.
C. 15,40%.
D. 13,60%.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


ĐÁP ÁN
1-A

2-D

3-B

4-D

5-B


6-A

7-C

8-A

9-A

10-D

11-B

12-B

13-B

14-A

15-B

16-C

17-C

18-C

19-A

20-D


21-D

22-D

23-D

24-A

25-D

26-B

27-C

28-A

29-B

30-C

31-C

32-C

33-C

34-A

35-D


36-C

37-A

38-C

39-B

40-D

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Phản ứng mô tả sự xâm thực của nước mưa vào núi đá vôi tạo thành hang động:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Câu 2: D
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về sự phân loại polime.
Hướng dẫn giải: - Polime điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
+ PVA (Polivinyl axetat) được trùng hợp từ CH3COOCH=CH2
+ PP (Polipropylen) được trùng hợp từ CH2=CH-CH3
+ PE (Polietilen) được trùng hợp từ CH2=CH2
+ PS (Polistiren) được trùng hợp từ C6H5CH=CH2
+ PVC (Polivinyl clorua) được trùng hợp từ CH2=CH-C1
+PMM (Polimetyl metacrylat) được trùng hợp từ CH2=C(CH3)-COOCH3
+ Cao su buna được trùng hợp từ CH2=CH-CH=CH2
- Polime điều chế bằng phản ứng trùng ngưng: PPP (Poliphenol fomandehit), nilon-7, tơ visco, tơ lapsan
Vậy có tất cả 7 polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 3: B
Phương pháp:
Những dung dịch có cùng nồng độ mol thì dung dịch nào có tổng nồng độ các ion lớn nhất thì dẫn điện
tốt nhất.
Hướng dẫn giải:
A. KOH là chất điện li mạnh nên phân li hoàn toàn => Tổng nồng độ ion là 0,2M
B. BaCl2 là chất điện li mạnh nên phân li hoàn toàn => Tổng nồng độ ion là 0,3M
C. H2S là chất điện li yếu nên phân li không hoàn toàn => Tổng nồng độ ion nhỏ hơn 0,3M
D. HF là chất điện li yếu nên phân li không hoàn toàn => Tổng nồng độ ion nhỏ hơn 0,2M
Trong các dung dịch trên thì dung dịch BaCl2 là dung dịch dẫn điện tốt nhất.
Câu 4: D


Phương pháp:
Ghi nhớ sự thủy phân cacbohidrat trong các môi trường:
*MT axit:
+ Bị thủy phân: đisaccarit, polisaccarit
+ Không bị thủy phân: monosaccarit
*MT bazo: Tất cả các cacbohidrat đều không bị thủy phân trong MT bazo
Hướng dẫn giải:
Có 4 chất bị thủy phân trong MT axit là: saccarozo, tinh bột, xenlulozo, amilozo
Câu 5: B
Phương pháp:
Xác định được các ion trong dung dịch sau phản ứng. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn
nguyên tố để tìm mối liên hệ giữa x, y, z.
Hướng dẫn giải:
Dung dịch sau phản ứng chứa ion Fe2+ và Cl-.
+ BTNT "Fe": nFe2+ = nFe + nFeC13 = x +y (mol)
+ BTNT "Cl": nCl- = 3nFeCl3 + nHCl = 3y +z (mol)
Áp dụng bảo toàn điện tích: 2nFe2+ = nCl- => 2(x + y)= 3y + z=> 2x =y + z

Câu 6: a
A sai, vì Gly-Ala-Glu-Val tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1:5 (Chú ý Glu có chứa 2 nhóm -COOH)
B, C, D đúng
Câu 7: C
M là Cr. Các PTHH:
1) Cr + 2HCl → H2↑ (A) + CrCl2 (B)
2) CrCl2 + 2NaOH → NaCl (D) + Cr(OH)2  (E)
3) 4Cr(OH)2 (E) + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (G)
4) Cr(OH)3 (G) + NaOH → Na[Cr(OH)4]
Câu 8: A
Phương pháp: Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
Hướng dẫn giải:
- Kim loại cứng nhất: Cr
- Kim loại nhẹ nhất: Li
Câu 9: A
Phản ứng khử oxit kim loại bằng CO có thể viết là:
CO + [O] → CO2
m chất rắn giảm = mO pư = 84,2 - 78,6= 5,6 gam => nO pư = nCO pư = nCO2 = 5,6: 16 =0,35 mol
Đặt nCO du =x mol
dx/H2 = 18 => Mx = 36
28 x  0,35.44
Ta có: Mx = mx : nx= = 36 => x = 0,35
x  0,35
Vậy nCObđ = nCO pu + nCO dư = 0,35 + 0,35 = 0,7 mol
=> V = 0,7.22,4 = 15,68 lít
Câu 10: D
Thuốc lá chứa nhiều nicotin rất có hại cho sức khỏe vì gây ung thư phổi cho những người hít phải khói
thuốc lá.
Câu 11: B
Phương pháp:

Viết các đồng phân của muối Z từ đó suy ra các cặp X, Y thỏa mãn.
Hướng dẫn giải:


C3H9O2N có các đồng phân:
HCOONH3CH2-CH3 được tạo thành từ cặp chất HCOOH và C2H5NH2

Hướng dẫn giải:
Các chất có khả năng làm nhạt màu dung dịch Br2 là: vinyl axetilen, propilen, propin, stiren
Vậy có tất cả 4 chất thỏa mãn
Câu 15: B
Các chất tan được trong cả dung dịch HCl loãng và NaOH loãng là:
Al, Al2O3, ZnO, Al4C3 (phản ứng với H2O trong dung dịch), CrO3 (phản ứng với NaOH H2O)
Vậy có tất cả 5 chất thỏa mãn
Chú ý:
+ Cr không phản ứng với dung dịch NaOH
+ Cr2O3 chỉ tan được trong dung dịch NaOH đặc
Câu 16: C
A đúng vì amilopectin bị thủy phân tạo thành các phân tử đường nhỏ hơn
B đúng những polime có chứa liên kết đôi C=C trong phân tử có khả năng cộng như olefin
C sai, PMM (polimetyl metacrylat) khi phản ứng với NaOH đun nóng chỉ có nhóm các phản ứng, mạch
polime vẫn được giữ nguyên
D đúng PTHH:
1500 C
2CH 4 
 C2H2 + 3H2
lamlanhnhanh
0

2


Hg
 CH2=CH-Cl
C2H2 + HC1 
t , xt , p
 (-CH2-CHCI-)n (PVC)
CH2=CH-C1 
Câu 17: C
C sai vì Cr (Z = 24) có cấu hình e là: [Ar] 3d54s1
Câu 18: C
Phèn chua có công thức hóa học là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Câu 19: A
Phương pháp:
X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và NaNO2 thu được ancol Y => X là amin bậc 1
Oxi hóa Y bởi CuO tạo thành chất hữu cơ Z, Z có tham gia phản ứng tráng gương => Y là ancol bậc 1
Từ đó xác định được các CTCT thỏa mãn của X.
0


Hướng dẫn giải:
X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và NaNO2 thu được ancol Y=> X là amin bậc 1
Oxi hóa Y bởi CuO tạo thành chất hữu cơ Z, Z có tham gia phản ứng tráng gương => Y là ancol bậc 1
Vậy các công thức cấu tạo thỏa mãn của X là: CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 và CH3-CH(CH3)-CH2-NH:
Câu 20: D
Phương pháp:
Viết PTHH của các phản ứng từ đó xác định được thí nghiệm sinh ra kim loại sau phản ứng.
Hướng dẫn giải:
(1) Mg + Fe2(SO4)3 dư → MgSO4 + 2FeSO4
=> Không thu được kim loại
(2) Cl2 + H2O → HCl + HClO

=>Không thu được kim loại 2
t
(3) CO + CuO 
 Cu + H2O
=> Thu được kim loại Cu
(4) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + CuSO4 → Cu(OH)2 + BaSO4
=> Không thu được kim loại
(5) (NH4)2CO3 → 2NH3 + H2O + CO2
0

t
Cu(OH)2 
 CuO + H20
0

t
3CuO + 2NH3 
 3Cu + N2 + 3H3O
=> Thu được kim loại Cu
(6) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
=> Không thu được kim loại
Vậy có 2 thí nghiệm thu được kim loại
Câu 21: D
Cách 1:
mC2H5OH nguyên chất = Vdd C2H5OH. ĐR /100 = 120.90/100 = 108 lít
=> mC2H5OH = D. V = 0,789.108 = 85,212 kg
=> nC2H5OH = 85,212/46 (kmol)
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
=> nGlucozo = 1/2.nC2H5OH = 85,212/92 (kmol)

=> mGlucozo = 180.785,212/92)= 166,72 kg
Do hiệu suất cả quá trình là 80% nên khối lượng glucozo thực tế trong 2m3 nước rỉ đường là:
mGlucozo (TT) = 166,72.(100/80) = 208,399 kg gần nhất với 208,4 kg
Cách 2:
Bấm nhanh: mGlucozo = 120.(90/100),0,789:46:2.180.(100/80) = 208,4 kg
Câu 22: D
(1) Tinh bột và xenlulozo là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
=> Sai, chúng đều có công thức phân tử dạng (C6H10O5)n nhưng giá trị n của xenlulozo lớn hơn rất nhiều
so với tinh bột nên chúng không phải là đồng phân của nhau.
(2) Từ hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit.
=> Sai vì trong các đồng phân amino axit của C3HNO3 (H2N-CH(CH3)-COOH và H2N-CH2-CH2-COOH)
thì chỉ có H2N-CH(CH3)-COOH là a-amino axit nên tạo được tối đa 1 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozo (hoặc fructozo) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
=> Đúng (4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
=> Đúng, thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo đều thu được glucozo
0


(5) Nồng độ glucozo trong máu người bình thường khoảng 5%.
=> Sai, nồng độ glucozo trong máu người bình thường khoảng 0,1%
(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
=> Đúng, vì các protein đều có từ 2 liên kết peptit trở lên, do đó chúng đều có phản ứng màu biure
Vậy có tất cả 3 phát biểu đúng
Câu 23: D
 AlCl3 NaOH du  NaAlO2 Cl2 du  NaAlO
 BaCl2 du
58, 4  g  






 BaCrO4
Na
CrO
CrCl
NaCrO

2
4
3

2

50,6 g 
nBaCrO4 = 50,6 : 253 = 0,2 mol
BTNT "Cr": nCrC13 = nBaC1O4 = 0,2 mol
=> %mCrC13 = 0,2.158,5/58,4 = 54,28%
=>%mAlCl3 = 100% - 54,28% = 45,72% gần nhất với 45,7%
Câu 24: A
nH+ = nHCl = 0,01 mol; nCl- = nHCl + nNaCl = 0,11 mol
nKhí anot =0,448 : 22,4 = 0,02 mol
Anot: Cl- → 0,5C12 + le
0,04 ← 0,02 → 0,04
Catot:
H+ + le → 0,5H2
0,01→ 0,01
H2O + le → 0,5H2 + OH0,03 → 0,03
Do thể tích của dung dịch sau điện phân không đổi nên ta có: V dd sau điện phân = 0,5 lít
=> [OH-] = nOH-: V dd = 0,03 : 0,5 = 0,06M => pOH = -log[OH-] = 1,22

=> pH = 14 - pOH = 12,778 gần nhất với giá trị 12,78
Câu 25: D
nx=3,36 : 22,4 = 0,15 mol
Các đồng phân ankin của C5H8 là:
(1) CH  C-CH2-CH2-CH3
(2) CH  C-CH(CH3)-CH3
(3) CH3-C  C-CH2-CH3
Các ankin có liên kết ba đầu mạch có phản ứng với AgNO3 tạo kết tủa.
Như vậy, để thu được kết tủa lớn nhất thì hỗn hợp X chứa các đồng phân (1) và (2). Khi đó ta có PTHH:
C5H8 + AgNO3 + NH3 → C5H7Ag↓ + NH4NO3
0,15 →
0,15
=> m kết tủa = 0,15.175 = 26,25 gam
Câu 26: B
Phương pháp:
2H2N-R-COONa + 2H2SO4 → (HOOC-R-NH3)2SO4 + Na2SO4
Chất rắn chứa (HOOC-R-NH3)2SO4 và Na2SO4
BTKL: m chất rắn = mH2N-R-COOH + mH2SO4 = ?
Hướng dẫn giải:
nH2SO4 = 0,25 mol
2H2N-R-COONa + 2H2SO4 → (HOOC-R-NH4)2SO4 + Na2SO4
Chất rắn chứa (HOOC-R-NH3)2SO4 và Na2SO4
BTKL: m chất rắn = mH2N-R-COOH + mH2SO4 = 25,65 + 0,25.98 = 50,15 gam


Câu 27: C
Hướng dẫn giải:
Quy đổi hỗn hợp X thành: Al, Ca, C; quy đổi khí thành C, H
nCO2 = 0,9 mol => nC = 0,9 mol
nH2O= 1,15 mol => nH = 2,3 mol


nOH- = 2nCa(OH)2 = 0,8 mol
Dung dịch X gồm: AlO2- (0,5 mol), OH- dư (0,3 mol)
Dựa vào đồ thị ta thấy tại 2 điểm nHCl =0,56x và nHCl = 0,68x:
nHCl = nOH- du +nAlO2- max + 3n kết tủa bị hòa tan
0,56x = 0,3 + 0,5 + 3(0,5-3a) (1)
0,68x = 0,3 + 0,5+3(0,5-2a) (2)
Giải (1) và (2)=> x = 2,5; y=0,1
Vậy x = 2,5 gần nhất với giá trị 2,4
Câu 28: A
Phương pháp:
X Tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na nên X là este
X không tham gia phản ứng tráng gương nên X không có dạng HCOOR
Từ đó xác định những CTCT thỏa mãn.
Hướng dẫn giải:
X Tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na nên X là este
X không tham gia phản ứng tráng gương nên X không có dạng HCOOR
Độ bất bão hòa: k=(2C +2 - H)/2 = (2.5+2 - 8)/2 = 2
Vậy X là este đơn chức và có chứa 1 liên kết đôi C=C
Các công thức cấu tạo của X thỏa mãn là:
1) CH3COOCH2=CH-CH3
2) CH3COOCH2-CH=CH2
3) CH3COOC(CH3)=CH2
4) CH3-CH2-COOCH=CH2
5) CH2=CH-COOCH2-CH3
6) CH2=CH-CH2-COOCH3
7) CH3-CH=CH-COOCH3
8) CH2=C(CH3)-COOCH3
Vậy có 8 CTCT thỏa mãn
Câu 29: B

Ta có: nCO2 = 0,12 mol, nHCl= 0,15 mol
Nếu X có OH dư thì X gồm K+, OH-, CO32-.
Khi cho từ từ X vào H+ thì:
Ta có: nH+ = nOH- dư + 2.nCO2 = nOH- dư + 2. 0,12 > 0,24 mol, trái với giả thiết là chỉ dùng 0,15 mol H+
Vậy X không chứa OH- dư.
Trong 100 ml dung dịch X chứa CO32-: a mol; HCO3-: b mol và K+
-Khi cho dung dịch X tác dụng với Ba(OH)2 dư thì:
HCO3 + OH → CO32-+ H2O
Ba2+ + CO32- → BaCO3


Ta có: nBaCO3 = 39,4 : 197= 0,2 mol
Vậy khi đó theo bảo toàn C ta có: nBaCO3 = nHCO3-+ nCO3(2-)
→ 0,2 = a + b (1)
-Khi cho X từ từ vào dung dịch HCl:
HCO3- + H+ → CO2+ H2O
CO32- + 2H+ + CO2+ H2O
Đặt u, v lần lượt là số mol CO2 và HCO3 phản ứng với t/y = a/b
Ta có: nHCl= 2u + v=0,15 mol; nCO2 = u + v = 0,12 mol
Giải hệ trên ta có: u= 0,03 và y=0,09
Vậy a/b = u/v = 1/3 → 3a- b = 0 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có: a = 0,05 và b = 0,15
Do đó trong 200 ml dung dịch X chứa 0,1 mol CO32- và 0,3 mol HCO3Áp dụng bảo toàn điện tích ta có: 2.nCO3(2-)+ 1.nHCO3- = nK+
→ 2.0,1 +0,3 = nK+ → nK+ = 0,5 mol
Bảo toàn nguyên tố K ta có: x + 2y = 0,5 (3)
Bảo toàn nguyên tố C ta có: y+ 0,2 = 0,1+0,3 (4)
Giải hệ (3) và (4) ta có: x = 0,1 và y = 0,2
Vậy x = 0,1 gần nhất với giá trị 0,11
Câu 30: C
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (X)

dpdd
2NaCl + 2H2O 
 2NaOH + Cl2 (Y) + H2
co mang ngan

2KNO3 → 2KNO2 + O2 (Z)
Giả sử số mol của H2, Cl2, O2 lần lượt là 3 mol, 1 mol, 1 mol
- Khi tăng nhiệt độ bình kín chứa các khí:
H2 + Cl2 → 2HCl
1
1
2
2H2 + O2 → 2H2O
2
1
2
Như vậy các khí phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành hỗn hợp: HCl, H2O → Ngưng tụ sẽ tạo thành dung
dịch HCl
Xét các phương án:
- A đúng, vì hỗn hợp có thể tan hết theo PTHH:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H20
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
- B đúng, trong dịch vị dạ dày người có chứa HCl
- C sai, C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl => C6H5NH3Cl tan được trong nước tạo dung dịch đồng nhất
- D đúng, vì thứ tự phản ứng xảy ra là:
H + CO32- → HCO3H + HCO3- + H2O + CO2
Câu 31: c
(1) Phân kali được sản xuất chủ yếu là K2SO4 và KCl.
=>Đúng và
(2) Trong công nghiệp, H3PO4 được điều chế chủ yếu bằng cách cho quặng apatit hoặc photphorit tác

dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc.
=> Đúng
(3) Nguyên liệu sản xuất HNO3 trong công nghiệp là N2, không khí và H2O.


=> Sai, trong công nghiệp HNO3 được điều chế từ NH3
(4) HPO3 tác dụng dễ dàng với H2O dư tạo ra H3PO4.
=> Sai, không có chất H2O
(5) Hầu hết các muối axit tạo thành từ H3PO4 đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh.
> Sai, Một số muối axit tạo thành từ H3PO4 là chất kết tủa như BaHPO4
(6) Có thể nhận biết H3PO4 trong dung dịch bằng dung dịch AgNO3.
=> Đúng, vì tạo kết tủa vàng Ag3PO4
Vậy có 3 phát biểu sai
Câu 32: C
Độ bất bão hòa: k=(2C + 2 - H)/2 = (2.8+ 2 - 14)/2 = 2
- Khi đun nóng với NaOH thu được muối và chất hữu cơ Y nên xlà este
- Phân tử X có chứa 4 nguyên tử O, chỉ chứa 1 loại nhóm chức và k= 2 nên suy ra Xlà este no, hai chức,
mạch hở
nx = 43,5 : 174 = 0,25 mol
=> nNaOH = 2nx = 0,5 mol
BTKL: mx + mNaOH = m muối + mY => mY = 43,5 + 0,5 40 - 40,5 = 23 gam
TH1: Nếu este được tạo bởi axit hai chức và ancol đơn chức (đều no, mạch hở)
=> n ancol = 2 nX= 0,5 mol => M ancol = 23: 0,5 = 46 => Y là C2H5OH
TH2: Nếu este được tạo bởi axit đơn chức và ancol hai chức (đều no, mạch hở)
n ancol = nX = 0,25 mol => M ancol = 23 : 0,25 = 92
Đặt CTPT của ancol là CnH2n+2O2
M ancol= 92 => 14n + 34 = 92 => n= 4,1 (loại)
Vậy Y là C2H5OH có %mo= 16/46.100% = 34,78% gần nhất với 34,8%
Câu 33: C
Phương pháp:

Bảo toàn khối lượng, Bảo toàn nguyên tố
Dựa vào sản phẩm phản ứng thủy phân => Biện luận công thức cấu tạo cơ bản của các chất trong A
=>Qui 2 chất trong A về dạng chung CXHYOZ
Dựa vào sản phẩm phản ứng cháy => số mol các nguyên tố trong A
=> Biện luận CTCT các chất trong A=> % các chất trong A
Hướng dẫn giải:
A+ NaOH → 1 ancol + 2 muối axit hữu cơ đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng
Mặt khác nAncol = nNaOH = 0,2 mol
=> A gồm 2 este đơn chức của cùng 1 ancol đơn chức và 2 axit hữu cơ đơn chức kế tiếp trong dãy đồng
đẳng
Gọi công thức trung bình của 2 este là CXHYO2
- Khi đốt cháy A: Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O
=> mCO2 = 20,56 + 32.1,26 – 18.0,84 = 45,76g => nco2 = 1,04 mol
Bảo toàn nguyên tố: nO(A) + 2nO2 = 2nCO2+ nH2O
=> nO(A) = 2.1,04 +0,84 – 2.1,26 = 0,4 mol = 2nA => nA = 0,2 mol
– nC = nCO2 = 1,04 mol => Số C trung bình = 1,04 : 0,2 = 5,2
=>2 este là C3H4O2 (a mol) và C6Hy+2O2 (b mol) (hơn kém nhau 1 nhóm CH2 – đồng đẳng kế tiếp)
=> nC = 5a + 6b = 1,04 mol ; nA = a + b =0,2
=> a = 0,16 ; b = 0,04 mol
=> %nX = 0,16: 0,2 = 80%
Câu 34: A


A sai, vì có một số kim loại kiềm thổ không phản ứng với H2O ở điều kiện thường như Be, Mg.
B đúng
C đúng, các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng lập phương tâm khối
D đúng, vì các kim loại kiềm rất dễ phản ứng với các chất có trong không khí như H2O, O2,... nên ta phải
ngâm chúng trong dầu hỏa để bảo quản
Câu 35: D
A, B, C đúng

D sai, vì tính dẫn điện Ag > Cu > Au > Al
Câu 36: C
(1) (2) (3) (4) (6) đúng
(5) sai, chất béo lỏng có thành phần chủ yếu là các chất béo không no (không phải axit béo không no)
Câu 37: A
Phương pháp:
4,03 gam X + O2 → CO2 + H2O
Đưa sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong nCO2 = nCaCO3
mdd giảm = mkết tủa - mH2O- mCO2 + nH2O
→ X có nC= nCO2 và nH = 2nH2O → CTPT của X
Bảo toàn khối lượng tìm mmuối
Hướng dẫn giải:
4,03 gam X + O2 → CO2 + H2O
Đưa sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong nCO2 = nCaCO3 = 0,255 mol
mdd giảm = mkết tủa - mH2O – mcO2 = 25,5 - mH20 - 0,255.44 = 9,87 → nH2O = 0,245 mol
X có nC = nCO2 =0,255 mol và nH = 2nH2O = 2.0,245 =0,49 mol
4, 03  0, 255.12  0, 49.1
→ nO =
 0, 03mol
16
0, 255

C
 51

0, 005
nO

Vì X là triglixerit nên X có 6 0 trong CTPT  nX 
 0, 005  

6
 H  0, 49  98

0, 005
→X: C51H98O6
Xét 8,06 g X+ NaOH→ muối + glixerol thì
8, 06
nX =
 01 → nNaOH = 3nX=0,03 mol và nglixerol = nX= 0,01 mol
12.51  98.1  16.6
Bảo toàn khối lượng có muối = mx + mNaOH = mglixerol = 8,06 + 0,03.40 – 0,01 92 =8,34 g
Câu 38: C
Phương pháp:
- Bảo toàn nguyên tố
- Bảo toàn khối lượng
Hướng dẫn giải:
Bảo toàn nguyên tố Oxi : nO(x) = 2nCO2 + nH20 – 2nO2 = 0,55 mol =(Số liên kết peptit + 2).nx
=> Số liên kết peptit = 9
nN2 = 0,5 nN(X) = 5nX = 0,25 mol
Bảo toàn khối lượng : mX = mN2 + mCO2 + mH2O - nO2 = 36,4g
=> Với 0,025 mol X có khối lượng 18,2g
=> nNaOH = 10nX = 0,25 mol => nNaOH du
=> nH2O = nx = 0,025 mol


Bảo toàn khối lượng : m = mx + mNaOH bđ – mH2O= 33,75g
Câu 39: B
nNaOH = 0,02.2= 0,04 (mol); nancol = nanken = 0,015 (mol)
→ Hỗn hợp X ban đầu gồm 1 este no, đơn chức, mạch hở và một axit no, đơn chức, mạch hở
Đặt CTPT este: CnH2nO2: 0,015 (mol) (Suy ra từ mol ancol)

CTPT axit: CmH2mO2: 0,04 - 0,015=0,025 (mol) (Suy ra từ mol NaOH)
BTNT "C": nCO2 = 0,015n+ 0,025m
BTNT "H": nH20 = 0,015n + 0,025m
mbình tăng =mCO2+ mH2O (0,015n+ 0,025m).44 + (0,015n+ 0,025m).18=7,75
→ 3n+ 5m = 25
Do n  3 và m  1 và m, n nguyên dương nên ta có n = 5 và m = 2 là nghiệm duy nhất
Vậy X gồm CH3COOC3H7: 0,015 (mol) và CH3COOH: 0,025 (mol)
A sai, tổng phân tử khối của X bằng 162.
B đúng, %mCH3COOC3H7 = 50,5% và %mCH3COOH= 49,50%
C sai, khối lượng của CH3COOC3H7 = 0,015.102 = 1,53 (g)
D sai, chất X ứng với CTPT CH3COOC3H7 chỉ có 2 CTCT thỏa mãn là CH3COOCH2CH2CH3 và
CH3COOCH(CH3)2
Câu 40: D
Phương pháp:
Bảo toàn nguyên tố, Bảo toàn khối lượng, Bảo toàn điện tích
Hướng dẫn giải:
Tóm tắt bài toán:

*Xét chất rắn khan T:
Nếu NaOH, KOH phản ứng hết thì chất rắn khan T thu được gồm NaNO3 (0,2 mol); KNO3 (0,4 mol) và
có thể có muối nitrat của KL.
Nung T thu được: NaNO2 (0,2 mol); KNO2 (0,4 mol) và oxit KL.
Ta thấy: mNaNO2 + mKNO2 = 0,2.69 + 0,4.85 = 47,8 gam > 45,48 gam (loại)
=> NaOH, KOH du
Hỗn hợp chứa 0,2 mol NaOH và 0,4 mol KOH có thể coi là 0,6 mol MOH (với M=(23 + 2.39)/2 = 101/3)
Giả sử chất rắn khan sau khi nung T gồm: MNO2 (a mol) và MOH dư (b mol)
+ nNOH = nMNO2 + nNOH dư => a+ b = 0,6 (1)
239
152
a

b =45, 48 (2)
+ m chất rắn =
3
3
Giải hệ được a= 0,52 và b = 0,08
BTNT "N": nNO3(dd Y) = nMNO2 = 0,52 mol
*Xét kết tủa E:
Do NaOH, KOH dư nên ion KL bị kết tủa hết.
Giả sử hỗn hợp đầu chứa Cu (c mol) và Fe(OH)2 (d mol).
BTNT Cu và Fe suy ra chất rắn thu được sau khi nung E chứa CuO (c mol) và Fe2O3 (0,5đ mol)


Giải hệ: 64c + 90d = 18,36 và 80c + 160.0,5d = 18,4 được c= 0,09 và d= 0,14
*Xét dung dịch Y:
TH1: Phản ứng tạo thành Fe3+ không tạo Fe2+ => Dung dịch có thể chứa H+dư

Cu 2 : 0, 09
 3
 Fe : 0,14
DDY  
 H : du
 NO  : 0,52
 3
BTĐT=> nH+ = 0,52 - 0,09.2 - 0,14.3 = -0,08 (loại)
TH2: Phản ứng tạo Fe* và Fe2+ =>Dung dịch không chứa Ho (vì Fe", H, NO không tồn tại trong cùng 1
dd)

Cu 2 : 0, 09
 3
 Fe : x

DDY  2
 Fe : y
 NO  : 0,52
 3
Giải hệ: x+y= 0,14 (BTNT: Fe) và 3x + 2y = 0,52 - 0,09.2 (BTĐT) được x = 0,06 và y= 0,08
*Tính khối lượng dung dịch Y:
BTNT "H" => nH2O = nFe(OH)2 + 0,5nHNO3 = 0,14 + 0,5.0,68 = 0,48 mol
BTKL: m hh đầu + mHNO3 = m ion trong Y+ mSPK + mH2O
=> 18,36 +0,68.63 = 0,09.64 +0,14.56 + 0,52.62 + mspk + 0,48.18
=> mSPK = 6,72 (g)
BTKL: m hh đầu + m dd HNO3 = m dd y + mSPK
=> 18,36 + 95,2 = m dd Y + 6,72 => m dd Y= 106,84 gam
Vậy C%Fe(NO3)3 = 0,06.242/106,84 = 13,59% gần nhất với 13,6%



×