Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CƠ sở lý LUẬN về GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG BIỂN CHO học SINH ở TRƯỜNG THCS dựa vào CỘNG ĐỒNG hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.66 KB, 37 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG


- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
- Các nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển
Công ước quốc tế hay vấn đề bảo vệ môi trường biển là
những vấn đề không mới. Thực tế đã có rất nhiều bài viết, công
trình nghiên cứu, khóa luận, luận văn đề cập đến vấn đề này như:
- Cuốn sách “Bảo vệ môi trường biển Việt Nam- Vấn đề và
giải pháp” của tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, năm 2004. Trong cuốn
sách này, TS. Nguyễn Hồng Thao đã phân tích khá đầy đủ, toàn
diện về vấn đề bảo vệ môi trường biển Việt Nam cũng như đưa ra
giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường biển. Cuốn sách cũng
dành một phần riêng để phân tích về vấn đề Việt Nam và các công
ước quốc tế về môi trường biển.[42]
- Bài viết "Ô nhiễm môi trường biển và vấn đề thực thi các
điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam", của Đỗ
Văn Sen trên Tạp chí Nhà nước vàpháp luật, Viện Nhà nước và Pháp
luật năm 2008. Bài viết này nêu nội dung cơ bản của một số Điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập và cả các Công ước
quốc tế mà Việt Nam chưagia nhập về bảo vệ môi trường biển liên
quan đến tàu biển với mục đích tìm hiểu thực trạng pháp luật Việt
Nam hiện hành và xác định chính sách ký kết và gia nhập các điều


ước quốc tế về lình vực trên trong thời gian tới.[38]
- Luận văn tốt nghiệp của Cao Võ Thanh Sang, năm
2008"Pháp luật bảo vệ môi trường biển" [37], đề tài nghiên cứu
xoay quanh các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế về bảo


vệ môi trường biển, vấn đề ô nhiễm môi trường biển và các nguyên
nhân dẫn đến sự ô nhiễm. Trên cơ sở luật định, xác định vai trò của
pháp luật bảo vệ môi trường biển và ảnh hưởng của nó trong đời
sống thực tế, tìm hiểu và phân tích các văn bản pháp lý liên quan đến
vấn đề bảo vệ môi trường biển, tình hình môi trường biển và ô nhiễm
môi trường biển ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu đề tài để
đưa ra một số giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường biển.
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Hồng Ly năm 2009 về
“Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong hoạt động
dầu khí” [31]. Luận văn này tập trung nghiên cứu và phân tích
các quy định về vấn kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong
hoạt động dầu khí, qua đó đề xuất những phương hướng, kiến
nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường biển trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam.
- Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hồng Nhung, năm
2013 “Pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về bảo vệ
môi trường biển” [32]. Luận văn này tập trung nghiên cứu và


phân tích các quy định của pháp luật trong nước và các công ước
quốc tế về bảo vệ môi trường biển mà Việt Nam đã tham gia để từ
đó tìm ra những điểm còn bất cập, hạn chế và đưa ra giải pháp
hoàn thiện. Nghiên cứu các quy định trong các công ước quốc tế
về bảo vệ môi trường biển mà Việt Nam đang xem xét để tham
gia để từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất cụ thể. Nghiên cứu
thực tiễn thực thi pháp luật và các công ước quốc tế về bảo vệ môi
trường biển tại Việt Nam, đưa ra kết luận và tìm ra giải pháp thực
thi có hiệu quả. Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ môi trường biển
và thực tiễn tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường
biển ở một số nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Luận văn tốt nghiệp của Vũ Quốc Việt, 2013 “Môi trường
biển và ven biển Hải Phòng, thực trạng và giải pháp ”[46]. Luận
văn nghiên cứu về môi trường biển tại Hải Phòng và đưa ra một
số biện pháp về vấn đề quản lí môi trường biển và ven biển tại
Hải Phòng.
- Luận văn tốt nghiệp của Đinh Thị Thu Hương, năm 2014
“Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở
Việt Nam”[19].Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và
thực tiễn của pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, chỉ
ra những hạn chế, thiết sót thông qua đó đề xuất những phương


hướng, kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản
lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đóng góp
một phần vào công tác bảo vệ môi trường biển, tạo ưu thế cho sự
phát triển của các ngành kinh tế biển. Tuy vậy, do giới hạn của
từng công trình, chúng đã không đề cập hoặc có đề cập đến vấn
đề pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về bảo vệ môi
trường biển nhưng ít nghiên cứu chuyên sâu về mặt khoa học
pháp lý.
- Các nghiên cứu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển
- Luận văn “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh THPT ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp” của Dương Thị
Hiệp, năm 2012[16]. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý
luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phân tích thực trạng
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện
Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp hiện nay và đề xuất một số giải
nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh THPT ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

- “Một số giải pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ em mẫu giáo thông
qua các hoạt động”, của Trần Thị Tỷ, năm 2016[45]. Đề tài


nghiên cứu thực trạng thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục
ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các
hoạt động chăm sóc trẻ và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu
quả trong việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo cho trẻ em mẫu giáo thông qua các hoạt
động.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đóng góp một phần
vào công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung, môi
trường biển nói riêng, đưa ra một số giải pháp tương đối hiệu quả
cho vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển. Tuy vậy, các
công trình trên chỉ nghiên cứu về GDYTBVMTB cho học sinh
THPT và trẻ mầm non chứ chưa đề cập đến học sinh THCS.
Trên thực tế, do thời gian nghiên cứu về đề tài giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường biển cho học sinh THCS còn hạn chế và
cũng chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này được công bố nên
luận văn của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự tham gia, góp ý của người hướng dẫn và
những người làm công tác chuyên môn về nghiên cứu giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường biển để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
- Một số khái niệm cơ bản của đề tài


-.Khái niệm giáo dục
Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.

Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục
đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sông xã hội, lao
động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Giáo dục được hiểu dưới
hai góc độ:
- Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm
đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất;
- Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản
xuất ra lực lượng lao động mới. Ở đây, đối tượng là thế hệ trẻ, là
tập hợp các đối tượng đơn nhất. Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng
đội ngũ lao động;
Khi nói đến giáo dục theo nghĩa rộng, là ta thường liên
tưởng ngay đến cụm từ "giáo dục theo nghĩa hẹp và đào tạo".
Theo nghĩa rộng, giáo dục: Là sự hình thành nhân cách
được tổ chức có mục đích, thông qua các hoạt động và các quan
hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người
được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài
người.[59 ]


Khái niệm Giáo dục (nghĩa rộng) cần làm sáng tỏ khái niệm
nhân cách và khái niệm xã hội hoá con người.
Hình thành nhân cách: Là quá trình phát triển con người về
mặt sinh lý, tâm lý và xã hội, mang tính chất tăng về lượng và
biến đổi về chất. Quá trình này xảy đến do ảnh hưởng của các
nhân tố bên trong (bẩm sinh, di truyền,…), và các nhân tố bên
ngoài (hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, tác động giáo
dục), do ảnh hưởng của hành động tự phát, ngẫu nhiên, chưa được
kiểm soát và các tác động có mục đích, có tổ chức, kiểm soát
được.

Xã hội hoá con người: Là quá trình có tính chất xã hội hóa
để hình thành nhân cách. Quá trình này gồm các tác động do
những nhân tố xã hội; xã hội tác động có mục đích, có tổ chức tới
cá nhân, ngược lại cá nhân tích cực tái sản xuất các mối quan hệ
xã hội bằng hoạt động tham gia tích cực vào môi trường xã hội.
Từ đó, giáo dục học là sự xã hội hoá con nguời chỉ dưới những
tác động có mục đích và có tổ chức.
Giáo dục theo nghĩa hẹp, là một quá trình hoạt động có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm
người) - gọi là giáo viên - nhằm tác động vào hệ thống nhận thức
của người đó, để làm phát triển trí thông minh, phát triển khả
năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan, và làm phát


triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con người
mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra.
Khái niệm giáo dục (theo nghĩa hẹp): Là bộ phận của quá
trình sư phạm, là quá trình hình thành nên cơ sở khoa học của thế
giới quan, niềm tin, tình cảm, thái độ, những tính cách, những
hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội. [59]
Giáo dục theo nghĩa hẹp là nuôi dưỡng, làm cho phát triển
hoặc triệt tiêu, giảm cái có sẵn. Ví dụ như trí thông minh căn bản
là cái có sẵn, tính thiện là cái có sẵn. Giáo dục làm tăng trưởng trí
thông minh căn bản và tính thiện có trong mỗi con người.
Ðào tạo là một quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức
và kinh nghiệm một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của
một người (hay một nhóm người) - gọi là giáo viên - vào người
đó, nhằm tạo ra một số sự nhận thức, một số kỹ năng hoạt động
phù hợp với yêu cầu của công việc, và phát triển chúng nó lên
bằng cách rèn luyện. Công việc này có thể là hoạt động trí não,

hay hoạt động chân tay.
- Khái niệm môi trường biển.
“Môi trường biển” là một thuật ngữ chưa có thời gian dài,
nó mới xuất hiện và cũng ít được định nghĩa một cách đầy đủ và
toàn diện. Thuật ngữ này mới xuất hiện ở nửa cuối thế kỷ XX và


được nhận biết như một từ ghép giữa từ “môi trường” và “biển”.
Quá trình phát triển của con người cho thấy một thời kỳ người ta
chỉ nói đến từ “biển” hoặc “ biển cả” mà chưa đề cập đến từ ngữ “
môi trường biển”. Điều này cũng dể hiểu, bởi từ thời xa xưa
người ta chỉ biết đến biển như một món quà được ban tặng bởi
thiên nhiên, mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm, một
nghĩa vụ nào và coi biển là một nguồn tài nguyên vô hạn. Con
người thời đó, coi biển là rất rộng lớn, có thể hấp thụ và chuyển
hóa mọi chất thải mà con người đưa đến nên từ ngữ “môi trường
biển” chưa được chỉ ra.
Sau những năm 1960, với sự quan tâm nhiều hơn của cộng
đồng thế giới đến bảo vệ môi trường thì từ ngữ “môi trường biển”
cũng dần xuất hiện. Ở thời kỳ này, từ ngữ “môi trường biển” chưa
tồn tại một cách độc lập mà chỉ xuất hiện trong những vấn đề liên
quan đến bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ ô nhiễm môi trường.
Đến năm 1982, khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời (UNCLOS)
thì từ ngữ “môi trường biển” mới được nói đến một cách chính
thức, nhưng nó cũng chỉ mới ở dưới dạng liệt kê một số yếu tố tự
nhiên của môi trường biển mà chưa có một khái niệm hoàn chỉnh
về “ môi trường biển”. Như ta thấy, ở [Điều 1, khoản 4 của “
Công ước Luật Biển 1982] có quy định “môi trường biển” bao
gồm “các cửa sông” , “hệ động vật biển và hệ thực vật biển”,



“chất lượng nước biển” và “giá trị mỹ cảm của biển” thì như vậy
định nghĩa này chưa nói khái quát được về “môi trường biển” và
còn nhiều phiến diện vì “môi trường biển không phải chỉ được tạo
nên từ các yếu tố trên, mà còn có nước biển, lòng đất dưới đáy
biển, không khí và các tài nguyên phi sinh vật biển.
Năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi
trường họp tại Rio De Janeiro (Brazill), là chương hành động vì
sự phát triển bền vững. Ở chương 17 trong chương hành động 21
(Agenda 21) định nghĩa “Môi trường biển là vùng bao gồm các
đại dương và các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng
thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn
cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền
vững”[24]. Định nghĩa này được coi là định nghĩa chính thức về
“môi trường biển”. Ta thấy, thành công ở định nghĩa này so với
những định nghĩa trước về “môi trường biển” là nói lên được giá
trị cơ bản của môi tường biển, đó là “duy trì cuộc sống toàn cầu”
và là “tài sản hữu ích”. Với định nghĩa này đã nhấn mạnh đến
mục tiêu phát triển bền vững, một khuynh hướng phù hợp với
quan điểm bảo vệ môi trường toàn cầu hiện đại. Bên cạnh đó,
định nghĩa này còn được nêu ra trong một văn kiện có tầm ảnh
hưởng lớn, tại Hội nghị quốc tế về môi trường quan trọng và được
kí kết bởi gần như toàn thể cộng đồng quốc tế.


- Khái niệm ô nhiễm môi trường biển.
Ô nhiễm biển: hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành
phần hoá học của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như
vận tải (dầu lan vào nước biển khi các tàu chở dầu bị đắm hoặc
các tàu hàng, tàu khách tẩy rửa các thùng nhiên liệu mới...), khai

thác dầu lửa (sự rò rỉ dầu từ các dàn khoan, các ống dẫn dầu, các
nhà máy lọc dầu...), hoặc do các nguồn ô nhiễm phát sinh từ đất
liền (các chất thải phóng xạ độc hại do các nước công nghiệp
dùng tàu đổ xuống biển...) ảnh hưởng tới đời sống của các loài
sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát triển
của chúng.[58]
Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia
ra thành một số dạng như sau:
- Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển
như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại.
- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích
biển ven bờ.
- Suy thoái các hệ sinh thái biển.
Nói cách khác, nhiễm môi trường biển là việc con người
trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào


môi trường biển, bao gồm từ các cửa sông, đất liền, trên không
trung, đáy biển hoặc do những biến đổi bất thường của tự nhiên,
từ đó gây ra những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe con người,
gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản
và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi
chất lượng nước biển về phương tiện sử dụng nó và làm giảm sút
các giá trị mỹ cảm của biển.
- Khái niệm bảo vệ môi trường biển.
Bảo vệ môi trường biển là hoạt động giữ cho môi trường
biển luôn được trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu tới môi trường, ứng phó các sự cố môi trường; khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ

đa dạng sinh học.[37]
Ở đây cũng cần thống nhất một số quan niệm:
- Suy thoái môi trường biển là sự suy giảm về chất lượng và
số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với
con

người



sinh

vật.

Biểu hiện rõ nét nhất của sự suy thoái môi trường biển là sự giảm
sút rõ rệt và liên tục của sản lượng đánh bắt thủy sản, đặc biệt ỏ
khu vực biển gần bờ; sự giảm sút năng suất và chất lượng nuôi


trồng, chế biến thủy hải sản; sự gia tăng của dịch bệnh làm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, sự sống của vật nuôi và cây trồng.
- Sự cố môi trường biển là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong
quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của
tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường biển
một cách nghiêm trọng.
- Tiêu chuẩn môi trường biển là giới hạn cho phép của các
thông số về chất lượng môi trường biển xung quanh, về hàm
lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường biển.

- Khái niệm ý thức bảo vệ môi trường biển
Ý thức chính là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc người; là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.[42]
Ý thức bảo vệ môi trường biển là một hình thái ý thức xã
hội, về cấu trúc bao gồm hai bộ phận: Tâm lý về bảo vệ môi
trường biển và tư tưởng bảo vệ môi trường biển. Tâm lý bảo vệ
môi trường biển hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm,
tâm trạng, cảm xúc đối với các hiện tượng môi trường biển xảy ra
trong đời sống xã hội.[42]


Tư tưởng bảo vệ môi trường biển là tổng hợp các quan
điểm, quan niệm có tính lý luận, phản ánh các hiện tượng môi
trường một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các
phạm trù khoa học. Ý thức về môi trường biển của một người có
vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường biển. Vì vậy
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển là trách nhiệm của mỗi
công dân.
Biểu hiện của ý thức bảo vệ môi trường biển chính là:
Không bỏ rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định; không thải
khói bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại xuống biển, phát phóng xạ,
bức xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động, thực vật, vi
khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây bệnh vào nguồn nước; không
khai thác, kinh doanh các loại thủy hải sản quý hiếm trong danh
mục quy định của chính phủ; không khai thác thủy hải sản bừa bãi
gây hủy hoại môi trường biển, làm mất cân bằng sinh thái; không
nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường; không sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ
hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động thủy

hải sản.
Biểu hiện về ý thức bảo vệ môi trường biển còn thể hiện ở
việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường biển như:
Tham gia chiến dịch ra quân làm sạch bờ biển; tham gia trồng


rừng ngập mặn; tham gia nạo vét kênh mương; tham gia tuyên
truyền, vận động mọi người xung quanh có nhận thức đúng đắn
về môi trường biển và có ý thức tham gia bảo vệ môi trường biển
vì cuộc sống của chính mình và của cả những người xung quanh;
tham gia phát hiện, tố giác những biểu hiện, những hành vi phá
hoại môi trường biển lên các cấp có thẩm quyền xử lý; tham gia
quảng bá hình ảnh và môi trường sinh thái biển của đất nước đến
với thế giới…
Có thể nói, ý thức bảo vệ môi trường biển là một vấn đề hết
sức quan trọng, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển không
phải chỉ để đảm bảo tốt vấn đề về môi trường biển mà nó còn là
đảm bảo cho chính cuộc sống của chúng ta, đảm bảo cho sự tồn tại
của xã hội hiện tại và tương lai. Chính vì vậy mà việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường biển cho học sinh THCS là việc làm vô
cùng quan trọng và cấp bách.
- Khái niệm cộng đồng.
Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống
chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối
quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin,
các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể
có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các
thành viên trong cộng đồng.[63]



Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: tương quan
cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên
cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; có sự liên
hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện
được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; có sự hiến dâng về mặt
tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội
ngưỡng mộ; có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình
thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên
cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm
khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các
quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi
như kà một hằng số văn hóa. [63]
- Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển
Theo tác giả, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển là việc
thực hiện giáo dục các nội dung của Luật Biển Việt Nam, các nghị
định của Chính phủ về bảo vệ tài nguyên môi trường biển nhằm
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển, ngăn chặn các mối đe
dọa gây ô nhiễm môi trường biển, giảm thiểu các hành vi gây ô
nhiễm môi trường biển. Giáo dục từ những việc làm, hành động
nhỏ nhất như trồng và chăm sóc rừng ngập mặn; vệ sinh bãi biển;
sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên từ biển; tổ chức các diễn
đàn về môi trường biển, bảo vệ môi trường biển.


- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho học sinh
THCS dựa vào cộng đồng.
- Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển dựa
vào cộng đồng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường biển, truyền tình
yêu biển đảo cho học sinh. Trang bị đầy đủ hành trang, kiến

thức, những kỹ năng bảo vệ tài nguyên môi trường, hải đảo thì
những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ là một lực lượng
hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên,
môi trường, biển, đảo.
Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị
của biển, của hệ sinh thái biển,rừng ngập mặn và các hình thức,
phương pháp sử dụng bền vững tài nguyên biển.
Ngoài ra, thông qua việc giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên,
môi trường biển sẽ hình thành cho học sinh khái niệm ban đầu về
biển, hải đảo Việt Nam, từ đó hình thành những thói quen, hành vi
bảo vệ tài nguyên môi trường biển, thái độ ứng xử thân thiện với
môi trường biển.
- Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường biển dựa vào cộng đồng.


- Bảo vệ môi trường biển là một nội dung của quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối
với môi trường biển và tăng hiệu quả kinh tế biển.
- Phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt
động trên biển; chủ động, phối hợp ứng phó sự cố môi trường
biển.
- Bảo vệ môi trường biển phải trên cơ sở phân vùng chức
năng bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện,
công cụ có tính huỷ diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi
biển.
- Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra,
thống kê, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động

xấu đối với môi trường biển.
- Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác
trên biển phải được kiểm soát và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất và các chất độc hại
khác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài
nguyên biển sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ trong


thiết bị chuyên dụng và phải được xử lý theo quy định về quản lý
chất thải nguy hại.
- Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải xuống biển.
- Có sự đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tiềm năng
phát triển, thực hiện định kỳ các hoạt động quan trắc, giám sát
những biến động về tài nguyên và môi trường biển;
- Xây dựng trạm cảnh báo thiên tai, đánh giá mức độ suy
thoái tài nguyên hệ sinh thái biển;
- Tiếp tục xây dựng và bổ sung hoàn chỉnh các văn bản pháp
quy liên quan đến phát triển bền vững và dải ven bờ biển;
- Xây dựng chiến lược, chương trình hành động, dự án ưu
tiên để kiểm soát ô nhiễm, ngăn ngừa suy thoái phát triển tài
nguyên, cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường trên biển.
- Cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường và ưu tiên triển khai các dự án
quản lý, bảo vệ tài nguyên - môi trường biển như xử lý các chất
thải, phục hồi nơi sinh cư của các loài quý hiếm, đặc hữu và các
hệ sinh thái đặc thù, ứng cứu các sự cố môi trường, tràn dầu trên
biển;



- Phát triển các mô hình quản lý tổng hợp biển và dải ven bờ
biển, kết hợp với quản lý lưu vực thượng nguồn;
- Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn biển để duy trì các
giá trị về tự nhiên, đa dạng sinh học, khoa học và phát triển du
lịch sinh thái.
- Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển
dựa vào cộng đồng.
- Thuyết trình, giảng giải các nội dung về giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường biển thông qua cộng đồng.
- Tư vấn nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ

môi trường biển.
- Phát thanh, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa

phương về bảo vệ môi trường biển.
- Trải nghiệm thực tế, tổ chức các hành động thiết thực tham gia

bảo vệ môi trường biển, đảo với sự tham gia của cộng đồng.
- Quan sát, phân tích các hình ảnh thực tế để lĩnh hội kiến thức.

- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa.


- Hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
biển dựa vào cộng đồng.
Bảo vệ môi trường biển đảo là trách nhiệm của mội người
dân trong cộng đồng. Thầy và trò trường trung học cơ sở và cộng
đồng ở mỗi địa phương cần tích cực tham gia vào công cuộc đó
bằng những hành động thiết thực.

- Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng

đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển, đảo.
- Kẻ, vẽ, treo các khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền, cổ động mọi

tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ môi trường biển đảo.
-

Phát thanh, tuyên truyền, phát tập gấp, tờ rơi về bảo vệ môi
trường biển đảo tại các tụ điểm dân cư.

- Tổ chức và tham gia các cuộc thi sáng tác các tác phẩm báo chí;

các loại hình văn học, nghệ thuật của Trung ương và địa phương
về chủ đề bảo vệ môi trường biển đảo.
- Tổ chức và tham gia vào các hoạt động xã hội, các cuộc triển lãm,

trưng bày; các cuộc biểu diễn nghệ thuật về bảo vệ môi trường
biển đảo ở địa phương.
- Tổ chức chiến dịch ra quân làm sạch bờ biển, các hoạt động thể

thao dưới nước hoặc trên bờ biển; thăm hỏi, động viên cán bộ,


chiến sĩ, đồng bào đang sinh sống tại các bãi ngang và hải đảo có
nhiều khó khăn.
- Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động xử lý chất thải,

dọn vệ sinh, làm đẹp cảnh quan, môi trường nơi mình đang cư trú,
sinh sống và học tập.

- Tổ chức trồng rừng ngập mặn, bảo vệ và chăm sóc rừng ngập mặn

để cải thiện môi trường sống và làm đẹp cảnh quan, có chấm điểm
thi đua, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả cụ thể với sự tham gia của
cộng đồng.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động khắc phục và làm giảm nhẹ

các thiệt hại do thiên tai gây ra tại trường và địa phương.
- Tổ chức học tập và thực hành các kỹ năng sống thích ứng với

những biến động của tự nhiên và môi trường sống của địa phương
như biết bơi, biết cách sơ cứu nạn nhân, biết cách khôi phục
nguồn nước sạch, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ, ngập lụt…
- Tổ chức cho HS đi tham quan, học tập ở các khu bảo tồn
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh….
- Tổ chức cho các nhóm HS điều tra, khảo sát tình hình
MTB ở địa phương và viết báo cáo, kết quả khảo sát, phương án
bảo vệ, cải thiện MTB.


- Mục đích của việc đưa GDYTBVMTB vào trong nhà
trường thông qua các môn học là nhằm giúp HS có được một số
kiến thức phổ thông cơ bản về môi trường biển; biết được hiện
trạng về MTB, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng suy giảm
tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm MTB. Từ đó, hình thành ở học
sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng có thái độ và hành vi
ứng xử thân thiện, phù hợp với môi trường biển.
- Các con đường tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường biển cho học sinh các trường THCS dựa vào cộng đồng.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển là

nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cùng với những nỗ lực mang tính
hành chính, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho học sinh
các trường THCS dựa vào cộng đồng cần phải được được thực
hiện một cách rộng rãi. Chính quyền tại các địa phương cần triển
khai nhiều kế hoạch đẩy mạnh giáo dục môi trường biển như
thành lập các trung tâm giáo dục môi trường biển, xây dựng
chương trình giáo dục cho thế thệ trẻ đặc biệt là học sinh, những
người lãnh đạo tương lai, phổ cập giáo dục môi trường biển tới
mọi tầng lớp nhân dân.


Bên cạnh đó, hoạt động tự nguyện bảo vệ môi trường biển
của người dân, các tổ chức doanh nghiệp các lực lượng cộng đồng
cần được phát huy một cách hiệu quả.
Để đẩy mạnh hơn nữa phong trào giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường biển cho học sinh các trường THCS dựa vào cộng
đồng, các cấp các ngành nên quan tâm thực hiện một số biện pháp
sau:
- Đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền về bảo
vệ môi trường biển để tiến tới xây dựng chuẩn mực đạo đức cao
đẹp, có những phong tục đẹp về hành động bảo vệ môi trường
biển, tiết kiệm tài nguyên trong đời sống hàng ngày. Thông qua
các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo in,
pano, áp phích, tờ gấp, tranh cổ động... cùng với các hoạt động
tuyên tuyền khác như biểu diễn văn nghệ, hội thảo, triển lãm... để
chuyển tải thông tin, thông điệp môi trường biển tới các nhóm đối
tượng khác nhau.
- Hình thức tổ chức nâng cao nhận thức cộng đồng cần đa
dạng, phù hợp với từng đối tượng cộng đồng như thông qua các
cuộc trao đổi, thảo luận chính thức hoặc không chính thức, lôi kéo

cộng đồng tham gia vào những sự kiện như Tuần lễ Biển và Hải
đảo, hưởng ứng ngày Đại dương Thế giới 8/6 và Ngày Môi


×