Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

CƠ sở lý LUẬN về GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO TRẺ mẫu GIÁO lớn dựa vào CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.73 KB, 52 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG


- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Nghiên cứu ở nước ngoài
Tìm hiểu các tư tưởng trên thế giới nghiên cứu về GD
(giáo dục) ý thức BVMT (bảo vệ môi trường), tác giả có một
số nhận xét sau: GD ý thức BVMT không phải là mảnh đất
mới chưa được “cày xới” mà GD ý thức BVMT là một vấn đề
đã được một số nhà giáo dục học trên thế giới quan tâm đến
dưới các góc độ khác nhau. Trong phạm vi cho phép có thể đề
cập một số hướng nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về mục tiêu, nguyên tắc giáo dục
môi trường.
Năm 1975, tại Belyrade (Nam Tư) Chương trình giáo
dục môi trường quốc tế (IEEP) ra đời. Tại Hội thảo Quốc tế
lần thứ nhất về giáo dục môi trường, chương trình IEEP đã
đưa ra được Nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu,
nguyên tắc hướng dẫn giáo dục môi trường. Hội thảo đã công
bố Hiến chương Balyrade – Một hệ thống nguyên tắc toàn cầu
cho giáo dục môi trường được tóm tắt ở những điểm cơ bản
sau:


+ Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ
tương tác về kinh tế, chính trị, xã hội, sinh thái giữa nông thôn
và thành thị.
+ Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến
thức, những giá trị, quan niệm, trách nhiệm và các kỹ năng


cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường.
+ Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các
cá nhân, các tổ chức cũng như toàn xã hội.
Thứ hai, nghiên cứu tầm quan trọng của giáo dục đối
với các vấn đề về môi trường.
Năm 1977, tại Tbisili (Liên Xô) UNESCO đã tổ chức
Hội nghị Liên chính phủ đầu tiên về giáo dục môi trường bao
gồm 66 nước tham dự. Hội nghị đưa ra các ý kiến đóng góp
cho việc áp dụng rộng rãi nội dung giáo dục môi trường trong
chương trình giáo dục chính thức và không chính thức. Nội
dung về giáo dục môi trường trong văn kiện của Hội nghị có
thể tóm tắt như sau: “ Nếu như muốn đạt được các mục tiêu
bảo tồn thì hành vi cư xử của một xã hội đối với sinh quyển
bắt buộc phải thay đổi... Nhiệm vụ lâu dài của giáo dục môi


trường là khuyến khích hoặc củng cố các hành vi, thái độ
mang tính đạo đức mới”
Sau đó vào năm 1987, nhân kỷ niệm 10 năm Hội nghị
Tbilisi đầu tiên, một loạt các vấn đề cơ bản về môi trường
được đưa ra thảo luận, trong đó nhấn mạnh đặc biệt tới tầm
quan trọng của giáo dục môi trường, và khẳng định sẽ không
thể giảm được mối đe dọa mang tính khu vực và quốc tế đối
với môi trường trừ phi ý thức của đại đa số quần chúng được
thức tỉnh.
Trong năm 1987, Ủy ban thế giới về môi trường và sự
phát triển đã có báo cáo “ Tương lai chung của chúng ta”
(WCED 1987). Bản báo cáo đã đưa ra công bố “Chương
trình nghị sự toàn cầu” Giáo dục được coi là trọng tâm của
chương trình này :“Sự thay đổi thái độ mà chúng ta cố gắng

phụ thuộc vào các chiến dịch giáo dục lớn, các cuộc thảo
luận và sự tham gia của quần chúng”
Hội nghị Thượng đỉnh (UNCED) diễn ra tại Rio de
Janeco (Brazil) vào năm 1992 có 170 nước tham dự. Hội nghị
thảo luận vấn đề mấu chốt là “Chương trình Nghị sự 21”.
Chương trình nhằm chỉ ra cho các quốc gia biết cần phải làm


những gì để đạt được sự phát triển mang tính chất duy trì
trong thế kỷ XXI. Hội nghị nhất trí cao phát triển và giáo
dục môi trường phải là một bộ phận thống nhất của quá
trình học tập ở cả hai dạng chính thức và không chính thức.
Hội nghị cũng đưa ra dự kiến là mọi chính phủ phải nỗ lực
phấn đấu để cập nhật hóa hoặc chuẩn bị các chiến lược
nhằm mục đích kết hợp môi trường và phát triển thành vấn
đề trọng tâm để đưa vào các cấp giáo dục.
Thứ ba, nghiên cứu về trách nhiệm của con người đối
với việc phát triển môi trường một cách bền vững.
Nghị định thư Kyoto năm 1997 đưa ra chỉ tiêu cắt giảm
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có tính ràng buộc pháp
lý đối với các nước phát triển và cơ chế đối với các nước
đang phát triển nhằm đạt được sự phát triển kinh tế xã hội
một cách bền vững thông qua thực hiện “cơ chế phát triển
sạch”.
Hội nghị quốc tế về môi trường với chủ đề: “Các công
dân trên trái đất” diễn ra tại Pari (Pháp) năm 2007 với mục
đích đưa ra các giải pháp hiệu quả để bảo vệ an toàn trái đất
trước nguy cơ biến đổi bất lợi do con người gây ra. “ Lời kêu



gọi Pari” đã khuyến khích kêu gọi tất cả các nước, tất cả mọi
người chung tay bảo vệ môi trường, việc làm này góp phần bảo
vệ tương lai của nhân loại. Hội nghị cũng kêu gọi thế giới thông
qua “Tuyên bố toàn cầu” về các quyền hạn, trách nhiệm đối với
môi trường nhằm đánh giá một quyền mới cho con người, đó là
quyền được sống trong một môi trường an toàn được bảo vệ.
- Nghiên cứu trong nước.
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục môi trường được coi là một
bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục và là
nhiệm vụ của toàn dân. Công tác giáo dục môi trường đã được
đặt ra trong các văn bản của Nhà nước, Bộ giáo dục và đào
tạo, là cơ sở triển khai công tác giáo dục môi trường trong
thực tiễn.
Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và chú
trọng nhiều đến việc tổ chức quản lí, đưa công tác bảo vệ môi
trường vào cuộc sống, xây dựng hệ thống luật pháp, nâng cao
nhận thức của nhân dân, tăng cường đầu tư cho công tác bảo
vệ môi trường.
Năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi
trường. Trong điều 4 của Luật đã xác định rõ giáo dục và đào


tạo là một trong những nhiệm vụ bảo vệ môi trường: “Nhà
nước có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện giáo dục và đào
tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức về
khoa học và pháp luật bảo vệ môi trường. Các tổ chức và các
cá nhân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ
môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường. ”
Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự nỗ lực cải thiện và
bảo vệ môi trường thông qua việc tích cực tham gia các

chương trình quốc tế về môi trường cùng với việc hoạch định
và thực hiện các chương trình hành động quốc gia về môi
trường.
Trong những năm qua, có rất nhiều công trình nghiên
cứu về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non ra đời như:
- Dự án thiết kế và thử nghiệm nội dung giáo dục môi
trường ở mẫu giáo và tiểu học (Viện khoa học giáo dục –
1996)
- Dự án thử nghiệm đưa giáo dục môi trường vào trường
mầm non – Nội dung: Thời tiết và cuộc sống của chúng ta
(Trường CĐSP NT-MGTW 1)


- Dự án thiết kế thử nghiệm chương trình bồi dưỡng
nâng cao kiến thức cho cán bộ giáo viên ngành học mầm non
về môi trường (Trường CĐSP NT-MGTW 1, 1998-1999)
- Đề tài “Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi trong trường mầm non” (Trung tâm nghiên
cứu GDMN – Viện khoa học giáo dục, 1998-2000)
- Đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi
trong trường mầm non theo quan điểm tích hợp” (Đề tài
nghiên cứu cấp Bộ - Tiến sĩ Lê Thanh Vân – Khoa GDMN –
Trường ĐHSP Hà Nội, 2003-2004)
- Nâng cao năng lực giáo dục môi trường của sinh viên
trường CĐSP mầm non (Trường CĐSP NT-MGTW 2, 20012003)
- Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường mầm non (Nhà xuất bản GDVN, 2011)
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định
GDMT có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, là nhân tố

trọng yếu nâng cao chất lượng GDMN, là yếu tố cơ bản để trẻ


có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu
một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về GD ý thức BVMT
cho trẻ MGL (mẫu giáo lớn). Vì vậy, việc thực hiện đề tài này
sẽ không trùng lắp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn lớn đối với việc nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt
động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tại các trường mầm
non xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội dựa vào
cộng đồng nói riêng và các trường MN nói chung.
- Một số khái niệm
- Môi trường, ô nhiễm môi trường
a) Môi trường
Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội bao
quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển
của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng người và tác động
qua lại với hoạt động sống của con người.
Như vậy, có hai loại môi trường cơ bản, đó là: Môi
trường tự nhiên: bao gồm các điều kiện về không khí, nước,


hệ sinh thái… và môi trường xã hội: bao gồm các điều kiện
do các quan hệ xã hội của con người tạo nên;
b) Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi
trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp
hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học,
nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ

thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt
quá mức cho phép đã được xác định.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở
thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức
khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật
trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như
rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt
nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi
lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại
nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể
rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.
Từ các phân tích trên, trong luận văn chúng tôi sử dụng
khái niệm ô nhiễm môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường của


Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của
môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường"
- Ý thức
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin, ý thức là
một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ
óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não
người. Nếu không có sự tác động của thế giới khách quan vào
bộ não người và không có bộ não người với tính cách là cơ
quan vật chất của ý thức thì sẽ không có ý thức. Bộ não người
và sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Hoạt động giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
xanh, sạch, đẹp là một trong những nội dung quan trọng trong
công tác giáo dục tại các nhà trường từ cấp học mầm non đến

đại học.
Giáo dục ý thức BVMT là quá trình dưới sự tổ chức,
lãnh đạo có mục đích của giáo viên làm chuyển hóa nhận


thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí, quyết tâm bảo vệ
môi trường sống được xanh, sạch, đẹp.
- Cộng đồng
Khái niệm cộng đồng “Cộng đồng là một tập thể có tổ
chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa
bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào
đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh
thần nào đấy” [13]
Theo Từ điển Đại học Oxford: “Cộng đồng là một nhóm
người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề
nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể
cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng
tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó”.
Có thể phân ra 2 loại cộng đồng:
Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong
cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hoá xã
hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng
được áp dụng chính sách chung


Theo tổ chức liên hiệp thế giới NGO: Cộng đồng chức
năng gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không
gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ
sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức.
Từ nghiên cứu trên có thể đưa ra khái niệm cộng đồng

là: Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực,
một tình hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống
nhất [18]
- Giáo dục ý thức BVMT cho trẻ MGL dựa vào lực lượng
cộng đồng
Giáo dục ý thức BVMT cho trẻ MGL dựa vào lực lượng
cộng đồng là sự phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài trường
hay huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo
dục. Cụ thể hơn, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ dựa vào lực
lượng cộng đồng là quá trình vận động (động viên, khuyến
khích, thu hút) và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng
tham gia vào việc xây dựng và phát triển chương trình, kế
hoạch GD ý thức BVMT cho trẻ từ xây dựng mục tiêu, nội
dung đến triển khai hình thức, phương pháp giáo dục đến việc
kiểm tra, đánh giá và tham gia giáo dục trẻ.


- Nội dung cơ bản về giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn
- Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn
Đặc điểm phát triển trí nhớ:
Các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định bắt đầu
xuất hiện ở mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) và phát triển mạnh ở mẫu
giáo lớn (5-6 tuổi) do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp và
do yêu cầu của người lớn đối với trẻ ngày càng cao. Loại ghi
nhớ có chủ định của trẻ vẫn là ghi nhớ máy móc.
Trí nhớ vận động: Trẻ có thể dần bỏ hình mẫu, nhưng
những lời chỉ dẫn của người lớn vẫn có ý nghĩa. Động tác
vững vàng hơn, nhanh và chính xác hơn, ít có những động tác
thừa của cơ thể.

Trí nhớ hình ảnh: Trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát triển.
Trẻ nhớ những bức tranh mà trẻ đã vẽ, nhớ phong cảnh mà trẻ
đã tham quan. Biểu tượng thế giới xung quanh ở trẻ đã gắn
kết với nhau, mang tính sinh động và hấp dẫn.
Trí nhớ từ ngữ logic: Vốn tri thức, biểu tượng và những
khái niệm ban đầu về thế giới xung quanh, đòi hỏi trẻ phải


nắm vững ngôn ngữ, điều này giúp trẻ phát triển trí nhớ từ
ngữ logic.
Trí nhớ cảm xúc: Trẻ nhớ những cảm xúc vui buồn mà
trẻ đã trải qua. Trí nhớ cảm xúc là một dạng của sự hồi tưởng
giúp đời sống của trẻ thêm phong phú và tinh tế. Sự hồi tưởng
có liên quan đến tự ý thức của trẻ. Trong hồi tưởng của trẻ có
những điều liên quan đến những thời điểm quan trọng trong
cuộc đời đứa trẻ và trong quan hệ với người khác. Trí nhớ tác
động đến quá trình hình thành nhân cách.
Đặc điểm phát triển tư duy:
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tư duy chủ yếu là tư duy trực
quan hình ảnh. Khi giải quyết vấn đề đặt ra, trẻ hay suy nghĩ
dựa vào tư duy trực quan hình ảnh. Trẻ giải quyết các vấn đề
dựa vào các hình ảnh cụ thể vẫn dễ dàng hơn khi bài toán đó
được giao dưới hình thức các con số trừu tượng. Do đó, các
bài tập, các tình huống của giáo viên đưa ra cho trẻ thực hiện
cần có nhiều hình ảnh minh họa.
Đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Sự phát triển của các động cơ hành vi:


Ở tuổi này những động cơ “xã hội” bắt đầu chiếm vị trí

ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức. Lúc này, trẻ đã
hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho
những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công
việc vì người khác theo sáng kiến của riêng mình.
Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo trở nên đa dạng: động
cơ muốn tự khẳng định mình, động cơ muốn nhận thức, muốn
khám phá thế giới xung quanh, động cơ thi đua, động cơ xã
hội… Cần phải quan tâm đến nội dung động cơ và cần phát
huy động cơ tích cực, ngăn chặn động cơ tiêu cực. Ở lứa tuổi
này bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của
các động cơ. Đó là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển
nhân cách của trẻ mẫu giáo. Trong mỗi công việc trẻ đều có
một hệ thống thứ bậc động cơ thúc đẩy.
Ở lứa tuổi này, hành vi của trẻ tương đối xác định. Nếu
động cơ xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành
vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại, nếu động cơ nhằm
thỏa mãn quyền lợi riêng tư chiếm ưu thế thì trong nhiều
trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi
cá nhân ích kỷ, dẫn đến những vi phạm về chuẩn mực đạo đức


xã hội. Do vậy, cần phải tạo ra những tình huống để gợi lên
những hành vi đạo đức tốt đẹp.
Sự hình thành ý thức:
Đến cuối tuổi mẫu giáo thì ý thức bản ngã của trẻ mới
được xác định rõ ràng. Đến lúc này trẻ mới hiểu được mình
như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh
đối xử với mình ra sao và tại sao mình có hành động này hay
hành động khác. Ý thức bản ngã của trẻ được thể hiện rõ nhất
trong sự tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình, về

những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về những khả
năng hay khiếm khuyết.
Đến cuối tuổi này, trẻ nắm được kỹ năng so sánh mình
với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách
đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để noi gương những người tốt,
việc tốt.
Sự tự ý thức của trẻ còn thể hiện trong việc trẻ nhận ra
mình là trai hay gái và có những hành vi ứng xử phù hợp với
giới tính của mình.


Ý thức bản ngã được xác định giúp trẻ điều khiển và điều
chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội, từ đó
hành vi của trẻ mang tính xã hội.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Các hình thức ngôn ngữ có kết cấu chặt chẽ được hình
thành, tính biểu cảm của ngôn ngữ được phát triển. Đứa trẻ
nắm được quy luật của tiếng mẹ đẻ, học cách sắp xếp những ý
nghĩ của mình một cách logic, chặt chẽ. Sự lập luận trở thành
phương pháp giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ, ngôn ngữ trở
thành công cụ của tư duy và phương tiện của nhận thức.
Chức năng điều khiển của ngôn ngữ được phát triển biểu
hiện trong sự hiểu các tác phẩm văn học, sự thực hiện hướng
dẫn và yêu cầu của người lớn. Chức năng lập kế hoạch của
ngôn ngữ được hình thành khi giải quyết các nhiệm vụ thực
hành và nhiệm vụ trí tuệ.
Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trở thành hoạt động
đặc biệt dưới các hình thức như: sự lắng nghe, đàm thoại, thảo
luận và kể chuyện. Hoàn thiện quá trình phát triển ngữ âm,
xuất hiện những tiền đề nắm vững ngữ pháp [19].



- Sự cần thiết của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non
Lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của
cuộc đời mỗi con người. Để đảm bảo và tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của đứa trẻ thì người lớn, đặc biệt là giáo
viên mầm non cần tổ chức cho trẻ được tham gia vào các hoạt
động cơ bản phù hợp với lứa tuổi trẻ. Ý thức BVMT của trẻ
chỉ được hình thành trong môi trường tự nhiên và xã hội dưới
sự hướng dẫn của cha mẹ, cô giáo và những người gần gũi.
Ngay từ lứa tuổi mầm non cần hình thành ý thức cho trẻ để
bảo vệ môi trường.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ MGL sẽ
góp phần giải quyết nhiệm vụ phát triển trẻ một cách toàn
diện các mặt trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ.
Thứ nhất: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường góp phần
phát triển trí tuệ cho trẻ.
Quá trình lĩnh hội tri thức về tự nhiên vô sinh, động vật,
thực vật, con người và mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật
và hiện tượng tự nhiên phù hợp với đặc điểm nhận thức của
trẻ sẽ hoàn thiện các giác quan, tích lũy kinh nghiệm cảm tính


ở trẻ, hình thành các khái niệm đơn giản. Việc lĩnh hội tri thức
về môi trường có liên quan trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ
khả năng nhận thức, tư duy lôgic, chú ý, ngôn ngữ, sự quan
sát, say mê...để phát triển tư duy và hình thành thế giới quan
duy vật, cần cho trẻ tiếp xúc sự vật, hiện tượng xung quanh,
dạy chúng tìm kiếm cách giải thích những hiện tượng quan sát

được và có ý thức về mối quan hệ giữa chúng. Dạy trẻ là phát
triển ở trẻ sự chú ý. Đây là phẩm chất tâm lý có liên quan chặt
chẽ với sự phát triển trí tuệ, là điều kiện không thể thiếu được
để chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học tập ở phổ thông. Trong quá
trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trẻ không chỉ lĩnh
hội tri thức về tự nhiên mà tình cảm trí tuệ ở trẻ cũng được
hình thành. Việc làm thỏa mãn tính ham hiểu biết của trẻ cần
phải thực hiện ở bất kỳ nơi nào có thể làm được, lôi cuốn trẻ
tham gia vào giải quyết các vấn đề khác nhau.
Thứ hai: Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển thể
chất và lao động.
Trong quá trình trẻ lao động tự phục vụ để giữ môi
trường gọn gàng, ngăn nắp, lao động trực nhật, chăm sóc vật
nuôi cây trồng sẽ hình thành ở trẻ tình yêu lao động, thái độ
bảo vệ tự nhiên, một số kỹ năng trồng cây và chăm sóc động


vật. Điều quan trọng là trẻ phải cảm thấy thích thú trong quá
trình lao động, kết quả lao động. Sự tiếp xúc và lao động
trong tự nhiên cần thiết để củng cố sức khỏe của trẻ và phát
triển thể chất cho chúng. Việc cho trẻ làm quen với lao động
của người lớn trong tự nhiên, giáo dục sự tôn trọng lao động
của người lớn cũng góp phần hình thành ở chúng tình yêu lao
động.
Thứ ba: Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển
tình cảm đạo đức cho trẻ.
Trong quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường giúp
trẻ có tình yêu đối với thiên nhiên, có thái độ giữ gìn, bảo vệ
động, thực vật. Trong quá trình trẻ tự làm những việc bảo vệ
môi trường trẻ sẽ thích thú hơn, gắn bó và coi trọng những

thành quả của mình. Sự đa dạng của thiên nhiên cùng với ý
thức bảo vệ môi trường giúp trẻ hình thành những phẩm chất
nhân cách quan trọng như thái độ coi trọng lao động, biết yêu
lao động, có thói quen lao động, có trách nhiệm với môi
trường sống xung quanh.
Thứ tư: Giáo dục ý thức BVMT góp phần phát triển
thẩm mỹ.


Cái đẹp của tự nhiên có thể ảnh hưởng đến mọi trẻ. Khi
cho trẻ làm quen với tự nhiên, ý thức tích cực bảo vệ tự nhiên
trẻ dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của cây, con, hoa, quả, sự
vận động của động vật. Từ đó chúng biết cảm nhận thế giới
với mọi sự hấp dẫn và đa dạng của nó.
- Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
lớn
Vấn đề cơ bản của giáo dục môi trường thể hiện ở mối
quan hệ giữa con người và môi trường. Trong mối quan hệ
này, con người với tư cách là chủ thể của môi trường sống,
với hành vi tích cực của mình con người cần phải ứng xử có ý
thức với môi trường. Do vậy, con người phải hiểu rõ về mối
quan hệ này.
Hành vi có ý thức
Con người

Môi trường
Kiến thức, kĩ năng, thái độ

Trong mối quan hệ này, con người cần hiểu rõ:



- Môi trường là gì? có đặc điểm gì? Hoạt động theo quy
luật nào?
- Con người có quan hệ như thế nào với môi trường:
+ Con người sử dụng môi trường để đáp ứng nhu cầu.
+ Trong quá trình đó con người có thể tác động xấu đến
môi trường.
+ Do vậy, con người cần quan tâm đến việc bảo vệ môi
trường.
Trên cơ sở có kiến thức đúng về mối quan hệ của con
người với môi trường, con người sẽ có thái độ và hành vi
đúng với môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi mầm non do hạn chế của lứa tuổi,
trẻ thường chưa có ý thức trong hoạt động với môi trường.
Cho nên những hành vi tích cực của trẻ đối với môi trường
thường xuất phát từ những xúc cảm tích cực trong những tình
huống cụ thể (ví dụ: Thấy đẹp nên muốn bảo vệ, được khen
nên tích cực làm…) Do vậy, việc cung cấp kiến thức về môi
trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường phải
dựa trên những trải nghiệm trong cuộc sống để việc cung cấp


kiến thức phải đi đôi với hình thành xúc cảm cho trẻ, đồng
thời tạo điều kiện để hình thành cảm xúc tích cực, nhận thức,
niềm tin.
Quá trình hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
MGL được thể hiện như sau:
Trẻ có xúc cảm tích
cực
Sự trải nghiệm qua HĐ 1


Trẻ có kiến thức

Trẻ có kỹ năng
Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, việc giáo dục ý thức
BVMT suy cho đến cùng là tạo ra sự thống nhất giữa nhận
thức và việc làm trong hành vi của trẻ đối với các vấn đề môi
trường. Yếu tố đầu tiên của văn hóa môi trường được hình
thành trên cơ sở tác động qua lại của trẻ với thế giới đồ vật –
Tự nhiên có ở xung quanh trẻ dưới sự điều khiển của người
lớn.
Như vậy, nội dung GD ý thức BVMT cho trẻ MGL bao
gồm các bước sau:


Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi
trường; Môi trường tự nhiên; Môi trường xã hội – mối quan
hệ giữa con người và môi trường; Sự ô nhiễm môi trường và
bảo vệ MT; Hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động
và các hành vi phù hợp với môi trường; Giúp trẻ có thái độ
tích cực với MT.
Tạo xúc cảm tích cực đối với trẻ khi thực hiện hành vi
BVMT. Kích thích hứng thú ở trẻ khi trẻ tham gia BVMT
bằng những lời động viên, khen ngợi, hưởng ứng. Ví dụ, khi
trẻ đến lớp, trẻ biết cất dép, túi gọn gàng, ngăn nắp vào đúng
nơi quy định, khi chơi đồ chơi trẻ biết giữ gìn đồ chơi cẩn
thận, khi ăn cơm trẻ không để cơm rơi vãi ra bàn, nếu tất cả
những hành động này của trẻ được người lớn hưởng ứng sẽ
tạo ra sự thỏa mãn ở trẻ. Từ đó trẻ sẽ có những xúc cảm tích
cực, tự nguyện, tự giác, thích thú thực hiện BVMT.

Hình thành ở trẻ những tri thức về môi trường. Tri thức
là yếu tố không thể thiếu được của quá trình hình thành văn
hóa môi trường. Tri thức là khía cạnh ý thức của thái độ, từ đó
sẽ tạo nên ý thức về môi trường. Chỉ có tri thức mới giúp con
người có hành vi đúng đắn với tự nhiên và sống theo quy luật
tự nhiên. Những biểu tượng ban đầu về BVMT được hình


×