Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG BIỂN CHO học SINH các TRƯỜNG THCS, HUYỆN KIẾN THỤY,THÀNH PHỐ hải PHÒNG dựa vào CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.08 KB, 52 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS,
HUYỆN KIẾN THỤY,THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG


- Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
-Truyền thống lịch sử.
Kiến Thụy xưa là vùng đất của Bộ Thang Tuyền, một trong 15
bộ của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Đây cũng là vùng đất có
nhiều nhân vật đi vào lịch sử như Trương Nữu, đại tướng quân thời
Phùng Hưng có công chống lại ách đô hộ của nhà Đường;
Tướng Vũ Hải thời nhà Trần có công chống quân Nguyên Mông.
Năm 1469, vua Lê Thánh Tông cắt đất huyện An Lão, lập
huyện Nghi Dương gồm đất của huyện Kiến Thụy, thị xã Đồ Sơn
và quận Kiến An. Năm 1837, vua Minh Mạng lập phủ Kiến Thụy
gồm 3 huyện Nghi Dương, An Lão và An Dương. Thời Pháp
thuộc, huyện Nghi Dương đổi thành phủ Kiến Thụy, thuộc
tỉnh Kiến An. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), bỏ cấp phủ, đổi
làm huyện Kiến Thụy. Ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An
nhập vào thành phố Hải Phòng, huyện Kiến Thụy thuộc thành
phố Hải Phòng, ban đầu gồm 24 xã: Anh Dũng, Bàng La, Đa
Phúc, Đại Đồng, Đại Hà, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Hòa
Nghĩa, Hợp Đức, Hưng Đạo, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân,
Ngọc Hải, Ngũ Đoan, Ngũ Phúc, Tân Phong, Tân Trào, Thanh
Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương, Tú Sơn, Vạn Sơn.


- Ngày 14 tháng 3 năm 1963, tách khu vực Đồ Sơn và 2 xã:
Vạn Sơn, Ngọc Hải để thành lập thị xã Đồ Sơn. Ngày 7 tháng
4 năm 1966, chuyển xã Bàng La về thị xã Đồ Sơn quản lý.


- Ngày 4 tháng 4 năm 1969 sáp nhập huyện Kiến Thụy và
huyện An Lão thành huyện An Thụy.
- Ngày 5 tháng 3 năm 1980, chia tách huyện An Thụy, theo
đó, sáp nhập 21 xã của huyện An Thụy (toàn bộ địa giới huyện
Kiến Thụy cũ) và thị xã Đồ Sơn thành huyện Đồ Sơn.
- Ngày 14 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn Núi Đối, thị
trấn huyện lị huyện Kiến Thụy.
- Ngày 23 tháng 4 năm 1988, thành lập 2 xã Hải Thành và
Tân Thành tại vùng kinh tế mới đường 14.
- Ngày 6 tháng 6 năm 1988, chia tách huyện Đồ Sơn thành
thị xã Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy.
- Ngày 10 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Du Lễ từ một
phần diện tích của xã Kiến Quốc.
- Ngày 12 tháng 9 năm 2007, tách 6 xã: Anh Dũng, Hưng
Đạo, Đa Phúc, Hòa Nghĩa, Hải Thành, Tân Thành để thành lập
quận Dương Kinh và xã Hợp Đức nhập vào thị xã Đồ Sơn để
thành lập quận Đồ Sơn.


Kiến Thụy cũng là đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích
vương triều nhà Mạc với Dương Kinh sầm uất một thời vào thế
kỷ 16. Một số di tích về thành cổ và cung điện của Dương Kinh
cũng mới được phát hiện tại đây tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan.
(bài viết trên Thông Tấn Xã Việt Nam).
Huyện Kiến Thụy vẫn còn giữ được những đình chùa cổ
kính với những phong cách kiến trúc độc đáo. Tiêu biểu là đền
Mõ (xã Ngũ Phúc), thờ Quỳnh Trân công chúa thời Trần, người
có công khai khẩn đất hoang, lập nên làng xã. Chùa Hoà Liễu (xã
Thuận Thiên) thờ đức Thánh mẫu (mẹ) của vua Mạc Đăng
Dung hầu như còn nguyên vẹn, Chùa Thiên Phúc (hay Chùa Trà

Phương) nơi còn lưu giữ rất nhiều bức tượng quý hiếm. Ngoài ra,
nơi đây còn có miếu Cốc thờ Chử Đồng Tử, chùa Khánh Long
thờ Tướng công Phạm Hải thời Hùng Vương thứ 18, đình Ninh
Hải thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Gần 20 năm sau sự kiện ông Kim Ngọc ở Vĩnh Phú khoán
chui, năm 1977 xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy là nơi đầu tiên
trong cả nước thực hiện thành công mô hình khoán ruộng cho
nông dân. Đây chính là khởi đầu cho cơ chế khoán nông nghiệp
trong cả nước. Là bước quyết định chấm dứt thời kỳ đói kém của
đất nước.


- Về địa lí, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, huyện Kiến
Thụy, thành phố Hải Phòng.
- Địa lí
Kiến Thụy là một huyện ven đô nằm về phía Đông Nam
thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng
22 km. Huyện có diện tích tự nhiên 102,56 km², với dân số trên
12,5 vạn người. Phía Bắc và phía Đông giáp các quận Dương
Kinh, Đồ Sơn và Vịnh Bắc bộ, phía Nam giáp huyện Tiên Lãng,
phía Tây giáp quận Kiến An và huyện An Lão. Trên địa bàn
huyện có đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua dài hơn 10 km
và có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng
Ninh đi qua.
Giao thông trên địa bàn huyện rất thuận lợi cho việc giao
lưu với các địa phương khác cả về đường bộ, thủy và đường biển:
- Đường bộ ngoài tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, còn
có các tuyến đường tỉnh và đường huyện như: TL361, TL362, TL363,
TL353, ĐH403, ĐH404, ĐH405.
- Đường sông: sông Văn Úc, sông Đa Độ...

- Kinh tế - xã hội


Từ nền kinh tế thuần nông, với những nỗ lực phát triển nuôi
trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt phát
triển hệ thống giao thông, ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư trên địa
bàn huyện cũng như nâng cao đời sống nhân dân... nông thôn
Kiến Thuỵ đang từng ngày thay da đổi thịt.
Kiến Thụy có 19,68 km bờ biển, 4.500 bãi triều ngập nước,
trong đó có 200 bãi triều cao. Điều kiện môi trường không thuận
lợi cho canh tác lúa, nhưng đặc biệt thích hợp cho hoạt động nuôi
trồng và phát triển thuỷ, hải - đặc sản. Với những thuận lợi ấy,
Kiến Thụy đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế mũi nhọn của huyện. Từ chủ trương đó, huyện đã
triển khai xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp, đây là một trong
năm khu của thành phố, các trại sản xuất và dịch vụ tôm giống
trên diện tích 175 ha sử dụng 100% thức ăn và phương pháp nuôi
trồng công nghiệp. Không những thế, chính quyền địa phương
còn khuyến khích người dân nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước
lợ theo mô hình kinh tế trang trại tạo bước đột phá trong nuôi
trồng thuỷ sản. Hiện nay, Kiến Thụy đã đưa 2.483 ha vào nuôi
trồng thuỷ sản, chiếm 24% diện tích đất canh tác.
Trong chăn nuôi, Kiến Thuỵ đã và đang hình thành các trang
trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Đến nay, toàn huyện có 41 trang
trại chăn nuôi có hiệu quả. Nếu tính cả số hộ gia đình, toàn huyện


có đến 500 - 600 mô hình nuôi 50 - 100 đầu lợn siêu nạc chủ yếu
phục vụ xuất khẩu.
Về trồng trọt cũng có khá nhiều động thái và chuyển biến

tích cực. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt kế
hoạch đầu tư, cơ chế hỗ trợ nông dân huyện vay vốn ưu đãi mua
máy cơ khí phục vụ sản xuất. Ngoài trạm khuyến nông, huyện thí
điểm 2 trung tâm học tập cộng đồng thực hiện nhiệm vụ chuyển
giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phổ biến kiến thức pháp luật,
đồng thời vận động các phong trào, dự định sẽ nhân rộng mô hình
này tới tất cả các xã. Tăng cường cơ khí hóa cải tạo ruộng vườn,
áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, huyện đã từng bước đưa
năng suất lúa lên 8 tấn/ha và hiện nay là 10,7 tấn/ha, đứng hàng
thứ 3 về năng suất lúa của thành phố. Ngoài ra, huyện Kiến Thụy
còn hình thành những vùng nông sản phục vụ xuất khẩu quy mô
nhỏ.
Tuy phát triển cả trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, song
tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP lại giảm xuống còn 33%.
Điều này cho thấy, sự phát triển mạnh của công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Trong ngành công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, Kiến Thuỵ đã hình thành một số ngành công
nghiệp mũi nhọn như sản xuất giày vải xuất khẩu, dệt may xuất
khẩu, nhựa, bao bì và các mặt hàng truyền thống như mây tre đan,


dệt thảm, hàng thủ công mỹ nghệ. Với 74 di tích lịch sử cùng các
lễ hội truyền thống, các danh thắng như núi Đối, núi Trà Phương,
cùng hệ thống giao thông thuận lợi... Kiến Thuỵ có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Hiện nay, huyện đã có kế
hoạch phối hợp cùng các điểm du lịch Đồ Sơn, núi Voi (An Lão),
núi Phù Liễn (Kiến An) thành khu du lịch, nghỉ ngơi liên hoàn.
Đồng thời, huyện đang xúc tiến công tác lập và triển khai một số
dự án như: khôi phục di tích Dương Kinh thuộc vương triều nhà
Mạc, xây dựng công viên Bến Thuyền Đa Độ, đường du lịch sau

núi Đối,...
- Văn hóa, giáo dục
Năm học 2016 -2017, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể.
Ngành giáo dục huyện Kiến Thụy đã thực hiện nghiêm túc Nghị
quyết 29/TW của BCH TW khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục, đào tạo, tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm của năm học, đưa sự nghiệp giáo dục – đào tạo của huyện
tiếp tục phát triển và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Tính đến nay, toàn huyện hiện có 23 trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ I, được UBND thành phố cấp bằng công nhận đạt
43%. Trong đó: bậc mầm non có 5 trường; Tiểu học có 13 trường;
THCS có 5 trường.


Trong năm học qua, huyện cũng đã tập trung chỉ đạo trường
THCS Thụy Hương quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức
độ 1. Đến nay, theo đánh giá đã đạt 97% các tiêu chí theo quy
định. Trường THCS Đại Hợp đang tiếp tục hoàn thiện các hạng
mục công trình phấn đấu chuẩn mức độ 2.
Năm học 2017 – 2018, ngành giáo dục huyện Kiến Thụy
tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: nâng cao chất
lượng giáo dục; tập trung đầu tư các nguồn lực và đảm bảo các
điều kiện về cơ sở vật chất; đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý,
phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh;
phát triển đội ngũ giáo viên một cách toàn diện, đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ chế, chuẩn hóa về trình độ, vững vàng về chuyên
môn nghiệp vụ...
- Khái quát quá trình khảo sát
- Mục đích.

- Làm rõ thực trạng GDYTBVMTB cho học sinh các trường
THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng dựa vào cộng
đồng, qua đó đưa ra các giải pháp phát huy những ưu điểm và
khắc phục những hạn chế.
- Đối tượng.


Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho học
sinh các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
dựa vào cộng đồng.
Khách thể khảo sát: 310 (Cán bộ, giáo viên, công nhân viên,
học sinh và người dân)
- Nội dung và phương pháp.
- Nội dung
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho học sinh các
trường THCS dựa vào cộng đồng.
- Phương pháp
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Luận văn
phân tích và tổng hợp các tài liệu, lí luận liên quan.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận
văn sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức để
sắp xếp phân loại các nghiên cứu về ý thức bảo vệ môi trường
biển tại các trường THCS dựa vào cộng đồng.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Luận văn xây dựng
phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin, số liệu về thực trạng về ý


thức bảo vệ môi trường biển tại các trường THCS, huyện Kiến
Thụy, thành phố Hải Phòng dựa vào cộng đồng.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn nhằm thu thập thông

tin về nhận thức và hành động của cộng đồng trong việc bảo vệ
môi trường biển tại các trường THCS. Đồng thời bổ sung, kiểm
tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua điều tra
bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của cộng
đồng khi tham gia bảo vệ môi trường biển tại các trường THCS
để có thể hiểu rõ hơn vai trò, ảnh hưởng của cộng đồng và tìm ra
biện pháp hiệu quả nhất trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
biển cho học sinh tại các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành
phố Hải Phòng dựa vào cộng đồng.
- Phương pháp chuyên gia: Trực tiếp (làm việc với một số
chuyên gia) hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi) trao đổi những vấn đề
liên quan đến luận văn nghiên cứu: Xin ý kiến về các biện pháp
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho học sinh tại các
trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng dựa vào
cộng đồng.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Tiến
hành sưu tầm, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm giáo dục ý


thức bảo vệ môi trường biển cho học sinh tại các trường THCS,
huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng dựa vào cộng đồng trong
thời gian qua.
- Phương pháp khảo nghiệm: Xin ý kiến đánh giá của các
chuyên gia, các cán bộ, công chức… về mức độ cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển
cho học sinh các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng dựa vào cộng đồng.
-Xử lí kết quả khảo sát.
- Xử lý số liệu thu được bằng thống kê toán học và phân tích

các số liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu
thập, phương pháp này sẽ giúp xác định một cách khách quan về
việc triển khai giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho học
sinh các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
dựa vào cộng đồng.
- Tiến hành tổng hợp kết quả qua phiếu hỏi và tính phần
trăm (%), tính ĐTB theo công thức của 95 phiếu hỏi dành cho
cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức và 215 phiếu hỏi dành
cho học sinh các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng.


- Cụ thể được xử lý như sau: Về tính cần thiết có các mức
độ: Cần thiết: 3 điểm; ít cần thiết: 2 điểm; không cần thiết: 1
điểm. Về tính khả thi có các mức độ: Khả thi: 3 điểm; ít khả thi:
2 điểm; không khả thi: 1 điểm.
- Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc
Spearman:
r 1 

5 D 2
N ( N 2  1)

Với r là hệ số tương quan.
D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh.
N là số các biện pháp quản lý đề xuất.
Và quy ước: + Nếu r ˃ 0 là tương quan thuận.
+ Nếu r ˂ 0 là tương quan nghịch.
+ Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng
chặt chẽ.

+ Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng
lỏng.
- Thực trạng bảo vệ môi trường biển của học sinh ở các
trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.


- Các mục tiêu bảo vệ môi trường biển.
Thực trạng thực hiện các mục tiêu BVMTB của học sinh ở
các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Kết quả
T

Các mục tiêu

T

Tố
t
(3)

1

Nâng cao ý thức bảo vệ

Bình
thườn
g
(2)

Chư

a tốt
(1)

75

91

49

dụng, khai thác nguồn 70

90

55

71

92

52

Duy trì đa dạng môi 69

89

57

môi trường biển.
Nâng cao giá trị sử


2

lợi từ biển.
Phòng ngừa, ngăn chặn
3

và chống các hành vi
gây ô nhiễm môi trường
biển.

4

trường sinh thái biển, duy

X

Th

bậc


trì chất lượng nước.
5

Bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, vẻ đẹp của biển.

72

88


55

Qua bảng, có thể nhận thấy mức độ thực hiện các mục tiêu
BVMTB của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kiến Thụy chưa
cao, ĐTB của việc thực hiện các mục tiêu BVMTB chỉ ở mức từ
2,06 đến 2,12, cụ thể là mục tiêu “Nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường biển” có ĐTB là 2,12 xếp ở vị trí thứ nhất, ở vị trí thứ hai
là “Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi gây ô nhiễm
môi trường biển” với ĐTB là 2,09. Xếp ở vị trí thứ ba và thứ tư
lần lượt là “Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, vẻ đẹp của biển” và
“Nâng cao giá trị sử dụng, khai thác nguồn lợi từ biển” với ĐTB
là 2,08 và 2,07. Đứng ở vị trí cuối cùng trong thực hiện các mục
tiêu BVMTB là “Duy trì đa dạng môi trường sinh thái biển,duy
trì chất lượng nước” với ĐTB là 2,06.Điều này chứng tỏ học sinh
ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kiến Thụy chưa thực sự
quan tâm đến mục tiêu của BVMTB.
- Các nội dung bảo vệ môi trường biển.
Thực trạng thực hiện các nội dung BVMTB của học sinh ở
các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.


Kết quả
Bình
TT

Các nội dung

Tốt thườn
(3)


g
(2)

Chư
a tốt
(1)

Tham gia các hoạt động bảo
vệ môi trường biển, giữ gìn
1

vệ sinh môi trường biển, bảo 71

95

49

65

89

66

làng, khu dân cư thân thiện 61

82

72


85

71

vệ cảnh quan thiên nhiên và
đa dạng sinh học.
2

Bảo vệ, sử dụng hợp lý và
tiết kiệm tài nguyên biển.
Tham gia xây dựng thôn,

3

với MTB.
Tham gia các mô hình tự
4

quản và các hoạt động giữ
gìn vệ sinh MTB của cộng
đồng dân cư.

59

X

Thứ
bậc



Qua bảng có thể khẳng định việc thực hiện các nội dung
BVMTB của học sinh và nhân dân trên địa bàn huyện Kiến Thụy
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Điều này thể hiện ở ĐTB chỉ
đạt ở mức trung bình, từ mức thấp nhất là 1,94 ở nội dung “Tham
gia các mô hình tự quản và các hoạt động giữ gìn vệ sinh MTB
của cộng đồng dân cư” đến mức cao nhất là 2,1 ở nội dung
“Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển, giữ gìn vệ sinh
môi trường biển, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh
học”. Các nội dung “Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên biển” và “Tham gia xây dựng thôn, làng, khu dân cư thân
thiện với MTB” lần lượt ở vị trí thứ ba và thứ tư với ĐT là 1,95 và
2,04. Điều này cho thấy học sinh trên địa bàn huyện Kiến Thụy
chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác
BVMTB.
Nhận thức về các hành vi gây ô nhiễm MTB của học sinh
THCS trên địa bàn huyện Kiến Thụy.
Kết quả
TT Các hành vi gây ô nhiễm
MTB
1

Xả trực tiếp nước thải công
nghiệp chưa qua xử lí xuống

Đúng
206

Băn
khoăn
9


Sai
0


biển.

2

3

4

5

6

7

8

Thu gom rác thải trên các bãi
biển.

Đánh bắt thủy hải sản bằng
chất nổ.

Đánh bắt thủy hải sản bằng
dụng cụ kích điện.


Tham gia chiến dịch ra quân
làm sạch bờ biển.

=95,81% =4,19%

=0%

0

0

215

=0%

=0%

=100%

30

25

=13,95

=11,63

%

%


15

41

=6,98%

=19,07

160
=74,42%

159
=73,95%

%

0

0

215

=0%

=0%

=100%

209


6

0

=97,2%

=2,8%

=0%

12

55

=5,58%

=25,58

Đổ rác sinh hoạt ra bờ biển.

Vứt cành cây, lá cây xuống
biển.

Vận động người khác không

148
=68,84%
0


%
5

210


=2,33%
vứt bỏ rác thải và các vật dụng
khác xuống biển.

9

10

Phá rừng ngập mặn để làm đầm
nuôi thuỷ sản.

Xúi giục, kích động người khác
xả rác thải ra biển.

Mang các vật dụng gia đình cũ,
11

12

Mang xác của gia súc, gia cầm
vứt xuống biển.

Vứt bỏ các loại thủy hải sản
13


=0%

125
=58,14%

139
=64,65%

159

hỏng vứt xuống biển.(Giầy,
dép, quần áo…)

=73,95%

132
=61,39%

169

quá nhỏ sau khi đánh bắt xuống
biển.

=97,67

=78,61%

%
31


59

=14,42

=27,44

%

%

20

56

=9,3%

=26,05
%

10
=4,65%

46
=21,4%

29

54


=13,49

=25,11

%

%

20

26

=9,3%

=12,09
%


14

15

Xả, thải dầu máy đã qua sử
dụng xuống biển.

Vứt vỏ chai lọ, can, hộp đã qua
xử dụng xuống biển.

155
=72,09%


130
=60,46%

35

25

=16,28

=11,63

%

%

21

64

=9,77%

=29,77
%

Qua bảng 2.3, có thể thấy việc nhận thức về các hành vi gây ô
nhiễm MTB của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kiến Thụy vẫn
còn nhiều hạn chế, điều này thể hiện ở các nội dung nhận thức các
hành vi gây ô nhiễm MTB 3, 4, 7, 9, 10, 11, 12,13,14,15 có kết quả
thấp, đặc biệt là ở nội dung 9 và 15 có tỉ lệ nhận thức sai lên tới

27,44% và 29,77%. Khi được hỏi “Tại sao vứt vỏ chai lọ, can, hộp
xuống biển lại không phải là hành vi gây ô nhiễm MTB?”, học sinh
Trần Thị H cho biết “Vỏ chai lọ, can, hộp rất khó phân hủy nên
không ảnh hưởng gì đến MTB”. Điều này chứng tỏ một bộ phận học
sinh vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ được đâu là những hành vi
gây ô nhiễm MTB, dẫn đến có thái độ, hành động chưa thân thiện
với MTB.
- Các hình thức tổ chức bảo vệ môi trường biển.


Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức BVMTB của học
sinh ở các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng.
Kết quả
Bình
TT

Các hình thức tổ chức

Tốt thườn
(3)

g
(2)

Chư

X

bậc


a tốt
(1)

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng,
tư vấn kiến thức, kĩ năng bảo
1

vệ môi trường biển thông qua
các buổi sinh hoạt chuyên đề,

67

79

69

1,99

71

90

54

2,08

diễn đàn, các hoạt động ngoại
khóa.
Tổ chức tuyên truyền ý thức

2

bảo vệ môi trường biển
thông qua các buổi phát
thanh măng non.

3

Tổ chức các hành động thiết
thực tham gia bảo vệ môi

Thứ


trường biển, thành lập các 61

84

70

1,96

61

77

77

1,93


73

81

60

2,05

CLB BVMTB.
Xây dựng các chuẩn mực,
4

hình thành ý thức, lối nghĩ,
cách làm, hành vi ứng xử thân
thiện với môi trường biển.
Vận động, nhắc nhở bạn bè

5

không làm những hành động
vi phạm về bảo vệ môi
trường biển.

Theo số liệu thống kê ở bảng , có thể thấy việc thực hiện các
hình thức tổ chức BVMTB của học sinh ở các trường THCS trên
địa bàn huyện Kiến Thụy cũng chỉ đạt mức độ trung bình. Đứng
vị trí thứ nhất chỉ có ĐTB là 2,05 ở hình thức “Tổ chức tuyên
truyền ý thức bảo vệ môi trường biển thông qua các buổi phát
thanh măng non”. Đứng vị trí thứ 2, 3 và 4 lần lượt là các hình
thức “Vận động, nhắc nhở bạn bè không làm những hành động vi

phạm về bảo vệ môi trường biển”,“Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng,
tư vấn kiến thức, kĩ năng bảo vệ môi trường biển thông qua các
buổi sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, các hoạt động ngoại
khóa”,“Tổ chức các hành động thiết thực tham gia bảo vệ môi


trường biển, thành lập các CLB BVMTB” với ĐTB là 2,05, 1,99
và 1,96. Ở vị trí cuối cùng là hình thức “Xây dựng các chuẩn
mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân
thiện với môi trường biển” với ĐTB là 1,93. Các số liệu trên thể
hiện việc học sinh ở các trường THCS tham gia thực hiện các
hình thức tổ chức BVMTB chưa thực sự nhiệt tình, chưa có thái
độ thân thiện với môi trường biển.
- Các phương pháp bảo vệ môi trường biển.
Thực trạng thực hiện các phương phápBVMTB trên địa bàn
huyện Kiến Thụy.
Kết quả

TT

Các phương pháp

Tố
t
(3)

Bình
thườn
g
(2)


Chư

X

bậc

a tốt
(1)

Thông qua các buổi tọa đàm
1

để học sinh tự tập huấn, bồi
dưỡng, tư vấn kiến thức, kĩ
năng bảo vệ môi trường biển.

67

82

66

Thứ

2,02


Tổ chức tuyên truyền ý thức
bảo vệ môi trường biển

2

thông qua các buổi phát
thanh măng non của trường,

71

94

50

2,1

hệ thống loa phát thanh của
thôn, xã.
Vận động tổ chức các chiến
3

1,94

dịch ra quân làm sạch môi
61

80

74

65

79


71

1,97

gia các hoạt động bảo vệ 71

75

69

2,01

trường biển.
Khuyến khích trực tiếp bạn
4

bè, người thân tham gia các
hoạt động bảo vệ môi
trường biển.
Vận động cộng đồng tham

5

môi trường biển.
Qua bảng ta có thể nhận thấy việc thực hiện các phương
phápBVMTB trên địa bàn huyện Kiến Thụy vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Theo số liệu thống kê,
ĐTB cao nhất là 2,1 ở phương pháp “Tổ chức tuyên truyền ý thức



bảo vệ môi trường biển thông qua các buổi phát thanh măng non
của trường, hệ thống loa phát thanh của xã”. Ở vị trí thứ 2 và 3
lần lượt là các phương pháp “Thông qua các buổi tọa đàm để học
sinh tự tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn kiến thức, kĩ năng bảo vệ môi
trường biển” và “Vận động cộng đồng tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường biển”. Xếp ở vị trí thứ 4 là phương pháp
“Khuyến khích trực tiếp bạn bè, người thân tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường biển” với ĐTB là 1,97. Ở vị trí cuối cùng
là phương pháp “Vận động tổ chức các chiến dịch ra quân làm
sạch môi trường biển” với ĐTB là 1,94. Như vậy, với ĐTB chỉ từ
1,94 đến 2,1 ta một lần nữa có thể khẳng định việc thực hiện các
phương phápBVMTB trên địa bàn huyện Kiến Thụy vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa thực sự được chú trọng.
- Hoạt động của cộng đồng trong bảo vệ môi trường biển
ở các trường THCS, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Thực trạng thực hiện các hoạt động của cộng đồng trong công
tác BVMTB trên địa bàn huyện Kiến Thụy.
T

Các hoạt động của cộng

T

đồng

Kết quả
Tốt
(3)


Bình

Chư

thườn

a tốt

X

Thứ
bậc


×