Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG bảo vệ môi TRƯỜNG ở các LÀNG NGHỀ TRÊN địa bàn HUYỆN THƯỜNG tín, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.06 KB, 79 trang )

THỰC TRẠNGHUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


- Đặc điểm về các lực lượng cộng đồng bảo vệ môi
trường ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín,
Thành phố Hà Nội.
- Khái quát về làng nghề huyện Thường Tín, Thành
phố Hà Nội
Nông thôn Việt Nam đã tồn tại những làng nghề truyền
thống có bề dày lịch sử hàng trăm năm, và với nhiều loại sản
phẩm nổi tiếng bởi tính độc đáo và độ tinh xảo cao. Làng
nghề truyền thống và sản phẩm của nó tạo nên bản sắc riêng,
do vậy việc giữ gìn, kế thừa, hiện đại hóa ngành nghề truyền
thống có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong
lịch sử lâu dài, trong hiện tại cũng như trong tương lai các
làng nghề truyền thống có vai trò hết sức quan trọng đối với
đời sống kinh tế của nông thôn. Nó có ý nghĩa đặc biệt đối với
sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa_ hiện đại hóa đất nước. Các làng
nghề truyền thống đã thu hút được một khối lượng lớn lao
động cho xã hội, góp phần tích cực vào việc giải quyết tình
trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động.
Thường Tín là một huyện nằm ở phía nam của thành phố


Hà Nội, Việt Nam. Thường tín nguyên là một phủ thuộc trấn
Sơn Nam thời Lê đến thời nhà Nguyễn, một phủ thuộc tỉnh
Hà đông, là một huyện của tỉnh Hà Tây trước đây.Phía đông
giáp các xã Mễ Sở, Thắng Lợi huyện Văn Giang và giáp các


xã Tân Châu, Tứ Dân, Hàm Tử, Dạ Trạch, Bình Minh, huyện
Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là
sông Hồng; Phía nam giáp huyện Phú Xuyên; Phía tây giáp
huyện Thanh Oai, ngăn cách bởi sông Nhuệ; Phía bắc giáp
huyện Thanh Trì. Có diện tích là127,59 km2, dân số 240.000
người và đa số là dân tộc Kinh. Huyện Thường Tín có 01 thị
trấn huyện lị và 28 xã:Thị trấn Thường Tín; Chương Dương;
Dũng Tiến; Duyên Thái; Hà Hồi; Hiền Giang; Hòa Bình;
Khánh Hà; Hồng Vân; Lê Lợi; Liên Phương; Minh
Cường;Nghiêm Xuyên; Nguyễn Trãi; Nhị Khê; Ninh Sở; Quất
Động; Tân Minh; Thắng Lợi; Thống Nhất; Thư Phú; Tiền
Phong; Tô Hiệu; Tự Nhiên; Vạn Điểm; Văn Bình; Văn Phú;
Văn Tự; Vân Tảo.
Thường Tín có hệ thống đường giao thông thuận lợi với
hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km
và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn
Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ); chạy ngang huyện


là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La
(Hồng Vân)qua cầu vượt Khê Hồi đến TT Thường Tín sang
phía tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ)từ Thị trấn Phú Minh
(Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến Ngã 3 Đỗ Xá
giao với quốc lộ 1A cũ. Trên Huyện có tuyến đường sắt Bắc
Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía.
Đường thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn
Điểm. Qua sông đi Tứ Dân, Khoái Châu, Phố Nối và Thành
phố Hưng Yên.
Huyện có 126 làng cổ, hiện thời được phân thành 169
thôn, cụm dân cư, tổ dân phố tại 28 xã và 1 thị trấn. Được

thừa hưởng truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc của vùng ven
đô. Trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, vùng đất
này có nhiều dấu ấn đi vào lịch sử.
Huyện đã có nhiều di chỉ khảo cổ học của thời ký đồ đá
mới, thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Tình cờ, trong quá trình sản
xuất người dân xã Thắng Lợi đã tìm được những hiện vật gồm
21 rìu đá được chế tác khá tinh xảo trong một ngôi mộ bên
dòng sông Kim Ngưu. Cách đó 3 km, họ đào được nhiều mộ
thuyền tương tự như các hiện vật tại di chỉ xã Châu Can
huyện Phú Xuyên chứa đựng các đồ tùy táng bằng đồng: mũ,


lá chắn, giáo, tên... Tất cả đã được Bảo tàng tỉnh đưa về bảo
quản và trưng bày.
Nhiều địa danh đã được sử sách ghi lại như Chương
Dương Độ, diễn ra trận chiến 1285 của nhà Trần dẫn đến
chiến thắng cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà
Nguyên. Hà Hồi nơi mở màn chiến thắng giặc Mãn Thanh của
vua Quang Trung trên đường tiến đánh thành Thăng Long.
Huyện là vùng đất khoa bảng, trong danh sách ghi tên
những người đỗ tiến sĩ qua các triều đại phong kiến, Thường
Tín là huyện đứng ở tốp đầu về con số đăng khoa (gần 70
người). Nhiều dòng họ, nhiều gia đình nối đời đỗ đạt, điển
hình là họ Vũ làng Ba Lăng xã Dũng Tiến được coi là đất học
với nhiều người học rộng tài cao. Họ Từ ở làng Khê Hồi xã
Hà Hồi được gọi là "Họ Tiến sĩ" vì có đông người đỗ khoa
bảng. Tiêu biểu là Gia đình Nguyễn Phi Khanh làng Nhị Khê,
cả cha và con đều đỗ Thái Học Sinh năm 1400 (tương đương
Tiến sĩ). Sau này Nguyễn Trãi với tài văn võ song toàn đã có
công lớn trong việc giúp Lê Lợi đánh thắng nhà Minh. Sáu

trăm năm sau ngày sinh Nguyễn Trãi được UNESCO đưa vào
danh sách những nhân vật kiệt xuất nhất của lịch sử nhân loại
là Danh nhân văn hoá thế giới.


Thường Tín là huyện thuộc châu thổ sông Hồng, nằm ở
phía nam thủ đô Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng với rất nhiều làng
nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như: Tiện Nhị Khê, thêu
Quất Động, sơn mài Duyên Thái, điêu khắc Nhân Hiền, bông
len Trát Cầu… Từ năm 1986, chuyển sang nền kinh tế thị
trường với cơ chế phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, các làng truyền thống dần dần được hồi sinh. Nhiều
làng trở thành làng nghề mới như: làng nghề mộc Vạn Điểm,
bông len Trát Cầu, thêu ren Thắng Lợi, Dũng Tiến…. Hiện
nay, Thường Tín có 126 làng nghề (làng cổ) trong đó đã có 46
làng nghề được UBND tỉnh Hà Tây và UBND thành phố Hà
Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Các làng nghề đã
tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng khả năng thu
nhập cho người dân vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách
giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội
huyện Thường Tín Hà Nội
Chúng tôi tiến hành tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế
xã hội huyện Thường Tín, Hà Nội bằng việc nghiên cứu
những văn bản và nghị quyết của huyện ủy. Trong năm 2017,


Thường Tín đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội.
Năm 2017 có ý nghĩa quan trọng, là năm thứ hai thực hiện

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI
Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XXIII. Dưới sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của
Thành phố, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền từ huyện tới cơ sở,
nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu thi đua thực hiện
hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2017.
Nhìn lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội của
huyện năm qua, có nhiều điểm nhấn và ngày càng khởi sắc rõ
nét hơn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các chỉ tiêu
chủ yếu trong năm đều tăng hơn so với năm 2016: Sản xuất
công nghiệp - xây dựng, ước tính 14.112 tỷ đồng, đạt 100%
kế hoạch; các ngành nghề truyền thống tiếp tục được quan
tâm tạo điều kiện phát triển. Thực hiện Nghị quyết số 03/NQHU ngày 18/10/2016 của Huyện ủy, về việc tập trung phát
triển nghề thủ công truyền thống, đầu tư xây dựng cụm công
nghiệp trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016 - 2020, UBND
huyện đã phê duyệt, triển khai hỗ trợ 124 lớp khuyến công
cho khoảng trên 5.000 lao động, nhằm nâng cao tay nghề, sản
xuất ra sản phẩm có chất lượng, tăng năng suất lao động, đổi


mới mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Các làng
nghề trong huyện giải quyết việc làm cho khoảng 31.000 lao
động. Trong năm 2017, lần đầu huyện tổ chức hội nghị gặp
mặt đối thoại giữa lãnh đạo huyện với 400 doanh nghiệp đại
diện cho trên 1.200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để tháo
gỡ những rào cản, khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển.
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo,
UBND huyện và các xã đã chủ động xây dựng kế hoạch sản
xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, chọn các loại

cây có năng suất chất lượng tốt, tập trung chỉ đạo gieo trồng
trong khung thời vụ tốt nhất, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chủ
động nước tưới tiêu nên kết quả sản xuất đạt khá cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Tổng diện tích gieo trồng các
loại cây cả năm, đạt 10.026ha. Huyện đã trích nguồn ngân
sách 3,64 tỷ đồng để hỗ trợ giá giống và vật tư nông nghiệp
cho nông dân. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, năng suất lúa bình quân cả
năm đạt 59,8 tạ/ha; quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh
tập trung như: vùng sản xuất rau, khu chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư, nuôi trồng thủy sản, vùng cây ăn quả. Tổng giá trị


sản xuất nông, lâm, thủy sản ước 1.473 tỷ đồng.
Thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển, các loại hàng
hoá đa dạng, phong phú, giá cả một số mặt hàng ổn định, một
số chợ nông thôn và khu tập trung dân cư được đầu tư nâng
cấp đã tạo cảnh quan sạch đẹp, là nơi giao lưu hàng hoá, góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển, hoạt động du lịch đã từng
bước gắn với quy hoạch phát triển các làng nghề và các di tích
lịch sử văn hoá. Năm 2017, tổng giá trị thương mại dịch vụ
ước, đạt 7.815 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 15% so với
năm 2016.
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục đáp ứng
yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Huyện đã thực
hiện 33 dự án chuyển tiếp và được Thành phố giao 30 dự án,
với tổng mức đầu tư 250,5 tỷ đồng, giá trị giải ngân đạt 95%;
Thẩm định và điều chỉnh bổ sung 198 công trình xây dựng cơ
bản, với tổng kinh phí đầu tư 887,64 tỷ đồng, do đó bộ mặt
nông nghiệp nông thôn ngày càng khởi sắc, hoàn thành chỉ tiêu

04 xã về đích nông thôn mới, nâng tổng số toàn huyện có
19/28 xã đạt nông thôn mới. Đến nay, huyện Thường Tín cơ
bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đất đai,


thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ triển
khai các dự án đầu tư xây dựng.
Cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh
tế, việc chăm lo đời sống cho đối tượng cho đối tượng chính
sách, hộ nghèo được quan tâm, các chế độ chính sách ưu đãi
gia đình người công với nước, bảo trợ xã hội được thực hiện
đầy đủ, kịp thời, huyện đã hỗ trợ kinh phí xây mới và sửa chữa
429 căn nhà cho người có công với nước nhân kỷ niệm 70 năm
Ngày thương binh liệt sỹ. Năm 2017 toàn huyện giảm được
661 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2,77%. Sự nghiệp giáo
dục đào tạo được quan tâm chăm lo, cùng với phong trào thi
đua 2 tốt, nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục
huyện tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04/NQ-HU ngày
12/12/2016 của Ban thường vụ Huyện ủy về “đẩy mạnh công
tác nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Thường
Tín, giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”, trong
năm có 07 trường đạt chuẩn Quốc gia, vượt 175% kế hoạch.
Hoạt động văn hoá thông tin có nhiều chuyển biến tích cực,
duy trì thường xuyên cuộc vận động xây dựng gia đình văn
hoá, làng, cơ quan, đơn vị văn hoá, thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, hiện có 08 xã đạt


chuẩn văn hóa nông thôn mới. Lĩnh vực y tế, dân số được quan

tâm chỉ đạo. Công tác cải cách hành chính và xây dựng chính
quyền được triển khai thực hiện có hiệu quả, theo đúng nội
dung chủ đề “Năm kỷ cương hành chính 2017”. Thực hiện tốt
công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Với
những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã hội năm
2017, đó là cơ sở vững chắc để huyện Thường Tín tiếp tục
thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2018.
Theo số liệu của tổng cục thống kê thành phố Hà Nội,
theo Nghị quyết, các chỉ tiêu chủ yếu được thành phố đề ra cho
năm 2018 là: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
tăng 7,3% - 7,8%; tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội tăng 10,5% 11%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 7,5%
- 8%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch ở khu vực thành thị đạt
100%, khu vực nông thôn là 55%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế
85,3%; tăng thêm 26 xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn
mới; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong
ngày ở khu vực đô thị đạt 98%, khu vực nông thôn đạt 88%;
giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước 0,1%; tăng thêm 80
trường công lập đạt chuẩn quốc gia... Một số kết quả chủ yếu


trên địa bàn thành phốHà Nội tháng 01 năm 2018 đã có những
dấu hiệu chuyển biến tích cực, lạc quan, các chỉ số kinh tế duy
trì được mức tăng trưởng khá: Chỉ số sản xuất công nghiệptăng
14,7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện từ
nguồn vốn ngân sách đạt 2.276 tỷtăng 29% so với cùng kỳ năm
2017. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tăng 16,9% so cùng kỳ năm trước; trị giá xuất khẩu tăng 24%
so với cùng kỳ; trị giá nhập khẩu tăng 39,2% so với cùng
kỳnăm 2017. Tính cho đến tháng 2 năm 2018, đã có những dấu

hiệu chuyển biến tích cực, lạc quan, các chỉ số kinh tế duy trì
được mức tăng trưởng khá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng
9,9% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn
vốn ngân sách đạt 3.493 tỷ tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng
17,7% so cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu tăng 25,1%
so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu tăng 23,8% so với cùng
kỳ năm 2017. Tổng hết quý 01 năm 2018,Tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) tăng 6,98% so cùng kỳ; chỉ số sản xuất công
nghiệp (IIP) tăng 8,5%; Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng
9,5%; Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
xã hội tăng 12,4%; Kim ngạch xuất khẩu tăng 17%; Thu ngân


sách tăng 17,4%; Sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho gieo trồng
vụ Xuân, chỉ số giá tiêu dùng vẫn ổn định, không xảy ra tình
trạng thiếu hàng, sốt giá trong dịp Tết.
Năm 2018 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh
dấu 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày
25/9/2008 của Quốc hội khóa 12 về việc điều chỉnh địa giới
hành chính thành phố Hà Nội; năm đánh giá giữa nhiệm kỳ
việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố
nói chung và huyện Thường Tín nói riêng; năm bản lề thực
hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 20162020.
-Khái quát về các lực lượng cộng đồng bảo vệ môi
trường tại huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội
- Các hộ gia đình làng nghề kinh doanh sản phẩm mỹ
nghệ từ da_ sừng động vật ở Thụy Ưng - Làng nghề làng
nghề Sơn Mài Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội.
Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra đến cộng

đồng khu dân cư người dân sinh sống ở hộ gia đình khác nhau
ở hai xã. Với mục đích muốn tìm hiểu những thông tin khái
quát nhất về cộng động dân cư làng nghề huyện Thường Tín,


Hà Nội. Đối với nghề da – sừng chúng tôi điều tra 540 hộ gia
đình trong đó có 95 hộ gia đình làm nghề. Đối với nghề Sơn
Mài chúng tôi điều tra 400 hộ gia đình trong đó có 240 hộ gia
đình làm nghề Sơn Mài. Kết quả cụ thể như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình làm nghề

Đặc điểm hộ gia đình

Da – sừng

Sơn Mài

Thụy Ứng

Hạ Thái

SL

%

SL

%

Làm nghề


95

17.6

240

60

Không làm nghề

445

82.4

160

40

Tổng số

540

100

400

100

Nhận xét:

Tổng số có 95 hộ gia đình có sản xuất (95/540) chiếm
17,6%. Có 100% hộ gia đình có sản xuất da-sừng được điều
tra.
Tổng có 240 hộ gia đình có sản xuất (240/400) chiếm 60


%. Có 100% hộ gia đình có sản xuất Sơn mài được điều tra.
- Cộng đồng khu dân cư
* Đặc điểm hộ gia đình được nghiên cứu: Chúng tôi tiến
hành sàng lọc phiếu kết hợp với chi hội phụ nữ tổng hợp dân
số trong từng hộ gia đình. Trung bình mỗi hộ gia đình có 4
thành viên. Như vậy, ở Thụy ứng có 95 hộ gia đình tương ứng
với 380 người; ở Hạ Thái có 240 hộ gia đình với 960 người
được điều tra.
- Phân bố độ tuổi trong tổng quần thể nghiên cứu
Thụy Ưng

Sơn mài – Hạ Thái

Nhóm tuổi
SL: người %

SL: người

%

≤ 15

91


23,9

230

24

16 - 59

252

66.3

512

53.3

≥ 60

37

9.7

218

22.7

Tổng

95 = 380


100

240 = 960

100

Nhận xét:


Ở Thụy Ưng, dân số trong độ tuổi dưới 15 có 91 người
chiếm 23,9%; dân số trong độtuổi từ 16 đến 59 có 252 người
chiếm 66,3% và nhóm tuổi trên 60 có37người chiếm 9.7 %.
Ở Hạ Thái, dân số trong độ tuổi dưới 15 có 230 người
chiếm 24 % dân số trong độ tuổi từ 16 – 59 có 512 người
chiếm 53.3 % và nhóm tuổi trên 60 có22.7%.
Như vậy, nhìn vào con số có thể thấy cả hai làng đều có
số lượng người trong độ tuổi lao động rất lớn. Với kết cấu dân
số trẻ, đây là điều kiện thuận lợi để làng nghề phát triển bởi
nguồn lực dồi dào và tập trung.
* Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng điều tra
Đặc điểm nghề nghiệp của cộng đồng dân cư ở Làng nghề
Thụy Ưng

Hạ Thái

Đặc điểm
SL: người

Nghề


%

SL: người

%

Nông dân

40

10,5

42

4,3

Công nhân

0

0

0

0

328

86,3


864

90

Thợ

làng


nghiệ
p

nghề
NV

hành

chính
Nghề khác
Tổng cộng

0

0

0

0

12


3,2

54

5,6

380

100

960

100

Nhận xét:
Ở Thụy Ứng, phân bố nghề nghiệp bao gồm nghề thủ
công/thợ làng nghềlà 86,3%; nông nghiệp chiếm 10,5%; nghề
khác chiếm 19,5% và đặc biệt là không có ai làm nhân viên
hành chính.
Ở Hạ Thái, phân bố nghề nghiệp chính của người dân
bao gồm nghề thủ công/ thợ làng nghề là 90%, người nông
dân chiếm 4,3 %, nghề khác chiếm 5,6% và đặc biệt là không
có ai làm nhân viên hành chính.
Như vậy, có thể nói gần như nhà nhà người người đều
chọn thợ làm nghề là chủ yếu. Lựa chọn công việc của chính
làng nghề mình trở thành nguồn thu nhập chính, công việc


chính. Đây cũng là ý thức giữ lấy truyền thống nghề của làng

bản cha ông, đồng thời cũng là phương tiện gia truyền kiếm
sống làm giàu để góp phần xây dựng quê hương phát triển
kinh tế văn hóa xã hội. Hay nói cách khác nghề làm da – sừng
và nghề làm sơn mài là hai nghề chủ đạo của người dân nơi
đây.
* Trình độ học vấn và tình trạng kinh tế của người dân
làng nghề


- Trình độ học vấn và tình trạng kinh tế của người dân Làng
nghề
Thụy ứng

Hạ thái

Đặc điểm
SL: người%
Trình

SL: người %

Tiểu học

70

18,4

54

5,6


độ

THCS

188

49,4

300

31,25

học

THPT

106

28

520

54,1

vấn

TC, CĐ, ĐH

16


4,2

86

9,05

Tổng

380

100

960

100

16

4,2

90

9,3

Tình
trạng

Nghèo/


cận

nghèo

kinh

Trung bình

288

75,8

223

23,2

tế

Khá/ giàu

60

15,8

545

57

Không biết


16

4,2

102

10.5

Tổng

380

100

960

100


Nhận xét:
Ở làng Thụy Ứng, Tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn
trung học cơ sở chiếm đa số 49,4%, số người dân học THPT
chiếm 28%. Tiểu học chiếm 18,4 % và trình độ Trung cấp Cao
đẳng Đại học rất ít 4,2 %. Những con số này cho thấy, người
dân nơi đây trình độ văn hóa 12/12 còn ít; Trình độ cơ bản là
tốt nghiệp THCS còn chưa qua 50% cũng là nguyên nhân
khiến cho người dân nơi đây thiếu đi những điều kiện và cơ
hội để có thể xin việc và đi làm. Kết quả là có tới 328 (86,3%)
người dân gắn bó với nghề truyền thống của làng nghề, tình
trạng kinh tế có 288 (75,8%) ở mức trung bình. Có 15,8 %

người dân có mức thu nhập khá, kinh tế ổn định. Quan trọng
nhất là vẫn còn 4,2 % người dân chưa thoát ghèo.
Ở làng Hạ Thái, tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn
12/12 (tốt nghiệp THPT) cao hơn hẳn so với làng Thụy Ứng,
chiếm 54,1 %, trình độ trung cấp, cao đẳng, Đại học cũng cao
gấp đôi so với làng Thụy Ứng là 9,05. So với mặt bằng chung
thì đây thực sự là một điểm mạnh để người dân có thêm cơ
hội thoát nghèo. Trình độ nhận thức của người dân được nâng
cao, giao tiếp tự tin và có tầm làm ăn kinh tế lớn. Đây chính là
động lực để giúp cho người dân làng Hà Thái bảo tồn phát


huy mạnh ưu thế làng nghề truyền thống của mình. Tình hình
kinh tế ở làng sơn mài cũng có nhiều khởi sắc. Có 57% đã
thực sự thoát nghèo và ổn định kinh tế thu nhập đạt mức khá
giàu; mức kinh tế trung bình là 23,2 và cận nghèo chiếm 9,3.
Đánh giá chung: Qua điều tra và tổng kết số liệu, chúng
ta nhận thấy cả hai làng nghề đều tập trung gần như tối đa
nhân lực cho công việc làm thợ nghề. Lấy việc phát triển làng
nghề là thu nhập chính cho các hộ gia đình góp phần thúc đẩy
kinh tế của huyện Thường Tín nói chung. Tuy nhiên, làng
nghề sơn mài ở Hà Thái có ưu thế về nhân lực hơn so với làng
nghề Thụy Ứng cả về số lượng lẫn chất lượng. Mức độ thu
nhập kinh tế ở cả hai làng không đồng đều và vẫn còn có vài
hộ gia đình chưa thoát nghèo. Đời sống cộng đồng lành mạnh
hài hòa và bình dị.
- Thực trạng bảo vệ môi trường ở các làng nghề trên
địa bàn huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội
- Hoạt động nghề trên địa bàn huyện Thường Tín,
Thành phố Hà Nội

- Một số đặc điểm sản xuất da – sừng ở làng Thụy Ứng,
xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội


Làng Thụy Ứng, xã Hòa Bình huyện Thường Tín là làng
nghề thủ công nổi tiếng với chế biến da và sừng. Làng nghề ra
đời khoảng hơn 400 năm naytrải qua bao thăng trầm nhưng
làng nghề vẫn tồn tại và phát triển tạo việc làmvà tăng thu
nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Ngoài việc tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình làng nghề da-sừng
còn một số tồn tại sản xuất theo kinh nghiệm, thiếu cơ sở hạ
tầng, sản xuất mang tính thủ công hộ gia đình. Làng nghề dasừng sản xuất với quy mô nhỏ mang tính hộ gia đình, chủ yếu
sử dụng lao động phổ thông với những biện pháp xử lý thủ
công, chưa áp dụng các trang thiết bị máy móc và sản xuất,
các hộ gia đình sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu rẻ tiền và
không quan tâm đến việc xử lý chất thải. Chất thải trong sản
xuất da sừng xả trực tiếp ra môi trường xung quanh như ao
hồ, sông ngòi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân nơi đây cụ thể:
- Sản xuất da: Người dân mua da trâu, da bò từ các lò
mổ về cho vào kho ướp muối, trong quá trình ướp các chất
hữu cơ da, lông phân hủy kết hợp với muối, nước rỉ và chất
thải được xả thẳng ra môi trường xung quanh (ao, hồ, kênh
mương).


- Sản xuất sừng: Các hộ gia đình mua sừng trâu, sừng bò
từ lò mổ trâu bò về, sau đó lấy tủy sừng bỏ đi, luộc trong dầu
ăn, tiếp theo họ mang những chiếc sừng đã luộc đi ép thủy lực
cho sản phẩm sừng thẳng ra và làm ra các sản phẩm như lược,

đĩa, bát... và các đồ trang trí.
Trong quá trình làm sừng cũng như làm da các chất hữu
cơ từ tủy xương phân hủy và dầu ăn không được xử lý qua bất
kì một khâu trung gian nào mà xả thẳng ra môi trường qua các
cống rãnh hoặc đổ trực tiếp ra kênh, mương thoát nước,
mương thủy lợi gây ô nhiễm môi trường.
-Một số đặc điểm nghề làng nghề Sơn Mài Hạ Thái,
Thường Tín, Hà Nội
Tại làng nghề sơn mài Hạ Thái ô nhiễm chính chủ yếu
khuếch tán trong không khí. Trong các công đoạn sản xuất thợ
thủ công sử dụng sơn, chất dung môi, sấy không đảm bảo quy
trình sử lý ô nhiễm đã bay vào không trung gây mùi khó chịu
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng chủ yếu là các
bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng, viêm phế quản
ngoài ra còn có khả năng mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác
(giảm trí nhớ, giảm thị lực, ung thư…). Tiếp đó là gây ảnh


hướng đến môi trường nước (cá trong ao làng bị nhiễm độc
không ăn được), môi trường đất…
* Quy trình sản xuất sơn màigây ô nhiễm:
-Bó hom vóc: dùng đất phù sa (hoặc bột đá) trộn sơn
cùng giấy bán rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ.
- Trang tí: khi có được tấm vóc người sản xuất phải làm
các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm
như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng bạc ... sau đó phủ sơn rồi lại
mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
- Mài và đánh bóng: Có một số thứ để mài và đánh bóng
như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà …
* Các nguồn gây tác động:

- Bụi: phát sinh trong quá trình mài và phun sơn.
- Nước thải: phát sinh trong quá trình làm đất phù sa,
pha sơn.
- Chất hóa học: có trong dung môi, các chất liệu để tạo
màu, các loại sơn phát tán trong quá trình pha trộn, phun sơn.
- Tiếng ồn: do vận hành máy móc, và quá trình làm sản


phẩm sơn mài.
Có thể nói làng nghề sơn mài Hạ Thái đã đứng trước
tình trạng ô nhiễm môi trường từ 5 năm trở lại đây, kể từ khi
các hộ làm sơn mài chuyển sang sử dụng một loại sơn mới
được nhập từ nước ngoài có pha dung môi bay hơi thay cho
sơn nội với hy vọng giảm thời gian và chi phí sản xuất. Sự
thay đổi này có thể có lợi cho các hộ sản xuất song lại khiến
cho môi trường ngày càng bị suy thoái. Theo thông tin từ Hội
Bảo vệ môi trường công nghiệp cho biết, nồng độ hơi xăng và
dung môi hữu cơ đo được tại các xưởng sản xuất cao gấp 10 –
15 lần so với tiêu chuẩn quy định của Việt Nam. Nồng độ các
chất thải rắn lơ lửng, chất hữu cơ trong nước cũng cao hơn
mức bình thường cho phép. Điều nguy hiểm hơn là trong
thành phần của dung môi pha sơn có các chất gây ung thư,
giảm trí nhớ, giảm thị lực và đặc biệt là các bệnh liên quan
đến đường hô hấp.
- Thực Trạng ô môi trường làng nghề trên địa bàn
huyện Thường Tín, Hà Nội
Để tiến hành tìm hiểu thực trạng môi trường làng nghề
trên địa bàn huyện Thường Tín Hà Nội. Chúng tôi tiến hành



×