Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các
trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Nguyễn Tiến Duyên
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05
Người hướng dẫn : TS. Dương Hoàng Yến
Năm bảo vệ: 2013
115 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung
học cơ sở (THCS). Phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội và xác định nguyên nhân của thực
trạng đó. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS nhằm
nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THCS.
Keywords.Quản lý giáo dục; Hoạt động dạy học; Trung học cơ sở
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục với vai trò là yếu tố cơ bản để phát triển con người. Có thể khẳng định
rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển kinh tế, văn hoá nào. Chính
nhờ giáo dục mà các di sản tư tưởng và kỹ thuật của thế hệ trước được truyền lại cho
thế hệ sau, các di sản này được tích luỹ ngày càng phong phú làm cho xã hội phát
triển. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo
dục phải có sự đổi mới, trong đó tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học ở
trường THCS đảm bảo nâng cao chất lượng dạy-học và giáo dục toàn diện.
Kết luận hội nghị TW2 – Khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ GD & ĐT, phát huy nguồn lực
con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững”.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định :” Đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục,đào tạo,GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí,phát triển nguồn
nhân lực,bồi dưỡng nhân tài,góp phần quan trọng,phát triển đất nước,xây dựng văn
hóa con người việt nam.Phát triển GD&ĐT cùng với khoa học là quốc sách hàng
đầu;đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 với mục tiêu tổng quát đến năm 2020:
“Nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế chất lượng giáo dục được nâng cao một
cách toàn diện”
Đổi mới giáo dục chất lượng và toàn diện, quản lý hoạt động dạy đã đáp ứng yêu
cầu đổi mới, phát triển của thành phố Hà Nội nói chung cũng như huyện Chương Mỹ
nói riêng. Nhìn chung, chất lượng giáo dục THCS ở huyện Chương Mỹ đã có tiến bộ,
tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, đáng quan tâm nhất là chất lượng, hiệu quả giáo
dục trong đó có chất lượng dạy học. Mặt khác đội ngũ CBQL còn nhiều hạn chế, công
tác quản lý chưa bài bản vì phần lớn chưa qua đào tạo nên trong công tác quản lý còn
nhiều lúng túng và bất cập mà chất lượng dạy học phụ thuộc rất nhiều vào công tác
quản lý hoạt động dạy học. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản
lý hoạt động dạy học hữu hiệu, toàn diện và mang tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng dạy học của GV là việc làm rất cần thiết. Trong khi đó các nghiên cứu này chưa
được đề cập tới ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”
được lựa chọn nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý và khả thi, đáp ứng được yêu cầu đổi
mới căn bản và toàn diện của sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các
trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, đề xuất hệ thống
biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, từ đó góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay chất lượng hoạt động dạy học của các trường THCS huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do một số hạn chế
nhất định như trình độ đội ngũ GV chưa đồng đều, thiếu sự yên tâm, gắn bó với nhà
trường, các kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế cũng như
đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu kỹ năng quản lý do chưa được đào tạo
cơ bản và một số hạn chế của các chính sách hiện hành đã làm hạn chế việc nâng cao
chất lượng dạy học trong các nhà trường. Vì vậy, nếu đề xuất đựơc hệ thống các biện
pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm khắc phục được những vấn đề trên thì có thể
góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS.
- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội và xác định nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS nhằm nâng
cao chất lượng dạy học trong các trường THCS.
6. Gíới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học của GV trường THCS.
- Giới hạn về khách thể điều tra: Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, giáo dục
của huyện Chương Mỹ, đề tài chọn 04 trường đại diện cho 04 cụm của Huyện làm
công tác điều tra.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động
dạy học của 04 trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong
các năm học 2009-2010, 2010-2011, 2011- 2012 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường
THCS, tổng kết những bài học thành công và mặt hạn chế và yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động này.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Biện pháp quản lý đề xuất có thể được áp dụng cho các trường THCS trong cả
nước, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục, các trường sư phạm, các
trường có đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục,.
8. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn bản, tài liệu lý luận có liên quan đến
quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra viết.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
8.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu thu được.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường trường trung
học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo cùng tập thể tác giả (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số
vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội
2. Đặng Quốc Bảo (2002), Lời bàn về giáo dục và học tập - Bài giảng cho học viên
lớp cao học trường CBQL GD.
3. Nguyễn Ngọc Bảo - Trần Kiểm (2005), Lý luận dạy học ở trường THCS. Nhà xuất
bản Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Bình (2005), Một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở
trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên - Luận văn thạc sĩ.
5. Nguyễn Phúc Châu (2005), Đề cương bài giảng học phần quản lý nhà trường -
Trường CBQL GD&ĐT Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Chí (2006), Đổi mới chương trình THCS và những yêu cầu đối với
công tác quản lý của HT - Đề tài khoa học - công nghệ - Mã số: 2004 - CTGD - 08.
7. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục - Bài giảng
cho học viên lớp cao học trường CBQL GD.
8. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội
9. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai khoá VIII, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng bộ huyện Chương Mỹ (2010), Báo cáo chính trị trình tại Đại hội đại biểu
Đảng bộ huyện Chương Mỹ nhiệm kỳ 2010- 2015.
12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục- Nhà xuất
bản giáo dục - Hà Nội
13. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương - Nhà xuất
bản giáo dục - Hà Nội.
14. Nguyễn Tấn Khiêm (2007), Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của
trường THCS ở huyện Hóc Môn - Luận văn thạc sĩ - Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Trần Kiểm (1997), Giáo trình quản lý giáo dục và trường học - Giáo trình dùng
cho học viên cao học giáo dục - Viện khoa học giáo dục - Hà Nội.
16. Đặng Bá Lãm – 2005 : Quản lý Nhà nước về giáo dục , lý luận và thực tiễn - Nhà
xuất bản chính trị quốc gia – Hà Nội
17. Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Thanh Phong (1997), Người HT trường THCS - Nhà
xuất bản giáo dục
18. Lê Thị Loan - Nguyễn Minh Đức (2002), Hình thành và phát triển nhân cách với
việc thực hiện các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực - Đề cương bài giảng - Trường
CBQL Giáo dục & đào tạo Hà Nội
19. Luật giáo dục, 2005, Nhà xuất bản Lao động xã hội .
20. Phạm Thanh Mi - Lê Đoàn Tuệ Cát (1995), Thanh niên học đường và các vấn đề
giới tính - Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh
21. Lưu Xuân Mới (2006), Kiểm tra, thanh tra trong giáo dục - Tập bài giảng cho lớp
cao học đào tạo thạc sĩ Hà Nội.
22. Lưu Xuân Mới (2003) - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - NXB Đại học
Sư phạm - Hà Nội.
23. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
.NXB ĐHSP. Hà Nội .
24. Nguyễn Ngọc Quang - Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục- Trường CBQL
giáo dục Trung ương.
25. Phạm Đức Thành - Chủ biên (1995), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
26. Vũ Văn Tảo (1999), Chính sách và định hướng phát triển giáo dục và đào tạo ở
Việt Nam, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội.
27. Trần Quốc Thành (1995), Chủ tịch Hồ Chí Minh - Về năng lực tổ chức cán bộ,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, Trường Đại học sư phạm
Hà Nội, Hà Nội.
29. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), “ Hội nhập quốc tế về giáo dục - Cơ hội và thách
thức”. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Hội nhập quốc tế (Bộ GD&ĐT- Học
viện QLGD. Hà Nội .
30. Từ điển tiếng Việt (1992) - Nhà xuất bản khoa học xã hội.
31. Từ điển Tiếng Việt (1997), NXB Đà Nẵng .
32. Từ điển Giáo dục học (2001), Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức Bách Khoa -
NXB Từ Điển Bách Khoa Hà Nội.