Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý cơ sở vật CHẤT và THIẾT bị TRƯỜNG mầm NON THEO HƯỚNG CHUẨN hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.91 KB, 34 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ
THIẾT BỊ TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG
CHUẨN HÓA


Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu trên thế giới
Giáo dục luôn là lĩnh vực khoa học mà bất kỳ thời đại
nào, quốc gia nào cũng giành được nhiều sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà khoa học. Nghiên cứu không chỉ các các vấn
đề bên trong của giáo dục, mà nghiên cứu giáo dục gắn kết,
ràng buộc với các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn
hóa xã hội ... Từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XIX,
trên thế giới xuất hiện những phong trào cách tân giáo dục,
đổi mới giáo dục, với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo. Nhiều quốc gia trên thế giới coi GD&ĐT là con
đường, là chìa khóa dẫn đến thành công trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước.
Để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục có rất nhiều
cách khác nhau, trong đó, hướng đi được coi là hiệu quả nhất
được nhiều nước tiên tiến quan tâm chú ý và thực hiện đó là
thực hiện tiêu chuẩn hóa và cải cách hành chính trong
GD&ĐT.


Hoa Kỳ là nước có hệ thống giáo dục với quy mô rất lớn
với 70,7 triệu học sinh các cấp từ mầm non đến trên đại học
trên một dân số gần 300 triệu dân. Đây là một trong những
nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới. Sự tiên tiến thể
hiện ở cơ hội tiếp cận giáo dục, phương pháp giảng dạy, quy
mô trường lớp và nghiên cứu trong giáo dục. Nguyên tổng


thống Hoa kỳ Obama vẫn cho rằng “ưu tiên cho giáo dục là
vấn đề không thể chờ đợi được và vì thế cần những cải cách
cấp bách. Mặc dù giáo dục thuộc chức năng của chính quyền
bang, song chính quyền Obama vẫn dành một nguồn ngân
sách lớn đề thực hiện cải cách giáo dục trên phạm vi toàn
quốc.
Trong các quốc gia OECD, hiện nay có hai xu hướng
phát triển chung yêu cầu nghiên cứu và thông tin nhiều hơn về
giáo dục: Thứ nhất, các chính phủ tăng cường điều hành hệ
thống giáo dục thông qua các mục tiêu, các chuẩn hơn là qua
các điều lệ và nguyên tắc. Ðiều này khiến người ta cần các
thông tin nghiên cứu giáo dục về các kết quả thực tiễn và
chính sách giáo dục cấp vùng miền, quốc gia và quốc tế. Thứ
hai, một số chính phủ đẩy mạnh việc hoạch định chính sách
dựa trên dẫn chứng. Ðiểm cốt yếu của phương pháp này là các


sáng kiến chính sách cần dựa trên chứng cứ và thông tin/kết
quả nghiên cứu càng nhiều càng tốt.
Các nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới đều nhận
định: Chất lượng GD&ĐT phụ thuộc vào nhiều yếu tố và xây
dựng các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng mỗi cơ sở giáo
dục, trong đó thành tố CSVC&TB phục vụ cho giáo dục
thường có vị trí xứng đáng trong bộ tiêu chuẩn. Các nước có
nền kinh tế phát triển đều quan tâm đến việc nghiên cứu, thiết
kế, sản xuất các thiết bị dạy học và đồ chơi đạt chất lượng
cao, an toàn đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.
Tóm lại, muốn nâng cao chất lượng GD&ĐT thì các yếu
tố của quá trình giáo dục và dạy học phải “chuẩn” như mục
tiêu, giáo viên, học sinh, phương pháp, phương tiện

(CSVC&TB). Đây chính là sự ra đời của việc xây dựng
trường chuẩn.
- Nghiên cứu ở Việt Nam
Trong văn kiện Đại hội Đại hội đại toàn quốc lần thứ X
của Đảng đã chỉ rõ “GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ
là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Để đáp ứng yêu cầu của


xã hội trong giai đoạn hiện nay, GD&ĐT đang trong tiến trình
đổi mới căn bản, toàn diện; trong đó việc cải tiến và đổi mới
phương pháp giảng dạy đi liền với nó là đổi mới CSVC&TB
trường học đang được quan tâm nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
Trong thời gian qua ở nước ta, đã có các công trình
nghiên cứu và Bộ GD&ĐT đã ban hành các bộ tiêu chuẩn về
thiết bị dạy học của các cấp học phổ thông và giáo dục mầm
non, trong đó đã có các luận văn nghiên cứu vấn đề quản lý
CSVC&TB theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc
gia (mức độ 1).
Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp nên trong
quá trình triển khai đầu tư, ngành giáo dục tại mỗi tỉnh thường
tập trung ưu tiên cho những những trường, điểm trường ở
vùng khó khăn nhất, tập trung xóa hoàn toàn phòng học tạm.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã tích cực trong triển khai đề
án bán trú tại một số trường tiểu học. trường mầm non theo
phương thức xã hội hóa. Song hiện tại, để tất cả các trường
mầm non, tiểu học, đủ phòng học tổ chức học 2 buổi/ngày đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học
đang là thách thức rất lớn tại không ít địa phương, nhất là các



địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Để có cơ
sở cho quá trình tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị
trường học, một số địa phương đã đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp
tục triển khai chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất
cả các loại hình trường theo quy định nhằm đảm bảo những
điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy
học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí
nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học ở các cấp
học, đặc biệt là đồ chơi an toàn cho trẻ em.
Bởi vậy, việc nghiên cứu quản lý CSVC&TB trường
mầm non theo hướng đạt chuẩn quốc gia đã cần, song thực
tiễn đã và đang đòi hỏi phải có các nghiên cứu bổ sung, hoàn
chỉnh lại các tiêu chuẩn quốc gia về CSVC&TB trường mầm
non. Đó cũng là lý do học viên chọn đề tài nghiên cứu “Quản
lý cơ sở vật chất và thiết bị trường mầm non huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng theo hướng chuẩn hóa”.
- Một số khái niệm cơ bản
- Chuẩn và chuẩn hóa
- Chuẩn


Theo Đặng Thành Hưng: “chuẩn là mẫu lý thuyết có tính
chất nguyên tắc, tính công khai và tính xã hội hóa, được đặt ra
bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, bao gồm những
yêu cầu, tiêu chí, quy định kết hợp logic với nhau một cách
xác định, được dùng làm công cụ xác minh sự vật, làm thước
đo – đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, công việc, sản
phẩm, dịch vụ... trong lĩnh vực nào đó và có khuynh hướng

điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong
muốn của chủ thể quản lý hoặc chủ thể sử dụng công việc, sản
phẩm, dịch vụ ...”
- Chuẩn hóa
Trong những năm gần đây, ở nước ta "chuẩn hoá đã
được coi như là một yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng,
hiệu quả của bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào”. Trong lĩnh
vực CSVC&TB trường học, chuẩn hoá cũng đã được nhìn
nhận là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho các trường học
nâng cao chất lượng giáo dục và đẩy mạnh tiến trình hội nhập
quốc tế.
Theo Vũ Dương Thuý Ngà: Trên thực tế, không ít người
đã quan niệm rằng chuẩn hoá là việc áp dụng một tiêu chuẩn


hoặc một chuẩn nghiệp vụ thống nhất trong toàn ngành. Một
số người khác lại quan niệm rằng: chuẩn hoá thực chất là tiêu
chuẩn hoá. Và tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các
điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những
vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn,nhằm đạt được mức độ trật tự tối
ưu trong một khung cảnh nhất định.
Trong bài viết "Tiêu chuẩn hoá và thư viện
(Standardization and libraries), Jane Thacker đã đưa ra quan
niệm chuẩn hoá là một sự chuyển tiếp từ ý tưởng cá nhân
sang ý tưởng cộng đồng, sự chuyển tiếp từ lộn xộn đến ngăn
nắp và từ sự hành xử tùy tiện tới sự hành xử theo quy luật
Theo quan niệm chung này, việc chuẩn hóa CSVC&TB
trường mầm non đồng nghĩa đồng nghĩa với việc xây dựng,
ban hành; áp dụng tiêu chuẩn; và rà soát, đánh giá bổ sung
tiêu chuẩn trong công tác đầu tư, trang bị và sử dụng

CSVC&TB trường học.Các tiêu chuẩn này có thể là tiêu
chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn ngành.
Công cụ thực hiện sự chuẩn hóa là các quy chuẩn
(normative document), bao gồm: tiêu chuẩn (standard), quy


định kỹ thuật (technical specifications), quy phạm thực hành
(codes of practice), và văn bản pháp quy (regulations)
Trong các quy chuẩn đảm bảo thực hiện chuẩn hoá
CSVC&TB trường mầm non thì tiêu chuẩn là một yếu tố quan
trọng nhất. Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Luật số
68/2006/QH11) một số thuật ngữ đã được giải thích như sau:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản
lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công
bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ
thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con
người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích
và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu
cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp
dụng. Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của


hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn

tương ứng.
Chuẩn hóa có chức năng định hướng hoạt động quản lý,
làm cho việc thực hiện các nội dung, chức năng, phương
pháp, biện pháp quản lý được thống nhất trên cơ sở những
nguyên tắc xác định.
Chuẩn hóa trong giáo dục là những quá trình cần thiết
làm cho các sự vật, đối tượng trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng
được các chuẩn đã ban hành và áp dụng chính thức cho giáo
dục để tạo thuận lợi hơn cho tiến bộ và phát triển giáo dục.
Như vậy, chuẩn hóa CSVC&TB trường mầm non (trong
đề tài này) có thể hiểu là một quá trình trong đó bao gồm cả
việc xây dựng và phát triển/ điều chỉnh chuẩn; áp dụng chuẩn
(ban hành và thực hiện chuẩn); quản lý thực hiện chuẩn (tổ
chức, chỉ đạo, giám sát, đánh giá thực hiện chuẩn, đánh giá
kết quả áp dụng và hiệu lực của chuẩn).
- Giáo dục mầm non
Luật giáo dục (năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung một
số điều vào năm 2009) đã quy định:Giáo dục mầm non thực


hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng
tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ
em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
em vào học lớp một .
Vai trò của giáo dục mầm non có thể nêu ngắn gọn như
sau: Những năm đầu đời, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực
của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não
bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và

sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới,
nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều
yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được
hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi mầm non sẽ
góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong
tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ
những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ
ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường,
tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ
thông.


- Cơ sở vật chất và thiết bị trường mầm non
CSVC&TB giáo dục là tất cả các phương tiện vật chất
cần thiết được nhà giáo và người học sử dụng vào các hoạt
động dạy học và giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
của nhà trường. Với khái niệm này, CSVC&TB trường mầm
non cần được hiểu theo hai góc độ:
Thứ nhất, CSVC&TB của xã hội, được nhà trường sử
dụng vào mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ, bao gồm: các
công trình và trang thiết bị của nhà văn hóa, nhà truyền thống,
câu lạc bộ, sân bãi thể dục thể thao, … tại mỗi địa phương.
Nhà trường không trực tiếp quản lý đầu tư và bảo quản,
nhưng có thể sử dụng (mượn hoặc thuê) để phục vụ cho mục
tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ.
Thứ hai, CSVC&TB của nhà trường, đó là các khối công
trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, thiết bị giáo dục và các
trang thiết bị khác… được trang bị riêng cho nhà trường, và
chia ra làm 3 bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục, sách và
thư viện trường học. Các bộ phận này nhà trường trực tiếp

quản lý và sử dụng.


Trong luận văn, chỉ tập trung nghiên cứu ở khía cạnh thứ
hai: CSVC&TB của nhà trường - hệ thống các phương tiện
cần thiết được sử dụng vào các hoạt động CS&GD trẻ nhằm
đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học
- Quản lý
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “quản
lý”, Follett đưa ra một định nghĩa khá nổi tiếng và quản lý là
nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác.
Một định nghĩa khác: Quản lý là quá trình lập kế hoạch,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên
trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để
đạt được những mục tiêu của tổ chức.
Theo các nhà khoa học Harold Koontz, Cyril O’donnell,
Heinz Weihrich trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản
lí” cho rằng: Quản lí là hoạt động thiết yếu của nhà quản lí
đảm bảo sự phối hợp, sự lỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức
nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong những điều kiện


thời gian, công sức và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu
quả cao nhất.
Dựa vào các định nghĩa nêu trên và khái niệm khác về
quản lý, luận văn sử dụng cách tiếp cận quản lý như một quá
trình với 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch; Tổ chức thực
hiện; Chỉ đạo, phối hợp; Kiểm tra, đánh giá.
- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Theo Phạm Quang Sáng, tài liệu học phần “Quản lý tài
chính và CSVC&TB trường học” – Chương trình đào tạo cao
học quản lý giáo dục: Quản lý CSVC&TB trường học là tác
động có mục đích của người quản lý nhằm đầu tư xây dựng,
trang bị và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC&TB phục vụ
đắc lực cho công tác GD&ĐT. Quản lý CSVC-KT tập trung
vào ba mục tiêu cơ bản sau:
Đầu tư xây dựng và trang bị hệ thống CSVC&TB đáp
ứng các yêu cầu của giáo dục; Sử dụng CSVC&TB đạt hiệu
quả cao; Bảo quản, sửa chữa hệ thống CSVC&TB theo đúng
các quy định (pháp lý và kỹ thuật) nhằm đảm bảo tuổi thọ
CSVC&TB. Vấn đề nghiên cứu của luận văn là Quản lý
CSVC&TB trường mầm non theo hướng chuẩn hóa của


phòng GD&ĐT. Bởi vậy, phù hợp các tiêu chuẩn CSVC&TB
trường học của nước tra hiện nay chủ yếu theo đầu vào và
trách nhiệm quản lý của phòng GD&ĐT, vấn đề đầu tư và
trang bị CSVC&TB trường mầm non chiếm trọng số cao
trong nội dung nghiên cứu, vấn đề sử dụng, bảo quản
CSVC&TB trường mầm non được quan tâm ở khía cạnh chỉ
đạo các trường thực hiện.
- Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo là sự tác động có
tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước, trên cơ sở
pháp luật đối với các hoạt động giáo dục - đào tạo, do các cơ
quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ do nhà nước uỷ quyền nhằm phát triển
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cương, thoả
mãn nhu cầu giáo dục - đào tạo của nhân dân, thực hiện mục

tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát
triển của đất nước


- Vai trò và tiêu chuẩn cơ bản về cơ sở vật chất - thiết
bị trường mầm non
- Phân loại cơ sở vật chất và thiết bị trường mầm non
Theo đặc điểm công dụng của tài sản và đặc điểm hoạt
động của từng ngành học, CSVC&TB của cơ sở giáo dục
được phân loại như sau:
Trường sở

Thiết bị giáo dục

Thư
viện dành
cho giáo viên
(nếu có)

Địa điểm và diện tích

Sách

Khối (khu) công trình:

Tạp chí

đất

Khối phòng nhóm trẻ,

lớp mẫu giáo
Phòng sinh hoạt chung

Đồ dùng, thiết bị
của Phòng sinh hoạt
chung;

Phòng

Phòng vệ sinh

ngủ;

Báo


Phòng ngủ
- Phòng vệ sinh
Khối phòng phục vụ
học tập

Thiết bị, đồ dùng

Phòng

của hoạt động phát đọc
triển thẩm mỹ và thể
chất

Khối phòng tổ chức ăn


Đồ dùng nhà bếp;
Tủ lạnh lưu mẫu thức
ăn

Khối

phòng

hành

Bàn ghế , tủ

chính, quản trị

sách

Văn phòng trường

Phương tiện làm

Phòng HT và phòng việc: Máy tính, …
hiệu phó
Phòng
quản trị

Kho

hành


chính

Trang thiết bị y tế
và đồ dùng theo dõi


Phòng y tế

sức khoẻ trẻ

Phòng bảo vệ, thường

Bàn ghế , tủ

trực

Bồn rửa tay; thiết
Phòng cho nhân viên

bị vệ sinh, tắm

Khu vệ sinh cho giáo
viên, cán bộ, nhân viên
- Khu để xe cho giáo
viên, cán bộ, nhân viên
Sân vườn

5 loại thiết bị và

(Thư


đồ chơi ngoài trời cho viện điện tử)
trẻ . Cây xanh, vườn
cây
Nguồn nước
- Vai trò cơ sở vật chất và thiết bị trường mầm non
CSVC&TB trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp
đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục


tiêu của cấp học. Không thể chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục
tiêu của cấp học nếu không có CSVC&TB tương ứng.
CSVC&TB là một trong những tiền đề đổi mới hình
thức, phương pháp giáo dục trẻ vì có CSVC&TB tốt thì mới
có thể tổ chức được hoạt động giáo dục khoa học, huy động
tối đa sự chú ý, hứng thú tìm tòi, khám phá, lĩnh hội những tri
thức mới, hình thành tình cảm, cảm xúc.
Quá trình dạy học và giáo dục được cấu thành bởi nhiều
yếu tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau, các thành
tố đó là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo viên, học
sinh, phương tiện dạy học (CSVC&TB). Các yếu tố cơ bản
này giúp thực hiện quá trình dạy học và giáo dục.
CSVC&TB có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò, vị
trí như các thành tố khác và không thể thiếu một thành tố nào.
Như vậy CSVC, TB là một bộ phận, một thành tố không thể
thiếu của quá trình dạy học và giáo dục.
Mục tiêu

Nội dung
Giáo viên


Học sinh


Phương pháp

"

CSVC, TB

- Các thành tố cấu thành của quá trình dạy học và giáo
dục
- Tiêu chuẩn cơ bản cơ sở vật chất và thiết bị trường
mầm non
Tiêu chuẩn CSVC&TB tại các trường mầm non được
quy định tại Điều 7 Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục
trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TTBGDĐT như sau: Diện tích, khuôn viên và các công trình của
nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; Sân,
vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu; Phòng sinh
hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu; Phòng


giáo dục thể chất, nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy
định. Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu; Các
thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm
non.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục mầm
non của UBND cấp huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục mầm non

của UBND cấp huyện
Theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục hiện nay ở
nước ta, quy định: UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện;
chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học
tập trên địa bàn huyện1. Trong đó, có các nhiệm vụ: Xây dựng
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiệp
giáo dục trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt; chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được cấp có thẩm
1"Nghị

định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ: Quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục".


quyền phê duyệt; Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và
kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản
lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
giáo dục; Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Phòng Giáo dục và
Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND cấp huyện trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục
trên địa bàn; Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở
vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội
hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển
giáo dục.
- Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo về đảm
bảo cơ sở vật chất và thiết bị trường mầm non
Theo


Nghị

định

số

115/2010/NĐ-CP,

ngày

24/12/2010 của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý
nhà nước về giáo dục: Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách
nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện. Trong đó có
nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan,
trình UBND cấp huyện: dự thảo các văn bản hướng dẫn thực
hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND
cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết


định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, chương
trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn, dự
thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền
quản lý của UBND cấp huyện.
- Nội dung quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường
mầm non theo hướng chuẩn hóa của Phòng Giáo dục và
Đào tạo
Dựa trên những nội dung đã trình bầy ở phần trên, cụ
thể:

Tiếp cận quản lý như là một quá trình với các chức năng:
Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá;
Chuẩn hóa CSVC&TB trường mầm non là một quá trình
trong đó bao gồm cả việc xây dựng và phát triển/ điều chỉnh
chuẩn; áp dụng chuẩn; quản lý thực hiện chuẩn (tổ chức, chỉ
đạo, giám sát, đánh giá thực hiện chuẩn, đánh giá kết quả áp
dụng và hiệu lực của chuẩn).
Trách nhiệm chính của Phòng GD&ĐT: Tham mưu giúp
UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
giáo dục trên địa bàn huyện.


Nội dung cơ bản về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị
trường mầm non theo hướng chuẩn hóa của Phòng Giáo dục
và Đào tạo, gồm:
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn
- Khảo sát, đánh giá cơ sở vật chất và thiết bị trường
mầm non theo hướng chuẩn hóa
Khảo sát thực trạng CSVC&TB trường mầm non về toàn
bộ hệ thống, khối công trình hiện hữu như diện tích đất, diện
tích xây dựng, phòng học, phòng chức năng...; cổng trường,
tường rào; trang thiết bị hiện có; thời gian sử dụng... Từ đó
đánh giá CSVC&TB trên cơ sở so sánh với các chuẩn, so với
yêu cầu nhà trường, xác định hiệu quả khai thác CSVC&TB
hiện có. Đồng thời nghiên cứu Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non theo
Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/ 2/ 2010 của Bộ
GD&ĐT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số
34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/09/2013 của Bộ GD&ĐT. Từ
đó lựa chọn các thiết bị phù hợp với điều kiện của từng

trường, xác định mức kinh phí cần trang bị theo từng năm học


và cho từng chu kỳ ngân sách hay kế hoạch phát triển sự
nghiệp giáo dục của huyện.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất –
thiết bị trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Sau khi khảo sát, đánh giá CSVC&TB trong trường
mầm non, dựa vào các tiêu chí xây dựng trường mầm non
theo hướng chuẩn hóa và điều kiện thực tế của từng trường,
từng địa phương để xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC&TB
theo hướng chuẩn.
Do thực trạng CSVC&TB của từng trường, điều kiện
của từng địa phương khác nhau nên khi xây dựng kế hoạch ta
phân thành 2 nhóm. Nhóm 1: Các trường đạt chuẩn quốc gia.
Nhóm 2: các trường chưa đạt chuẩn quốc gia.
Xây dựng kế hoạch cần xây dựng kế hoạch dài hạn và kế
hoạch ngắn hạn để từng bước đạt được mục tiêu đề ra.
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp
Căn cứ vào Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2015
-2020, quy mô phát triển của từng trường để tham mưu các
cấp ủy và chính quyền các cấp về ưu tiên quỹ đât, giải phóng


×