Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

THỰC TRẠNG xây DỰNG cơ sở vật CHẤT TRƯỜNG học và HUY ĐỘNG NGUỒN lực CỘNG ĐỒNG TRONG xây DỰNG cơ sở vật CHẤT CHO các TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN THUỘC HUYỆN SA PA, TỈNH lào CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.54 KB, 61 trang )

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC
VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY
DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG THCS VÙNG
KHÓ KHĂN THUỘC HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI


- Khái quát chung về điều kiện kinh tế xã hội và công tác
giáo dục đào tạo huyện Sa Pa
- Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích
tự nhiên 68.329 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn (Tả Giàng Phìn, Bản
Khoang, Tả Phìn, Trung Chải, Sa Pả, San Sả Hồ, Lao Chải,
Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán, Thanh Kim, Bản Phùng, Bản Hồ,
Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm Cang, Suối Thầu và Thị trấn Sa
Pa). Thị trấn SaPa là trung tâm huyện lỵ nằm cách thị xã Lào
Cai 36 km về phía Tây Nam. Nằm trên trục quốc lộ 4D từ
Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng Đông
bắc và Tây bắc.
Nền kinh tế - xã hội có bước phát triển mạnh, đến nay
18/18 xã, Thị Trấn có đường ô tô đến trung tâm; 100% số
bản có đường dân sinh, tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới đạt
93,89%; tỷ lệ số hộ được cấp nước sinh hoạt đạt 87,16%, bộ
mặt nông thôn từng bước được đổi thay và phát triển.


Văn hóa xã hội tiếp tục được phát triển, thực hiện tốt
chương trình y tế quốc gia, công tác văn hóa, thông tin, thể
dục - thể thao, các chính sách xã hội được quan tâm chăm lo,
đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân từng bước
được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được


đảm bảo, thế trận quốc phòng toàn dân được củng cố vững
chắc, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy
mạnh, từ đó gây được niềm tin đối với nhân dân.
- Công tác Giáo dục và đào tạo
Huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng cơ sở vật
chất cho các trường Trung học sơ sở vùng khó khăn là một việc
làm cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải kiên trì, phải giành nhiều thời
gian và thời gian dài,...
Đối với huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là một huyện vùng
cao đặc biệt khó khăn của tỉnh nói riêng và là một trong 88
huyện nghèo nhất cả nước nói chung. Trong những năm qua
ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã có
những bước phát triển mạnh, cụ thể như: chất lượng hai mặt
giáo dục, số lớp, số học sinh tăng lên. Hệ thống trường, lớp,
cấp học phát triển cả về số lượng và chất lượng, năm học


2017 - 2018 trên địa bàn của huyện có 63 trường (59 trường
thuộc quản lý Phòng GD&ĐT) trong đó có: 19 trường Mầm
non, 20 trường Tiểu học, 20 Trường trung học cơ sở, 02
trường THPT, 01 trường PTDT Nội trú THCS&THPT và 01
Trung tâm GDNN&GDTX được xây dựng kiên cố, đáp ứng
nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên cơ bản được chuẩn
hóa, cơ sở vật chất trong dạy và học được quan tâm xây
dựng.
Huyện đã đạt và duy trì giữ vững thành quả phổ cập
Giáo dục ở cả ba cấp học: Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi
(năm 2013), phổ cập xóa mù chữ (năm 2000) và phổ cập giáo
dục THCS (năm 2007). Huyện có 18/18 xã, Thị trấn duy trì
giữ vững chắc thành quả về Phổ cập Giáo dục THCS (từ năm

2007 đến nay); 100% các xã, Thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo
dục Tiểu học mức độ 1; 15/18 xã, Thị trấn đạt chuẩn Phổ cập
giáo dục Tiểu học mức độ 2: 3/18 xã, Thị trấn đạt chuẩn Phổ
cập giáo dục Tiểu học mức độ 3; 15/18 xã, Thị trấn đạt chuẩn
Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 32/59 trường
được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (tính đến tháng
1/2018).


- Cơ sở vật chất trường trung học cơ sở vùng khó khăn
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, ngành giáo
dục cùng với nhân dân trong tỉnh vượt qua khó khăn thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục và
đào tạo tiến lên đạt nhiều kết quả đáng tự hào, góp phần quan
trọng trong việc đào tạo lớp lớp các thế hệ cán bộ phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng ta thực sự coi trọng giáo dục. Đây là chủ trương
lớn được Đảng ta xác định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII. Chủ trương này tiếp tục được nhấn mạnh và cụ thể
hoá trong văn kiện hội nghị Trung ương lần thứ 4 - khoá VII,
hội nghị Trung ương lần thứ 2, khoá VIII, Đảng ta đã khẳng
định một cách nhất quán: "Giáo dục, đào tạo là nhân tố
quyết định sự phát triển của đất nước. Đầu tư cho giáo dục,
đào tạo là đầu tư cho sự phát triển thực hiện các chính sách
ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục, đào tạo, đặc biệt là chính
sách đầu tư và chính sách tiền lương. Có các giải pháp
mạnh mẽ để phát triển giáo dục". Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, họp ngày 28/01/2016
đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện là “Đổi



mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,…”
Chính vì vậy mà Đảng bộ tỉnh Lào Cai cũng đã có
những phương hướng chỉ đạo quyết liệt trong công tác huy
động cộng đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học trên địa
bàn tỉnh, xác định rõ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo là sự nghiệp
của toàn dân. Mọi người dân đều có trách nhiệm chăm lo cho
sự nghiệp giáo dục. Các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình
và cá nhân có trách nhiệm tích cực tham gia các phong trào
nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Kết hợp một
cách chặt chẽ và thống nhất về mục tiêu, nội dung giáo dục
giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Huy động cộng đồng là một quan điểm cơ bản, có tính
chiến lược trong việc xây dựng và phát triển giáo dục; là cuộc
vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo
dục. Khi đã có những đường lối, chủ trương, chính sách đúng
đắn, phù hợp, kịp thời của Đảng, Nhà nước, các cấp chính
quyền địa phương quan tâm tới công tác huy động cộng đồng


sẽ tạo được sự đồng thuận và huy động được sức mạnh tổng
hợp của toàn xã hội tới công tác giáo dục.
Phát triển giáo dục, đào tạo gắn liền với yêu cầu về phát
triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, công nghệ và củng cố
an ninh quốc phòng. Do đó, phát triển giáo dục cần coi trọng
cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy

hiệu quả. Thực hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục với
lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, học đi đôi với hành,
gia đình gắn liền với xã hội, lý luận gắn liền với thực tiễn,
tạo mọi điều kiện để thực hiện công bằng trong giáo dục, giữ
vai trò nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV,
trong nội dung chương trình phát triển đã khẳng định: Giai
đoạn 2015 - 2020: Báo cáo chính trị trình đại hội đã đề ra
một số mục tiêu, định hướng như: Phấn đấu phát triển kinh tế
nhanh và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ; đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục, phát triển nguồn nhân
lực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; giữ vững ổn
định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn biên giới hòa
bình, hữu nghị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xây dựng


Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, dân chủ, đổi mới;
phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển của khu vực
Tây Bắc.
Trong những năm qua, cùng với việc phát triển quy mô,
mạng lưới trường lớp, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đặc biệt quan
tâm và có nhiều giải pháp tích cực có tác dụng thiết thực
trong việc tăng cường các điều kiện dạy học, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, một trong những giải pháp đó là xây
dựng trường chuẩn quốc gia. Kế hoạch xây dựng trường
chuẩn quốc gia và trường trọng điểm chất lượng cao giai
đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020, xác định nhiệm
vụ trước mắt và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục là:
“Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học. Từng

bước xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, nhất là những
vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn theo hướng chuẩn
hóa, đồng bộ. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích
huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển
giáo dục”.
Trong mỗi chúng ta đều nhận thấy rõ mục tiêu của
Đảng ta là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài vươn lên hình thành đội ngũ lao động tri thức


có tay nghề cao, có năng lực thực hành, năng động, sáng tạo,
có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội”. Lớp người mới được đào tạo toàn bộ có trình độ
kiến thức, có năng lực chuyên môn sâu và có khả năng làm
việc trong môi trường đòi hỏi chuyên môn cao. Nghị quyết
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X Đảng ta đã
khẳng định và tiếp tục khẳng định: “Nguồn nhân lực là yếu
tố quyết định sự phát triển của đất nước, cần tạo ra chuyển
biến căn bản về Giáo dục và Đào tạo”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV tiếp
tục đề ra mục tiêu: “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
thực hiện tốt pháp lệnh, quy chế dân chủ ở cơ sở. Chú trọng
xây dựng lực lượng nòng cốt, phát huy vai trò của già làng,
trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong tuyên
truyền, vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị,
kinh tế - xã hội.”
Từ những nhiệm vụ cơ bản, tạo tiền đề nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo, tăng cường nhận thức của người
học, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt phương châm
“Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn dân”, làm cho xã

hội hiểu về giáo dục, góp sức chung tay phát triển giáo dục


và xác định được hưởng lợi ích lâu dài từ giáo dục, thực hiện
tốt quy chế dân chủ nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ
cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; đồ
dùng, đồ chơi trong các trường. Củng cố và nâng cao chất
lượng hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, nhất là cấp
xã. Phát huy sự hỗ trợ của các tổ chức thành viên, đặc biệt là
của Hội khuyến học và Hội cha mẹ học sinh trong công tác
giáo dục. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp
triển khai thực hiện có hiệu trong công tác huy động cộng
đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trên địa bàn.
Sa Pa là huyện nghèo, giao thông đi lại giữa các xã trong
huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa lũ, dân cư
sống rải rác khắp các bản (nhà dân ở cách xa nhau), có những
bản cách trung tâm xã gần 30km. Đời sống nhân dân chủ yếu
dựa vào nghề nông, trồng rừng; thu nhập bình quân đầu người
thấp; tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, năm 2017 tỉ lệ hộ đói nghèo
chiếm 58,68%.
Đa số cấp Ủy chính quyền các xã trong huyện chưa xác
định được trách nhiệm sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Nhận thức của nhân dân ở vùng sâu, vùng cao về công tác


giáo dục còn hạn chế. Cơ sở vật chất trường, lớp đã được đầu
tư nhưng ở mức hạn chế, nhiều trường còn lớp học tạm, thiết
bị dạy học còn thiếu. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa
được quan tâm đúng mức, xã hội phó mặc cho ngành Giáo

dục, cho nhà trường và cho rằng giáo dục là trách nhiệm
riêng của ngành giáo dục, của nhà trường, gia đình chưa thực
sự quan tâm đến việc học của con em mình, chính quyền địa
phương xa rời giáo dục. Nhiều nơi lớp học, bàn nghế, trang
thiết bị dạy học tạm bợ, không đúng quy cách, không đảm
bảo tối thiểu cho học sinh học tập đã ảnh hưởng đến công tác
dạy và học.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của cấp ủy
đảng, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện, đặc biệt là sự đầu tư của các chương trình dự án 135,
… Dự án Giáo dục Tiểu học, chương trình kiên cố hóa,... nên
cơ sở vật chất ở nhiều đơn vị trường đã được đầu tư xây
dựng theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Nhưng vẫn
còn có những trường cơ sở vật chất nghèo nàn chưa đáp ứng
được nhu cầu dạy học, đặc biệt là những trường ở sâu, xa của
huyện. Tổng số các phòng học và chất lượng các phòng học


tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ở cả ba cấp học trong 5 năm trở
lại đây cụ thể như sau:
- Tổng số phòng học năm học 2013 - 2014 huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai của cả ba cấp học (Mầm non, Tiểu học,
Trung học cơ sở)

Tổng số
Cấp học

học
sinh


Tổng số
lớp

Chia ra

Tổng số
phòng

Kiên

học

cố

Bán Nhà
kiên cố tạm

Mầm non

4022

194

185

136

49

09


Tiểu học

7768

494

494

65

276

153

THCS

4188

152

152

100

14

38

Tổng cộng 15978


840

831

301

339

191

- Tổng số phòng học năm học 2014 - 2015 huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai của cả ba cấp học (Mầm non, Tiểu học,
Trung học cơ sở):
Cấp học

Tổng số Tổng số Tổng số

Chia ra


phòng

Kiên

học

cố

Bán Nhà

kiên cố tạm

học sinh

lớp

Mầm non

4890

200

200

139

50

11

Tiểu học

8192

479

479

65


285

129

THCS

3991

146

146

100

18

28

Tổng cộng 17073

825

825

304

353

168


- Tổng số phòng học năm học 2015 - 2016 huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai của cả ba cấp học (Mầm non, Tiểu học,
Trung học cơ sở):

Cấp học

Tổng số Tổng số
học sinh

lớp

Chia ra

Tổng số
phòng

Kiên

học

cố

Bán

Nhà

kiên cố tạm

Mầm non


5197

209

200

139

50

09

Tiểu học

8468

459

466

80

278

108

THCS

4302


150

150

122

11

17

Tổng cộng 17967

818

816

341

339

136


- Tổng số phòng học năm học 2016 - 2017 huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai của cả ba cấp học (Mầm non, Tiểu học,
Trung học cơ sở):

Cấp học

Tổng số Tổng số

học sinh

lớp

Chia ra

Tổng số
phòng

Kiên

học

cố

Bán Nhà
kiên cố tạm

Mầm non

5566

219

208

144

47


17

Tiểu học

8540

463

463

108

311

44

THCS

4681

156

156

133

11

12


Tổng cộng 18787

838

827

385

369

73

- Tổng số phòng học năm học 2017 - 2018 huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai của cả ba cấp học (Mầm non, Tiểu học,
Trung học cơ sở):
Cấp học

Tổng số Tổng số Tổng số

Chia ra


học sinh

lớp

phòng
học

Kiên

cố

Bán Nhà
kiên cố tạm

Mầm non

5952

200

200

147

56

8

Tiểu học

8606

444

472

133

264


75

THCS

5020

163

163

143

9

11

Tổng cộng 19578

807

835

423

329

94

Qua số liệu tổng hợp ở bảng ta thấy, cơ sở vật chất

(trường, lớp học) tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai còn nghèo nàn ở
cả ba cấp học. Tổng số phòng học kiên cố ở cả ba cấp đạt trên
một nửa (51,27%) số phòng học bán kiên cố và phòng tạm
chiếm tỉ lệ khá cao (48,73%). Từ thực trạng cơ sở vật chất
trường lớp học như vậy cũng đã đủ nói nên điều kiện dạy và
học, chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế xã hội
của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Là một huyện
nghèo, các bản sống rải rác và khá xa nhau - đường đi từ bản
này đến bản khác hầu như là đồi núi cao và dốc nhiều, đời sống
của nhân dân còn nhiều vất vả, học sinh phải đi học xa, nhiều
học sinh phải ở bán trú tại trường, nhiều trường học có những


điểm bản cách xa trung tâm trường, giáo viên phải đến từng
điểm bản để dạy học, đặc biệt là giáo viên Mầm non và Tiểu
học đa số là phải đi dạy học tại các bản lẻ, các lớp học tại bản
hầu như là nhà tạm tranh tre, nứa lá do nhà trường hoặc cộng
đồng địa phương dựng tạm để lấy chỗ dạy cho giáo viên và cho
con em học tập,… Từ chất lượng cơ sở vật chất trường học đến
hoàn cảnh và điều kiện sống của nhân dân trong huyện như vậy
đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của mỗi nhà trường và
ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện nguồn nhân lực của
chất lượng giáo dục.
Chỉ tính riêng từng năm học chúng ta dễ dàng nhìn nhận
thấy, tổng số phòng học kiên cố hầu như chững lại, không có
mức độ tăng lên, nếu có tăng cũng chỉ là một con số rất nhỏ,
số phòng học tạm còn khá nhiều, phòng học tạm dẫn đến bàn
ghế, trang thiết bị dạy học cũng thiếu, không đúng đảm bảo
cho công tác dạy và học, trong khi đó tổng số học sinh và số
lớp học ngày một tăng cao. Năm học 2015 - 2016, toàn

huyện có 816 phòng học, trong đó có 341 phòng học kiên cố,
339 phòng học bán kiên cố, 136 phòng học tạm. Như vậy
tổng số phòng học kiên cố chiếm tỉ lệ thấp 42%. Trong khi


đó tổng số phòng học bán kiên cố và phòng học tạm chiếm tỉ
lệ cao hơn 58%.
Kinh phí đầu tư cho giáo dục đòi hỏi nguồn lực rất lớn.
Những khó khăn trên lĩnh vực kinh tế của địa phương sẽ làm
hạn chế đến công tác xã hội hóa giáo dục. Một vấn đề đặt ra
cho ngành Giáo dục và Đào tạo Sa Pa là mặc dù đầu tư của
Nhà nước cho giáo dục không ngừng tăng nhưng vẫn chưa
đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao đối
với một huyện còn nhiều khó khăn.
Nhìn trên tổng thể, cơ sở vật chất của huyện hiện nay
còn thiếu nhiều phòng học đảm bảo đạt chuẩn, số lượng
phòng học bán kiên cố và phòng học tạm còn nhiều. Đặc biệt
ở những trường xa, các điểm bản đang thiếu nhiều về trường
lớp học kiên cố. Cho nên việc huy động các lực lượng đầu tư
cho giáo dục là một việc làm rất cần thiết.
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII,
nhiệm kỳ 2015 - 2020 huyện Sa Pa đã đánh giá “Cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy và học ở một số đơn vị chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.”


Để nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà trường
và đảm bảo về nhu cầu về cơ sở vật chất trường học thì mỗi
người cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với giáo dục.
Để mỗi nhà trường có đủ diện tích đất theo quy định, đảm

bảo sân chơi, bãi tập, đảm bảo vệ sinh trường học theo quy
định đối với khu vực nông thôn và miền núi. Có hệ thống cây
xanh bóng mát, thảm cỏ đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm
áp về mùa đông. Các phòng chức năng được tăng cường, có
đủ phương tiện thiết bị phục vụ cho dạy - học, đầy đủ bàn
ghế cho học sinh và giáo viên đảm bảo đúng quy cách đáp
ứng yêu cầu vệ sinh học đường cho học sinh.
Có kế hoạch thực hiện hiệu quả việc huy động các
nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vất chất, phương tiện, thiết
bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Tập trung đầu tư
trọng điểm nhà trường, đảm bảo có cơ sở vật chất, trang thiết
bị đồng bộ và hiện đại, có chất lượng giáo dục ngang tầm với
các trường học trong và ngoài tỉnh và theo hướng đạt chuẩn.
- Thực trạng công tác huy động cộng đồng xây dựng cơ sở
vật chất trường trung học cơ sở vùng khó khăn
- Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất các trường THCS
vùng khó khăn huyện Sa Pa hiện nay


Cơ sở vật chất của các trường THCS vùng khó khăn bao
gồm diện tích xây dựng và sân trường; phòng học, nhà ở và
nhà công vụ cũng như các phòng chức năng như phòng thí
nghiệm, phòng chuyên môn, bếp ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh; các
dụng cụ thiết bị và đồ dùng dạy học. Tôi đã tiến hành khảo sát
ý kiến của (190 người) cán bộ chính quyền, đoàn thể xã hội,
doanh nghiệp, phụ huynh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục về thực trạng CSVC của các trường THCS vùng khó khăn
trên địa bàn huyện Sa Pa hiện nay. Kết quả khảo sát được
trình bày ở Bảng 2.6:
- Thực trạng CSVC của các trường THCS vùng khó khăn

trên địa bàn huyện Sa Pa
Rất đầy
T
T

CƠ SỞ

đủ

Đầy đủ

Rất

Thiếu

thiếu

VẬT
S

CHẤT

%

SL %

L
1 Diện
xây



tích 71 37.3
dựng
sân

7

11 62.6
9

3

S
L
0

%

0

S
L
0

%

0


trường

2

Phòng học

Phòng
3 nhà

16 8.42 47

ở,
công 13 6.84 41

vụ
4

5

6

Máy tính

Đồ

17 8.95 41

dùng

dạy hoc
Phòng


thí

nghiệm

22

19

11.5
8
10

86

56

Phòng
7 chuyên

11 5.79 46

môn
8 Bếp,
ăn,

24.7
4
21.5
8
21.5

8
45.2
6
29.4
7
24.2
1

85

87

77

48

75

82

44.7
4
45.7
9
40.5
3
25.2
6
39.4
7

43.1
6

42

49

55

34

40

51

22.1
1
25.7
9
28.9
5
17.8
9
21.0
5
26.8
4

nhà 15 7.89 52 27.3 84 44.2 39 20.5
nhà


tắm, nhà vệ

7

1

3


sinh…
Dụng

cụ,

thiết

bị

phục

vụ

hoạt

động

giáo

dục


9 văn

hóa 12 6.32 61

dân tộc, thể
dục

thể

thao,

vui

chơi,

giải

32.1
1

63

33.1
6

54

28.4
2


trí
Bảng cho thấy, theo đánh giá của CBQL, GV, các cấp
chính quyền và các lực lượng xã hội trên địa bàn huyện, ngoài
diện tích xây dựng và sân trường, mọi cơ sở vật chất khác của
các trường THCS vùng khó khăn trên địa bàn huyện Sa Pa đều
rơi vào tình trạng thiếu, thậm chí rất thiếu. Thiếu nhiều nhất đó
là Phòng ở, nhà công vụ, Máy tính và Dụng cụ, thiết bị phục vụ
hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, thể dục thể thao, vui chơi,
giải trí với mức thiếu (Thiếu và Rất thiếu) lần lượt là 71,58%;


69,48%; 61,58%. Ngoài ra các cơ sở vật chất khác cũng rất
thiếu. Điều này có vẻ mâu thuẫn với một huyện du lịch như Sa
Pa nhưng những vùng có kinh tế khá tập chung chủ yếu ở thị
trấn và những khu du lịch nên những trường THCS vùng khó
khăn lại không nằm trong 2 vùng này.
Thực trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất của các trường
THCS vùng khó khăn trên địa bàn huyện Sa Pa có thể liên
quan trực tiếp đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực
địa phương trong xây dựng cơ sở vật chất.
- Các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho trường THCS
vùng khó khăn trên địa bàn huyện Sa Pa
Thuộc loại hình trường do nhà nước đầu tư xây dựng,
đương nhiên các trường THCS vùng khó khăn trên địa bàn
huyện Sa Pa có được nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất cho mình. Tuy nhiên, việc huy động các
nguồn lực từ công đồng địa phương cũng là một phần hết sức
quan trọng để phát triển cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp
ứng các yêu cầu chăm sóc và giáo dục học sinh là con em

đồng bào dân tộc thiểu số.


- Nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho trường THCS
vùng khó khăn huyện Sa Pa

T

Nguồn lực

T

CBGV

LLXH

TỔNG

(120)

(70)

(190)

SL
1

Từ ngân sách nhà
nước cấp


108

%
90

SL
59

Từ đóng góp của tổ

2

chức,

đoàn

thể,

12

10

11

0

0

0


doanh nghiệp,…

3

Từ đóng góp của học
sinh

%
84.2
9
15.7
1

0

SL
167

23

0

%
87.8
9
12.1
1

0


Bảng cho thấy việc xây dựng cơ sở vật chất cho các
trường THCS vùng khó khăn ở huyện Sa Pa hiện nay chủ yếu
dựa vào nguồn ngân sách do nhà nước cấp (87.89%). Cũng có
những đóng góp nhất định từ những nguồn lực của các tổ
chức, đoàn thể, doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mức độ
đóng góp của những nguồn lực từ cộng đồng địa phương còn
rất khiêm tốn (12,11%), theo đánh giá của các cấp chính


quyền và đoàn thể địa phương, cũng như giáo viên và cán bộ
quản lý các trường. Do quá phụ thuộc vào nguồn ngân sách
nhà nước, nên sự thiếu thốn về cơ sở vật chất của các trường
THCS vùng khó khăn trên địa bàn huyện Sa Pa hiện nay là
hoàn toàn dễ hiểu. Vì nguồn ngân sách nhà nước, dù ổn định,
những chỉ đáp ứng tối thiểu các yêu cầu về CSVC cho nhà
trường. Có lẽ, công tác huy động nguồn lực cộng đồng xây
dựng CSVC của các trường và địa phương hiện này còn nhiều
bất cấp.
- Huy động cộng đồng trong xây dựng cơ sở vật chất
trường trung học cơ sở vùng khó khăn của huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân
tộc”, bởi giáo dục là cái đòn xeo thúc đẩy sự phát triển của
cả loài người. Giáo dục chính là một phương tiện để xã hội
đổi mới và phát triển. Chính vì lẽ đó mà công tác xã hội hóa
giáo dục càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong
việc góp phần phát triển giáo dục.
Trong Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14/6/2005
của Quốc hội, tại Điều 13 đã ghi rõ: “Đầu tư cho giáo dục là



đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục;
khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng
nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng (họp từ ngày 12/01 =>
19/01/2011) xác định: “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền
văn hóa và con người Việt Nam”.
Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm đến phát huy
yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc với
những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của chủ thể sáng
tạo. Xây dựng và phát huy yếu tố con người có trí tuệ cao là
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó, giáo dục
- đào tạo đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển và
tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
Sự phát triển của giáo dục sẽ tạo ra một nguồn nhân lực
có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi phân tích năng suất


×