Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

NGHIÊN cứu cá NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ làm VIỆC NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.52 KB, 139 trang )

NGHIÊN CỨU
“CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
CỦA SINH VIÊN KHOA MARKETING ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG”.

TÓM TẮT
Nghiên cứu này phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng làm việc nhóm của
sinh viên Khoa Marketing, trường ĐHKT-ĐHĐN. Nghiên cứu những biến số tác động
đến hiệu quả làm việc nhóm như Đóng góp cho hoạt động nhóm (CTB), tương tác với
các thành viên trong nhóm (ITR), giữ cho nhóm đi đúng hướng (KPT), mục tiêu mong
đợi (EPT), có những kiến thức, kỹ nẵng và khả năng thích hợp (KSA). Dựa trên những
cơ sở lý thuyết, mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết liên quan đến các yếu tố nói
trên.
Nghiên cứu này chính thức được hình thành thông qua khảo sát bằng bản câu hỏi (hình
thức online), kết quả thu được 125 phiếu điều tra.
Dữ liệu sau khi được mã hóa, nhập liệu và phân tích qua phần mềm SPSS phiên
bản 20. Phương pháp xử lý dữ liệu gồm có: kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha),
phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính và phân tích ANOVA.
Từ những kết quả nghiên cứu thu được, nhóm đưa ra những giải pháp đề xuất
cho nghiên cứu, nhà trường, giảng viên, sinh viên khoa Marketing, trường ĐHKTDHĐN, góp phần cải thiện cách làm việc nhóm hiệu quả hơn.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHKT-ĐHĐN: Đại học Kinh Tế-Đại học Đà Nẵng
CTB:
Đóng góp cho hoạt động nhóm
ITR:
Tương tác giữa các thành viên trong nhóm
KTP:


Giữ cho nhóm đi đúng hướng
EPT:
Mục tiêu mong đợi
KSA:
Có những kiến thức, kỹ năng và khả năng thích hợp
Sig.:
Observed significance level – Mức ý nghĩa quan sát
SPSS:
Statistical Package for Social Science – Phần mềm chuyên xử lý
thống kê
CATME:
Comprehensive Assessment of Team member Effectiveness
Value Rubic:
Valid Assessment of Learning in Undergraduate Education VALUE
ANOVA:
Phân tích phương sai
Cronbach’s Alpha: Kiểm định thang đo


MỤC LỤC


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề:
Quá trình hội nhập Quốc Tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn
cơ hội và thách thức. Điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Nắm bắt những chuyển
biến trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới, xu hướng giáo dục Việt Nam cũng đang phát
triển với mục tiêu: đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, phát huy
tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Song

song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì chính bản thân mỗi sinh
viên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức,
phương pháp học tập mới mẻ.
Đặc biệt ở bậc đại học thì phương pháp làm việc theo nhóm được biết đến như
là một phương pháp học tập khá phổ biến. Ngày nay, kĩ năng làm việc nhóm gần như
không thể tách rời với sinh viên. Do đó, mỗi sinh viên cần được trang bị những kỹ
năng này ngay từ lúc còn ngồi trên ghế giảng đường để khi tốt nghiệp có thể sống và
làm việc trong các tổ chức một cách tích cực, hiệu quả. Mặc dù các sinh viên cũng
phần nào được tiếp cận với phương pháp học đầy hiệu quả này, tuy nhiên đa phần các
sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc đại học đều không thích ứng kịp với cách
học và làm việc nhóm.
Bên cạnh đó một số khác, tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy
được sự thích thú trong công việc cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công
việc của nhóm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực
hiện rộng rãi và phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng
lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất.
Xuất phát từ vấn đề thực tế này, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên
khoa Marketing Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng”. Đề tài tập trung nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên thuộc khoa
Marketing trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Qua đó, đề tài đưa ra một số giải pháp
giúp các bạn sinh viên phát triển kĩ năng làm việc nhóm tốt hơn để mang lại hiệu quả
cao khi tham gia vào làm việc nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing trường Đại
học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên.
Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm theo đặc tính quy mô nhóm
và cách hình thành nhóm, sinh viên năm mấy, giới tính.

Các hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên khoa
Marketing trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu này, nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau:
5


Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh
viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ?
Câu hỏi 2: Với các quy mô nhóm, cách hình thành nhóm, giới tính và năm học
của sinh viên khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả làm việc của nhóm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của
sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một số các yếu tố cá
nhân đến hiệu quả làm việc nhóm.
Đối tượng khảo sát: Sinh viên hiện đang học tập tại trường đại học Đại học kinh
tế - Đại học Đà Nẵng trong chuyên ngành Marketing.
4. Đóng góp của đề tài
• Về mặt lý luận
Hệ thống hóa các lý luận và nhân tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm của
sinh viên khoa Marketing trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Đề xuất mô hình
lý thuyết và hệ thống các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả
làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
•Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu đánh giá thực trạng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing.
Xác định các nhân tố nào tác động đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên.
Đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh
viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

•Về mặt đào tạo
Bài nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về sau với
nội dung liên quan về hiệu quả làm việc nhóm.
Đối với nhóm tác giả, thông qua việc nghiên cứu này đã rút ra được các lý luận
cơ bản liên quan đến làm việc nhóm hiệu quả cũng như cải thiện hơn cho mình kĩ thuật
thu thập, phân tích và đo lường dữ liệu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN
1. Cơ sở lí luận về nhóm và hiệu quả làm việc nhóm
1.1 Định nghĩa và phân loại nhóm
1.1.1 Định nghĩa
Nhóm là một tập hợp hai hay nhiều người cùng chia sẻ mục tiêu. Các thành
viên trong nhóm luôn tương tác với nhau, theo đó hành vi của mỗi thành viên bị chi
phối bởi hành vi của các thành viên khác.

6


1.1.2 Phân loại nhóm
Theo như hầu hết các nhà nghiên cứu có 2 loại nhóm: Nhóm chính thức và
nhóm phi chính thức
Nhóm chính thức là nhóm thực hiện những công việc cụ thể theo cơ cấu tổ
chức. Trong các nhóm chính thức, mục tiêu của tổ chức là cơ sở thúc đẩy và định
hướng các hoạt động cá nhân. Nhóm chính thức có thể phân loại nhỏ hơn hay thành
nhóm chỉ huy và nhóm nhiệm vụ.
Nhóm chỉ huy được xác định theo sơ đồ tổ chức. Nó bao gồm một nhà quản lý
và một số nhân viên dưới quyền. Ví dụ, nhóm gồm hiệu trưởng trường tiểu học và
mười hai giáo viên hay nhóm kiểm toán bưu chính bao gồm một tổ trưởng và năm
nhân viên.

Nhóm nhiệm vụ bao gồm một số người cùng làm việc để hoàn thành một công

việc nào đó theo sự phân công của tổ chức. Nhóm này không quá chú trọng đến thứ
bậc trong các mối quan hệ. Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu, nhóm dự án…


Nhóm không chính thức là các liên minh giữa các cá nhân được hình
thành không phụ thuộc vào cơ cấu cũng như mục tiêu của tổ chức. Trong môi
trường làm việc, các nhóm này được hình thành do nhu cầu về giao tiếp xã hội.
Nhóm không chính thức lại có thể phân thành nhóm lợi ích và nhóm bạn bè.
Nhóm lợi ích là nhóm mà các thành viên liên kết với nhau để đạt được một mục
tiêu cụ thể mà mỗi người trong số họ quan tâm. Chẳng hạn, các nhân viên có
thể họp lại với nhau, nêu ra yêu cầu đối với các cấp lãnh đạo trong việc tăng
lương, giải quyết chế độ, thực hiện các cam kết về đào tạo và phát triển nhân
lực


Nhóm bạn bè được hình thành khi các cá nhân có những đặc điểm chung, bất kể
họ có làm việc cùng nhau hay không. Những đặc điểm chung có thể là tuổi tác, sở
thích (cùng thích thể thao, âm nhạc, du lịch), quan điểm…Các nhóm không chính thức
thực hiện một chức năng quan trọng là thỏa mãn nhu cầu xã hội của các thành viên: họ
có thể cùng nhau chơi thể thao, cùng nhau ăn trưa, cùng nhau nghỉ ngơi, cùng nhau đi
làm hoặc về cùng nhau. Mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm, mặc dù mang tính
không chính thức, song có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và kết quả làm việc.
1.2 Lịch sử quá trình hình thành phương pháp làm việc nhóm
Trước hết ta tìm hiểu sơ qua vài nét về “Teambuilding”. Hình thức team
building được hiểu là tổng hợp của việc xây dựng nhóm và làm việc nhóm. Đây là một
quá trình lâu dài mà một tổ chức, tập thể thực hiện để gắn kết các thành viên lại với
nhau, để các thành viên phối hợp, đoàn kết tạo ra hiệu quả công việc cao hơn.
“Teambuilding” xuất hiện trên thế giới từ lâu, vào khoảng cuối những năm 20 và đầu
những năm 30 của thế kỷ XX. Elton Mayo (1880 – 1949), chính là người đầu tiên
nghiên cứu những hoạt động này, ông đã khai sáng ra “hoạt động tương quan giữa

người và người” (Human Relations Movement), với những chuỗi hoạt động thử thách
trong những điều kiện nhất định, nhằm thử khả năng làm việc của nhóm công nhân.
Qua nhiều lần nghiên cứu và phân tích, người ta đồng ý rằng yếu tố chủ yếu thành
công là xây dựng tinh thần đồng nhất, tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong tập thể.
Qua 2 thập niên sau đó, nhiều cuộc thử nghiệm và phân tích được áp dụng cho
nhiều nhóm công nhân, đã minh chứng rằng năng suất làm việc tăng nhanh khi các
công nhân được lập thành nhóm. Vào những năm 1950, tập đoàn Genaral Foods đã có
7


một cuộc thử nghiệm về khái niệm làm việc nhóm. Nhiều nghiên cứu sau đó liên tục
được đưa ra, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm trong việc tăng năng suất làm việc.
Những thập niên sau đó, càng ngày càng có nhiều tập đoàn như Genaral
Motors, Saab, Volvo, Honeywell, Xerox, và Pratt & Whitney tổ chức những hoạt động,
nhằm chứng tỏ hiệu quả lớn lao của làm việc nhóm. Giờ đây, kỹ năng làm việc nhóm
được coi là tất yếu cho mỗi nhân viên thế kỉ XXI hay nói cách khác làm việc theo
nhóm chính là một đòi hỏi của thời đại. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì
yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Từ nhiều thế kỷ qua, thanh
niên Nhật khi đi xin việc làm, ngoài cuộc phỏng vấn cá nhân còn phải qua những bài
tập làm việc theo nhóm. Tinh thần và kỹ năng hợp tác của người lao động quan trọng
không thua gì các phẩm chất khác như nắm vững chuyên môn,siêng năng cần cù , có
tinh thần học hỏi. Con người là một thực thể sống, không ai là hoàn hảo, làm việc theo
nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Cá nhân
thường chỉ đảm nhiệm được một hai việc cụ thể nhưng một nhóm lại có thể làm được
nhiều việc cùng lúc với hiệu quả thường cao hơn.
“Nhóm làm việc” ngày nay đã trở thành một đối tượng của khoa học và người
ta được đào tạo không phải chỉ để hiểu nó mà còn là tác động vào để biến nó thành
một công cụ giáo dục và phát triển cá nhân và xã hội.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm
Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm có thể

chia nhiều thành nhóm nhân tố. Nhóm nhân tố thứ nhất tập trung vào nhà lãnh đạo.
Các nghiên cứu của Morgeson, DeRue và Karam (2010), Morgeson, Reidervà
Campion( 2005), Mohrman và Cohen (1995) chỉ ra rằng khả năng lãnh đạo nhóm cũng
ảnh hưởng đến hiệu quả của nhóm trong việc xác định các thành viên trong nhóm có
khả năng hoàn thành trách nhiệm chung của họ đối với lãnh đạo nhóm và đáp ứng nhu
cầu của nhóm.
Nhóm nhân tố thứ hai là tương đồng trong khả năng nhận thức, theo LePine,
Hollenbeck, Ilgen và Hedlund (1997) nhận thấy rằng hiệu suất của các nhóm ra quyết
định phân cấp được tăng cường khi cả người lãnh đạo và nhân viên đều có khả năng
nhận thức cao. Và một phân tích tổng hợp của Devine và Phillips (2000) đã tìm thấy
mối quan hệ tích cực giữa mức trung bình khả năng nhận thức của nhóm và hiệu suất
của nhóm.
Nhóm nhân tố tiếp theo chính là các thành viên trong nhóm. Đối với nhân tố
thành viên trong nhóm đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và đã cho ra rất
nhiều kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Barry và Stewart (1997) và Neuman và
Wright (1999), đã chỉ ra rằng sự tận tâm ở cấp độ nhóm có liên quan mạnh mẽ hơn đến
hiệu quả đối với hiệu suất và lập kế hoạch nhiệm vụ hơn là dành cho sáng tạo và
nhiệm vụ ra quyết. Nhưng theo LePine, Collquito và Erez (2000) nhận thấy rằng sự tận
tâm và cởi mở của nhóm không dự đoán hiệu quả quyết định đội. Tuy các cơ chế mà
thành phần tính cách nhóm ảnh hưởng đến hiệu suất nhóm yêu cầu thêm điều tra, rõ
ràng là thành phần tính cách có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của nhóm. Ngoài
nhân tố tính cách mà LePine, Collquito và Erez (2000) chỉ ra là có ảnh hưởng đến hiệu
quả làm việc nhóm, thì các đặc điểm khác liên quan đến tính cách như tính chủ động,
cởi mở, hữu ích, linh hoạt và hỗ trợ cũng đã được nghiên cứu bởi Kinlaw (1991),
Morgeson, Reidervà Campion (2005), Stevens và Campion (1994) và Varney (1989).
8


Ngoài ra các yếu tố khác như sự phụ thuộc tích cực của các thành viên trong nhóm,
giao tiếp hiệu quả, kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm, không gian vật lý và

tiền quỹ cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả của nhóm làm việc nhóm theo nghiên cứu
của De Long (1970), Sternberg và Wilson (2006) và Leahey (2007).
Nhóm nhân tố cuối cùng để xác định hiệu quả của nhóm thường được xác định
là số lượng và chất lượng của các kết quả đầu ra của nhóm ( Shea và Guzzo, 1987).
Tuy nhiên, định nghĩa này bỏ qua khả năng một đội có thể đốt cháy bản thân thông qua
xung đột chưa được giải quyết hoặc tương tác gây chia rẽ, khiến các thành viên không
muốn tiếp tục làm việc cùng nhau (Hackman, 1987). Vì vậy, một số nhà nghiên cứu đã
lập luận rằng các định nghĩa về đội hiệu quả cũng nên kết hợp các biện pháp khả năng
tồn tại của nhóm (Guzzo và Dickson, 1996). Khả năng tồn tại của nhóm đề cập đến sự
hài lòng, sự tham gia và sẵn sàng tiếp tục của các thành viên làm việc cùng nhau trong
tương lai. Nó cũng có thể bao gồm các kết quả cho thấy sự trưởng thành của nhóm,
chẳng hạn như sự gắn kết, phối hợp, giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề, và các
chuẩn mực và vai trò rõ ràng.
2. Các mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm
2.1 Mô hình CATME
Các nghiên cứu về kĩ năng làm việc nhóm dựa trên mô hình CATME
(Comprehensive Assessment of Team Member Effectiveness) để đánh giá hiệu quả của
các thành viên trong nhóm thông qua một quy trình khá nghiêm ngặt. Dựa trên nghiên
cứu của Loughry, Ohland, and Moore (2007), chúng tôi trình bày ngắn gọn về công cụ
này: Ban đầu nhóm nghiên cứu lấy được 392 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủa làm việc
nhóm được cho là tiềm năng từ tài liệu và sau đó thí điểm chúng đến vài ngàn sinh
viên đại học thông qua các cuộc khảo sát. Cuối cùng họ hợp nhất 87 yếu tố để đánh giá
sự đóng góp khác nhau của các thành viên trong nhóm. Một phiên bản ngắn bao gồm
trong số 33 yếu tố cũng được xây dựng để hợp lý hóa quy trình và được phân loại
thành năm nhóm yếu tố: Đóng góp cho công việc của nhóm (tám mục); tương tác với
đồng đội (mười mục); sự phát triển và duy trì nhóm (bảy mục); mục tiêu mong đợi
(bốn mục); và có kiến thức, kĩ năng và các khả năng liên quan (bốn mục). Công cụ này
ra đời đã tích hợp rất nhiều tài liệu, người ta tin rằng nó có thể đánh giá các hành vi
làm việc nhóm ở mức độ chung. Ngoài ra, công cụ cũng đủ linh hoạt để tự đánh giá và
đánh giá ngang hàng trong hoặc cuối dự án học tập

2.2 Mô hình Value rubic
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc nhóm dựa trên tiêu
chuẩn Teamwork Value rubic (Valid Assessment of Learning in Undergraduate
Education- VALUE ) gồm có năm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả làm
việc nhóm là:






Đóng góp cho các cuộc họp nhóm
Sự trao quyền cho các thành viên trong nhóm
Sự đóng góp cá nhân của thành viên nhóm
Giao tiếp trong nhóm
Đối phó xung đột

Đồng thời có thang đo để các thành viên đánh giá bản thân với năm mức độ:
Vượt trội, thành thạo, đang phát triển, đang bắt đầu, không thể chấp nhận (tiêu chuẩn
đánh giá chi tiết được trình bày ở phụ lục). Tuy nhiên, mô hình này chỉ cho phép đánh
9


giá cá nhân thành viên trong nhóm, chưa có sự đánh giá về các thành viên khác. Và chỉ
đánh giá thông qua tang đo với năm mức độ, chưa có nhiều biến quan sát chi tiết.
3. Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả làm việc nhóm
3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trong một dự án hợp tác học tập
(2014)
Dựa trên mô hình CATME (Comprehensive Assessment of Team Member

Effectiveness), một cuộc khảo sát đã được sử dụng để kiểm tra sự phát triển các kỹ
năng làm việc nhóm của các sinh viên năm nhất thông qua một hoạt động học tập hợp
tác (dự án nhóm) tại một Đại học ở Hồng Kông. Dữ liệu được thu thập bằng bảng khảo
sát bảng câu hỏi được thực hiện hai lần, tại lúc trước khi bắt đầu và sau khi hoàn thành
dự án. Bài viết cho thấy rằng, sinh viên nên cải thiện kỹ năng làm việc nhóm bằng
cách tập trung vào bốn trong năm loại hành vi (sự đóng góp cho công việc của nhóm;
tương tác với đồng đội; sự phát triển và duy trì nhóm; mục tiêu mong đợi), ngoại trừ
loại 5 (có kiến thức, kỹ năng và khả năng liên quan). Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra
các ý kiến có liên quan đến các vấn đề cá nhân (chẳng hạn như điểm yếu) rất khó để
sinh viên đồng ý và chấp nhận. Hơn nữa, các sinh viên chấp nhận sự giúp đỡ rất chọn
lọc và họ hiếm khi cung cấp trợ giúp cho đồng đội của họ vì đề nghị giúp đỡ người
khác có thể dẫn đến sự hiểu lầm về sự bất lực. Tuy nhiên, sinh viên có xu hướng chấp
nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ từ người khác khi những hành động này liên quan trực tiếp
đến công việc nhóm hoặc kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, cả định tính và kết quả định
lượng cho thấy sinh viên vẫn có một nhận thức sai lầm rằng người lãnh đạo nên kiểm
soát mọi thứ và anh ta/cô ta phải chịu trách nhiệm đội thành công hay thất bại.
Tác động của kỹ năng làm việc nhóm đối với sinh viên trong các trường đại học
công lập Malaysia (2017)
Một nghiên cứu của Mashitah và cộng sự (2017) cho rằng các kỹ năng làm việc
nhóm có thể giúp nâng cao các giá trị gia tăng cho sinh viên. Cụ thể là xây dựng sự tự
tin cho sinh viên và cải thiện kỹ năng giao tiếp và tương tác với những người khác.
Đồng thời quá trình làm việc nhóm cũng giúp họ phát triển tư duy phê phán và sáng
tạo, tư duy giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và cải thiện chất lượng của
quá trình học tập.
Tác động của tinh thần đồng đội đối với hiệu suất làm việc của nhân viên: Một
nghiên cứu về các thành viên của Khoa tại Đại học Dhofar
Nhóm tác giả thành viên Đại học Dhofar Shouvik Sanyal (2018) chỉ ra các yếu
tố như khái niệm về sự tin tưởng, lãnh đạo, cấu trúc và đánh giá hiệu suất, phần
thưởng tác động mạnh mẽ đế hiệu quả của làm việc theo nhóm. Cụ thể phong cách cá
nhân có tác động đáng kể nhất đến hiệu suất, tiếp theo là sự tin tưởng giữa các thành

viên trong nhóm, lãnh đạo hiệu quả và hệ thống đánh giá và khen thưởng hiệu suất phù
hợp.
3.2 Nghiên cứu trong nước
Thực trạng nguyên nhân làm việc nhóm kém hiệu quả của sinh viên năm thứ
nhất trường Đại học Đồng Nai (2017)

10


Nghiên cứu chỉ ra có những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động
của nhóm. Cụ thể nguyên nhân lớn nhất đến từ sự chủ quan của bản thân sinh viên như
thái độ và hành vi làm việc nhóm, sự thiếu tinh thần trách nhiệm, không hợp tác, lười
biếng, thụ động. Các lý thuyết về nhóm cho thấy làm việc nhóm hiệu quả cần sự hạn
chế cái tôi của mỗi cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm, từ đó giúp
giúp đề cao tính tập thể. Nhưng trái với thực tế khi quan sát sinh viên làm việc nhóm,
nguyên nhân thất bại phần lớn từ cái tôi quá lớn dẫn đến bảo thủ, tranh cãi, không lắng
nghe nhau, không thống nhất ý kiến. Bên cạnh đó, còn có một ssố nguyên nhân khách
quan như: sự thiếu quy tắt chung; không có sự phân công công việc rõ ràng; sự chuyên
quyền của nhóm trưởng,…cũng được tác giả nhắc đến.
Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa tiếng Pháp , trường ĐH Ngoại Ngữ Đà Nẵng (2008)
Nghiên cứu của một sinh viên Nguyễn Đăng Khoa. Đối tượng của đề tài nghiên
cứu này là sinh viên năm 2 và 3 khoa Tiếng Pháp. Bài viết này đã đưa ra tình hình làm
việc nhóm, chỉ ra nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc
nhóm không hiêu quả của sinh viên khoa tiếng Pháp thuộc trường đại học Ngoại Ngữ
- ĐH Đà Nẵng.
4. Đóng góp của đề tài
Tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, nhóm đã tham khảo một số các bài
viết nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu trên dù xuất phát từ các nguồn
tài liệu và có phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng đều nêu lên được tầm quan
trọng của kỹ năng làm việc nhóm.

Các đề tài nghiên cứu trong nước đa phần tập trung đánh giá thực trạng làm
việc nhóm ở các trường Đại học hoặc chỉ ra những yếu tố tác động ngược lại dẫn đến
làm việc nhóm kém hiệu quả. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ ra rõ cách đánh giá hiệu
suất làm việc nhóm và các yếu tố thúc đẩy làm việc nhóm tốt hơn. Những đề tài
nghiên cứu, những hội thảo khoa học hay những cuốn sách kể cũng đã phần nào chỉ ra
cái đã đạt được, cái cần phải đạt được và đưa ra những cách thức để sử dụng kỹ năng
trong qua trình làm việc nhóm. Tuy nhiên những sách báo, tạp chí chỉ đơn thuần là lý
thuyết về vấn đề làm việc nhóm, chưa thật thực tế và cụ thể cho sinh viên.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều áp dụng
các cơ sở lý thuyết các khái niệm về làm việc nhóm hiệu quả và chưa có nghiên cứu
nào áp dụng hai mô hình nghiên cứu CATME và Teamwork Value rubic mà nhóm đề
xuất trên.
Đối với các đề tài nghiên cứu nước ngoài, dù có hệ thống lý luận và mô hình
nghiên cứu khá chặt chẽ song nếu áp dụng cho nền giáo dục Việt Nam với bối cảnh về
văn hóa còn nhiều khác biệt sẽ dẫn đến sự không tương thích. Tương tự như nghiên
cứu tại Đại học Hồng Kông, khi áp dụng mô hình CATME của nhóm tác giả Mỹ, chỉ
có bốn trong năm nhân tố thông qua kiểm định.
Trên cơ sở đó, đối với nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sẽ khai thác những vấn
đề trên với một mô hình nghiên cứu thích hợp với sinh viên Việt Nam, mà cụ thể là
sinh viên khoa Marketing Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng qua góc nhìn: tự sinh
viên đánh giá bản thân, sinh viên đánh giá các thành viên khác trong nhóm. Từ đó đưa
ra được những thực trạng về vấn đề làm việc nhóm của sinh viên. Hơn thế nữa, đề tài
11


của nhóm không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những bất cập này cũng như nêu ra những
yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề làm việc nhóm. Mục tiêu của đề tài còn là đề ra nhưng
giải pháp hợp lý cho vấn đề làm việc nhóm hiện nay tại của trường. Từ đó, nhóm
mạnh dạn đề ra các giải pháp khả thi giúp sinh viên có thêm các kỹ năng làm việc
nhóm tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mô hình và các giả thiết nghiên cứu của mô hình
1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nhóm tác giả đã kế thừa một số kết quả thu được từ các nghiên cứu có trước, từ
đó hiệu chỉnh, phát triển thêm cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu. Từ đó nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức như sau:
Đóng góp cho hoạt động nhóm

Tương tác với các thành viên trong nhóm

Giữ cho nhóm đi đúng hướng

Hiệu quả làm việc nhóm

Mục tiêu mong đợi

Đóng góp cho hoạt động nhóm (CTB): Đóng góp cho hoạt động nhóm được hiểu là
cách
thức
cávànhân
thực thích
hiện các
Có những kiến
thức,
kỹ mà
năng
khả năng
hợpnhiệm vụ được giao, đưa ra các ý kiến, quan điểm
của mình về một vấn đề nào đó giúp cho nhóm ngày càng tốt hơn và sự giúp đỡ của
các thành viên trong nhóm với nhau để hoàn thành công việc chung. (Mashitah và

cộng sự, 2017).
Tương tác với các thành viên trong nhóm (ITR): Tương tác với các thành viên
nhóm là sự giao tiếp, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm về vấn đê của nhóm,
cách điều tiết không khí làm việc trong nhóm giữa nhóm trưởng và các thành viên để
hoàn thành công việc. Theo nghiên cứu của De Long (1970) khuyên chúng ta nên chú
ý đến không gian vật lý bằng cách sắp xếp cẩn thận chỗ ngồi thoải mái và sau đó yêu
cầu các thành viên trong nhóm thay đổi người ngồi bên cạnh thường xuyên để giảm
các cuộc thảo luận có cấu trúc phân cấp. Hơn thế nữa, giao tiếp mặt đối mặt là rất quan
trọng để giao tiếp hiệu quả và đây là thức thức giúp cho các thành viên trong nhóm có
nhiều ý tưởng hơn (Hampton và Parker 2011).
Giữ cho nhóm đi đúng hướng (KPT): Giữ cho nhóm đi đúng hướng là cá nhân chia
sẻ trách nhiệm với các hoạt động của nhóm, phản hồi từ những người khác, công việc
nào tiến triển và không tiến triển, và những thay đổi mà bạn có thể thấy, góp ý và chủ
động tìm kiếm vẫn đề của nhóm để cùng giải quyết.

12


Mục tiêu mong đợi (EPT): Mục tiêu theo mong đợi là đặt ra kì vọng về hiệu quả
trước những kế hoạch của nhóm nhằm thúc đẩy những kết quả tích cực từ hoạt động
nhóm. Theo Don Hellriegel và cộng sự (2004), mục tiêu của nhóm là cái đích mà
nhóm làm việc muốn đạt tới. Vì thế nó ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả làm việc của
từng cá nhân, của nhóm.
Có những kiến thức, kỹ năng và khả năng thích hợp (KSA): Có những kiến thức,
kỹ năng và khả năng thích hợp là cá nhân nhận thức được kiến thức chuyên môn,
những kỹ năng làm việc mà mình có trong việc hoàn thành công việc của nhóm.
Tiêu chí

Ký hiệu
CTB1

CTB2

ĐÓNG
GÓP
CHO
HOẠT
ĐỘNG
NHÓM

CTB3
CTB4
CTB5
CTB6
CTB7
CTB8

TƯƠNG
TÁC
VỚI
CÁC
THÀNH
VIÊN
TRONG
NHÓM

ITR1
ITR2
ITR3
ITR4
ITR5

ITR6

ITR7
ITR8

Biến quan sát
Công việc được phân chia
một cách công bằng.
Hoàn thành trách nhiệm đối
với nhóm
Chuẩn bị trước cho các
cuộc họp nhóm
Hoàn thành công việc đúng
hạn
Làm chính xác công việc
được giao
Đóng góp quan trọng cho
sản phẩm cuối cùng của
nhóm
Cố gắng khi đối mặt với
những tình huống khó khăn.
Đề nghị giúp đỡ bạn cùng
nhóm lúc thích hợp
Giao tiếp một cách có hiệu
quả
Tạo điều kiện để việc giao
tiếp trong nhóm hiệu quả
hơn
Kịp thời trao đổi thông tin
với thành viên nhóm

Động viên các thành viên
trong nhóm
Biểu đạt sự nhiệt tình khi
làm việc nhóm
Lắng nghe những gì thành
viên nhóm nói về những
vấn đề gây ảnh hưởng đến
nhóm
Lấy ý kiến của nhóm về
những vẫn đề quan trọng
trước khi làm
Nhận phản hồi từ các thành
13

Đo
lường

Likert
1-5

Likert
1-5

Nguồn

Peter Lau Theresa
Kwong King Chong Eva
Wong (2003), Mashitah
và cộng sự, 2017


Peter Lau Theresa
Kwong King Chong Eva
Wong (2003), Nghiên
cứu của De Long (1970),
Hampton và Parker 2011


viên nhóm và cải thiện hiệu
quả làm việc
ITR9
Nhận sự giúp đỡ của các
thành viên khi cần thiết
KPT1
Nhận thức về việc theo dõi
sự tiến bộ của các thành
viên
KPT2
Đánh giá liệu nhóm có đang
tiến bộ như mong đợi
không
KPT3
Nhận thức được những tác
GIỮ
nhân bên ngoài gây ảnh
CHO
Peter Lau Theresa
hưởng đến sự hiệu quả làm
NHÓM
Kwong King Chong Eva
việc của nhóm

Likert
ĐI
Wong (2003), Peter Lau
KPT4
Phản hồi mang tính xây
1-5
ĐÚNG
Theresa Kwong King
dựng cho những thành viên
HƯỚNG
Chong Eva Wong (2003)
khác trong nhóm
KPT5
Thúc đẩy các thành viên
làm hết sức
KPT6
Đảm bảo rằng mỗi người
trong nhóm hiểu những
thông tin quan trọng
KPT7
Giúp nhóm lập kế hoạch và
tổ chức các công việc
EPT1
Mong chờ nhóm sẽ thành
công
MỤC
EPT2
Tin tưởng nhóm có thể đạt
Don Hellriegel và cộng
TIÊU

thành quả với chất lượng
Likert
sự (2004), Peter Lau
MONG
cao
1-5
Theresa Kwong King
ĐỢI
Chong Eva Wong (2003)
EPT3
Quan tâm việc nhóm đạt
thành quả với chất lượng
cao
Bảng 1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình
1.2.1 Dựa theo 5 yếu tố
H1: Sự Đóng góp cho hoạt động nhóm có ảnh hường thuận chiều đến hiệu quả làm
việc nhóm.
H2: Sự tương tác với các thành viên trong nhóm có ảnh hường thuận chiều đến hiệu
quả làm việc nhóm.
H3: Việc giữ cho nhóm đi đúng hướng có ảnh hường thuận chiều đến hiệu quả làm
việc nhóm.
H4: Yếu tố mục tiêu mong đợi có ảnh hường thuận chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.
H5: Việc có những kiến thức, kỹ năng và khả năng thích hợp có ảnh hường thuận
chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.
1.2.2 Dựa theo các yếu tố khác
H6: Quy mô nhóm có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.
H7: Yếu tố cách thức chia nhóm ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.

1.2.


14


H8: Yếu tố sinh viên năm mấy ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả làm việc nhóm
H9: Yếu tố môn làm nhóm là môn chuyên ngành hay môn chung ảnh hưởng thuận
chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.

Thu thập dữ liệu bằng bảng khảo sát chính thức (N=1

Mục tiêu nghiên cứu

2. Giới
thiệu
trình nghiên
cứu
sở lí thuyết liên quan
đến đề
tài, quy
các nghiên
cứu trước
đây
Mã hóa và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Mô hình đề xuất, bảng câu hỏi khảo sát dự kiến

Phân tích tương quan


hình nghiên cứu chính thức, bảng câu hỏi khảo sát chính thức

Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích phương sai ANOVA

15

Kết quả, kết luận và hàm ý


3. Thiết kế nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nghiên cứu này nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng: Nhóm cộng sự sẽ làm khảo sát online cho sinh viên
Khoa Marketing, trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Phương pháp này sẽ
giúp nhóm cộng sự xác định mức độ các bạn sinh viên đánh giá hiệu quả làm việc
nhóm của các bạn.
3.2 Công cụ thu thập dữ liệu : Phiếu điều tra online
3.3. Chọn mẫu
Phương pháp chính để thực hiện cho nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu
theo cụm. Vì khảo sát trực tiếp trên một tổng thể và tất cả các thành viên trong tổng
thể đó đêu tham gia khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu được tiến hành bằng cách lấy những nhóm riêng biệt
hoặc những cụm của những đơn vị nhỏ hơn. Những cụm của mẫu có thể được chọn
bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên hay lấy mẫu có hệ thống với một sự khởi đầu ngẫu
nhiên. Cụ thể là chọn mẫu 120 sinh viên năm nhất, năm hai và năm ba Khoa
Marketing, trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Cụ thể là những sinh viên
được khảo sát thuộc lớp 44K12.2, 44K28, 43K12.1 và 42K12.1.
3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu : SPSS

4. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha,
được tính từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Đối với nghiên cứu này, các
biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đảm
bảo ý nghĩa thống kê và Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 thì thang đo có thể chấp nhận được
về mặt độ tin cậy. Những thang đo có hệ số này < 0.6 sẽ bị loại khỏi mô hình.
4.2 Phân tích tương quan Pearson
Phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến
này. Hàng Pearson Correlation là giá trị r để xem xét sự tương thuận hay nghịch, mạnh
hay yếu giữa 2 biến. Hàng Sig. (2-tailed) là sig kiểm định xem mối tương quan giữa 2
biến là có ý nghĩa hay không. Sig < 0.05, tương quan có ý nghĩa; sig ≥ 0.05, tương
quan không có ý nghĩa. Cần xem xét sig trước, nếu sig < 0.05 mới nhận xét tới giá trị
tương quan Pearson r. Hàng N hiển thị cỡ mẫu của tập dữ liệu.
4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
16


Phân tích hồi quy được thực hiện nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến hiệu quả làm việc nhóm.
Giá trị sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình
hồi quy. Nếu sig nhỏ hơn 0.05, ta kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với
tập dữ liệu và có thể sử đụng được. Giá trị này thường nằm trong bảng ANOVA.
Giá trị sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi
quy. Nếu sig kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0.05, ta kết
luận biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Mỗi biến độc lập tương ứng với
một hệ số hồi quy riêng, do vậy mà ta cũng có từng kiểm định t riêng. Giá trị này
thường nằm trong bảng Coefficients.
4.4 Phân tích sự khác biệt hiệu quả làm việc nhóm theo quy mô nhóm, cách thức
hình thành nhóm, giới tính và sinh viên năm nào.

Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để xem xét trung bình của một biến
định lượng (kết quả làm việc nhóm) có khác nhau theo nhiều thuộc tính của biến định
tính (quy mô nhóm, cách thức hình thành nhóm, sinh viên năm nào). Để sử dụng bảng
ANOVA cần có điều kiện là khi Sig.Test of Homogencity> α (α =0.05) thì phương sai
của các nhóm thuộc tính của biến định tính bằng nhau. Lúc đó bảng ANOVA mới có
thể được dùng để đưa ra các kết luận trung bình.
Nếu Sig.Levene>α thì kết luận phương sai của các nhóm bằng nhau. Lúc này
xem tiếp bảng ANOVA, nếu Sig.ANOVA< α (=0.05) ta kết luận có sự khác nhau về
giá trị trung bình biến định lượng (hiệu quả làm việc nhóm) giữa các nhóm thuộc tính
của biến định tính (quy mô nhóm, điểm số cá nhân).
Nếu Sig.Levene<α thì kết luận không có sự khác biệt về giá trị trung bình của
biến định lượng giữa các nhóm thuộc tính của biến định tính.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH

1. Kết quả nghiên cứu:
Thực trạng khảo sát hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing
trường ĐH Kinh Tế-ĐH Đà Nẵng:
Hiện nay hoạt động nhóm đã dần dần được phổ biến rộng rãi trong hầu hết các
môn học tại các trường Đại học. Qua quá trình học tập, các sinh viên đã dần dần thích
ứng được với việc học tập theo nhóm. Thực tế làm nhóm hiện nay là giảng viên
thường đưa ra đề tài bắt đầu từ đầu môn học và nộp bài khi gần hết thời gian. Nhóm
khảo sát của chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 125 bạn sinh viên khoa Marketing
trường đại học Kinh Tế, từ năm nhất đến năm ba với những câu hỏi liên quan đến vấn
đề làm nhóm. Dưới đây là khảo sát thực tế và những kết quả mà nhóm thu được:
1.1. Về quy mô nhóm:
Theo đúng chương trình đào tạo các giảng viên đã yêu cầu sinh viên tổ chức
làm nhóm trong các môn học. Quy mô làm nhóm tùy thuộc vào yêu cầu từ phía giảng
viên có những nhóm chỉ 2 người, 3-5 người, 6-8 người hoặc từ 9 người trở lên. Tuy
nhiên hiện quy mô nhóm được giảng viên áp dụng khá nhiều là khoảng từ 3-5 người.
Hiện nay do cách thức các môn học được tổ chức khác nhau nên cách tổ chức nhóm

cũng có sự khác nhau.
17


Quy mô nhóm

Theo khảo sát thực tế thì các nhóm đa phần được tổ chức từ 3-5 người chiếm
84%, nhóm từ 6-8 người chiếm 12,8%, nhóm 2 người chiếm 2.4%, và chiếm phần
trăm ít nhất là nhóm từ 9 người trở lên chỉ 0.8%. Điều đó cho thấy quy mô hoạt động
nhóm của sinh viên hiện nay chủ yếu là từ 3-5 người. Quy mô này khá phù hợp. Tuy
nhiên, nhóm nên thành lập với tổng số người là số lẻ, bởi vì sẽ có một người đóng vai
trò ở giữa dàn xếp mọi xung đột của nhóm trong giai đoạn xung đột, lúc đó giai đoạn
xung đột sẽ qua nhanh hơn và sớm tiến tới giai đoạn hoà nhập.
1.2. Cách thức hình thành nhóm:
Sinh viên hiện nay thường tổ chức hình thành nhóm theo nhóm bạn thân hoặc
nhóm học tập, đa số đối với sinh viên năm nhất thì sinh viên sẽ được giáo viên chia
nhóm ngẫu nhiên. Lên năm hai, năm ba vì đã quen với trường lớp, bạn bè, nên việc
phân chia nhóm ít do giảng viên phân nhóm nữa. Đối với các môn học có yêu cầu tổ
chức làm nhóm thì các sinh viên sẽ tự tập hợp nhóm cho mình, các bạn tập hợp nhóm
đa phần là dựa vào sự quen biết chơi thân với nhau qua một năm học. Nhóm này hình
thành trên cơ sở là sở thích, gồm những thành viên chơi với nhau từ năm một, hoặc là
các thành viên có cùng năng lực hay sự hiểu biết tự nguyện đăng ký với nhau. Tuy
nhiên cách hình thành này có rất nhiều sinh viên không có nhóm là do sinh viên vẫn
chưa có sự năng động, vẫn học cá nhân không thích kết bạn hoặc là những sinh viên có
năng lực kém các nhóm không muốn nhận vào sợ ảnh hưởng tới thành tích của nhóm.

Cách thức hình thành nhóm

18



Theo khảo sát thực tế thì việc phân chia nhóm do sinh viên tự chọn chiếm
66,4%, còn lại 33,6% do giáo viên chia ngẫu nhiên.

2. Thống kê mô tả
Dữ liệu sau khi thu thập được mã hóa và đưa vào phân tích thống kê mô tả để
tính các chỉ số căn bản như giá trị trung bình, và độ lệch chuẩn cho thấy sinh viên cảm
nhận tích cực mức độ tác động của 5 yếu tố: đóng góp cho hoạt động nhóm, tương tác
với các thành viên trong nhóm, giữ cho nhóm đi đúng hướng, mục tiêu mong đợi, và
có những kiến thức, kĩ năng thích hợp đến hiệu quả làm việc nhóm, thể hiện qua kết
quả giá trị trung bình các thang đo đều khá cao.
Biến

DIỄN GIẢI (N=125)

Giá trị TB

CTB

Đóng góp cho hoạt động nhóm

3.88

Độ
lệch
chuẩn
.495

CTB1


Các công việc tôi làm được phân chia một cách công bằng.

3.78

.841

CTB2

Tôi đã hoàn thành trách nhiệm đối với nhóm

4.13

.660

CTB3

Tôi đã chuẩn bị trước cho các cuộc họp nhóm

3.70

.843

CTB4

Tôi hoàn thành công việc đúng hạn

4.10

.682


CTB5

Tôi làm chính xác công việc được giao

3.96

.712

CTB6

Tôi đóng góp quan trọng cho sản phẩm cuối cùng của nhóm

3.75

.820

CTB7

Tôi luôn tiếp tục cố gắng khi đối mặt với những tình huống khó khăn.

3.86

.759

CTB8

Tôi đề nghị giúp đỡ bạn cùng nhóm lúc thích hợp

3.78


.694

ITR

Tương tác với các thành viên trong nhóm

3.82

.493

ITR1

Tôi giao tiếp một cách có hiệu quả

3.67

.619

ITR2

Tôi có tạo điều kiện để việc giao tiếp trong nhóm hiệu quả hơn

3.71

.705

ITR3

Tôi kịp thời trao đổi thông tin với thành viên nhóm


3.79

.626

ITR4

Tôi động viên các thành viên trong nhóm

3.67

.727

ITR5

Tôi biểu đạt sự nhiệt tình khi làm việc nhóm

3.78

.758

ITR6

Tôi lắng nghe những gì thành viên nhóm nói về những vấn đề gây
ảnh hưởng đến nhóm

3.98

.684

ITR7


Tôi lấy ý kiến của nhóm về những vẫn đề quan trọng trước khi làm

4.02

.666

ITR8

Tôi nhận phản hồi từ các thành viên nhóm và cải thiện hiệu quả làm
việc

3.84

.677

ITR9

Tôi để các thành viên giúp đỡ khi cần thiết

3.90

.723

KPT

Giữ cho nhóm đi đúng hướng

3.68


.528

KPT1

Tôi có nhận thức về việc theo dõi sự tiến bộ của các thành viên

3.61

.694

KPT2

Tôi đánh giá liệu nhóm có đang tiến bộ như mong đợi không

3.53

.714

KPT3

Tôi nhận thức được những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến sự
hiệu quả làm việc của nhóm

3.66

.774

KPT4

Tôi có những phản hồi mang tính xây dựng cho những thành viên

khác trong nhóm

3.78

.725

19


KPT5

Tôi thúc đẩy các thành viên làm hết sức

3.66

.803

KPT6

Tôi đảm bảo rằng mỗi người trong nhóm hiểu những thông tin quan
trọng

3.79

.699

KPT7

Tôi giúp nhóm lập kế hoạch và tổ chức các công việc


3.76

.787

EPT

Mục tiêu mong đợi

4.00

.549

EPT1

Tôi mong chờ nhóm sẽ thành công

4.25

.668

EPT2

Tôi tin nhóm có thể đạt thành quả với chất lượng cao

3.96

.734

EPT3


Tôi quan tâm việc nhóm đạt thành quả với chất lượng cao

3.96

.677

EPT4

Tôi tin rằng nhóm nên đạt được tiêu chuẩn cao

3.84

.677

KSA

Có những kiến thức, kỹ năng và khả năng thích hợp.

3.68

.622

KSA1

Tôi có những kỹ năng cần thiết khác để làm tốt việc nhóm

3.70

.707


KSA2

Tôi có những kiến thức chuyên môn để làm tốt việc nhóm

3.60

.742

KSA3

Tôi có đủ kiến thức về nhiệm vụ của nhóm để có thể làm nếu cần
thiết

3.76

.756

KSA4

Tôi biết làm cách nào để làm những việc của những thành viên khác

3.62

.769

Bảng 2: Thống kê mô tả các biến
Từ kết quả mô tả các biến ta nhận thấy giá trị trung bình của các biến độc lập có
sự khác biệt cao (3.53÷4.25), biến thấp nhất là KPT2 (Tôi đánh giá liệu nhóm có đang
tiến bộ như mong đợi không), biến cao nhất là EPT1 (Tôi mong chờ nhóm sẽ thành
công). Điều này cho thấy có sự khác nhau về mức độ quan trọng giữa các biến độc lập.


3. Kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha
Để tiến hành phân tích nhân tố, trước hết cần tiến hành phân tích độ tin cậy của
thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Một thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha
>= 0,6 thì có thể chấp nhận về độ tin cậy. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
hơn 0,3 sẽ bị loại.
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo lần 1 cho thấy các thang đo đều có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến – tổng của các biến đều lớn hơn
0,3, ngoại trừ biến CTB1 (Công việc được phân chia một cách công bằng) nên biến
này sẽ bị loại khỏi thang đo. Do đó, đề tài tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo lần
nữa.
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo lần 2 thể hiện ở Bảng dưới cho thấy hệ
số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng
của các biến đều lớn hơn 0,3. Trong đó, cao nhất là tương tác với các thành viên trong
nhóm (0,882) và thấp nhất là mục tiêu mong đợi (0,807). Tuy ở một số nhóm nhân tố
tồn tại các biến có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến “lớn hơn” Cronbach’s Alpha
tổng, nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể và các biến vẫn đảm bảo điều kiện hệ
số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Đồng thời, các biến quan sát được đưa vào mô
hình thông qua quá trình nghiên cứu và lược khảo từ các kết quả nghiên cứu đã thực
hiện, không do cá nhân tác giả đề xuất. Do đó, việc giữ lại hay loại bỏ các biến này sẽ
được quyết định dựa vào kết quả phân tích nhân tố.
20



hiệu

Cronbach’s
Biến hiệu chỉnhAlpha nếu loại
tổng tương quan

biến

Các tiêu chí

ĐÓNG GÓP CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM (Cronbach’s Alpha=0.811)
CTB2

Hoàn thành trách nhiệm đối với nhóm

0.627

0.777

CTB3

Chuẩn bị trước cho các cuộc họp nhóm

0.659

0.768

CTB4

Hoàn thành công việc đúng hạn

0.594

0.781

CTB5


Làm chính xác công việc được giao

0.628

0.776

CTB6

Đóng góp quan trọng cho sản phẩm 0.604
cuối cùng của nhóm

0.777

CTB7

Cố gắng khi đối mặt với những tình 0.601
huống khó khăn.

0.778

CTB8

Đề nghị giúp đỡ bạn cùng nhóm lúc 0.417
thích hợp

0.804

TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM (Cronbach’s Alpha
=0.882)

ITR1

Giao tiếp một cách có hiệu quả

0.572

0.873

ITR2

Tạo điều kiện để việc giao tiếp trong 0.633
nhóm hiệu quả hơn

0.868

ITR3

Kịp thời trao đổi thông tin với thành 0.633
viên nhóm

0.869

ITR4

Động viên các thành viên trong nhóm

0.602

0.871


ITR5

Biểu đạt sự nhiệt tình khi làm việc 0.579
nhóm

0.874

ITR6

Lắng nghe những gì thành viên nhóm 0.644
nói về những vấn đề gây ảnh hưởng đến
nhóm

0.867

ITR7

Lấy ý kiến của nhóm về những vẫn đề 0.655
quan trọng trước khi làm

0.867

ITR8

Nhận phản hồi từ các thành viên nhóm 0.711
và cải thiện hiệu quả làm việc

0.862

ITR9


Nhận sự giúp đỡ của các thành viên khi 0.635
cần thiết

0.868

GIỮ CHO NHÓM ĐI ĐÚNG HƯỚNG (Cronbach’s Alpha = 0.836)
KPT1

Nhận thức về việc theo dõi sự tiến bộ 0.571
của các thành viên
21

0.816


KPT2

Đánh giá liệu nhóm có đang tiến bộ như 0.482
mong đợi không

0.829

KPT3

Nhận thức được những tác nhân bên 0.479
ngoài gây ảnh hưởng đến sự hiệu quả
làm việc của nhóm

0.831


KPT4

Phản hồi mang tính xây dựng cho 0.600
những thành viên khác trong nhóm

0.812

KPT5

Thúc đẩy các thành viên làm hết sức

0.622

0.808

KPT6

Đảm bảo rằng mỗi người trong nhóm 0.665
hiểu những thông tin quan trọng

0.802

KPT7

Giúp nhóm lập kế hoạch và tổ chức các 0.697
công việc

0.795


MỤC TIÊU MONG ĐỢI (Cronbach’s Alpha = 0.807)
EPT1

Mong chờ nhóm sẽ thành công

0.513

0.808

EPT2

Tin tưởng nhóm có thể đạt thành quả 0.667
với chất lượng cao

0.736

EPT3

Quan tâm việc nhóm đạt thành quả với 0.640
chất lượng cao

0.750

EPT4

Tin rằng nhóm nên đạt được tiêu chuẩn 0.677
cao

0.732


CÓ NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP (Cronbach’s
Alpha = 0.849)
KSA1

Có những kỹ năng cần thiết khác để làm 0.674
tốt việc nhóm

0.815

KSA2

Có những kiến thức chuyên môn để làm 0.753
tốt việc nhóm

0.780

KSA3

Có đủ kiến thức về nhiệm vụ của nhóm 0.632
để có thể làm nếu cần thiết

0.832

KSA4

Biết làm cách nào để làm những việc 0.696
của những thành viên khác

0.805


Bảng 3: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha

4. Phân tích tương quan
Correlations
Điểm
được

đạt CTB

22

ITR

KPT

EPT

KSA


Pearson
Correlation
Điểm đạt được

CTB

ITR

KPT


EPT

KSA

1

Sig. (2-tailed)

.246**

-.144

.214*

.397**

.228*

.006

.108

.017

.000

.010

N


125

125

125

125

125

125

Pearson
Correlation

.246**

1

.573**

.536**

.545**

.564**

Sig. (2-tailed)

.006


.000

.000

.000

.000

N

125

125

125

125

125

125

Pearson
Correlation

.144

.573**


1

.557**

.451**

.419**

Sig. (2-tailed)

.108

.000

.000

.000

.000

N

125

125

125

125


125

125

Pearson
Correlation

.214*

.536**

.557**

1

.471**

.704**

Sig. (2-tailed)

.017

.000

.000

.000

.000


N

125

125

125

125

125

125

Pearson
Correlation

.397**

.545**

.451**

.471**

1

.420**


Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.000

N

125

125

125

125

125

125

Pearson
Correlation

.228*

.564**


.419**

.704**

.420**

1

Sig. (2-tailed)

.010

.000

.000

.000

.000

N

125

125

125

125


125

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Bảng 4: Kết quả phân tích tương quan
Sự tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu:
-

mức ý nghĩa thống kê tại 5% là **

-

mức ý nghĩa thống kê tại 10% là *

-

Gía trị trong ( ) là các sai số chuẩn

23

.000

125


Sig tương quan Pearson các biến độc lập CTB, KPT, EPT, KSA với biến phụ
thuộc Điểm đạt được nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến
độc lập này với biến Điểm đạt được. Giữa EFT và Điểm đạt được có mối tương quan
mạnh nhất với hệ số r là 0.397, giữa KPT và Điểm đạt được có mối tương quan yếu

nhất với hệ số r là 0.214.


Sig tương quan Pearson giữa IRT và Điểm đạt được lớn hơn 0.05, do vậy,
không có mối tương quan tuyến tính giữa 2 biến này. Biến IRT sẽ được loại bỏ khi
thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội.


Nhân tố (CTB) là “Đóng góp cho hoạt động nhóm” có mối tương quan với
Điểm đạt được với hệ số 0.246 tại mức ý nghĩa thống kê 5%.


Nhân tố (ITR) là “Tương tác với các thành viên trong nhóm” không có mối
tương quan với Điểm đạt được.


Nhân tố (KPT) là “Giữ cho nhóm đi đúng hướng” có mối tương quan với Điểm
đạt được với hệ số 0.214 tại mức ý nghĩa thống kê 10%.


Nhân tố (EPT) là “Mục tiêu mong đợi” có mối tương quan với Điểm đạt được
với hệ số 0.397 tại mức ý nghĩa thống kê 5%.


Nhân tố (KSA) là “Có những kiến thức, kỹ năng và khả năng thích hợp” có mối
tương quan với Điểm đạt được với hệ số 0.214 tại mức ý nghĩa thống kê 10%.


5. Phân tích hồi quy tuyến tính
5.1. Đóng


góp cho hoạt động nhóm (CTB)
a.

Model Summaryb

Mode
R
R
Adjusted R Std. Error of
l
Square
Square
the Estimate
a
1
.210
.044
.036
.76157
a. Predictors: (Constant), CTB
b. Dependent Variable: HQ

Model

Sum of
Squares

Regressio
3.292

n
1
Residual
71.340
Total
74.632
a. Dependent Variable: HQ
b. Predictors: (Constant), CTB

Model

ANOVAa
df

Mean
Square

1

3.292

123
124

.580

Unstandardized
Coefficients

Coefficientsa

Standardized
Coefficients
24

DurbinWatson
1.790

F

Sig.

5.677

T

.019b

Sig.

Collinearity
Statistics


B

Std. Error

Beta

Toleranc

e

(Constant
2.434
.541
4.502
.000
)
1
CTB
.329
.138
.210
2.383
.019
a. Dependent Variable: HQ
Bảng 5: Phân tích hồi quy tuyến tính "Đóng góp cho hoạt động nhóm"

1.000

MODEL SUMMARY
Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.036 cho thấy biến đóng góp cho hoạt động nhóm
ảnh hưởng 3.6% hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm, còn lại 96.4% là do các biến
ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
R2a= 0.044, ta có thể kết luận mối quan hệ giữa 2 biến này rất yếu vì R 2a=
0.044<0.5
Hệ số Durbin – Watson = 1.790, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có
hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.
ANOVA
Sig kiểm định F bằng 0.019 < 0.05 và p-value= 0.019, như vậy, nên chúng ta có

thể khẳng định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa hai biến đóng góp cho
hoạt động với hiệu quả hoạt động làm việc nhóm.
COEFFICIENTSA
Bảng coefficient cho phép chúng ta kiểm định các hệ số góc trong mô hình, ta
có t1=2.385 và p-value=0.019<0.05 nên ta khẳng định tồn tại quan hệ giữa 2 biến với
hệ số góc b1=0.138 có nghĩa là khi tăng một đơn vị đóng góp cho hoạt động nhóm,
hiệu quả làm việc nhóm tăng 138 đơn vị.
Phương trình hồi quy
Yi= 2.434 + 0.138xi + e

25

VIF

1.00


×