Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tại trang trại lợn ông nguyễn thanh lịch, xã ba trại – huyện ba vì – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LANG MAI PHƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
TẠI TRANG TRẠI LỢN ÔNG NGUYỄN THANH LỊCH, XÃ BA TRẠI,
HUYỆN BA VÌ,TP HÀ NỘI.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018

THÁI NGUYÊN, 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LANG MAI PHƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
TẠI TRANG TRẠI LỢN ÔNG NGUYỄN THANH LỊCH, XÃ BA TRẠI,
HUYỆN BA VÌ,TP HÀ NỘI.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46 - KHMT - N02

Khoa

: Môi trường


Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải

THÁI NGUYÊN, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã tiến hành đề tà “Đánh
giá hiện trạNg xử lý nước thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm nguồn nước tại trang trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch, xã
Ba Trại – huyện Ba Vì – TP Hà Nội”
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự
giúp đỡ rất lớn từ nhà trường, thầy cô trong đơn vị thực tập.
Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà
trường,khoa,bộ môn trong trường và thầy cô đã giúp em có được những kiến
thức bổ ích về chuyên ngành Khoa Học Môi Trường, cũng như đã tạo điều
kiện cho em được tiếp cận môi trường thực tế trong thời gian qua.
Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo:
TSNguyễn Thanh Hải. Trong thời gian viết luận văn, em đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của cô,cô đã giúp em bổ sung và hoàn thiện những lý
thuyết còn thiếu cũng như việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tế trong
đơn vị thực tập để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình, bạn
bè đã hết lòng động vien, giúp đỡ tạo điều kiện cả về mặt vật chất và tinh thần

cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, điều kiện tiếp cận và kiến thức
kinh nghiệm của bản thân,bài khóa luận này không tránh khỏi những khiếm
khuyết, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và người đọc để có
thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 24 tháng 2 năm 2018
Sinh viên
Lang Mai Phương


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các
thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi ..................................................... 7
Bảng 2.2. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất trên thế giới......................... 18
Bảng 2.3. Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam ............................ 22
Bảng 2.4. Thống kê số lượng lợn ở Việt Nam đến 1.4.2017 ......................... 24
Bảng 2.5. Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm ................................................ 25
Bảng 2.6. Số lượng lợn thịt qua các năm ........................................................ 26
Bảng 2.7. Thành phần nước thải ở một số trại lợn phía Bắc .......................... 27
Bảng 2.8: Đặc điểm các khí sinh ra khi phân hủy kỵ khí .............................. 28
Bảng 2.9. Một số loại thủy sinh vật tiêu biểu ................................................. 32
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nước thải tại Trang trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch,
Ba Vì, Tp Hà Nội. ........................................................................................... 35
Bảng 3.2. Phương pháp bảo quản mẫu trước khi đem phân tích .................... 36
Bảng 3.3.Các phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. ............. 36
Bảng 4.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của trang trại ............................ 42
Bảng 4.2. Lịch sát trùng của trang trại ............................................................ 43

Bảng 4.3. Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống của trại
và một trang trại trên địa bàn huyện Ba Vì. .................................................... 47
Bảng 4.4. Khối lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng. ............................... 48
Bảng 4.5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải trước khi đổ vào bể
Biogas (M1).................................................................................................... 48
Bảng 4.6. Kết quả phân tích các chỉ tiêu sau khi xử lý qua bể .................... 50
Biogas (M2). ................................................................................................... 50
Bảng 4.7. Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải trước khi thải vào nguồn
tiếp nhận (M3). ................................................................................................ 52
Bảng 4.8. Giá trị trung bình của hàm lượng các chất trong nước thải ............ 53


iii

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mùi từ trang trại .................................................... 57
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của tiếng ồn từ trang trại............................................ 58


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ xử lý hệ thống nước thải chăn nuôi ....................................... 8
Hình 2.2: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của cơ sở ........................ 9
Hình 2.3. Mô hình quản lý chất thải chăn nuôi trên thế giới .......................... 19
Hình 4.1. Bản đồ xã Ba Trại, huyện Ba Vì, TP Hà Nội .................................. 38
Hình 4.2. Bể Biogas tại trạng trại bằng hầm phủ bạt yếm khí. ...................... 44
Hình 4.3. Hồ sinh học tại trang trại. ................................................................ 45
Hình 4.4: Sơ đồ hàm lượng các chỉ tiêu nước thải trước khi đổ vào bể
Biogas (M1) .................................................................................................... 49
Hình 4.5: Sơ đồ hàm lượng các chỉ tiêu nước thải sau khi xử lý qua bể .............. 51

Biogas (M2) ..................................................................................................... 51
Hình 4.6: Sơ đồ hàm lượng các chỉ tiêu nước thải trước khi thải vào nguồn
tiếp nhận (M3) ................................................................................................. 53
Hình 4.7. Sơ đồ hàm lượng các chất ô nhiễm tại các điểm............................. 55
lấy mẫu nước thải. ........................................................................................... 55
Hình 4.8: Mô hình bãi lọc ngầm ..................................................................... 60
Hình 4.9: Một số hình ảnh về bãi lọc ngầm...............................................61


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD:

Biochemical Oxygen Demand (Chỉ số nhu cầu oxy sinhhóa).

BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường.
BVMT: Bảo vệ môi trường.
COD:

Chemical Oxygen Demand (Chỉ số nhu cầu oxy hóa học).

DO:

Demand Oxygen (Chỉ số nhu cầu oxy hòa tan).

QCCP:

Quy chuẩn cho phép.


QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TSS:

Total Suspended Solids (Tổng chất rắn lơ lửng).


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
MỤC LỤC ...................................................................................................... vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập ........................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học .................................................... 3
1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 5
2.1.1. Cơ sở khoa học về môi trường ............................................................. 5
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường .................................................................... 5

2.1.1.2. Môi trường nước ................................................................................. 5
2.1.2. Nước thải chăn nuôi. ............................................................................. 5
2.1.2.1. Khái niệm nước thải chăn nuôi.......................................................... 5
2.1.2.2. Các chỉ số đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi ....................... 7
2.1.3 Nước thải sinh hoạt ................................................................................ 7
2.1.4 Quy trình thoát và xử lý nước thải ....................................................... 7
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài........................................................................... 9
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 11
2.3.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam .............. 16
2.3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên Thế giới ............................................ 16


vii

2.3.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
......................................................................................................................... 20
2.3.2. Tác động tiêu cực của chất thải chăn nuôi ....................................... 27
2.3.2.1. Ô nhiễm môi trường nước ................................................................ 27
2.3.2.2. Tác động đến môi trường không khí ................................................ 28
2.3.2.3. Tác động đến môi trường đất. .......................................................... 29
2.4. Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam . 30
2.4.1. Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới ............................ 30
2.4.2. Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam ............................. 31
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 33
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 33
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 33
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 33
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................... 33
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 33

3.2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................... 33
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 33
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ................................. 33
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .................................................. 34
3.4.2.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ......................................... 34
3.4.2.2 Phương pháp phỏng vấn.................................................................... 36
3.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu.................................................... 37
3.4.4. Phương pháp tổng hợp kết quả, so sánh và viết báo cáo ................... 37
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 38
4.1. Đặc điểm, tình hình sản xuất của trang trại Nguyễn Thanh Lịch .... 38


viii

4.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 38
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 38
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................. 39
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn ............................................................... 39
4.1.2.Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại................................................. 39
4.1.2.1 Quy mô trang trại ............................................................................... 39
4.1.2.2 Hệ thống chăn nuôi tại trang trại. .................................................... 40
4.1.2.3. Sử dụng thức ăn, nước uống cho lợn tại trang trại ....................... 42
4.1.2.4. Công tác phòng dịch bệnh tại trang trại .......................................... 42
4.2. Đánh giá các hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại trang trại
Nguyễn Thanh Lịch....................................................................................... 44
4.2.1. Hiện trạng các công trình xử lý nước thải tại trang trại Nguyễn
Thanh Lich ..................................................................................................... 44
4.2.1.1 Bể Biogas ............................................................................................ 44
4.2.1.2. Bể thủy sinh (Hồ sinh học) ............................................................... 45

4.2.2. Đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi tại trang trại lợn ông
Nguyễn Thanh Lịch ....................................................................................... 48
4.2.3. Đánh giá hiệu suất xử lý nước thải tại trang trại Nguyễn Thanh
Lịch.................................................................................................................55
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến cuộc sống người
dân xung quanh khu vực trang trại ............................................................ 56
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi l ợn tại trang
trại ................................................................................................................... 58
4.5.1. Biện pháp luật pháp, chính sách ......................................................... 58
4.5.2. Biện pháp công nghệ............................................................................ 59
4.5.3. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục ........................................................ 61
4.5.4. Biện pháp quản lý, quy hoạch ............................................................. 61


ix

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 63
5.1. Kết luận ................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển nông nghiệp cao, chiếm hơn
70% trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Trước đây, nghề trồng cây lương
thực đóng góp đa số cho ngành nông nghiệp nước ta. Và hiện nay, việc gia
tăng sản lượng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc cũng đã đem lại những bước

tiến mới trong nông nghiệp. Nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần
làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từ trồng trọt sang chăn nuôi, đồng thời
cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của nông dân. Tuy nhiên, việc phát triển
các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát một cách tràn lan, ồ ạt trong
điều kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết đã làm gia tăng tình trạng
ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt với chăn
nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc
đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường do
chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn,chất thải lỏng, bụi, tiếng
ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đối với
các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực
tiếp với sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc
bệnh và chi phí phòng chữa bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề
kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ
các hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng nhiều,
hơn nữa tỷ lệ các trang trại cũng ngày một gia tăng. Các chất thải chăn nuôi
gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật ( các mầm bệnh truyền nhiễm ), có thể
là nguồn truyền nhiễm của nhiều bệnh ra môi trường và cộng đồng, đặc biệt là
một số bệnh có khả năng lây nhiễm cho con người cao như: Cúm lợn, tai
xanh, lở mồm long móng, ỉa chảy... nếu như không được xử lý đúng quy trình
vệ sinh và đảm bảo an toàn.


2

Qua khảo sát cho thấy phần lớn các trang trại chăn nuôi lợn đều chưa
có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo hợp vệ sinh môi trường. Nước thải chăn
nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi chủ yếu trực tiếp thải ra môi trường, các
ao, hồ và các khe tự nhiên không qua xử lý. Việc xử lý chất thải chăn nuôi nói

chung và nước thải chăn nuôi nói riêng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nước
thải chăn nuôi tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường nước, đất, không
khí và ảnh hưởng đến hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, sức khỏe con người, sức đề
kháng của vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh ở vật nuôi, giảm hiệu quả kinh tế.
Nhiều biện pháp xử lý nước thải được sử dụng tùy từng điều kiện như:
công nghệ sinh học, công nghệ hóa sinh, cánh đồng lọc, chế phẩm hỗ trợ và
đặc biệt là hệ thống Biogas đã và đang được rất nhiều trang trại đầu tư xây
dựng, tuy nhiên hiệu quả xử lý sau hệ thống chưa ổn định và còn thiếu các
công cụ hỗ trợ thiết kế và tính toán các công trình xử lý.
Huyện Ba Vì TP Hà Nội là huyện đông dân cư, gần với TP Hà Nội nơi
tập chung đông dân, cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp ở mức cao, chủ yếu
trong đó việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc đang được bà con nhân dân áp
dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy vậy, các chất thải rắn như phân
gia súc, chất độn chuồng, thức ăn thừa...và nước thải từ hoạt động chăn nuôi
không được xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ rồi thải ra môi trường đã gây tác động
xấu đến nguồn nước, đất, không khí và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe người chăn nuôi gia súc nói riêng và các hộ dân cư xung quanh nói
chung.
Ba Trại là một xã thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội đã và đang trên đà phát
triển kinh tế. Ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã đã có những bước phát
triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng. Trang trại chăn nuôi lợn nái của ông
Nguyễn Thanh Lịch là một trang trại phát triển mạnh với số lượng hơn nghìn
con đã đưa giá trị ngành chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đem lại hiệu quả kinh


3

tế. Nhưng vấn đề nước thải tại trang trại rất đáng lo ngại, theo điều tra cho
thấy nước thải của trang trại được qua xử lý bằng hầm phủ bạt yếm khí,
nhưng chất lượng của các hầm này chưa đạt tiêu chuẩn nên nước thải vẫn còn

gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, em tiến hành làm đề tài : “Đánh giá
hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm nguồn nước tại trang trại lợn ông Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại –
huyện Ba Vì – TP Hà Nội”, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo
vệ môi trường trong chăn nuôi, cải tạo cảnh quan quanh khu vực chăn nuôi
xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng vật nuôi đồng thời giảm thiểu các tác
động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
1.2. Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại trang trại
Nguyễn Thanh Lịch.
- Đánh giá ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến cuộc sống người
dân xung quanh khu vực trang trại.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại trang trại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Tiếp thu và học hỏi các kinh nghiệm từ thực tế, đồng thời nâng cao
kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn phục vụ công tác môi trường sau khi ra trường.
1.3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ xác định khả năng xử lý của các công trình xử
lý chất thải tại Trang trại lợn, khả năng ứng dụng của các công trình trong xử
lý chất thải chăn nuôi.


4


- Nghiêm cứu sẽ đánh gia một phần hiện trạng ngành chăn nuôi lợn tại
Xã Ba Trại Huyện Ba Vì. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn, góp phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm
môi trường cho các hộ chăn nuôi. Đồng thời kết quả nghiêm cứu còn phục vụ
cho việc học tập và kết quả nghiêm cứu sau này.
- Đề tài giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực
tế cho bản thân sau khi ra trường.
1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Tiếp cận trực tiếp với các hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi
trong thực tế.
- Quá trình nghiên cứu thực trạng nước thải tại trang trại để biết được
mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong việc quản lý và xử
lý nước thải.
- Làm cơ sở cho các cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp để bảo vệ
môi trường phù hợp với điều kiện trang trại, giúp trang trại có công tác quản
lý môi trường tốt hơn.
- Là một tư liệu để cung cấp những số liệu về hiện trạng chất lượng
nước thải của trang trại.
- Tìm ra các thiếu sót của hệ thống xử lý hiện tại ở trang trại từ đó đề
xuất phương án để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải tại trang trại lợn ông
Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì – Hà Nội.
Xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi( nước thải, chất thải rắn,thức ăn
thừa….), ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí, môi
trường đất, giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững.


5

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1. Cơ sở khoa học về môi trường
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 đưa ra khái niệm về môi
trường như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.[13]
Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên; cung cấp không gian sinh
sống và cũng chính là nơi chưa đựng các chất thải phát sinh trong quá trình
sinh sống của con người và các sinh vật.
2.1.1.2. Môi trường nước
Môi trường nước: là một thành phần môi trường tự nhiên của khái niệm
môi trường nói chung.
Nước mặt: là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Nước dưới đất: hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm, là thuật ngữ
chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và
trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên
thông với nhau (Bách khoa toàn thư mở).
Ô nhiễm môi trường nước: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do
con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm
cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã" (Hiến chương châu Âu về nước).
2.1.2. Nước thải chăn nuôi.
2.1.2.1. Khái niệm nước thải chăn nuôi


6


“Nước thải chăn nuôi là nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại
động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình. Nước thải sinh hoạt của cơ
sở chăn nuôi khi nhập vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi thì tính chung
là nước thải chăn nuôi.” [5]
Nước thải phát sinh trong ngành chăn nuôi gia súc bao gồm nước từ
quy trình tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, các loại máng ãn uống của gia súc...
Ðây là loại nýớc thải gây ô nhiễm cao nhất vì có chứa rất nhiều các chất hữu
cơ (70-80%), bao gồm các loại Protein, lipit, hidrocacbon, dẫn xuất axit amin,
xenlulozơ...Hàm lượng các chất vô cơ chiếm khoảng 20-30% bao gồm muối
photphat, đất cát, muối nitrat, ion Cl-, SO42-, PO43-... Ngoài ra còn có các vi
sinh vật gây bệnh như E.coli, Shigenla sp, Clostridium sp, roteus...và các loại
virus, kí sinh trùng gây hại...[21]
Với đặc điểm nguồn nước thải ngành chăn nuôi như thế, nếu không có
biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người
cũng như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nước thải chăn nuôi chủ yếu phát sinh tù hoạt động hàng ngày của
chuồng trại bo gồm:
- Nước tiểu của gia súc
- Nước rửa chồng trại
- Nước tắm cho gia súc
Nhu cầu sử dụng nước: nước sử dụng cho nhu cầu của gia súc và sử
dụng cho việc về sinh cọ rửa nền chuồng trại trung bình sử dụng khoảng
2000m3/ngày. Nguồn cung cấp nước từ giếng khoan của trại.
Nước thải chăn nuôi do hoạt động vệ sinh của gia súc chủ yếu chứa các
chất ô nhiễm như: BOD5, COD, Nito, Photpho, chất rắn lơ lửng và một số loại vi
sinh vật.


7


2.1.2.2. Các chỉ số đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi
Bảng 2.1. Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các
thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
STT

Thông số

Đơn vị

1

Ph

2

Giá trị C
A

B

-

6-9

5,5-9

BOD5

mg/l


40

100

3

COD

mg/l

100

300

4

TSS

mg/l

50

150

5

NO3-

mg/l


50

150

(Nguồn: QCVN 62-MT:2016/BTNMT)
Trong đó:
- Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong
nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt.
- Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong
nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt.
2.1.3 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu nhà ăn và hoạt động vệ sinh của
công nhân trong trang trại. Lượng nước thải này ước tính khoảng 2m3/ngày.
Nước thải sinh hoạt chứa thành phần chủ yếu là: BOD5, COD, Nito,
Photpho, chất rắn lơ lửng và một số loại vi sinh vật.
Ngoài ra trang trại còn có lượng nước mưa chảy tràn nhưng không
đáng kể vì đều được ngấm xuống đất ngay.
2.1.4 Quy trình thoát và xử lý nước thải
 Nước thải chăn nuôi


8

Nước thải chăn nuôi của trang trại được thu gom xử lý như sau:
Nước thải chăn nuôi heo sẽ được chạy vào hầm Biogas, tại hầm Biogas
xử lý được phần lớn chất hữu cơ (BOD), giảm đáng kể lượng khí độc phát
sinh, diệt các mầm bệnh trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí
đốt chi phí thấp. Nước thải sau khi được xử lý qua hầm Biogas sẽ chạy theo

hệ thống đường ống qua hệ thống máng trượt để trộn lẫn với Oxy không khí
nhằm tăng hàm lượng DO (nhu cầu oxy hóa học) tạo điều kiện cho vi sinh vật
hoạt động và xử lý nước thải.[1]
Nước thải vào hồ thủy sinh sẽ tiếp tục được xử lý sinh học nhờ hoạt
động của vi sinh vật và quá trình lắng đọng, làm giảm hàm lượng chất ô
nhiễm và sau đó được thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn thải

NT đầu vào

Hầm
Biogas

Máng trượt

Hồ thủy
sinh

Khí
Biogas

Hình 2.1: Sơ đồ xử lý hệ thống nước thải chăn nuôi [1]
 Nước thải sinh hoạt

Nguồn tiếp
nhận NT


9


Hình 2.2: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của cơ sở [1]
Thuyết trình: Nước thải từ quá trình sinh hoạt từ các bệ xí, chậu tiểu
của nhà vệ sinh được thu gom và xử lý bắng bể tử hoại 3 ngăn. Bể tử hoại là
công trình làm đồng thời 2 chức năng: Lắng và phân hủy cặn lắng. Chất hữu
cơ và cặn lắng trong bể tử hoại dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí (yếm khí)
sẽ bị phân hủy, một phần tạo các chất khí và một phần tạo ra các chất vô cơ
hòa tan. Nước thải qua bể tự hoại được lắng cặn và lên men (cặn lắng chủ yếu
là chất hữu cơ không tan). Cặn lắng được giữ trong bể 12 tháng, dưới tác
động của vi khuẩn yếm khí cặn được phân hủy thành các chất khí và không
hòa tan. Nước thải sau khi đi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể lắng 2 và 3, sau
đó chảy trực tiếp qua hồ thúy sinh chung với hệ thống nước thải chăn nuôi.[1]
Trang trại có định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước
thải. Kiểm tra phát hiển hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế
kịp thời.
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài

Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa trên các văn bản pháp lý đã
được ban hành và vẫn còn hiệu lực của hệ thống pháp luật về môi trường
ở nước ta.
- Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm
2014.


10

- Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính Phủ hướng
dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường.
- Luật tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vục Bảo vệ môi trường
- Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-HPN-BTNMT ngày 7/1/2015
về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 về thoát nước và xử lý nước
thải đối với các tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình trên phạm vi cả nước.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT, ngày 15/1/2010 ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm
an toàn sinh.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2015/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về nước thải sinh hoạt.


11

2.3. Cơ sở thực tiễn

Chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi
của Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt lợn chiếm khoảng 76%

sản lượng thịt hơi các loại. Sản phẩm thịt lợn là sản phẩm quen thuộc và
không thể thiếu đối với người Việt Nam ta, nó đã trở thành loại thức ăn phổ
biến nhất so với những loại thịt khác trên thị trường như thịt bò, thịt trâu, thịt
gà, tôm, cua, và cá...Chính vì thế ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trong
những năm qua đã góp phần chủ đạo vào việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng
cho người dân, đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Với những đặc điểm riêng có, chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất có
thể tận dụng được lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí và tăng
một phần thu nhập cho gia đình, cho nên hoạt động chăn nuôi này chính là
loại hình chăn nuôi phổ biến nhất trong các loại hình chăn nuôi ở Việt Nam
hiện nay.
Đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ, chăn nuôi lợn là hoạt động chính
để tiết kiệm thức ăn thừa, lao động nhàn rỗi, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho
ngành trồng trọt và cải tạo chất đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi lợn với
quy mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện
thắp sáng nhờ sử dụng khí Biogas từ chăn nuôi lợn.
Mặt khác, theo báo cáo của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
(FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề về môi
trường nghiêm trọng như thoái hóa đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí,
gây thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, mất đa dạng sinh học. Tổng diện tích
cho ngành chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt không phủ băng tuyết của
trái đất, thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng trọt được dành để sản xuất


12

thức ăn chăn nuôi. Vì vậy việc mở rộng chăn nuôi dẫn dến mất rừng làm cho
đất bị sói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô.
Trong quá trình chăn nuôi lượng khí CO2 thải ra chiếm 9% toàn cầu và

lượng khí CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23
lần CO2) chiếm 37%. Quá trình chăn nuôi còn tạo ra 65% lượng khí NO x (có
khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO 2 ) và tạo ra khoảng 2/3
tổng lượng phát thải khí NH3, nguyên nhân chính gây mưa axit phá hủy các
hệ sinh thái.
Ngoài ra ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các
mạch nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hóa, chai cứng giảm khả năng
thẩm thấu. Tất cả các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường
dẫn đến kết quả tất yếu là làm suy giảm đa dạng sinh học.
Vì vậy hoạt động của các trang trại chăn nuôi phải được quản lý và có
biện pháp sử lý chất thải phù hợp.
 Quy định về trang trại và hoạt động của trang trại chăn nuôi ở Việt
Nam.
Điều kiện để xây dựng trang trại chăn nuôi:” Đối với cơ sở chăn nuôi
phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên” [3]
Quy chuẩn này quy định các điều kiện về an toàn sinh học đối với trang
trại chăn nuôi lợn trong phạm vi cả nước.
 Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại.
 Vị trí, địa điểm
- Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa
phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi
thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt


13

tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn tối
thiểu 1 km.

- Nơi xây dựng trang trại phải có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho
chăn nuôi; đảm bảo điều kiện xử lý chất thải theo quy định.
 Yêu cầu về chuồng trại
- Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm
soát được người và động vật ra vào trại.
- Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ
sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho
công nhân và khách thăm quan; khu cách ly lợn ốm; khu mổ khám lâm sàng
và lấy bệnh phẩm; khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ
chuyên môn; các khu phụ trợ khác (nếu có).
- Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy
chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng.
- Chuồng nuôi lợn phải bố trí hợp lý theo các kiểu chuồng về vị trí,
hướng, kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng theo quy định hiện hành về
chuồng trại.
- Nền chuồng phải đảm bảo không trơn trượt và phải có rãnh thoát
nước đối với chuồng sàn, có độ dốc từ 3-5% đối với chuồng nền.
- Vách chuồng phải nhẵn, không có góc sắc, đảm bảo lợn không bị trầy
xước khi cọ sát vào vách chuồng.
- Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột nước khi mưa.
- Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải
kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác.
- Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải đảm bảo không
gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.


14

- Các dụng cụ khác trong các chuồng trại (xẻng, xô, ...) phải đảm bảo
dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.

- Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng,
kho thiết bị, ... phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ
vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
 Yêu cầu về con giống
- Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có đầy
đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo.
Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly theo quy định hiện hành.
- Lợn giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất
lượng con giống phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn đã công bố.
- Lợn giống phải được quản lý và sử dụng phù hợp theo quy định hiện
hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 Thức ăn, nước uống
- Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của các loại lợn.
- Không sử dụng thức ăn thừa của đàn lợn đã xuất chuồng, thức ăn của
đàn lợn đã bị dịch cho đàn lợn mới.
- Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn lợn bị dịch bệnh phải được tiêu
độc, khử trùng.
- Nước dùng cho lợn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tại
bảng 1, phần phụ lục Quy chuẩn này.
- Trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống
nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc,
ngừng hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng
sinh, hoá chất trong danh mục cấm theo quy định hiện hành.
 Chăm sóc, nuôi dưỡng


×