Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.29 KB, 172 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------

BÙI THỊ VÂN

SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------

BÙI THỊ VÂN

SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9.31.01.02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. NGUYỄN DUY DŨNG
2. GS. TS. TỪ SỸ SÙA

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” là
công trình nghiên cứu khoa học riêng của tác giả. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
Hà nội, ngày….tháng…năm 2019
Tác giả luận án

Bùi Thị Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng và
GS.TS. Từ Sỹ Sùa đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả
xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế học, Phòng Quản lý đào tạo,
Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, Trường đại học Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia
trả lời phỏng vấn đã đóng góp những ý kiến xác đáng và giúp đỡ tác giả có được tư liệu,

tài liệu tham khảo quý báu trong suốt quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn
và nghiên cứu luận án.
Tác giả luận án

Bùi Thị Vân

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC HỘP ..................................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................ix
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................11

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ11

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ ......................................................................................................................... 11

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ .............................................................................................................. 13

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sự tham gia của khu vực kinh tế
tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ....................... 14


1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về khu vực kinh tế tư nhân và vai
trò của khu vực này trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........ 14

1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư
trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ......................................... 17
1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động và rào cản đối với
sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ.............................................................................................................. 20
1.3. Nhận xét chung về kết quả các công trình đã nghiên cứu ...................... 23
1.4. Những khoảng trống đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. ............................. 24
1.5. Khung phân tích của luận án .................................................................... 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỰ THAM
GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .........................................................................27
iii


2.1. Một số nội dung cơ bản về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ. ........................................................................................................................ 27
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ . 27
2.1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................ 29
2.1.3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............................ 32

2.2. Một số lý luận cơ bản về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............................................ 36
2.2.1. Khu vực kinh tế tư nhân và sự tham gia của khu vực này vào cung ứng hàng
hóa công cộng ...................................................................................................... 36
2.2.2. Khái niệm, hình thức và động cơ tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .................................................. 43


2.2.3. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ.................................................................................................... 46

2.2.4. Nội dung và phương thức chủ yếu khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .................................................. 49
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .................................................. 58

2.2.6. Một số tiêu chí cơ bản đánh giá sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân
vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................... 62
2.3. Kinh nghiệm của các nước về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân
vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. .................................... 65
2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước .................................................................. 65

2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ..................................................................... 69
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT
NAM..............................................................................................................................71

3.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ............... 71
3.2. Chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .......................................... 75
iv


3.2.1. Chính sách huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam qua các giai đoạn ......... 75
3.2.2. Nhận xét chung về chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ...................................... 80

3.3. Thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam................................. 81
3.3.1. Khái quát chung về các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có sự
tham gia của khu vực tư nhân theo hình thức PPP ở Việt Nam .......................... 81
3.3.2. Sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân về vốn đầu tư theo hình thức PPP

vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ....................... 84
3.3.3. Thực trạng về số lượng km đường bộ thực hiện theo hình thức BOT ở nước

ta .......................................................................................................................... 89
3.3.4. Thực trạng công tác liên quan đến thu phí sử dụng công trình và cung ứng
dịch vụ hạ tầng giao thông đường bộ đầu tư theo hình thức BOT ở nước ta ..... 90
3.4. Đánh giá chung về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta .................................... 94

3.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 94
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .............................................................................. 98
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ................................................ 106
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ
THAM GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM.............................113

4.1. Bối cảnh trong nước và ngoài nước tác động đến việc thu hút khu vực
kinh tế tư nhân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở
Việt Nam. .......................................................................................................... 113
4.1.1. Bối cảnh trong nước ................................................................................ 113
4.1.2. Bối cảnh quốc tế tác động đến kinh tế Việt Nam. .................................. 116
4.2. Quan điểm, định hướng huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân
tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam đến
v



năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. ........................................................... 117
4.2.1. Quan điểm huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .................................... 117
4.2.2. Định hướng phát triển giao thông đường bộ Việt Nam và huy động nguồn
lực từ khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 .......................................... 120
4.3. Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu
vực kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ ở Việt Nam .................................................................................................. 126

4.3.1. Giải pháp nhằm điều hòa lợi ích giữa các chủ thể trong đầu tư phát triển
KCHTGTĐB theo hình thức BOT .................................................................... 126

4.3.2. Nhóm giải pháp có liên quan đến nhân tố Nhà nước đối với phát triển kinh
tế tư nhân trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................ 130
4.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực khu vực kinh tế tư nhân.................. 137
4.3.4. Nhóm giải pháp đối với người sử dụng dịch vụ đường bộ và các bên liên

quan khác........................................................................................................... 140
4.3.5. Các giải pháp khác .................................................................................. 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................151

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Cấp kỹ thuật hệ thống đường quốc lộ tại Việt Nam .....................................73
Bảng 3.2: Dự án theo hình thức PPP trong phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam từ năm
1999-2017......................................................................................................................82
Bảng 3.3: Vốn đầu tư theo nguồn vốn của Bộ GTVT giai đoạn 2001-2010 ................86
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả huy động vốn đầu tư KCHTGT giai đoạn 2011 - 201587
Bảng 3.5: Một số dự án đội vốn điển hình ..................................................................101
Bảng 4.1: Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020, định hướng 2030
.....................................................................................................................................122
Bảng 4.2: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐB Việt Nam đến năm 2020......124

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Ý kiến của người sử dụng đường bộ tham gia trả lời phỏng vấn ..................95
Hộp 3.2: Lợi ích kinh tế -xã hội của dự án BOT...........................................................97
Hộp 3.3: Một số ý kiến về mức phí, cách thu phí, vị trí đặt trạm thu phí BOT ........102
Hộp 3.4: Một số ý kiến về chính sách, quy định và công tác quản lý của cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước đối với dự án BOT trong thời gian qua .....................................109
Hộp 3.5: Một số ý kiến đánh giá về năng lực của nhà đầu tư BOT thời gian qua ......112

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA TIẾNG VIỆT

ADB


Ngân hàng Phát triển Châu Á

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BOT

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BTO

Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

BT

Xây dựng - Chuyển giao

CT PTĐCTVN
DBFM

Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam
Hợp đồng thiết kế - xây dựng – tài trợ - bảo trì

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GMS
GTVT

Tiểu vùng sông MeKong mở rộng
Giao thông vận tải

GTGT
HCM

Giá trị gia tăng
Hồ Chí Minh

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

KCHTGT

Kết cấu hạ tầng giao thông

KCHTGTĐB

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

KH&ĐT
KVKTTN


Kế hoạch và đầu tư
Khu vực kinh tế tư nhân

NCS

Nghiên cứu sinh

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

OECF
O&M

Quỹ Hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản
Hợp đồng vận hành và bảo trì ( còn gọi là Hợp đồng Kinh doanh
và quản lý)

PPP

Hợp tác Nhà nước - Tư nhân (Đối tác công tư)

QL

Quốc lộ


TCĐBVN

Tổng cục Đường bộ Việt Nam

TCVN
TP

Tiêu chuẩn Việt Nam
Thành phố

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB

Ngân hàng Thế giới

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển hạ tầng giao thông nói chung, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ
là yêu cầu thiết yếu để phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước. Hạ tầng giao thông
là tiền đề, được ví như sân bay để một nền kinh tế cất cánh. Giao thông đường bộ giữ vị

trí là huyết mạch trong giao thương, đi lại, an ninh- quốc phòng của một đất nước. Nhà
nước nào cũng đảm nhiệm vai trò chính, quan trọng trong phát triển KCHTGTĐB. Để
phát triển lĩnh vực này cần đến nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trước đây, nguồn vốn để đầu
tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông ở các nước hầu hết là từ Ngân sách Nhà nước. Cùng
với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, nhu cầu vốn đầu tư phát triển lĩnh
vực này ngày càng tăng cao đến mức ngay cả các nước phát triển, các nguồn thu của
Chính phủ cũng không thể đáp ứng đủ cho việc xây dựng KCHTGTĐB. Không một
chính phủ nào có thể độc lập cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó có hạ
tầng đường bộ mà không cần phải hợp tác với khu vực tư nhân (Mona Hammami và các
cộng sự, 2006). Chính vì điều đó, bên cạnh việc sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước, nhiều quốc gia đã tích cực huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Từ những
năm 80 của thế kỷ XX, sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB
chiếm một tỷ lệ đáng kể và đang có xu thế gia tăng mạnh ở các nước đang phát triển.
Tại nhiều quốc gia, các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư vào xây dựng các con đường cao
tốc theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã trở nên phổ biến. Hình thức đầu tư này
không chỉ hỗ trợ cho ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mà còn
làm tăng hiệu quả đầu tư, quản lý, khai thác, bảo trì đối với công trình đường bộ, thúc
đẩy khu vực Nhà nước sử dụng vốn hiệu quả, đẩy mạnh cải cách tạo điều kiện cho khu
vực tư nhân phát triển. PPP đạt được một số lợi ích, tiếp cận nguồn vốn tư nhân (ADB,
2000), tăng giá trị đồng tiền, hoàn thành đúng tiến độ (Li B và các cộng sự, 2005), cải
thiện chất lượng dịch vụ (Akintola Akintoye và các cộng sự, 2003).
Việt Nam thực hiện đổi mới năm 1986, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính
thức thừa nhận kinh tế tư nhân, tuy nhiên trong suốt nhiều năm đầu của thời kỳ đổi mới,
bộ mặt giao thông đường bộ hầu như chưa có sự cải thiện đáng kể. Chính phủ bắt đầu
ban hành chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng đường bộ kể từ năm
1997, nhưng cho đến năm 2007 sự tham gia của đầu tư tư nhân còn rất khiêm tốn. Nguồn
1


vốn đầu tư chủ yếu trong khoảng hai mươi năm này đều có nguồn gốc từ ngân sách nhà

nước, vốn ODA, vốn viện trợ. Xác định đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ giữ vai trò
tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, Việt Nam
đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Nghị quyết số 13NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chủ trương
thực hiện xã hội hóa đầu tư để huy động nguồn lực ngoài ngân sách phát triển KCHTGT
nói chung và lĩnh vực đường bộ nói riêng. Nhiều cơ chế, chính sách, trong đó nổi bật
nhất là Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công tư được ban hành năm 2010
nhằm thu hút đầu tư tư nhân. Kết quả cho thấy có hiện tượng “bùng nổ” đầu tư BOT vào
lĩnh vực đường bộ trong giai đoạn 2011- 2015. Tuy nhiên, gần đây hình thức đầu tư này
đang bộc lộ nhiều hạn chế gây bức xúc rộng khắp trong xã hội. Những mâu thuẫn, xung
đột giữa người dân, người sử dụng đường bộ với nhà đầu tư trở thành vấn đề lớn trong
xã hội khi nhiều tài xế trả tiền lẻ, phản ứng bằng các hình thức gây mất an toàn, nguy
hiểm tại một số trạm thu phí BOT. Hiện nay, BOT vẫn là vấn đề "nóng" trên khắp cả
nước, đụng chạm đến quyền lợi, trách nhiệm của nhiều người từ người dân, nhà đầu tư
và Nhà nước. Thực tiễn này đặt ra nhiều vấn đề hết sức cấp thiết phải nghiên cứu kỹ
lưỡng về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân phát triển KCHTGTĐB, đặc biệt là
hình thức đầu tư BOT.
Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ nước ta còn thấp kém cả về chất
lượng và số lượng, số km đường cao tốc rất khiêm tốn. Để đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế- xã hội, quá trình đô thị hóa gia tăng nhanh chóng, giải quyết vấn nạn tắc nghẽn
giao thông, hạn chế tai nạn giao thông cần nhanh chóng xây mới và cải tạo hệ thống
đường bộ càng sớm càng tốt. Theo số liệu của Bộ GTVT, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng
đường bộ ở nước ta là rất lớn, vượt rất xa so với khả năng ngân sách Nhà nước. Ngân
sách nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trong
tình hình bội chi ngân sách lớn như hiện nay. Nguồn tài trợ vốn ưu đãi, vốn ODA bị cắt
giảm khi Việt Nam đạt đến ngưỡng thu nhập trung bình càng cho thấy vai trò quan trọng
của nguồn vốn tư nhân trong đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế tư
nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam là hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện
nay. Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư ngoài ngân
2



sách nhà nước nhằm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Một số công
trình nghiên cứu về xã hội hóa đầu tư, khai thác, bảo trì công trình giao thông. Theo tìm
hiểu của NCS, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về sự tham
gia của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam. Với
những lý do trên, NCS đã chọn đề tài “Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát
triển KCHTGTĐB ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” làm chủ đề nghiên cứu của
luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm về sự tham gia
của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB, đánh giá thực trạng sự tham
gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam, luận án đề
xuất một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu vực kinh tế
tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB trên đất nước ta cho giai đoạn (2020-2025) và tầm
nhìn 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(i) Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về sự tham gia của khu vực kinh tế tư
nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam.
(ii) Nghiên cứu kinh nghiệm và rút ra bài học cho Việt Nam về sự tham gia của
khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB.
(iii) Đánh giá đúng thực trạng, kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam.
(iv) Đề xuất các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu
vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào
phát triển KCHTGTĐB và chính sách, giải pháp thu hút khu vực kinh tế tư nhân tham

gia vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam.

3


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full












×