Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

de thi tuyen sinh vao lop 10 thpt mon ngu van so gd dt binh dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.73 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH ĐỊNH

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Khóa ngày 02 tháng 6 năm 2018
Môn thi: NGỮ VĂN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm).
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, trang 94).
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b) Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những từ láy nào?
c) Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép điệp từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), trước khi chết, nhân vật Dế
Choắt đã nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà
không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.
Lời trăn trối đó của Dế Choắt khiến em có những suy nghĩ gì về một thói xấu ở


một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam và đang là vấn đề nóng khiến xã
hội quan tâm?
Câu 3 (5,0 điểm).


Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa thiêng liêng của chiếc lược bằng ngà
trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó, em hãy liên hệ
đến một đoạn thơ có cùng chủ đề để làm rõ tình yêu thương con của những
người cha trên khắp mọi miền đất nước.


Đáp án tham khảo:
Câu 1:
1. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm
2. Từ láy tìm thấy là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm
=> tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ.
3. Phép điệp từ: "buồn trông"
* Tác dụng:
+ Buồn trông là buồn nhìn xa, trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, vô vọng.
+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con
thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió,
sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định,
vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.
+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu
rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm
buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.
=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm
nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ
thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.
Câu 2: Đang cập nhật

Câu 3: Đang cập nhật
Có thể tham khảo những ý sau đây về ý nghĩa của hình ảnh chiếc lược ngà:
- Hình ảnh chiếc lược ngà là kết tinh của tình phụ tử sâu nặng giữa ông Sáu và
bé Thu. Nó là biết bao tâm huyết của ông Sáu: ông cưa từng chiếc răng thận
trọng, tỉ mỉ như người thợ bạc.
- Chiếc lược ấy đã trở thành một báu vật thiêng liêng chứa đựng bao niềm
thương, nỗi nhớ của ông dành cho bé Thu. Mỗi lần ngắm chiếc lược thì nỗi nhớ
con lại càng dâng trào trong ông Sáu nhưng cũng chính chiếc lược đã phần nào
xoa dịu nỗi ân hận khi đã đánh con.
- Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ
sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh


trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm
sao!
- Trước lúc hi sinh ông không còn đủ sức để trăn trối, chỉ chút hết tàn lực cuối
cùng trao chiếc lược cho người đồng đội của mình. Và chính vì chiếc lược kì lạ
ấy đã biết người đồng đội của ông Sáu thành một người ba - người ba thứ hai
của bé Thu.
=> Qua đó ta thấy rõ hình ảnh chiếc lược là tượng trưng cho tình cảm của ông
Sáu giành cho đứa con thân yêu của mình và là hình ảnh của một tình phụ tử
thiêng liêng bất diệt !



×