Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

de thi tuyen sinh vao lop 10 thpt mon ngu van so gd dt thua thien hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.2 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM
HỌC 2018-2019
Khóa ngày 02 tháng 6 năm 2018
Môn thi: NGỮ VĂN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 120 phút

I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian
không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng,
nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết
nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không
đúng lúc là lỗ
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ
mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản
thân và cho xã hội, Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không
kịp.”
Phương Liên, Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.
36)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của ngữ liệu.


Câu 3: (4,0 điểm) Xét về cấu tạo, cậu “Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời
gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.” là kiểu câu gì?
Vì sao?
Câu 4: (1,0 điểm) Ngữ liệu trên chuyển tải thông điệp gì?
II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)


Viết một đoạn văn nghị luận (không qua một trang giấy thi) theo cách diễn dịch
bàn về ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người.
Câu 2: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai nhân vật: Anh Sáu trong tác phẩm Chiếc
lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) và anh thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa
Pa (Nguyễn Thành Long)
------ Hết -------



×