Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Bài thuyết trình trồng rừng nhóm 6 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP.HỒ CHÍ MINH PHÂN HIỆU GIA LAI
KHOA LÂM NGHIỆP

MÔN: TRỒNG RỪNG

GVGD: ThS. Trần Thế Phong


CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH
CỦA NHÓM 6

NHÓM 6
1. Lê Thị Nhỉ
2. Nguyễn Quốc Nghiệp
3. Nguyễn Ngọc Quyền
4. Phan Ngọc Trung


Kỹ thuật trồng rừng và
kỹ thuật thâm canh rừng trồng

&


Chuẩn bị cho hiện trường
để trồng rừng

Bón phân cho rừng

Nội dung



trồng

Chăm sóc làm cỏ cho
rừng trồng

Phương pháp trồng rừng


I. Chuẩn bị hiện trường cho rừng trồng:

1.

Phương pháp chuẩn bị hiện trường trồng rừng: 2 nguyên tắc:

1.1 Xử lý thực bì và làm đất:
a) Phương pháp chặt hạ và đốt toàn diện tích: Được áp dụng để thay thế rừng tự nhiên đã
bị khai thác kiệt, thảm rừng chỉ còn lại các cây thứ sinh, bụi rậm,…


b) Chặt hạ và đốt theo băng: Được áp dụng tốt nơi rừng tự nhiên đã bị khai thác và rừng chỉ còn
là thứ sinh với thực vật phân bố rải rác.


I. Chuẩn bị hiện trường cho rừng trồng:
1. Phương pháp chuẩn bị hiện trường trồng rừng:
1.2 Xử lý cục bộ, từng phần:

a) Xử lý theo băng:
-) Được áp dụng ở nơi có cỏ tranh phát triển cao hơn 1 m.

-) Làm cỏ và chuẩn bị đất trồng trên các rạch 1m và cách nhau từ 2 – 3 m từ tâm rạch.


I. Chuẩn bị hiện trường cho rừng trồng:
1. Phương pháp chuẩn bị hiện trường trồng rừng:
1.2 Xử lý cục bộ, từng phần:
b) Xử lý theo cụm hay đám:

-

Làm cỏ và chuẩn bị đất trồng theo đám thay vì theo hàng hay rạch, vì cỏ quá nhiều và dày rậm
để tiết kiệm công và kinh phí trồng rừng.

-

Nhược điểm:
+Nơi trồng có cỏ phát triển nhiều và dày, gây khó khăn cho việc tìm được nơi trồng chính xác

và khó khăn trong vận chuyển.
+Việc quan sát và điều động trồng rừng khó khăn.


II. Phương pháp trồng rừng:
Là phương pháp sử dụng các vật liệu trồng rừng khác nhau để trồng rừng. Được phân biệt
cụ thể căn cứ vào nguyên liệu trồng rừng (hạt giống, cây con,…).


1.

Phương pháp trồng rừng hạt thẳng:


- Là phương pháp trồng rừng trực tiếp.
- Nguyên liệu: Chủ yếu là hạt giống.
- Phương pháp này chỉ được áp dụng với những hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao và sức tăng
trưởng của cây con ở giai đoạn đầu nhanh.


- Để có thể trồng rừng thành công bằng phương pháp trực tiếp, một số yêu cầu cần được lưu ý
như sau:





Cần sửa soạn và chuẩn bị đất trồng cẩn thận.
Gieo hạt.
Chăm sóc và bảo vệ.


2. Phương pháp trồng rừng bằng cây con.
Có nhiều phương pháp trồng bằng cây con tùy thuộc vào các hình thức cây con đã sản xuất
trong vườn ươm được đem ra trồng rừng.


Chúng ta có các phương pháp trồng rừng bằng cây con khác nhau như :

a)

Phương pháp trồng cây hoang dã lấy trong


rừng tự nhiên:
Phương pháp này được thực hiện với một số loài cây mà đặc điểm của chúng là rất khó gieo
ươm trong vườn ươm do hạt mất khả năng nẩy mầm nhanh hay vì một vài lý do khác. Các loài
cây thường được áp dụng trồng bằng phương pháp này là cây tràm chua (Melaleuca
leucadendron), và một số cây họ sao dầu như dầu song nàng (Dipterocarpus dyerii)…


b)

Phương pháp trồng cây con rễ trần:

Cây con rễ trần chỉ được trồng ở các điều kiện hoàn cảnh thuận lợi và loài cây trồng có sức
chịu đựng tốt dễ sống. Các loài cây thường được áp dụng phương pháp trồng này là: Giáng
hương (Pterocarpus pedatus, P. indicus, P. cambodianus), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai
(Dalbergia bariensis), Trắc (D. cochinchinensis)


c)

Phương pháp trồng cây con có bầu:
Cây con có bầu được nuôi dưỡng trong mỗi bầu riêng biệt được chứa trong một loại vỏ bầu nào đó

mà chúng ta thường tháo bỏ nó khi trồng cây.
Ưu điểm:
+ Hệ rễ cây không hay ít bị rối loại do trồng.
+ Cây con có bầu có tỉ lệ sống cao hơn sau khi trồng ở nơi có hoàn cảnh khó khăn như khô hạn, đất
xấu và chúng có sinh trưởng ban đầu rất nhanh do có bầu đất chứa hỗn hợp đất tốt.
+ Công việc vận chuyển cây con không lệ thuộc vào tốc độ trồng rừng vì cây con đem ra địa điểm tập
kết cây có thể được che bóng và tưới nước để kéo dài thời gian chờ đến khi chúng được trồng.



d) Phương pháp trồng bằng stumps:
Phương pháp này lần đầu tiên áp dụng trồng ở Á châu vào khoảng 1920 và đã đạt một kết quả
thành công cho các loài cây có rễ cái lớn và dài.
- Ưu điểm: Chuyên chở dễ dàng, cất trữ lâu mà vẫn giữ được độ sống, và cây trồng sẽ hồi phục
nhanh và đều đặn.


III. Chăm sóc làm cỏ cho rừng trồng:
Biện pháp làm cỏ dại cho rừng trồng thông và bạch đàn:
- Làm cỏ thủ công: Được áp dụng bất kỳ thời điểm nào khi cỏ dại vừa mới nhú khỏi mặt đất
bằng cách cuốc, cắt hay phạt. Dây leo, cây tạp vv. cần được dọn sạch hay cắt hạ sát mặt đất hay
chặt hạ mang ra khỏi rừng.


- Kén giết cây (lột khoanh vỏ đến tầng phát sinh): Đôi khi kết hợp với dùng thuốc giết cây
thường áp dụng trong trường hợp cắt hạ cây sẽ kích thích nẩy chồi mạnh hơn.
- Sử dụng hóa chất:


IV. Bón phân cho rừng trồng:
Qua nghiên cứu rừng trồng ở cả vùng ôn đới lẫn nhiệt đới đã chứng tỏ rằng bón phân thích hợp
cho rừng trồng sẽ làm tăng sinh trưởng và nhất là phát triển chiều cao của rừng trồng.
1. Vai trò của từng loại dưỡng chất chính đối với cây trồng:
- Chất đạm: Là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.


-

Lân: Mặc dầu tổng số hàm lượng lân chứa trong chất hữu cơ và vô cơ của đất nhiệt đới

tương đối cao, nhưng lượng cation PO4 hòa tan, là dạng lân hữu dụng cho cây trồng.

-

Bồ tạt: là một yếu tố khoáng trong đất xuất xứ từ feldspars và mica mà không có trong các
hợp chất hữu cơ.

-

Vôi: Xuất hiện trong các loại đá và tinh khoáng trong đất.


2. Các loại phân bón hóa học: Do đất ở vùng nhiệt đới thường thiếu đạm và lân nên các loại phân
hỗn hợp 3 thành phần N, P, K bón theo tỉ lệ thích hợp.
3. Biện pháp bón phân: Đối với trường hợp diện tích rừng trồng nhỏ hay rừng trồng cây với mật
độ thấp, bón phân cho từng cây là thích hợp và hiệu quả nhất. Rừng non được bón theo 3 biện
pháp sau:

a)

Bón cơ bản vào phần đất sẽ được lấp vào hố trồng

cây.

b)
c)
trồng.

Bón thúc sau khi trồng.
Bón lót kết hợp với chăm sóc làm cỏ xới đất cho cây



4. Thời điểm bón phân: Không được bón phân vào giữa mùa mưa, tốt nhất là thời gian cuối mùa
mưa vì lúc này cây sinh trưởng mạnh nhất trong năm.
5. Số lượng phân bón: Số lượng phân bón phải được dựa vào sự liên hệ giữa cây trồng và đất tại
nơi trồng vì thế đất và mô thực vật phải được phân tích để xem mối tương quan này nhằm bón số
lượng bổ sung cho các khoảng thiếu mà cây đòi hỏi để tăng trưởng.


CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI VÀ CHÚ Ý LẮNG NGHE



×