Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Tài liệu Bài thuyết trình: Cây Pơ mu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 26 trang )


1.Phân loại
Ngành hạt trần: Pinophyta
Phân ngành thông: Pinicae
Bộ thông: Pinales (Coniferales)
Họ tùng( Trắc Bách): Cupressaceae
Chi Pơmu: Fokienia
Cây Pơmu: Fokienia hodginsii Henry et Thomas
Tên địa phương của cây Pơmu ở một số vùng là: Ngọc
Am, Thông Hôi

2.Đặc điểm sinh học

Là cây gỗ lớn, cao 30-35m, đường kính tới 1m, gốc
có bạnh to. Vỏ màu xám xanh, khi già tróc thành
mảng. vỏ có mùi thơm dịu. Ở các cây già hơn, trên
vỏ cây có các vết nút theo chiều dọc và nó có mùi
thơm. Cành nhỏ dẹt và thõng rũ xuống.

Là cây thực vật hạt trần sinh sản bằng nón, hạt có
cánh, phôi hai lá mầm.
3. Đặc điểm sinh thái

Cây ưa sáng, loài cây này
không chịu được bóng râm,
và cần có khí hậu mát mẻ,
ôn hòa núi cao nhiệt đới, nơi
có độ ẩm cao, nhiều mưa,
tầng đất sâu thoát nước. Nó
mọc trên các loại đất ẩm
trong các khu vực miền núi.


Tại Việt Nam, nó mọc trên
các địa hình đất đá vôi hay
đất nguồn gốc granit từ độ
cao 900 m trở lên.
4. Nguồn gốc - Phân bố

Ở Việt Nam cây mọc rải rác ở một số nơi như: Sapa,
Yên Bái, Lào Cai, phía tây Nghệ An-Hà Tĩnh( phần
giáp với Lào) và rải rác trên các đỉnh núi cao Lâm
Đồng.

Theo số liệu thống kê của lực lượng Kiểm lâm, tại
hai huyện Phù Yên, Bắc Yên của tỉnh Sơn La đang
có hơn 17.000ha rừng pơ mu trên tổng số khoảng
42.000ha rừng, rải đều ở các khu rừng xa khu vực
dân cư của các xã Suối Tọ, Mường Thải, Tà Xùa,
Xím Vàng, Háng Đồng...

Ngoài ra Pơ mu phân bố trải rộng từ Lai Châu đến
Ninh Thuận. Tại huyện Nam Giang (tỉnh Quảng
Nam), người ta đã phát hiện được Pơ mu trong một
quần thể cây cổ thụ (khoảng 400 ha) trên dãy núi cao
1.100m thuộc hai xã Laêê và Ladêê
a) Mức độ đe dọa:
Nó là loài nguy cấp tại Việt
Nam và được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam năm1996

Hiện nay cây Pơmu bị khai thác một cách bừa
bãi.Điển hình ở một số nơi như:


Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa nằm trên địa bàn 2
huyện Bắc Yên và Phù Yên (tỉnh Sơn La). Hơn chục
năm qua, hiện tượng khai thác các loại lâm sản trái
phép, nhất là gỗ quý pơ mu vẫn thường xuyên xảy ra.
Lực lượng kiểm lâm đã rất cố gắng bảo vệ rừng,
nhưng "máu" pơ mu vẫn chảy từng ngày, những thân
cây pơ mu cổ thụ cao hàng chục mét, có đường kính
2 đến 3 người ôm của khu bảo tồn bị đốn hạ trái
phép.

×