Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

dai hoi 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.12 KB, 2 trang )

4. Những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Cương lĩnh 1991 đã nêu bảy phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Bảy phương hướng này đồng thời cũng là những định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của đất nước.
Một là, “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương
xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân'' 3.
Phương hướng này chỉ rõ bản chất giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước ta. Thông qua Nhà nước, nhân dân ta có công cụ mạnh mẽ, sắc bén để
thực hiện quyền làm chủ của mình, đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa đầy đủ và đúng đắn, cần đấu tranh phê phán quan điểm và hành vi quan liêu, xa rời quần chúng, quan
điểm dân chủ phi giai cấp, dân chủ quá trớn, thiếu kỷ cương... không phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hai là, “phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là
nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội
và cải thiện đời sống nhân dân''4.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phát triển lực lượng sản xuất. Công nghiệp hoá là
phương thức quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời, do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ,
công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay phải theo hướng hiện đại.
Ba là, ''phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng
về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức
phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu” 5.
Phương hướng này thể hiện sâu sắc hơn, sáng tỏ hơn quan niệm về xây dựng quan hệ sản xuất trên ba mặt: sở hữu, quản 1ý và phân phối, phù
hợp với trình độ của lực lượng sản xuất hiện nay, bảo đảm sự gắn bó hữu cơ ngay trong từng bước phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất; khắc phục quan điểm duy ý chí, muốn nhanh chóng xác lập ngay quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, chế độ công hữu chiếm ưu thế,
trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp. Quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên nhận thức đầy đủ hơn
về những ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hoá; sản xuất không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản; khắc phục tư tưởng phủ nhận
sản xuất hàng hoá và kinh tế nhiều thành phần; duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, phân phối bình quân.
Chúng ta chủ trương tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh thành hoá để chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
của chúng, phục vụ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Mặt khác, cần tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, từng bước hình thành cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, đó là kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Chỉ có trên cơ sở kinh tế này chúng ta mới thực hiện
được mục tiêu xoá áp bức bóc lột, xoá sự phân hoá xã hội thành các giai cấp đối kháng. Đây là một trong những vấn đề cơ bản để bảo đảm định


hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển các thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế có nhiều hình thức phân phối khác nhau: phân phối
theo vốn, phân phối theo phúc lợi, nhưng hình thức phân phối chủ yếu là phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
Bốn là, ''tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong
nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình
độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội'' 6.
Cách mạng tư tưởng - văn hoá là một quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa và càng cần thiết khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới. Phát triển
kinh tế phải đi đôi với xây dựng nền văn hoá mới và con người mới, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự
nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc
tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới''7.
Phương hướng này nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, huy động mọi lực lượng của cộng đồng dân tộc, mọi tiềm năng sáng tạo của con
người Việt Nam. Mặt khác, tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ tối đa sức mạnh bên ngoài để kết hợp có hiệu quả sức mạnh của dân
tộc với sức mạnh thời đại, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững; góp phần của nước ta vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ của
nhân dân thế giới.
Sáu là, ''xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ
xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ
quốc và các thành quả cách mạng''8.
Hai nhiệm vụ chiến lược trên có vị trí riêng, nhưng có quan hệ thống nhất với nhau. Xác định đúng từng nhiệm vụ trong mối quan hệ đó, để một
mặt, tập trung sức lực, trí tuệ cho việc xây dựng đất nước; mặt khác, có đủ khả năng đập tan mọi hoạt động phá hoại, làm thất bại mọi âm mưu
và thủ đoạn ''diễn biến hoà bình'' của các thế lực thù địch, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
Đặt nhiệm vụ xây dựng đất nước lên hàng đầu không có nghĩa là coi nhẹ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bởi vì, làm tốt nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa
xã hội là xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần bảo đảm làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Cần kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với
nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Bảy là, ''xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta'' 9.
Phương hướng này quán triệt sâu sắc luận điểm Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của toàn bộ sự nghiệp cách mạng; đồng thời, chỉ rõ cần
thường xuyên nhận rõ nguy cơ của Đảng cầm quyền mà V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo. Đó là nguy cơ sai lầm về đường lối

chính trị, sự thoái hoá về tư tưởng chính trị, đạo đức, quan liêu, xa rời quần chúng. Do đó, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới và chỉnh đốn,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình.


Theo các phương hướng cơ bản nói trên, mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là “... xây dựng xong về cơ bản những cơ sở
kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa phồn vinh”10.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, phải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là thông qua
đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau.
Để thực hiện tốt các mục tiêu nói trên, trong Cương lĩnh đã nêu những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại, phương hướng cơ bản xây dựng hệ thống chính trị, trong đó nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng 11.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×