Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù cát, tỉnh bình đinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.68 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

GIÁP THỊ THÙY DUNG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
- TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

GIÁP THỊ THÙY DUNG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
- TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ KỲ MINH

Đà Nẵng - Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Giáp Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 2
5. Kết cấu của đề tài.............................................................................................................. 3
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu......................................................................... 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP.............................................................................................. 8
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP................................................................................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm công nghiệp.......................................................................................... 8
1.1.2 Khái niệm về tiểu thủ công nghiệp................................................................. 10
1.1.3 Phát triển CN-TTCN.............................................................................................. 12
1.1.4 Vị trí vai trò của CN-TTCN............................................................................... 13

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆPTIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP............................................................................................... 14

1.2.1 Phát triển về số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN................................... 14
1.2.2 Bảo đảm nguồn lực cho sản xuất CN-TTCN............................................ 15
1.2.3 Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh................................ 17
1.2.4 Phát triển thị trường đầu ra của sản phẩm.................................................. 18
1.2.5 Gia tăng giá trị đóng góp của CN-TTCN.................................................... 19

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNTTCN................................................................................................................................................... 19


1.3.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 19
1.3.2 Điều kiện kinh tế...................................................................................................... 20
1.3.3 Điều kiện xã hội........................................................................................................ 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÙ CÁT.......................................................... 22
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CN-TTCN............................................ 22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 22
2.1.2 Điều kiện kinh tế...................................................................................................... 24
2.1.3 Điều kiện xã hội........................................................................................................ 27

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN PHÙ CÁT...............29
2.2.1 Tình hình về số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN................................... 29
2.2.2 Tình hình về đảm bảo các yếu tố nguồn lực trong CN-TTCN.........34
2.2.3 Tình hình về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của CNTTCN......................................................................................................................................... 45
2.2.4 Tình hình về phát triển thị trường đầu ra của sản phẩm CN-TTCN 48

2.2.5 Tình hình về kết quả sản xuất kinh doanh của CN-TTCN.................51


2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN
HUYỆN PHÙ CÁT.................................................................................................................... 55
2.3.1 Những kết quả chủ yếu đã đạt được............................................................... 55
2.3.2 Những tồn tại, yếu kém........................................................................................ 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN PHÙ
CÁT...................................................................................................................................................... 60
3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN
PHÙ CÁT TRONG THỜI GIAN ĐẾN........................................................................ 60


3.1.1 Quan điểm phát triển CN-TTCN..................................................................... 60
3.1.2 Mục tiêu phát triển CN-TTCN.......................................................................... 62

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CN-TTCN................................................... 63
3.2.1 Các giải pháp về xây dựng và quy hoạch cho phát triển CN - TTCN
trên địa bàn huyện................................................................................................................ 63
3.2.2 Tăng cường các nguồn lực.................................................................................. 65
3.2.3 Hoàn thiện thức tổ chức sản xuất.................................................................... 76
3.2.4 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo các mối liên kết kinh tế 78

3.2.5 Hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý của
nhà nước để thúc đẩy CN-TTCN phát triển........................................................... 83

KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCN

: Cụm công nghiệp

CN-TTCN

:Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

CN-TTCN-DV : Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ
CNH-HDH

: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

DN

: Doanh nghiệp

HTX

: Hợp tác xã

KCN

: Khu công nghiệp

KDCT

: Kinh doanh cá thể


LNTT

: Làng nghề truyền thống

NN

: Nông nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Số cơ sở và lao động trong lĩnh vực CN-TTCN, DV

25

2.2.

Số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện
Phù Cát tỉnh Bình Định giai đoạn 2008-2012

30


2.3.

Các khu, cụm CN huyện Phù Cát

32

2.4.

Cơ cấu lao động CN-TTCN huyện Phù Cát

36

2.5.

Một số chỉ tiêu về vốn của cơ sở sản xuất CN-TTCN giai
đoạn 2008-2012

43

2.6.

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của CN-TTCN
huyện Phù Cát

46

2.7.

Giá trị sản xuất của CN-TTCN huyện Phù Cát giai đoạn
2008-2012


52

2.8.

Thu nhập của người lao động trong lĩnh vực CN-TTCN

53

2.9.

Sản phẩm CN-TTCN chủ yếu của Huyện Phù Cát
đoạn 2008-2012

55

2.10.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phù Cát từ năm
2009-2012

giai

56


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ


Tên biểu đồ

Trang

2.1.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động huyện Phù
Cát năm 2012

28

2.2.

Số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2008-2012

30

2.3.

Trình độ chuyên môn của người đứng đầu cơ sở kinh tế
doanh nghiệp

38

2.4.

Giá trị SX CN-TTCN của Phù Cát giai đoạn 2008– 2012

53


2.5.

Cơ cấu kinh tế huyện Phù Cát giai đoạn 2009-2012

57


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến đáng kể
với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ. Tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng cao
trong tổng sản phẩm xã hội. Tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng phát triển vì
đây là ngành quyết định mức sống và thực trạng đời sống của người lao động.
Tỷ trọng của các ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng
sản phẩm xã hội. Hòa mình vào xu hướng chung của đất nước, huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định từng bước phát triển đáng kể về kinh tế đặc biệt là lĩnh
vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.
Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển, là huyện nông nghiệp của tỉnh
Bình Định, người dân Phù Cát sống chủ yếu bằng nghề nông, có nền kinh tế
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua kinh tế của Huyện
đã phát triển theo chiều hướng tích cực, tận dụng những tiềm năng và phát
huy lợi thế hiện có. Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật
chất chủ yếu. Với hầu hết dân số sống ở nông thôn với một cơ cấu kinh tế
nông-lâm-ngư nghiệp là chính, nhưng giá trị tăng trưởng của ngành nông
nghiệp chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, đất
đai lại không được thiên nhiên ưu đãi, bạc màu, khô cằn, trình độ sản xuất lạc
hậu, năng suất lao động và thu nhập thấp, nhu cầu làm viêc cao nên mức sống
của người dân còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn nhiều.

Bản thân nông-lâm-ngư nghiệp không thể đẩy nhanh đươc sự phát triển
kinh tế của Huyện, không thể thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nói
riêng và của đất nước nói chung. Do đó, phát triển công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp
nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông nghiệp, giải quyết


2

việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc
đẩy phát triển kinh tế- xã hội của Huyện. Đây cũng chính là hướng đi tích cực
để góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên tôi xin chọn đề tài “Phát triển công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp huyện Phù Cát, tỉnh Bình Đinh” để làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu 3 mục tiêu cơ bản sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý thuyết về phát triển CN-TTCN.
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn huyện, xác định được những thành tựu, tồn tại, khó khăn
trong phát triển CN-TTCN hiện nay.
- Kiến nghị được các giải pháp phát triển công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp trong thời gian đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu * Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển CN-TTCN
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề về phát triển CN-TTCN
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình phát triển CNTTCN ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của CN-TTCN
huyện Phù Cát giai đoạn 2008-2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp tiếp cận
Từ thực tiễn vấn đề nghiên cứu kiểm nghiệm với lý thuyết để phân tích,
đánh giá vấn đề từ đó đưa ra giải pháp.


3

* Phương pháp phân tích, đánh giá
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp so sánh, đánh giá
Phương pháp tổng hợp
* Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: từ phòng thống kê huyện Phù Cát, Niên giám
Thống kê huyện Phù Cát, Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo…,Đề tài
nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển CN-TTCN
Chương 2: Tình hình phát triển CN-TTCN huyện Phù Cát trong thời gian
qua.
Chương 3: Giải pháp phát triển CN-TTCN huyện Phù Cát
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm qua đã có không ít tài liệu, công trình nghiên cứu liên
quan về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau:
* Theo PGS.TS Phạm Vân Đình, KS. Đinh Văn Hiến, KS. Nguyễn

Phượng Lê: “ Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có vị trí rất quan trọng và có
tác dụng nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn trên cơ sở sử dụng tốt hơn
các nguồn lực trong sản xuất.” [5, tr.8]
* Phạm Thị Hồng Hạnh: Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quãng
Ngãi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2011. Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình
phát triển công nghiệp nông thôn theo quy định tại nghị định 134/2004/NĐCP bao gồm: các cơ sở kinh doanh cá thể, doanh nghiệp công nghiệp có quy


4

mô vừa và nhỏ( nằm ngoài các khu công nghiệp của tỉnh và khu Kinh tế Dung
Quốc), hợp tác xã công nghiệp đang tồn tại và phát triển trên địa bàn nông
thôn tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề
chung về tổ chức các yếu tố sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn nông thôn
tỉnh Quãng Ngãi trong giai đoạn 2005-2009 [7, tr.2]
* Theo Đỗ Quang Dũng: Phát triển ngành nghề trong nông thôn là một
trong những biện pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
sản xuất hàng hóa. Nó thu hút và giải quyết việc làm cho khá động số lao
động ở nông thôn ở các vùng nông thôn từ đó góp phần tăng thêm thu nhập từ
phi nông nghiệp cho người nông dân [4, tr.2]
* PGS.TS Nguyễn Lang – “Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng
Long đến Hà Nội”. Đề tài giới thiệu một khía cạnh cụ thể của quá trình phát
triển kinh tế của Thủ đô từ Thăng Long đến Hà Nội nhằm góp phần vào công
tác tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thủ đô đã phát triển từ 1010 đến 2010. Công
trình có ý nghĩa phục vụ đông đảo bạn đọc quan tâm và các nhà nghiên cứu.
- Cuốn sách tập trung vào giới thiệu quá trình phát triển sản xuất công
nghiệp trên địa bàn Thăng long – Hà Nội, đi từ trình độ thủ công nghiệp lên
trình độ đại công nghiệp XHCN. Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá
trình phát triển nền kinh tế xã hội nước ta, qua các giai đoạn lịch sử kế tiếp

nhau. Nội dung tập trung vào giới thiệu quá trình phát triển thủ công nghiệp
và công nghiệp Hà Nội từ sau cách mạng tháng 8-1945 và tập trung chủ yếu
vào giai đoạn từ sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 đến nay. Nội dung sách
tập trung làm rõ mấy đặc điểm chủ yếu:
- Quá trình phát triển từ thủ công nghiệp của Việt Nam nói chung, của
Thủ đô Hà Nội nói riêng, được thể hiện chủ yếu trong quá trình phát triển của
làng nghề thủ công, nhất là từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới. Tới


5

nay, trong chừng mực nhất định, có thể hình dung các làng nghề hiện nay như
là một công xưởng, với trình độ cơ khí hóa ở những mức độ khác nhau, gồm
nhiều dây chuyền sản xuất được bố trí song song của các hộ gia đình, hoạt
động kinh doanh chủ yếu theo phương thức tự sản tự tiêu. Do đó, trong quá
trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của làng nghề
còn những nhược điểm nhất định như sức cạnh tranh còn yếu, không có
thương hiệu của ngành hàng, môi trường bị ô nhiễm. …
- Công nghiệp cơ khí hóa được đầu tư phát triển trên hai bình diện. Một
là trên bình diện phát triển song song với sự phát triển của 11 ngành nghề thủ
công truyền thống. Hai là trên bình diện phát triển đi thẳng ngay lên trình độ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở hai ngành nghề chủ yếu là ngành công nghiệp
điện lực (công nghiệp năng lượng) và ngành công nghiệp điện tử - công nghệ
thông tin.
* Đề án nghiên cứu khoa học cấp quận của thành phố Cần Thơ đươc
nghiệm thu vào ngày 27/9/2012:“ Đánh giá thực trạng và định hướng phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề quận Bình
Thủy giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm khái quát thực
trạng phát triển của CN-TTCN trên địa bàn Quận Bình Thủy xác định những
nghề chủ lực và đề xuất các giải pháp phát triển lĩnh vực này giai đoạn 20112015 và tầm nhìn 2020 [19, tr.1]

* Hoàng Văn Xô (2000), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn Việt
Nam” Tạp chí kinh tế và phát triển(12), phát triển tiểu thủ công nghiệp đã tạo
ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, từng bước chuyển đổi theo
hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ góp phần giải quyết việc làm
cho nhiều lao động có thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện, tạo việc
làm tăng thu nhập cho lao động nông nhàn...[20, tr.31-33]


6

* TS. Hồ Kỳ Minh (2011) “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng
Ngãi” Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và phương pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như
sau: Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, các
nghiên cứu trước đây về làng nghề (được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác
nhau). Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp, chuyên gia.
Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi cho các đối tượng
là: chủ các cơ sở sản xuất và người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố
Quảng Ngãi…Báo cáo đã đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề và
làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở khu vực đồng bằng, trung du trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi; Đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề; Kiến nghị 02
đề án triển khai áp dụng giải pháp trong thực tế đối với việc phát triển 02 làng
nghề cụ thể. Đề tài này cho thấy được triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH, tăng tỉ trọng làng nghề
tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn [9, tr.4]
* Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới, chủ
trương phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan

trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó là những quan
điểm, chủ trương, chính sách cùng những tổng kết, đánh giá rút ra những kinh
nghiệm về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nước ta của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Sự tổng kết, đánh giá đó được phản ánh trong các văn
kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam - từ Đại hội VI đến Đại hội X và các
nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương, hội nghị Bộ Chính
trị… Những đánh giá chính thức và quan trọng của Đảng ta phản ánh nhận
thức lý luận và thực tiễn của Đảng về lãnh đạo công nghiệp, tiểu thủ công


7

nghiệp trong quá trình đổi mới. Đã có những công trình của các nhà khoa học
đề cập đến vấn đề này: Một số luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam đã bảo vệ, nghiên cứu về quá trình thực hiện đường
lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng. Ngoài ra còn có
nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử đã đề cập đến vấn đề đường lối xây dựng và phát triển
công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của nước ta trước đây và hiện nay [14].
Các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên những thành công và hạn chế
của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta từ trước và sau khi có
đường lối đổi mới, đề cập đến vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề trong nền kinh tế, đưa ra những bài học ban đầu trong việc quản
lý, một số định hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề hiện nay.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã đề ra những kiến nghị, giải pháp để
tiếp tục phát triển, đổi mới nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
nước ta. Tuy nhiên, hiện nay tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến lĩnh vực CN-TTCN nhưng vẫn còn hạn chế các công trình nghiên cứu về
phát triển CN-TTCN một cách cụ thể và có hệ thống. Đặc biệt là những công

trình nghiên cứu về các địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu
đời, chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong
những năm gần đây để nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân,
phục vụ sự nghiệp CNH-HDH đất nước. Do vậy, với đề tài này tác giả đi sâu
nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề thực tiễn còn tồn tại để nhằm góp phần
phát triển CN-TTCN nói chung và phát triển nền CN-TTCN của một địa
phương nói riêng một cách bền vững.


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp, theo nghĩa rộng của kinh tế học, là hoạt động kinh tế quy
mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa. Như vậy
công nghiệp nghĩa chung bao gồm cả dịch vụ.
Công nghiệp, theo nghĩa hẹp là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà
sản phẩm được "chế tạo, chế biến" phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục
vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô
lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và
kỹ thuật [21].
Công nghiệp gồm 3 hoạt động chủ yếu:
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy
- công nghiệp khai thác.
+ Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông

nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của xã
hội - công nghiệp chế biến.
+ Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình
sản xuất và sinh hoạt công nghiệp - công nghiệp sửa chữa.
Về mặt kỹ thuật sản xuất của công nghiệp, công nghệ sản xuất công
nghiệp chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lý hóa
của con người, làm thay đổi các đối tượng lao động thành các sản phẩm thích
ứng với nhu cầu của con người. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp lại bằng
phương pháp sinh học là chủ yếu. Sản xuất công nghiệp ít phụ thuộc vào tự


9

nhiên hơn so với sản xuất nông nghiệp mà chỉ phụ thuộc trình độ kỹ thuật,
công nghệ.
Đối tượng của sản xuất công nghiệp chủ yếu là các tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên rừng biển và các sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra. Các
đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kỳ sản
xuất được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các
sản phẩm có công dụng cụ thể khác, hoặc một loại nguyên liệu sau quá trình
sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có các công dụng khác nhau.
Sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu ở các
trình độ và đòi hỏi tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Sản xuất công nghiệp
là họat động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các
tư liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo
của công nghiệp trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản
chất của quá trình sản xuất đó. Do đặc điểm về mặt kỹ thuật sản xuất nên
trong quá trình phát triển công nghiệp luôn là ngành có điều kiện phát triển về
kỹ thuật, tổ chức sản xuất, lực lượng sản xuất nên quan hệ sản xuất có tính
tiên tiến hơn; cần phân công lao động ngày càng sâu để thúc đẩy phát triển

nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
Ngoài ra, chúng ta còn có một khái niệm liên quan là cụm công nghiệp.
Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các
doanh nghiệp tại địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụm công
nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết phải mở
rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không
vượt quá 75 ha. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đơn vị sản xuất được khuyến
khích đầu tư trong cụm công nghiệp.


10

1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
2. Sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
3. Sản xuất sản phẩm sử dụng nghuyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.
4. Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sủa chữa máy móc, thiết bị
phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
5. Các ngành công nghiệp phụ trợ.
6. Doanh nghiệp sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, triển khai ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học, thân thiện với môi trường.
7. Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô
nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cần di dời ra khỏi làng nghề, khu dân cư.
8. Các lĩnh vực, ngành nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và được khuyến khích.
1.1.2. Khái niệm về tiểu thủ công nghiệp
Theo các nhà Kinh tế học của Liên xô cũ thì : “thủ công nghiệp là sản
xuất thủ công sử dụng lao động thô sơ chế biến nguyên liệu thành sản phẩm”.
Vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ Tiểu công nghiệp và

Thủ công nghiệp dùng để chỉ các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh.
Một số nước khác không dùng thuật ngữ “Thủ công nghiệp ” mà dùng
thuật ngữ “Tiểu công nghiệp”. Tại Anh, người ta dùng “petty industry” để chỉ
sản xuất Tiểu công nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc, lao động thủ
công dưới 4 người. Tại Ấn Độ, năm 1960 người ta quy định các cơ sở sản
xuất nhỏ hơn 100 người, không dùng máy móc hoặc cơ sở sản xuất nhỏ hơn
50 người có dùng máy móc đều thuộc Tiểu công nghiệp. Tuy nhiên sau đó
thuật ngữ này được thay thế bằng quy định khác như: Vốn đầu tư không quá
500.000 rupi (Tương đương 100.000 USD) đều thuộc Tiểu công nghiệp. Một
số nước như Hàn Quốc, Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Mỹ… đều
lấy chỉ tiêu về vốn, số lượng công nhân (vốn nhỏ hơn 100.000 USD, số


11

lượng công nhân từ 5300 người) để xác định thuộc Tiểu công nghiệp.
Năm 1962, một nhóm chuyên gia về Tiểu công nghiệp trong Ủy ban kinh
tế Châu Á ở Viễn Đông (The Economic Commission for ASie and the for
EastEcafe ) đã định nghĩa “Tiểu kỹ nghệ là các xí nghiệp kỹ nghệ sử dụng
không quá 50 công nhân trường hợp xưỏng cơ khí không có máy móc hoặc
không quá 20 công nhân trong trường hợp xưởng cơ khí sử dụng máy móc
ứng với một công suất dưới 50 mã lực ”
Tại Việt Nam thuật ngữ “Tiểu công nghiệp - Thủ công nghiệp” lần đầu
tiên được nhắc đến trong Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam năm
1951. Dần dần, thuật ngữ này được sử dụng quen thuộc và trong mọi văn bản
đều chỉ dùng là Thủ công nghiệp song thuật ngữ này luôn bao hàm cả Tiểu
công nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp là thuật ngữ dùng chỉ các cơ sở sản xuất và
hoạt động sản xuất ngoài quốc doanh, lấy sản xuất bằng tay là chủ yếu.
Như vậy, tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra
chủ yếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Ở đó, hệ thống công cụ lao động thô

sơ đã được cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang tính chất công
nghiệp có quy mô nhỏ (bao gồm các hộ, cơ sở sản xuất mang tính chất công
nghiệp quy mô nhỏ, trang bị máy móc hoặc thủ công).
Ở nông thôn, tiểu thủ công nghiệp gắn liền với thời gian nông nhàn
nhưng thu nhập lại cao hơn so với sản xuất nông nghiệp nên nhiều hộ gia đình
đã rời hẳn nông nghiệp chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Do đó, ở
nông thôn tiểu thủ công nghiệp thường phát triển mạnh gắn liền với các làng
nghề truyền thống.
Sở hữu tư liệu sản xuất của tiểu thủ công nghiệp đa dạng, được thể hiện


chỗ: không những các thành phần kinh tế đều tham gia tìm kiếm lợi nhuận

trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp mà còn là tính chất pha tạp sở hữu trong
tiểu thủ công nghiệp, trong đó sở hữu tư nhân, cá thể trong lĩnh vực này đang


12

ngày càng chiếm ưu thế. Ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp đa dạng,
sản xuất có tính tập trung cao.
Ở các vùng nông thôn có thể sử dụng lao động dư thừa lúc nông nhàn và
tận dụng các nguyên liệu do sản xuất chính tạo ra hoặc sử dụng tài nguyên của
địa phương. Khác với ở nông thôn, ở đô thị có điều kiện tập trung sản xuất
cao hơn, quy mô lớn hơn và tính chuyên môn hóa cao hơn. Đây cũng là thị
trường rộng lớn để trao đổi và tiêu thụ sản phẩm và đó cũng là điều kiện
khách quan thúc đẩy sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển.
1.1.3. Phát triển CN-TTCN
Theo lý thuyết của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một
phạm trù diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của chủ thể kinh tế. Tăng

trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là
sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế (GDP) hay sản lượng của
nền kinh tế tính trên đầu người trong một thời gian nhất định, thường được
phản ánh qua mức tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng trên đầu người [1, tr.8-7].
Phát triển kinh tế có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng
trưởng kinh tế. Ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng về mặt lượng, phát triển
còn phản ánh những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế; trước hết là sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng
một số tiêu chí như: thu nhập, trình độ của người lao động, trình độ ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường…
Xuất phát từ lý luận trên, phát triển CN-TTCN được hiểu là quá trình lớn
lên cả về mặt lượng và sự thay đổi về mặt chất. Về mặt lượng thể hiện ở sự
gia tăng qui mô các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, kỹ thuật, số lượng cơ
sở sản xuất...từ đó gia tăng kết quả đầu ra của lĩnh vực CN-TTCN. Về mặt
chất thể hiện ở việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực, gia tăng mức


13

đóng góp của CN-TTCN trong cơ cấu giá trị sản phẩm, thu nhập người lao
động ngày càng tăng…
1.1.4. Vị trí vai trò của CN-TTCN
* Vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
CN-TTCN là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân:
-CN-TTCN là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp
– dịch vụ do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền
kinh tế từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị
trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó.
- Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm phục vụ

cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải
vật chất CN-TTCN không chỉ là ngành khai thác tài nguyên mà còn chế biến
các loại nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản xuất từ các loại tài
nguyên, khoáng sản, động thực vật thành sản phẩm trung gian để sản xuất ra
sản phẩm cuối cùng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu vật chất và tinh thần của con
người.
- Sự phát triển của CN-TTCN là một yếu tố có tính chất quyết định để
thực hiện quá trình CNH-HĐH toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình
phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tùy theo trình độ phát triển của
CN-TTCN và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ đặc điểm cụ thể của
mỗi nước, mỗi thời kì cần phải xác định đúng đắn vị trí của CN-TTCN trong
nền kinh tế quốc dân hình thành phương án cơ cấu công nghiệp-nông nghiệpdịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách hiệu quả.
* Vai trò của CN-TTCN
- CN-TTCN góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển. Vì nó vừa khai thác tài nguyên vừa làm ra sản phẩm trung gian cho các


14

ngành khác và vừa phục vụ cho nhu cầu cuối cùng của con người.
- CN-TTCN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH ở nông thôn nước ta hiện
nay. Góp phần phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nông
nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên nền sản xuất
hàng hóa.
- Ngoài ra CN-TTCN còn mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và
thành thị, nâng cao đời sống cho dân cư ở nông thôn.
- Sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ
tính thuần nông sang cơ cấu kinh tế nông-công-dịch vụ, tỷ trọng công nghiệp

và dịch vụ tăng lên tong GDP. Như vậy, sụ phát triển của CN-TTCN sẽ làm
tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng, xuất khẩu, tăng thu
nhập cho các tầng lớp dân cư.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Phát triển về số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN
Phát triển về số lượng cơ sở sản xuất là một trong những tiêu chí quan
trọng để nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của CN-TTCN. Phát triển CNTTCN phải có sự tăng trưởng, nghĩa là sự gia tăng về số lượng cơ sở sản xuất
cũng như tốc độ tăng trưởng của các cơ sở CN-TTCN ngày càng tăng.
Số lượng cơ sở sản xuất ngày càng tăng chúng tỏ quy mô của CN-TTCN
ngày càng mở rộng. Không chỉ tăng về số lượng cơ sở đăng kí kinh doanh mà
phải được thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng cơ sở sản xuât, hoạt động
thực tế trên thị trường và chỉ có như vậy mới đánh giá đúng thực tế tình hình
phát triển về số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN. Nhìn chung, sự phát triển về
cơ sở sản xuất CN-TTCN phải phù hợp với tình hình, xu hướng phát triển


15

kinh tế xã hội của địa phương.
Phát triển số lượng cơ sở CN-TTCN phải được tiến hành cùng với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở đó. Bởi vì, CN-TTCN đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn đó là sự gia tăng cạnh tranh
không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà ngay cả trên thị trường nội địa. Do
vậy, chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh thì các cơ sở sản xuât CN-TTCN
mới có thề đứng vững trong điều kiện cạnh tranh và hội hập mạnh mẽ như
hiện nay.
Sự phát triển về số lượng cơ sở phải được kiểm chứng thông qua kết quả
sản xuất kinh doanh của các cơ sở CN-TTCN, sự gia tăng giá trị sản xuất CNTTCN trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Tiêu chí phản ảnh:
+ Số lượng và mức tăng cơ sở sản xuất CN-TTCN.

+ Số lượng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề TTCN.

1.2.2. Bảo đảm nguồn lực cho sản xuất CN-TTCN
Nguồn lực ở đây bao gồm: vốn, lao động, hệ thống cơ sở vật chất (thiết
bị, công nghệ…) Do đó, khi quy mô của các cơ sở sản xuất tăng lên đòi hỏi
phải mở rộng quy mô các yếu tố nguồn lực. Điều này có thể được hiểu là làm
cho các các yếu tố về lao động, vốn, hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở
CN-TTCN ngày càng tăng lên. Lao động và nguồn vốn là hai yếu tố đầu vào
cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của các các cơ sở sản xuất. Việc gia
tăng các yếu tố đó sẽ thể hiện sự phát triển của CN-TTCN.
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được đối
với sự phát triển của CN-TTCN. Quy mô lực lượng lao động trong khu vực
CN-TTCN càng lớn thể hiện quy mô, số lượng lao động của khu vực này
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, giá trị đóng góp vào sự phát
triển của nền kinh tế càng tăng. Năng lực, trình độ tay nghề, trình độ quản lý


16

của người lao động càng cao thì sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh
của CN-TTCN.
Trong khi đó vốn và công nghệ là yếu tố quyết định phát triển vững chắc
của ngành CN-TTCN
Tiêu chí phản ánh:
- Số lượng lao động trong lĩnh vực CN-TTCN.
- Cơ cấu lao động CN-TTCN.
- Trình độ chuyên môn.
Vốn sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng
đối với sự phát triển của tất cả các cơ sở CN-TTCN. Vốn là yếu tố tiên quyết
quyết định sự hình thành và phát triển của CN-TTCN. Sự tăng lên về vốn

chứng tỏ quy mô của CN-TTCN ngày càng phát triển.
Vốn đầu tư của cơ sở CN-TTCN là vốn cho xây dựng, cho máy móc thiết
bị...(vốn cố định) và vốn lưu động. Sự tăng lên về vốn chứng tỏ CN-TTCN có
sự phát triển. Tuy nhiên, để đánh giá đúng sự phát triển này chúng ta cần phải
xem xét cả về mặt lượng lẫn mặt chất, tức sự gia tăng quy mô vốn đầu tư và
hiệu quả mà sự gia tăng vốn này mang lại.
Các nguồn lực: lao động, vốn ở các vùng miền, đặc biệt là nông thôn
thường nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy, khả năng khai thác ở mỗi vùng sẽ khác nhau.
Các nguồn tài nguyên, lợi thế so sánh của địa phương cũng chỉ nằm ở dạng
tiềm năng. Khi phát triển CN-TTCN, do nó có sự tăng lên về quy mô, dễ dàng
chuyển hướng kinh doanh nên các nguồn lực này sẽ được sử dụng nhiều hơn
phục vụ tôt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chính sự phát triển của
ngành công nghiệp chế biến, các ngành tiểu thủ công nghiệp đã cho phép
nâng cao giá trị của các tài nguyên tự nhiên: nông, lâm, thủy sản.
Mặt bằng sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố thúc đẩy CNTTCN phát triển. Các cơ sở CN-TTCN thường sử dụng chính diện tích đất


×