Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN NAM

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nam


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .........10
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .........10
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp ................................................................10
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp ....................................................................11
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp .................................................14
1.1.4. Khái niệm về phát triển nông nghiệp ................................................16
1.1.5. Các lý thuyết về phát triển nông nghiệp ...........................................17
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ......................20
1.2.1. Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp ........................................20
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp .......................................21
1.2.3. Huy động các nguồn lực phát triển nông nghiệp ..............................23
1.2.4. Đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp ..........................................26
1.2.5. Tăng cƣờng liên kết sản xuất trong nông nghiệp .............................27
1.2.6. Nâng cao kết quả sản xuất nông nghiệp ...........................................28
1.2.7. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp ...................................30
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .......33
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................33
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................34
1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật .......................................................34


1.3.4. Các chính sách phát triển nông nghiệp .............................................35
1.3.5. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .......................................36

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG ........36
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định .......................36
1.4.2. Kinh nghiệp của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh ................................38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
TUY PHƢỚC ......................................................................................................41
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TUY PHƢỚC ........................................................................................41
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................41
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .................................................45
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện ......................................52
2.1.4. Chính sách phát triển nông nghiệp của huyện ..................................54
2.1.5. Thị trƣờng tiêu thụ ............................................................................58
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TUY
PHƢỚC TRONG THỜI GIAN QUA ..................................................................58
2.2.1. Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp .......................58
2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện ................................61
2.2.3. Tình hình huy động các nguồn lực phát triển nông nghiệp ..............65
2.2.4. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp ...........................................71
2.2.5. Tình hình liên kết sản xuất nông nghiệp ...........................................73
2.2.6. Kết quả sản xuất nông nghiệp ...........................................................75
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TUY
PHƢỚC TRONG THỜI GIAN QUA ..................................................................81
2.3.1. Những mặt thành công ......................................................................81
2.3.2. Những mặt hạn chế ...........................................................................81
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế ...............................................82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.....................................................................................83


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TUY PHƢỚC ......................................................................................85

3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NỒNG
NGHIỆP ...............................................................................................................85
3.1.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp....................................................85
3.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp .......................................................88
3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp .............................................90
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .....................................95
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp ..................................95
3.2.2. Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp ........................................98
3.2.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.....................100
3.2.4. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển nông nghiệp ...........102
3.2.5. Đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp ........................................111
3.2.6. Tăng cƣờng liên kết sản xuất nông nghiệp .....................................112
3.2.7. Phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi.........................................116
3.2.8. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ............................................................118
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐINH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
BQ

Bình quân

CN


Công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KCN

Khu công nghiệp



Lao động

NL – TS

Nông lâm - thủy sản

NSLĐ

Năng xuất lao động

TM

Thƣơng mại

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XD

Xây dựng

NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
ĐVT

Đơn vị tính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2


2.3

2.4

Tình hình sử dụng đất tại huyện Tuy Phƣớc năm 2012
GTSX và cơ cấu ngành huyện Tuy Phƣớc giai đoạn
2008 – 2012
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp
Tình hình ngành thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn
huyện

Trang

43

46

48

50

2.5

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản

62

2.6

Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp


64

2.7

Tình hình biến động các loại đất từ năm 2005-2012

66

2.8

Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp

67

2.9

Vay vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Tuy Phƣớc

68

2.10

Tình hình việc làm trong các ngành kinh tế toàn huyện

70

2.11


Diện tích và năng suất cây trồng chủ yếu

72


2.12

Sản lƣợng các cây trồng chủ yếu

76

2.13

Số lƣợng đàn gia cầm, gia súc

77

2.14

Tình hình lâm nghiệp trên địa bàn huyện

78

2.15

Tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản của huyện

79

2.16


Hệ số sử dụng đất

80

3.1

3.2

3.3

Mục tiêu phát triển đến năm 2020 của huyện Tuy
Phƣớc
Dự báo diện tích cơ cấu đất đến năm 2015 và 2020
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc đến năm
2020

89

95

101


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

2.1

Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp

48

2.2

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế

61

2.3

Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản

62

2.4

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản

63

2.5

Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp


64

2.6

Cơ cấu lao động trong nền kinh tế và ở các ngành

70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam là nƣớc nông nghiệp với 70% lực lƣợng lao động
trong ngành Nông nghiệp, dân cƣ ở nông thôn chiếm khoảng 80%. Nông
nghiệp là ngành có đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nƣớc, duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng, giúp cho nền kinh tế Việt Nam
ổn định, ít bị ảnh hƣởng trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua
(năm 2008). Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng đã xác định „„Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ƣu thế của nền nông nghiệp
nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn‟‟ [12].
Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng lớn ở phía Nam tỉnh Bình Định. Trong
những năm qua, phát triển nông nghiệp của huyện có nhiều chuyển biến tích
cực, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi, công tác dồn điền
đổi thửa đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu đáng khích lệ, việc thủy lợi hóa đất
màu đƣợc tăng cƣờng, sản xuất lƣơng thực tăng, lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản có bƣớc phát triển.
Tuy nhiên sự phát triển của nền nông nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém
và khiếm khuyết. Cơ cấu kinh tế mang nặng tính chất thuần nông, sản xuất

nông nghiệp của huyện vẫn chƣa thóat khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ,
năng suất cây trồng, vật nuôi chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của
v ng. Tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế còn cao, năng suất lao
động thấp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn yếu. Sự
phát triển kinh tế nông nghiệp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa đáp ứng
những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao. Mặt khác diện tích đất nông
nghiệp đang giảm dần nhƣờng chỗ cho phát triển các mục đích phi nông


2

nghiệp khác dẫn đến nông sản hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu của xã hội và
nhân dân trong v ng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc rà soát,
điều chỉnh lại quỹ đất đai để bố trí sản xuất nông nghiệp để phát triển nông
nghiệp toàn diện, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với
công nghiệp chế biến cần đƣợc chú trọng phát triển. Việc áp dụng khoa học
công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, nhất là công nghệ sau thu hoạch. Vệ
sinh thực phẩm chƣa đƣợc đảm bảo, môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm, phế
thải sinh hoạt và sản xuất chƣa đƣợc xử lý tốt...
Trƣớc tình hình đó, cần có những giải pháp thiết thực khắc phục những
khó khăn trên nhằm đẩy mạnh nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả ngày càng
cao và bền vững, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng, tăng việc làm và nâng cao mức sống của nông dân. Một
yêu cầu bức xúc cần đƣợc luận giải trên cả lý luận và thực tiễn. Do đó ‘‘Phát
triển nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định’’ làm luận văn thạc sĩ
kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc trong

thời gian qua, phát hiện những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện
Tuy Phƣớc trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn phát triển
nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu


3

- Về mặt nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu phát triển nông
nghiệp.
- Về mặt không gian: Tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.
- Về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trong giai
đoạn 2007-2012 và các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong
những năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu: Các tài liệu trong luận văn này đƣợc thu
thập chủ yếu từ Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng nông nghiệp, Phòng thống kê,
Phòng Kế hoạch và Tài chính, sách, báo, Intemet.. và kế thừa các công trình
nghiên cứu trƣớc đó.
- Phƣơng pháp phân tích hệ thống: D ng phƣơng pháp này để phân tích,
đánh giá về mặt không gian và thời gian, tìm ra các mối liên hệ giữa các yếu
tố để nhìn nhận chính xác hơn về đối tƣợng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp biểu đồ: Nhằm thể hiện cô đọng, súc tích, trực quan các
đối tƣợng nghiên cứu về Nông nghiệp - Nông thôn huyện.
Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng
pháp phân tích thực chứng, Phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc; Phƣơng pháp

tổng hợp; Phƣơng pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh và các phƣơng
pháp khác...
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tham khảo luận văn gồm 3 chƣơng sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp.
- Chƣơng 2: Thực trạng phát triển Nông nghiệp của huyện Tuy Phƣớc,
tỉnh Bình Định.
- Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển Nông nghiệp huyện huyện Tuy
Phƣớc, tỉnh Bình Định.


4

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu ngoài nước
Việc nghiên cứu về phát triển kinh tế trong đó có phát triển về nông
nghiệp đã đƣợc các nhà kinh tế học trên thế giới nghiên cứu rất tổng quát và
có ý nghĩa quan trọng.
David Ricardo (1772-1823) cho rằng đất đai nông nghiệp là nguồn gốc
của sự tăng trƣởng kinh tế. Từ đó ông lập luận rằng:
(1) Giới hạn của đất đai làm cho lợi nhuận ngƣời sản xuất có xu hƣớng
giảm dần. Do đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp nhƣng đất
đai thì có giới hạn. Ví nhƣ sự gia tăng nhanh nhu cầu sản phẩm nông nghiệp
so với khả năng ngành nông nghiệp. Giá cả nông sản sẽ cao hơn. Nông dân
mở rộng sản xuất và sẽ tiến hành canh tác trên những v ng đất mới nhìn
chung ít màu mỡ hơn những v ng đất đã đƣa vào canh tác. Chính điều này
làm cho chi phí sản xuất và chi phí sản xuất trung bình tăng lên, do đó lợi
nhuận thu đƣợc của ngƣời sản xuất trong nông nghiệp sẽ giảm [37].
Do chi phí sản xuất trong nông nghiệp tăng kéo theo giá cả lƣơng thực
thực phẩm tăng làm thu nhập thực tế của ngƣời lao động trong khu vực công

nghiệp giảm tƣơng đối. Để đảm bảo cuộc sống cho họ thì tiền lƣơng danh
nghĩa phải tăng và do đó lợi nhuận trong khu vực công nghiệp này sẽ giảm.
Lợi nhuận là nguồn gốc để tích lũy đầu tƣ mở rộng sản xuất tạo ra tăng
trƣởng. Khi lợi nhuận giảm sẽ hạn chế sự gia tăng của sản lƣợng. Hay giới
hạn của đất đai làm cho lợi nhuận của cả ngƣời sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp có xu hƣớng giảm dần và ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế.
(2) Giới hạn của đất đai làm cho năng suất lao động nông nghiệp thấp.
Do đất đai có giới hạn, trong khi dân số nông thôn tăng nhanh dẫn tới tình
trạng dƣ thừa lao động trong nông nghiệp. Một mặt phải khai thác cả đất kém
màu mỡ để canh tác, mặt khác sử dụng lao động nhiều hơn trong khi hiệu suất


5

sử dụng lao động thấp hơn sẽ kéo theo năng suất lao động giảm và chi phí
biên cao hơn. Điều đó ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế [37].
Theo Lewis (1954) nhà kinh tế học thuộc trƣờng phải Tân Cổ Điển và
Oshima thì nguồn gốc của tăng trƣởng kinh tế chính là khả năng thu hút lao
động của công nghiệp từ khu vực nông nghiệp, khi lao động chuyển từ khu
vực có năng suất thấp - khu vực nông nghiệp sang khu vực có năng suất cao
khu vực công nghiệp tạo ra sản lƣợng nhiều hơn.
Lewis cho rằng do trong khu vực nông nghiệp đất đai có giới hạn nên
khan hiếm, trong khi dân số và lao động tăng nhanh. Lao động trong nông
nghiệp dƣ thừa và thiếu việc làm. Dẫn đến những hậu quả sau:
- Sản phẩm biên của lao động nông nghiệp giảm dần tới không;
- Mức lƣơng bằng mức tối thiểu chung;
- Cầu lao động giảm nhƣng không ảnh hƣởng tới sản lƣợng nông nghiệp.
Do tiền lƣơng của khu vực công nghiệp cao hơn ở khu vực nông nghiệp
đã hấp dẫn và thu hút lao động dƣ thừa từ khu vực nông nghiệp. Nhƣ vậy, quá
trình tăng trƣởng kinh tế đƣợc tạo ra từ sự tăng trƣởng công nghiệp thông qua

tích lũy vốn từ thu hút lao động dƣ thừa của khu vực nông nghiệp [30].
Các nhà kinh tế theo trƣờng phái Tân Cổ Điển cho rằng dƣới tác động
của khoa học công nghệ chất lƣợng ruộng đất không ngừng đƣợc nâng cao.
Khi thu hút lao động dƣ thừa từ nông nghiệp thì tiền lƣơng sẽ tăng. Nguyên
nhân chủ yếu là do tổng sản phẩm của nông nghiệp giảm, cung thấp hơn cầu,
giá nông sản phẩm tăng và tiền lƣơng trong khu vực nông nghiệp tăng. Nhƣ
vậy khu vực công nghiệp sẽ bất lợi trong quá trình thực hiện tăng trƣởng
thông thu hút lao động từ nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng này các nhà
kinh tế thuộc trƣờng phái này cho rằng:
- Đầu tƣ cho nông nghiệp ngay từ đầu để nâng cao năng suất lao động
nhằm giảm áp lực lên giá lƣơng thực, thực phẩm;


6

Đầu tƣ cho cả công nghiệp theo chiều sâu để giảm cầu lao động.
Theo Harry T.Oshima thì: (1) Khi vực nông nghiệp có dƣ thừa lao động
nhƣng chỉ là lúc thời vụ không căng thẳng; (2) Đầu tƣ theo chiều sâu cho cả
công nghiệp và nông nghiệp không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động
có hạn đối với các nƣớc đang phát triển.
Để giải quyết vấn đề này, cần phát triển theo nhiều giai đoạn để đảm bảo
nguồn lực và trình độ của các nƣớc đang phát triển. Bắt đầu phát triển nông
nghiệp theo chiều rộng để thu hút lao động dƣ thừa và tạo ra nhiều sản lƣợng
để tích lũy. Giai đoạn tiếp theo phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ theo chiều rộng thu hút lao động, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm nông
nghiệp, áp đụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp tăng sản lƣợng.
Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến và cung cấp đầu vào cho nông
nghiệp. Nhƣ vậy, nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho công nghiệp phát
triển và ngƣợc lại. Giai đoạn cuối tất cả các ngành kinh tế phát triền theo
chiều sâu.

Nghiên cứu trong nước
Trong thời gian qua các nhà khoa học trong nƣớc có rất nhiều đề tài, bài
viết nghiên cứu về nông nghiệp nhƣ:
Nguyễn Sinh Cúc (2003), Đặng Kim Sơn (2001) khẳng định nông
nghiệp là ngành bảo đảm an ninh lƣơng thực cho đất nƣớc, tạo ra thu nhập và
việc làm cho đại bộ phận lao động, cung cấp đầu vào cho công nghiệp, tạo ra
tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
[5] [19].
Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2003) cho rằng, nông nghiệp có các đặc
điểm là: Nông nghiệp có đối tƣợng sản xuất là những cây trồng và vật nuôi
(chúng là các sinh vật); Ruộng đất sử dụng trong nông nghiệp đƣợc coi là tƣ
liệu sản xuất đặc biệt; Hoạt động của lao động và tƣ liệu sản xuất trong nông


7

nghiệp có tính thời vụ; Nông nghiệp có địa bàn sản xuất rộng lớn nhƣng lại
mang tính khu vực [12].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Chính (2010) khẳng định nội dung phát triển
nông nghiệp là sự gia tăng sản lƣợng lƣơng thực thực phẩm thông qua chỉ tiêu
giá trị sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu khác chỉ ra sự tăng lên về chất
trong sản xuất nông nghiệp đó là năng suất của các ngành, các sản phẩm chủ
yếu trong nông nghiệp, sự phát triển các ngành trong nông nghiệp và chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Việc huy động và sử dụng có hiệu quả các
yếu tố sản xuất cho sự phát triển của nông nghiệp [7].
Nguyễn Trần Trọng (2012) trong bài viết “Phát triển nông nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2011-2020” đã đề cập đến phƣơng pháp tiếp cận phát triển
nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam dƣới góc độ thị trƣờng. Tác
giả đã đƣa ra những định hƣớng chủ yếu phát triển nông nghiệp trong giai
đoạn 2011-2020 gồm: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo

hƣớng kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc chuyển các đơn vị, ngành, v ng nông
nghiệp có căn bản tự cấp, tự túc ở các tỉnh miền núi, v ng dân tộc ít ngƣời lên
sản xuất hàng hóa, xây dựng các v ng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung;
tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng
đất, đồng thời chú ý tới tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trên
một đơn vị nông sản; hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng phát
triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa, tập trung hóa trong từng ngành,
từng v ng sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm,
thủy sản, xây dựng các v ng nguyên liệu vững chắc, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm chế biến; xây dựng các hình thức kinh tế ph hợp trong nông nghiệp;
thực hiện một số chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp; bảo vệ môi
trƣờng sinh thái trong nông nghiệp theo hƣớng phát triển nông nghiệp sinh
thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch [22].


8

Xét trên phƣơng diện nghiên cứu về phát triển nông nghiệp địa phƣơng ở
cấp tỉnh, cấp cấp huyện có rất nhiều đề tài nghiên cứu nhƣ:
Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển nông nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh theo hƣớng bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới” (2008) của
tác giả Trần Quang Hƣng (2008). Nội dung của đề tài hệ thống hoá lý thuyết về
phát triển nông nghiệp đô thị bền vững và phân tích thực trạng phát triển nông
nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đƣa ra giải pháp Nhà nƣớc và
chính quyền địa phƣơng cần phải nhất thống và quyết tâm trong việc quy hoạch
các vùng kinh tế, chính sách phải cụ thể đến từng vùng và từng ngƣời dân. Đẩy
nhanh và khuyến khích ngƣời dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất và bảo quản sản phẩm. Tăng cƣờng công tác khuyến nông, hƣớng dẫn kỹ
thuật nhằm giúp nông dân có điều kiện giảm giá thành và mang lại lợi nhuận
khá, đảm bảo một tỷ lệ an toàn về lợi nhuận. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật

nuôi theo hƣớng có giá trị kinh tế cao và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng thay thế
cho các giống cũ kém hiệu quả, khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp,
tăng năng suất và thu nhập cho nông dân…[10].
Để tạo đầu ra ổn định cho nông sản tác giả đƣa ra giải pháp:
- Tăng cƣờng liên kết sản xuất nông nghiệp với các nhà máy chế biến để
kéo dài thời vụ và tăng giá trị sản phẩm.
- Liên kết sản xuất - kinh doanh với các chợ đầu mối, siêu thị, các công ty
kinh doanh và xuất nhập khẩu,… để tạo nguồn tiêu thụ ổn định và lâu dài.
Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Hồng Đức. Nội dung của đề tài
vừa hệ thống hoá kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp một số nƣớc trên thế
giới và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Việt Yên. Đề tài
có đƣa ra các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Việt Yên cần phải có qui
hoạch sản xuất lúa, cây thực phẩm, cây công nghiệp, hoa cây cảnh, lâm nghiệp,


9

chăn nuôi lợn, nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất
cây trồng vật nuôi. Phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng
thị trƣờng tiêu thụ nông - lâm sản. Những giải pháp của tác giả mang tính định
hƣớng phát triển sản xuất, nâng cao năng suất và chất lƣợng nông sản [8].
Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển nông nghiêp huyện
Ph Mỹ, Tỉnh Bình Định” của tác giả Trần Quốc Vinh. Trong đề tài của mình
tác giả đã đƣa ra hệ thống cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, tiếp đó tác giả phân
tích tình hình phát triển nông nghiệp huyện Ph Mỹ trong giai đoạn 2005-2010
để tìm ra những mặt thành công, những mặt hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của
những hạn chế đó trong phát triển nông nghiệp huyện. Từ đó tác giả đƣa ra một
số giải pháp để phát triển nông nghiệp huyện Ph Mỹ trong thời gian tới. Những

giải pháp đó là: Thâm canh tăng năng suất trong nông nghiệp; Hoàn thiện chính
sách phát triển nông nghiệp; Tăng cƣờng huy động nguồn lực cho nông nghiệp;
Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ cho nông nghiệp; Cải thiện cơ sở hạ tầng
kỹ thuật; Các giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ [29].
Nhƣ đã đề cập ở trên, các nghiên cứu của các nhà khoa học trên liên
quan đến nhiều nội dung quan trọng về phát triển nông nghiệp, các kết quả đạt
đƣợc đã có tác động nhất định đối với sự phát triển nông nghiệp của đất nƣớc
và địa phƣơng. Nhƣng hiện nay, trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình
Định chƣa thấy có đề tài nào nghiên cứu về phát triển nông nghiệp. Do đó, có
thể nói đề tài “Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc” là đề tài đầu tiên
nghiên cứu về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Việc nghiên cứu
một cách có hệ thống vấn đề phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc, tỉnh
Bình Định để đề ra các giải pháp thúc đẩy phát triển thực sự là rất cần thiết.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế. Theo
nghĩa hẹp, ngành nông nghiệp gồm có hai tiểu ngành là trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp. Theo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp gồm có các ngành
là nông nghiệp theo nghĩa hẹp (gồm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông
nghiệp), lâm nghiệp và ngƣ nghiệp.
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tƣợng chính
để sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, tƣ liệu cho công nghiệp, đáp ứng các
nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (vƣờn hoa, công viên …).
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp với

đối tƣợng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của con ngƣời. Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm nhiều chất
đạm nhƣ thịt, sữa, trứng; cung cấp da len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi
d ng làm phân bón; đại gia súc d ng làm sức kéo. Nguồn thức ăn cho chăn
nuôi chủ yếu lấy từ ngành trồng trọt, nên chăn nuôi phát triển sẽ góp phần làm
gia tăng hiệu quả của sản phẩm trồng trọt.
Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và NTTS. Đánh bắt là hoạt động có từ lâu
đời của con ngƣời nhằm cung cấp thực phẩm thông qua các hình thức đánh
bắt cá và các sinh vật thuỷ khác; Việc đánh bắt phải kết hợp với hoạt động
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nhằm bảo vệ môi trƣờng và duy trì nguồn thuỷ sản
đánh bắt trong tƣơng lai. NTTS là hình thức canh tác thuỷ sản có kiểm soát.
Nuôi cá là hình thức cơ bản của NTTS, trong đó có nuôi cá nƣớc mặn, nƣớc
lợ và nƣớc ngọt; ngoài ra còn có nuôi rong, nuôi tôm, nuôi sò, nuôi ngọc trai.


11

Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng và bảo vệ rừng; khai
thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng,
duy trì tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng, rừng là một hệ sinh thái bao
gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các
yếu tố môi trƣờng khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là
thành phần chính có độ che phủ của tán rừng. Rừng gồm có rừng trồng và
rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp
Ngành nông nghiệp cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội.
Nó là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển
kinh tế ở hầu hết các nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Ở những nƣớc
này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ngay cả những
nƣớc có nền công nghiệp cao, mặc d tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn,

nhƣng khối lƣợng nông sản của các nƣớc này khá lớn và không ngừng tăng
lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con ngƣời những sản phẩm tối thƣợng
cần thiết đó là lƣơng thực, thực phẩm.
Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng và phức tạp. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ
thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm
năng sinh học - cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học
nhất định, con ngƣời không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và
diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật để
có những giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác, quan trọng hơn
là phải làm cho ngƣời sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợi ích của họ
với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối
cùng.


12

Ngành nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp
và khu vực đô thị. Điều này đƣợc thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:
- Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển là
khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Trong giai đoạn đầu của CNH, phần lớn dân cƣ sống bằng nông nghiệp và tập
trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế, khu vực nông nghiệp, nông thôn thực
sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thi:
Quá trình CNH-HĐH, một mặt tạo ra nhu cần về lao động, mặt khác, nhờ đó
mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lƣợng lao động
từ nông nghiệp đƣợc giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch
chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị.
- Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý
báu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công

nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng
cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, mở rộng thị trƣờng.
- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển
kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của CNH bởi vì đây là
khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ
nông nghiệp có thể tạo ra bằng nhiều cách, nhƣ tiết kiệm của nông dân đầu tƣ
vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu đƣợc do
xuất khẩu nông sản . . .
Nông nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở
hầu hết các nƣớc đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tƣ liệu tiêu
d ng và tƣ liệu sản xuất đƣợc tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trƣờng trong nƣớc
mà trƣớc hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong
khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lƣợng ở khu
vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho


13

dân cƣ nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu
về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bƣớc
nâng cao chất lƣợng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị
trƣờng thế giới.
- Nông nghiệp đƣợc coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Các loại nông, lâm, thủy sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với
các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Xu hƣớng
chung của các nƣớc đang trong quá trình CNH, ở giai đoạn đầu giá trị xuất
khẩu nông lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu
và tỷ trọng đó sẽ giảm dần c ng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Tuy
nhiên, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thƣờng bất lợi do giá cả trên thị trƣờng

thế giới có xu hƣớng giảm xuống, trong khi đó giá cả sản phẩm công nghiệp
tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng
mở rộng, làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và
đô thị.
- Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của môi trƣờng vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trƣờng tự nhiên: Đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng
nhiều hóa chất nhƣ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh . . . làm ô nhiễm đất
và nguồn nƣớc. Dƣ lƣợng độc tố trong sản phẩm tăng ảnh hƣởng đến sức
khỏe con ngƣời. Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu,
thủy văn thay đổi xấu sẽ đe dọa đời sống con ngƣời. Quá trình canh tác dễ gây
ra xói mòn ở các triền dốc thuộc v ng đồi núi và khai hoang mở rộng diện
tích đất rừng . . . Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần
tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của
môi trƣờng.


14

1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp có tính vùng: Sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến
hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên
mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì
có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế nhƣng ở mỗi v ng, mỗi quốc gia
có điều kiện về đất đai và thời tiết - khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành
các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa
hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống
nhau.
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu: Trong nông nghiệp, ruộng đất là
tƣ liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đƣợc. Đất đai là điều kiện cần

thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhƣng nội dung kinh tế của nó lại rất khác
nhau. Trong nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc.
Ruộng đất bị giới hạn về diện tích, con ngƣời không thể tăng thêm theo ý
muốn chủ quan, nhƣng sức sản xuất ruộng đất chƣa có giới hạn, nghĩa là con
ngƣời có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng
lên của loài ngƣời về nông sản phẩm.
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: Đối tƣợng sản
xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và
vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trƣởng, phát triển,
diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về
điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển, diệt vong.
Cây trồng và vật nuôi với tƣ cách là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, đƣợc sản xuất
trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu đƣợc ở
chu trình sản xuất trƣớc làm tƣ liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao: Đó là nét đặc th điển
hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì quá trình sản xuất nông nghiệp là


15

quá trình tái sản xuất kinh tế gắn bó chặt chẽ với quá trình tái sản xuất tự
nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, sinh ra tính
thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu
không thể xóa bỏ đƣợc, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Hơn
nữa, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự
thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những m a vụ khác nhau.
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông
nghiệp nước ta còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:
Nông nghiệp nƣớc ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hƣớng XHCN không qua giai đoạn

phát triển tƣ bản chủ nghĩa. Đặc điểm này cho thấy, xuất phát điểm của nền
nông nghiệp nƣớc ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản
xuất hàng hóa là rất thấp so với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Cơ sở vật
chất nghèo nàn, kết cầu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông
còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng
suất lao động còn thấp . . . Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, khẳng
định phát triển nền nông nghiệp nhiều thành phần và hộ nông dân đƣợc xác
định là đơn vị tự chủ, nông nghiệp nƣớc ta đã có bƣớc phát triển và đạt đƣợc
những thành tựu to lớn, nhất là về sản lƣợng lƣơng thực. Sản xuất lƣơng thực
chẳng những trang trải đƣợc nhu cầu trong nƣớc, có dự trữ mà còn đã thừa để
xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số sản phẩm khác cũng phát triển khá, nhƣ cà
phê, cao su, chè, hạt điều . . . đã và đang là nguồn xuất khẩu quan trọng. Nông
nghiệp nƣớc ta chuyền từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Nhiều v ng
của đất nƣớc đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo
hƣớng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, tăng sản phẩm phi nông nghiệp.


16

- Nền nông nghiệp nƣớc ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính
chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và đƣợc trải rộng trên 4 v ng rộng lớn, phức
tạp: Trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển.
Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời
cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Thời tiết, khí hậu của nƣớc ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng
năm có lƣợng mƣa bình quân tƣơng đối lớn, đảm bảo nguồn nƣớc ngọt rất
phong phú cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lƣợng mặt trời dồi dào
(cƣờng độ, ánh sáng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0C), cây trồng và vật
nuôi phong phú, đa dạng. Nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà ta có thể gieo
trồng và thu hoạch quanh năm, với nhiều cây trồng và vật nuôi phong phú, có

giá trị kinh tế cao, nhƣ cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày,
cây ăn quả.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết - khí hậu nƣớc ta
cũng có những khó khăn lớn, nhƣ: Mƣa nhiều và lƣợng mƣa thƣờng tập trung
vào ba tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng. Nắng nhiều thƣờng gây nên khô
hạn, có nhiều v ng thiếu cả nƣớc cho ngƣời, vật nuôi sử dụng. Khí hậu ẩm
ƣớt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất rất lớn
đối với m a màng.
1.1.4. Khái niệm về phát triển nông nghiệp
Thuật ngữ phát triển Nông nghiệp đƣợc d ng nhiều trong đời sống kinh
tế - xã hội. Theo GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng: Phát triển nông nghiệp thể
hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn
trƣớc đó và thƣờng đạt ở mức độ cao hơn cả về lƣợng và chất. Nền nông
nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về
đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và ph hợp hơn về cơ
cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội


×