Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ THỊ ÚT

TỔ CHỨC HỆ THỐNG
BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC
ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ THỊ ÚT

TỔ CHỨC HỆ THỐNG
BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC
ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số

: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG

ĐÀ NẴNG – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
đ ược ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Người cam đoan

Đỗ Thị Út


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 4
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH
DOANH.................................................................................................... 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT VÀ BÁO CÁO KTQT ............................ 8
1.1.1. Bản chất của KTQT và báo cáo KTQT........................................... 8

1.1.2. Vai trò của báo cáo KTQT .............................................................. 8

1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KTQT TRONG DOANH NGHIỆP SXKD . 10
1.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ..................................................................... 10
1.3.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử ............................................... 10
1.3.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.................................. 11
1.3.3. Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát.................................... 11

1.4. NỘI DUNG BÁO CÁO KTQT TRONG DOANH NGHIỆP SXKD 11
1.4.1. Các báo cáo dự toán phục vụ chức năng hoạch định .................... 11
1.4.2. Báo cáo KTQT phục vụ chức năng tổ chức thực hiện .................. 17
1.4.3. Báo cáo KTQT phục vụ chức năng kiểm soát, đánh giá............... 22
1.4.4. Báo cáo KTQT phục vụ chức năng đánh giá và ra quyết định ..... 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................... 27


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN
PHỤC VỤ CHO NHU CẦU QUẢN TRỊ NỘI BỘ TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG ................................................ 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC ĐÀ
NẴNG ..................................................................................................... 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ............................ 28
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ............................................ 29
2.1.3. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới................. 31
2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty ..................... 32
2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty ............................................. 35

2.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY........................................... 39
2.2.1. Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính tại Công ty đối với các đơn

vị trực thuộc............................................................................................. 39
2.2.2. Tổ chức kế toán tại Công ty. ......................................................... 39

2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÁC BÁO CÁO PHỤC VỤ CHO NHU CẦU
QUẢN TRỊ NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC ĐÀ
NẴNG ..................................................................................................... 42
2.3.1. Báo cáo kế hoạch doanh thu và chi phí SXKD tại công ty........... 44
2.3.2. Báo cáo KTQT về tình hình thực hiện .......................................... 51
2.3.3. Đánh giá khái quát về thực trạng lập báo cáo kế toán phục vụ cho
nhu cầu quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng ... 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................... 62
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG ............ 63
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KTQT
TẠI CÔNG TY ....................................................................................... 63


3.2. CƠ SỞ TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KTQT TẠI CÔNG TY64
3.2.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm............................................... 64
3.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị................................................... 66

3.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO LẬP BÁO CÁO KTQT
TẠI CÔNG TY ....................................................................................... 67
3.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KTQT TẠI CÔNG TY TNHH
MTV CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG............................................................... 69
3.4.1. Các báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng hoạch định ............. 70
3.4.2. Các báo cáo phục vụ cho chức năng tổ chức thực hiện ................ 80
3.4.3. Báo cáo KTQT phục vụ chức năng kiểm soát và đánh giá........... 86


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................... 95
KẾT LUẬN ............................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BCTC

Báo cáo tài chính

CNCN


Chi nhánh cấp nước

DNTM

Doanh nghiệp thương mại

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế toán tài chính

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

KH
NVLTT

Kế hoạch
Nguyên vật liệu trực tiếp

NCTT


Nhân công trực tiếp

NMN

Nhà máy nước

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TTTN

Trung tâm trách nhiệm

TSCĐ

Tài sản cố định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXC

Sản xuất chung

XDCB

Xây dựng cơ bản


XNSX

Xí nghiệp sản xuất

QLDN

Quản lý doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1

Báo cáo dự toán tiêu thụ

13

1.2

Báo cáo dự toán sản xuất

13


1.3

Báo cáo dự toán chi phí sản xuất năm ...

14

1.4

Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN năm ...

15

1.5

Báo cáo dự toán tiền

16

1.6

Báo cáo dự toán kết quả kinh doanh

17

1.7

Báo cáo sản xuất

18


1.8

Báo cáo giá thành

19

1.9

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng và chi phí
quản lý

20

1.10

Báo cáo chi tiết doanh thu bán hàng

20

1.11

Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng

21

1.12

Báo cáo kết quả kinh doanh

21


1.13

Bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá và
nhân tố lượng đến doanh thu bán hàng

22

1.14

Báo cáo kiểm soát định phí SXC

24

2.1

Các chỉ tiêu đến năm 2020

32

2.2

Kế hoạch tỷ lệ thất thoát nước năm 2013

48

2.3

Dự toán giá thành sản xuất nước năm 2013


50

2.4

Báo cáo sổ quỹ tiền mặt

52

2.5

Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu của khách hàng

53

2.6

Báo cáo tổng hợp công nợ phải trả nhà cung cấp

54


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.7


Báo cáo tổng hợp doanh thu năm 2012

55

2.8

Sản lượng nước sản xuất năm 2012

56

2.9

Phiếu tính giá thành sản phẩm

57

2.10

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012

58

3.1

Báo cáo dự toán tiêu thụ ngành nước năm 2013

71

3.2


Báo cáo dự toán giá thành sản xuất nước năm 2013

73

3.3

Báo cáo dự toán chi phí bán hàng năm 2013

74

3.4

Báo cáo dự toán chi phí quản lý năm 2013

76

3.5

Báo cáo dự toán tiền năm 2013

78

3.6

Báo cáo dự toán kết quả kinh doanh năm 2013

79

3.7


Báo cáo điện tiêu thụ sản xuất nước năm 2012

80

3.8

Báo cáo chi phí sản xuất năm 2012

81

3.9

Bảng báo cáo chi phí bán hàng và chi phí quản lý năm
2012

82

3.10

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012

85

3.11

Báo cáo phân tích tình hình thực hiện biến phí SXC

87


3.12

Báo cáo phân tích tình hình thực hiện định phí SXC

88

3.13

Bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá và
nhân tố lượng đến doanh thu bán hàng

90

3.14

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu năm 2012

92

3.15

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí

93

3.16

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận ngành nước

94



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1

Sơ đồ công việc KTQT trong doanh nghiệp

10

1.2

Sơ đồ hệ thống dự toán SXKD hàng năm

12

2.1

Sơ đồ dây chuyền công nghệ của Nhà máy nước Cầu Đỏ

33

2.2


Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

35

2.3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

40

2.4
2.5
2.6

Sơ đồ quy trình xử lý số liệu trong phần mềm kế toán tại
công ty
Các báo cáo kế toán phục vụ cho việc quản trị nội bộ tại
Công ty
Quy trình lập kế hoạch kinh doanh đối với các đơn vị
trực thuộc công ty

41
43
45

3.1

Sơ đồ mô hình tổ chức hệ thống trách nhiệm


66

3.2

Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán quản trị tại Công ty

67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra
một cách gay gắt, thì một trong những cách mà doanh nghiệp nào cũng phải
tính đến là việc quản lý và tiết kiệm chi phí ngày càng hiệu quả. Đối với một
tổ chức hay một đơn vị nào cũng do nhiều bộ phận hợp thành và để cho các
bộ phận này hoạt động có hiệu quả và đồng đều thì đòi hỏi phải tổ chức một
hệ thống quản lý hữu hiệu.
Để thực hiện được điều đó, tổ chức được một hệ thống quản lý chặt chẽ
và khoa học thì cần quan tâm đến một công cụ đắc lực chính là KTQT. Các
báo cáo KTQT cung cấp những thông tin thích hợp, thông tin thu thập và
phân tích từ báo cáo KTQT sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý và từ đó ra
những quyết định thích hợp nhất để tránh nhà quản trị lại thiếu thông tin cần
thiết khi ra quyết định, hoặc tránh tình trạng có quá nhiều thông tin, thông tin
trái ngược nhau và chất lượng thông tin kém.
Ngoài ra, thông tin báo cáo KTQT cung cấp cho các nhà quản lý nhằm
đạt được những mục tiêu của tổ chức đề ra phục vụ cho các chức năng chủ
yếu: hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. Hệ
thống báo cáo quản trị là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán số liệu,

cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp.
Càng ngày, báo cáo KTQT có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở
các doanh nghiệp, chủ yếu là các công ty với quy mô lớn, phạm vi hoạt động
rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân.
Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) hoạt động với quy
mô khá rộng trên toàn thành phố, đến nay các đơn vị trực thuộc công ty bao
gồm: 01 Xí nghiệp sản xuất nước sạch (gồm bốn nhà máy nước), 06 Chi nhánh
cấp nước, 01 phòng kinh doanh vật tư, 01 xí nghiệp xây lắp và các xưởng.


2
Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên 3 lĩnh vực: Xây lắp,
kinh doanh nước sạch và kinh doanh vật tư nhưng trong điều kiện kinh tế gặp
nhiều khó khăn công ty phải đối mặt với những thách thức từ nền kinh tế nhất
là trong ngành kinh doanh nước sạch.
Công ty là DNSX loại sản phẩm đặc biệt, có thị trường tiêu thụ riêng
không bị ảnh hưởng bởi các loại sản phẩm khác, hầu như không có sự cạnh
tranh của các đơn vị khác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì tình hình SXKD
nước sạch của công ty lại không được phát triển theo như lợi thế sẵn có của
nó bởi những nguyên nhân sau:
- Thứ nhât, Đà Nẵng có nguồn tài nguyên nước dồi dào, nhưng những
tác động từ quy hoạch phát triển kinh tế vùng và quy hoạch phát triển thủy
điện đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc về an toàn cấp nước. Để bảo đảm nguồn
nước cấp cho thành phố, Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng đang đối
diện với việc bội chi kinh phí, tăng giá thành sản xuất nước.
- Thứ hai, việc sản xuất nước sinh hoạt tại thành phố luôn gặp nhiều khó
khăn bởi NMN Cầu Đỏ chiếm trên 85% sản lượng nguồn nước cấp nhưng thiếu
nguồn nước mặt để sản xuất, luôn bị nước mặn xâm nhập và cạn kiệt do các nhà
máy thủy điện chặn dòng đã làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất nước sinh hoạt.
- Thứ ba, giá các loại vật tư hóa chất, tiền điện, tiền đầu tư cải tạo mạng

lưới cấp nước, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cũng tăng
nên chi phí sản xuất nước tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nhưng những năm qua, do tình hình kinh tế khó khăn nên
công ty chưa đề xuất tăng giá nước nhằm bảo đảm an sinh xã hội. Vì lý do đó
mà công ty đang gặp khó khăn lớn về việc phát sinh chi phí trong sản xuất
làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
Bên cạnh đó, không thể không nói đến nguyên nhân nữa là khả năng chính
của bản thân doanh nghiệp trong việc điều hành hoạt động SXKD như: Tổ chức


3
thực hiện các nhiệm vụ về sản xuất, dịch vụ cung ứng cho thị trường, xã hội, xác
định thị trường và phương thức thực hiện để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến
người tiêu dùng…nhằm mang lại hiệu quả công ty cao nhất nên yêu cầu về
thông tin kế toán cho công tác quản lý đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Để có thể hoàn thành được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong môi trường
kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn như trên, nhà quản trị phải luôn đặt ra
mục tiêu, vạch ra và lựa chọn các phương cách, tổ chức thực hiện, chỉ huy và
kiểm tra, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu KH của các bộ
phận, cá nhân trong công ty của mình để đạt được những mục tiêu đã định đó.
Trong quá trình đó, nhà quản trị cần rất nhiều loại thông tin nhưng thông tin
thể hiện trên báo cáo cung cấp cho nhà quản trị hiện tại ở công ty chủ yếu dựa vào
thông tin do bộ phận KTTC nên các quyết định đưa ra thường lạc hậu, thông tin
không đảm bảo về chất và lượng gây khó khăn cho nhà quản trị lựa chọn ra quyết
định. Chính vì vậy, công ty mong muốn tổ chức được một hệ thống báo cáo
KTQT cung cấp các thông tin giúp nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “ Tổ chức hệ
thống báo cáo KTQT tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng ” làm
đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo KTQT và tổ chức
báo cáo KTQT trong doanh nghiệp SXKD.
Tìm ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại về các báo cáo kế toán
phục vụ cho việc quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.
Đưa ra một số giải pháp để tổ chức hệ thống báo cáo KTQT phục vụ cho
chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện, chức năng kiểm soát và đánh giá để
từ đó đưa ra quyết định đúng đắn tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà
Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động kinh doanh tại Công ty.


4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận về báo cáo KTQT, thực trạng lập các báo cáo kế toán phục vụ cho công
tác quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng là đơn
vị hoạt động kinh doanh trên ba lĩnh vực chính: Ngành xây lắp, ngành nước
và kinh doanh vật tư, lĩnh vực kinh doanh chính là nước sạch. Vì vậy, luận
văn tập trung vào công tác tổ chức hệ thống báo cáo KTQT hoạt động kinh
doanh nước sạch tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng kết lý luận, phương pháp
thu thập và phân tích số liệu thực tế, phương pháp tổng hợp, phương pháp mô
tả so sánh…để hệ thống hóa cơ sở lý luận về báo cáo KTQT, từ đó nghiên
cứu thực trạng về các báo cáo kế toán phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại
Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng và đề ra các giải pháp để tổ chức hệ
thống báo cáo KTQT tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo KTQT trong doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng về các báo cáo kế toán phục vụ cho nhu cầu quản
trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.
Chương 3: Tổ chức hệ thống báo cáo KTQT tại Công ty TNHH MTV
Cấp nước Đà Nẵng.


5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức hệ
thống báo cáo KTQT là nội dung cơ bản của KTQT và ngày càng có vai trò,
vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý ở các doanh nghiệp.
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, mỗi đề tài có
mỗi khía cạnh và góc độ thể hiện khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo một số đề tài, tài
liệu liên quan như sau:
Giáo trình KTQT của GS.TS Trương Bá Thanh (chủ biên), nhà xuất bản
giáo dục, năm 2008 nói về những lý luận cơ bản về KTQT.
Giáo trình Báo cáo tài chính và báo cáo KTQT của TS Võ Văn Nhị, nhà
xuất bản Giao Thông Vận Tải, năm 2007 nói về biểu mẫu của báo cáo tài
chính và báo cáo KTQT.
Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 hướng dẫn áp dụng KTQT
trong doanh nghiệp.
Đề tài “ Tổ chức báo cáo KTQT tại công ty cổ phần Lương thực Đà
Nẵng ”- luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
(tác giả: Đỗ thị Minh Nguyệt - năm 2012).
Tác giả đã trình bày lý luận về tổ chức báo cáo KTQT trong doanh
nghiệp SXKD, đi sâu làm rõ các nội dung trong việc tổ chức báo cáo KTQT
trong doanh nghiệp. Phản ánh thực trạng tại công ty cổ phần lương thực Đà

Nẵng như công tác lập KH và giao chỉ tiêu cho các đơn vị phụ thuộc, các loại
báo cáo đã có và chưa có tại doanh nghiệp. Những nội dung đạt được và chưa
đạt được khi sử dụng các loại báo cáo này. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất và
giải quyết các nội dung về tổ chức bộ máy KTQT tại công ty, chỉnh sửa các
biểu mẫu mà công ty đã làm nhưng chưa hợp lý đồng thời bổ sung các mẫu
còn thiếu của KTQT tại công ty cổ phần lương thực Đà Nẵng.


6
Đề tài “ Tổ chức báo cáo KTQT tại Công ty Cổ phần Kim Khí Miền
Trung”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng (
tác giả Nguyễn Thị Hương Lan năm - 2010).
Tác giả đã trình bày hệ thống hóa được cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo
KTQT trong DNTM, phản ánh được thực trạng báo cáo KTQT của đơn vị, tác
giả đã đi sâu tìm hiểu các nội dung liên quan đến việc tổ chức báo cáo kế toán
phục vụ cho công tác quản trị nội bộ như: Công tác lập KH kinh doanh và
giao các chỉ tiêu KH cho các đơn vị trực thuộc. Công tác lập báo cáo kế toán
phục vụ cho việc quản trị nội bộ tại Công ty bao gồm: báo cáo về tiền, báo
cáo bán hàng, báo cáo mua hàng, báo cáo tồn kho và báo cáo kết quả kinh
doanh của từng đơn vị và tổng hợp toàn Công ty. Để khắc phục những mặt
tồn tại về tổ chức báo cáo KTQT tại đơn vị, luận văn đã đưa ra các giải pháp:
Tổ chức TTTN theo cơ cấu phân cấp quản lý của mạng lưới hoạt động của
Công ty, tổ chức bộ máy KTQT. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu thực tế
hoạt động kinh doanh của Công ty, tác giả tổ chức báo cáo KTQT cụ thể theo
mục tiêu nhà quản trị đặt ra.
Đề tài “Tổ chức báo cáo KTQT tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh
doanh Thép Nhân Luật”- luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Đà
Nẵng ( tác giả Phạm Trương Phú Nguyên năm 2012).
Tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về tổ chức báo cáo KTQT
trong DNTM. Làm rõ các nội dung trong việc tổ chức báo cáo KTQT trong

DNTM. Làm rõ các nội dung trong việc tổ chức báo cáo KTQT trong DNTM từ
mục đích lập, cơ sở lập, phương pháp lập báo cáo và các biểu mẫu báo cáo được
sử dụng trong loại hình DNTM. Dựa trên nghiên cứu thực tế tại Công ty cổ phần
và kinh doanh thép Nhân Luật, tác giả đã đi sâu tìm hiểu các nội dung liên quan
đến việc tổ chức báo cáo kế toán phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại Công
ty. Trên nhu cầu thực tế của công tác quản lý cùng với việc kết hợp lý luận về tổ


7
chức báo cáo KTQT trong DNTM, tác giả đã tổ chức bộ máy KTQT tại Công ty,
tổ chức lập báo cáo KTQT về thời gian, biểu mẫu và nội dung cần báo cáo.
Đề tài “Xây dựng hệ thống báo cáo KTQT ở Tổng Công ty xây dựng
công trình giao thông 5”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Đà
Nẵng (Tác giả Nguyễn Tấn Thành năm 2004).
Tác giả đã trình bày khái quát nội dung cơ bản của KTQT và báo cáo
KTQT trong ngành xây dựng. Làm rõ thực trạng báo cáo KTQT tại Tổng
Công ty xây dựng công trình giao thông 5, đánh giá những thuận lợi và khó
khăn trong việc xây dựng báo cáo KTQT. Trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng
hệ thống báo cáo KTQT tại đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả KTQT tại Công ty
Dựa trên những cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo KTQT, những đề tài đã
nghiên cứu trước đó tác giả đã tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức
báo cáo KTQT trong DNSX và đồng thời luận văn đã tập trung tìm hiểu về đặc
điểm SXKD, trình độ quản lý, mức độ phân cấp quản lý và tìm hiểu thực tế về các
báo cáo phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp nước
Đà Nẵng từ đó đánh giá khách quan những ưu, nhược điểm về thực trạng các báo
cáo phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ mà Công ty đã lập. Bên cạnh đó trên cơ
sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng lập báo cáo phục vụ cho công tác
quản trị tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng, tác giả tổ chức hệ thống báo
cáo KTQT tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng phục vụ cho nhu cầu
thực tế nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động kinh doanh tại Công ty.

Như vậy, tác giả đã tiếp cận một cách logic các vấn đề từ lý luận đến
thực tiễn để có những đánh giá xác đáng về thực trạng báo cáo phục vụ cho
công tác quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng và từ đó
đề ra những giải pháp thiết thực giúp cho Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà
Nẵng có được tổ chức hệ thống báo cáo KTQT nhằm phục vụ cho công tác
quản trị, điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình.


8
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT VÀ BÁO CÁO KTQT
1.1.1. Bản chất của KTQT và báo cáo KTQT
Theo luật kế toán Việt Nam, KTQT được định nghĩa là việc thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Theo khoản 3, điều 4 Luật kế toán).
Báo cáo KTQT là những báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định của các
nhà quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, bản chất của báo cáo KTQT là hệ thống thông tin được soạn
thảo và trình bày theo yêu cầu quản trị, điều hành và ra quyết định của các
nhà quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy các báo cáo KTQT rất linh hoạt, đa
dạng và không phụ thuộc vào các nguyên tắc kế toán. Chúng giúp các nhà
quản lý nắm bắt được những gì đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động của
từng bộ phận hoặc của cả doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của báo cáo KTQT
Báo cáo KTQT cung cấp những thông tin kế toán cho các nhà quản lý
nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Nhà quản lý nhận được
thông tin này dưới hình thức như: báo cáo doanh thu, báo cáo chi phí, báo cáo

giá thành, các dự toán, các báo cáo hoạt động hàng tháng.
Vai trò của báo cáo KTQT cung cấp thông tin phục vụ cho các chức năng
chủ yếu: lập KH, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.
Nó cho phép các nhà quản trị có sự hiểu biết chính xác và cụ thể hơn về
những vấn đề cần giải quyết. Các nhà quản trị sử dụng thông tin KTQT vào mục
đích kiểm soát thông qua việc tác động vào việc hình thành quyết định của các
thành viên, buộc các quyết định đó phải phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.


9
a. Vai trò của báo cáo KTQT đối với chức năng lập kế hoạch
Việc lập KH trong một tổ chức liên quan đến hai vấn đề, đó là: Xác định
mục tiêu của tổ chức và xây dựng những phương thức để đạt được mục tiêu
đó. Dự toán ngân sách trong KTQT là một công cụ để kế toán viên giúp ban
quản trị trong quá trình lập KH và kiểm soát việc thực hiện KH. Vì vậy
KTQT phải trên cơ sở đã ghi chép, tính toán, phân tích chi phí, doanh thu, lợi
nhuận, kết quả từng loại hoạt động, từng sản phẩm, từng ngành hàng,… lập
các bảng dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dự toán vốn …, để cung cấp
thông tin trong việc phác họa dự kiến tương lai nhằm mục đích phát triển
doanh nghiệp.
b. Vai trò của báo cáo KTQT đối với chức năng tổ chức thực hiện
Đó là hệ thống các báo cáo về tình hình thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
c. Vai trò của báo cáo KTQT đối với chức năng kiểm soát, đánh giá
Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, đánh giá,
KTQT sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, rồi so sánh những số liệu thực hiện
so với KH hoặc dự toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực
hiện. Các báo cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để
nhà quản trị biết được KH đang thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện
các vấn đề hạn chế cần có sự điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của
tổ chức về mục tiêu xác định.

d. Vai trò của báo cáo KTQT đối với chức năng ra quyết định
Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự chọn lựa thích
hợp trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra. Các quyết định trong một
tổ chức có thể là quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức. Tất cả
các quyết định đều có nền tảng từ thông tin, và phần lớn thông tin đều do
KTQT cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Vì
vậy, KTQT phải cung cấp thông tin linh hoạt kịp thời và mang tính hệ thống,


10
trên cơ sở đó phân tích các phương án thiết lập để lựa chọn phương án tối ưu
nhất cho việc ra quyết định. Các thông tin cũng có thể diễn đạt dưới dạng mô
hình toán học, đồ thị, biểu đồ, … để nhà quản trị xử lý nhanh chóng.
1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KTQT TRONG DOANH NGHIỆP SXKD
Bộ phận KTQT được thiết lập phải đảm bảo các công việc của KTQT
như sau:

BỘ PHẬN KTQT

THU THẬP, XỬ LÝ
THÔNG TIN
KTQT

DỰ TOÁN, PHÂN
TÍCH, ĐÁNH GIÁ

NGHIÊN CỨU
DỰ ÁN

Hình 1.1: Sơ đồ công việc KTQT trong doanh nghiệp


KTQT và KTTC đều được ghi chép trên cơ sở ghi chép ban đầu của kế
toán. Tuy nhiên, giữa KTQT và KTTC có sự khác nhau về nhu cầu thông tin
và tính kịp thời của thông tin. Do đó, ở các doanh nghiệp thường không tách
bạch giữa KTQT và KTTC. Cụ thể các nhân viên KTTC thường kiêm nhiệm
luôn việc của nhân viên KTQT. Vì vậy, việc bố trí nhân sự để làm công tác
KTQT tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, nhân sự, hệ thống phần mềm... Vì
vậy, doanh nghiệp cần tổ chức một hệ thống kế toán cần thực hiện cả hai chức
năng KTQT và KTTC sao cho đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác
phục vụ cho công tác điều hành doanh nghiệp.
1.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
1.3.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử
Với cách phân loại này, chi phí được chia thành:
- Biến phí: Là những chi phí mà tổng của nó thay đổi khi hoạt động thay
đổi ví dụ như chi phí NVLTT, chi phí NCTT ( trả lương theo sản phẩm)...
trong sản xuất hoặc biến phí giá vốn hàng bán trong thương mại.


11
- Định phí: Là những chi phí mà tổng của nó không đổi khi hoạt động
thay đổi ví dụ như chi phí thuê mặt bằng nhà xưởng, cửa hàng, chi phí khấu
hao TSCĐ...
- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến
phí lẫn định phí. Ở mức độ hoạt động cơ bản chi phí hỗn hợp thường biểu
hiện đặc điểm như là định phí, nhưng khi vượt lên trên mức độ đó thì lại biểu
hiện đặc điểm của biến phí. Những chi phí được xếp vào loại này có thể là chi
phí điện thoại, chi phí bảo trì, chi phí SXC...
1.3.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Với KTQT khi phân loại chi phí theo chức năng, chi phí được phân loại
thành: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

Chi phí sản xuất gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC.
Chi phí ngoài sản xuất gồm chi phí bán hàng và chi phí QLDN.
1.3.3. Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát
Chi phí kiểm soát được là khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó có
quyền ra quyết định để chi phối nó và ngược lại chi phí không kiểm soát được là
khoản chi phí mà ở cấp quản lý đó không có quyền ra quyết định để chi phối nó.
Ví dụ chi phí giao hàng là chi phí kiểm soát được của người phụ trách bộ phận
bán hàng nhưng chi phí giao hàng là chi phí không kiểm soát được của người
phụ trách bộ phận sản xuất. Tuy nhiên, tất cả các chi phí phát sinh tại doanh
nghiệp đều là chi phí kiểm soát được đối với người điều hành cao nhất.

1.4. NỘI DUNG BÁO CÁO KTQT TRONG DOANH NGHIỆP
SXKD
1.4.1. Các báo cáo dự toán phục vụ chức năng hoạch định
Đối với nhà quản trị, báo cáo dự toán cung cấp thông tin một cách có hệ
thống toàn bộ KH của doanh nghiệp. Dự toán giúp xác định rõ các mục tiêu
làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện. Lường trước những khó khăn khi


12
chúng chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp thời đúng đắn. Dự toán đảm
bảo cho các KH của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh
nghiệp. Một khi dự toán đã được công bố thì không còn sự nghi ngờ gì về
mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt và đạt bằng cách nào.
Dự toán tiêu thụ
Dự toán tồn kho
cuối kỳ
Dự toán chi phí
lao động trực tiếp


Dự toán sản xuất
Dự toán chi phí
sản xuất nguyên
liệu trực tiếp

Dự toán chi phí bán
hàng và quản lý

Dự toán chi phí
sản xuất chung

Dự toán giá vốn hàng bán
Dự toán tiền mặt
Dự toán báo cáo
kết quả hoạt
động kinh doanh

Dự toán bảng
cân đối kế toán

Dự toán báo cáo
LCTT

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống dự toán SXKD hàng năm
a. Báo cáo dự toán tiêu thụ
Từ hình 1.2 ta thấy dự toán tiêu thụ là dự toán chủ yếu của toàn hệ
thống. Tất cả các dự toán đều phụ thuộc vào dự toán tiêu thụ, do vậy nếu dự
toán tiêu thụ được xây dựng một cách tùy tiện thì cả quá trình dự toán sẽ chỉ
là một việc làm vô ích. Dự toán tiêu thụ là căn cứ để ra quyết định về sản
lượng sản xuất trong kỳ lập dự toán sản xuất. Sau khi lập dự toán sản xuất là

căn cứ để lập các dự toán chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC.
Những dự toán này là cơ sở để lập dự toán tiền. Tóm lại, dự toán tiêu thụ là
nhân tố tác động toàn bộ các dự toán của doanh nghiệp.


13
Bảng 1.1: Báo cáo dự toán tiêu thụ
Năm: …
Quý
Chỉ tiêu
I
II
III
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
- Đơn giá
- Tổng doanh thu

IV

Cả năm

SỐ TIỀN DỰ TOÁN THU ĐƯỢC QUA CÁC QUÝ
- Năm trước chuyển sang
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Tổng cộng
b. Báo cáo dự toán sản xuất
Báo cáo dự toán sản xuất là nhằm xác định số lượng sản phẩm sản

xuất theo dự toán, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các dự toán chi phí
sản xuất. Dự toán này được lập trên cơ sở :
+ Khối lượng tiêu thụ dự kiến lấy từ dự toán tiêu thụ
+ Tồn kho cuối kỳ dự kiến : Được tính theo tỷ lệ phần trăm trên số
lượng hàng bán trong kỳ tiếp theo.
+ Tồn kho đầu kỳ : Lấy số lượng tồn kho cuối kỳ của kỳ trước đó.
Số lượng sản phẩm sản xuất dự tính = Số lượng sản phẩm tiêu thụ + Số
lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ - Số lượng tồn kho đầu kỳ
Bảng 1.2: Báo cáo dự toán sản xuất
Tháng, quý, năm…..
Chỉ tiêu
Khối lượng tiêu thụ kế hoạch (sp)
Tồn kho cuối kỳ (sp)
Tổng số yêu cầu (sp)
Khối lượng sản phẩm cần sản xuất (sp)

I

Qúy
II
III

IV

Cả năm


14
c. Báo cáo dự toán chi phí sản xuất
Ngành sản xuất nước do đặc trưng không có sản phẩm dở dang nên dự

toán chi phí NVLTT, dự toán chi phí NCTT, dự toán chi phí SXC được lập
chung thành dự toán chi phí sản xuất.
Dự toán này nhằm xác định giá thành sản phẩm sản xuất dự toán theo
sản lượng sản phẩm sản xuất dự toán.
Dự toán chi phí NVLTT, chi phí NCTT lập căn cứ vào định mức tiêu
hao nguyên vật liệu, định mức lao động để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.
Riêng dự toán chi phí SXC thì cần dự toán định phí SXC và biến phí
SXC, khấu hao dự tính trích trong kỳ tiếp theo.
Dự toán chi phí SXC = dự toán định phí SXC+ dự toán biến phí SXC
+ Dự toán biến phí SXC = dự toán biến phí đơn vị SXC * Sản lượng sản
phẩm cần sản xuất dự toán.
+ Dự toán định phí SXC = Định phí SXC thực tế kỳ trước* tỷ lệ tăng,
giảm định phí SXC dự kiến.
Bảng 1.3: Báo cáo dự toán chi phí sản xuất năm ...
TT

Khoản mục chi phí

I
1
2

Tổng chi phí phát sinh
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
- Tiền lương
- KPCĐ,BHXH, BHYT, BHTN
3 Chi phí SXC
3.1 Tiền lương
- Tiền lương

- KPCĐ,BHXH, BHYT, BHTN
3.2 Khấu hao TSCĐ
……………………………

Chi phí

Trong đó
Biến phí Định phí


15
d. Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Mục đích lập: Nhằm xác định tổng chi phí dự kiến về chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Căn cứ để lập dự toán thường được dựa vào đó là dự toán tiêu thụ, các
bảng dự thảo về chi phí do những người có trách nhiệm ở bộ phận bán hàng
và quản lý lập.
Chi phí bán

Số lượng sản

hàng và quản = phẩm tiêu thụ x
lý dự toán

dự toán

Biến phí bán hàng
và quản lý cho một
đơn vị sản phẩm


Định phí
+ bán hàng và
quản lý

Bảng 1.4: Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN năm ...
TT

Khoản mục chi phí

CỘNG

Trong đó
Biến phí Định phí

Số lượng sản phẩm tiêu thụ
1 Chi phí…
Cộng chi phí bán hàng
1 Chi phí ….
Cộng chi phí quản lý
e. Báo cáo dự toán tiền
Mục đích lập: Báo cáo dự toán này giúp các nhà quản trị tính toán để thấy
trước tình hình thừa hay thiếu vốn cho hoạt động SXKD, từ đó có KH vay mượn
để chắc chắn rằng các khoản vay sẽ có sẵn để đáp ứng nhu cầu về tiền. Căn cứ
vào đây doanh nghiệp có KH trả nợ gốc và lãi vay.
Cơ sở lập:
Phần thu lấy từ số dư tiền tồn cuối kỳ trước là số dư tiền tồn đầu kỳ, số
tiền thu từ bán hàng lấy từ dự toán tiêu thụ.
Phần chi lấy từ dự toán chi phí và các khoản chi phí khác như mua hàng,
mua TSCĐ, nộp thuế, trả lãi vay…



×