Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các Mối Quan Hệ Yêu Đương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.38 KB, 11 trang )

Các Mối Quan Hệ Yêu Đương
George D. Zgourides, Bác Sĩ.
Christie S. Zgourides, Thạc Sĩ.
Dịch viên: Nguyễn Hồng Trang
Trong chương này, chúng tôi trình bày những học thuyết và sự đa dạng của tình yêu, bóc
trần những chuyện hoang đường phổ biến về tình yêu, và khám phá nguyên nhân bắt đầu
và kết thúc cuả tình yêu. Chúng tôi cũng trình bày một số nguyên tắc cơ bản để có hiệu quả
giữa các cá nhân.
TÌNH YÊU
Một trong những vấn đề cố hữu liên quan đến việc định nghĩa tình yêu là có rất nhiều loại
tình yêu: tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu giữa những người bạn, tình yêu
lãng mạn của trai gái -- tất cả chúng có điểm chung vì đều là các quan hệ yêu thương,
nhưng yêu ở đây là theo rất nhiều cách khác nhau. Người Hy Lạp cổ sử dụng nhiều từ khác
nhau để phân biệt sự đa dạng của tình yêu agape là từ dùng để chỉ tình yêu vị tha, không
ích kỷ; eros là từ dùng để chỉ tình yêu lãng mạn và mang tính tình dục; philia là từ dùng để
chỉ tình yêu bạn bè; pragma là từ dùng để chỉ tình yêu lý trí; và storge là từ dùng để chỉ
tình yêu trìu mến. Đối với người Hy Lạp, một từ không đủ để chỉ sự đa dạng của tình yêu.
Không còn nghi ngờ gì nữa, những người nói tiếng Anh cảm thấy khó khăn để giải thích
tình yêu bằng việc sử dụng chỉ một từ để miêu tả sự phúc tạp và nhiều mẩu của tình yêu.
Nói rằng đặc trưng của tình yêu là cảm giác vui sướng mãnh liệt trong một mối quan hệ,
đặc biệt khi có sự xuất hiện của đối tượng được yêu liệu có đủ không? Đó mới chỉ là điểm
bắt đầu thôi. Tình yêu còn là hành động, khao khát, sự liên quan, niềm tin v.v. -- danh sách
này còn kéo dài dài. Tuy nhiên, dù có ở dạng nào đi nữa thì tình yêu cũng gồm một hoặc
hơn, ba nhân tố căn bản sau: sự thân mật (gần gũi), sự đam mê (hưng phấn), và sự quyết
định/ràng buộc (nghĩa vụ và sự liên tục). Tất cả sự đa dạng của tình yêu liên quan đến
những pha trộn khác nhau của các yếu tố này.
Nói đến tình yêu cần phải liệt kê ít nhất một vài chuyện hoang đường mang tính xã hội.
Trong cuốn sách Tình Dục Không Có Tội (1966)
20
của mình, Albert Ellis đã trình bày một
số quan niệm sai lầm phổ biến:


• Tình yêu là một điều bí ẩn và không ai biết nó là cái gì.
• Có tồn tại cái gọi là tình yêu "chân chính" hay "thực sự".
• Khó có thể nói được khi nào thì một người yêu.
• Tình yêu và hôn nhân luôn đi cùng với nhau.
• Một người chỉ có thể yêu duy nhất một người ở một thời điểm.
• Khi một người yêu một người, người đó sẽ không có ham muốn tình dục với bất kỳ
người nào khác mà người đó không yêu.
• Một người yêu người được yêu của mình sẽ yêu mãi mãi hay yêu suốt đời.(trang 153-
157)
Nhiều người tin rằng những điều này và những quan niệm tương tự thường gây hại cho
mối quan hệ của họ. Phụ nữ trẻ, những người tin rằng có cái gọi là tình yêu "thực sự" có
thể sẽ thất vọng với những cuộc hẹn đủ loại trong khi đợi "Chàng hoàng tử quyến rũ" đến
gõ cửa nhà mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống thật sự, chàng hoàng tử sẽ không bao giờ
xuất hiện, còn cô ấy thì dể lỡ rất nhiều cơ hội gặp gỡ và hẹn hò với nhiều chàng trai trẻ
khác, những người mặc dù có sai lầm và không hoàn hảo, nhưng có thể sẽ là người chồng
yêu thương suốt đời của cô ta. Cuộc sống tình yêu của cô phải trải qua đau khổ vì cô cứ
chọn cách giữ nguyên những kỳ vọng vô lý liên quan đến việc tình yêu lãng mạn là phải
như thế này; không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là kết quả của niềm tin hoang đường phổ
biến và những khuôn mẫu về tình yêu.
Suy Nghĩ Cá nhân
Bạn đã nhận được những thông điệp gì khi còn bé liên quan đến việc yêu thương bản
thân mình và người khác? Những thông điệp đó giúp ích hay cản trở khả năng yêu
thương của bạn? Những người nào trong cuộc sống của bạn, giúp bạn hình thành
nên thái độ về tình yêu? Đâu là những điều hoang đường về tình yêu mà bạn tin hay
bạn biết người khác tin?
CÁC HỌC THUYẾT VỀ TÌNH YÊU
Trước thập niên 70, chỉ có một vài nhà khoa học nghiên cứu về bản chất của tình yêu lãng
mạn. Thượng nghị sĩ William Proxmire (người đã được trao giải "Huân Chương Hiệp Sĩ
Vàng" vì "làm tốn" ngân quỹ liên bang cho việc ngiên cứu tình yêu lãng mạn cho hai nhà
tâm lý học Ellen Berscheid và Elaine Hatfield năm 1977), nhà tâm lý và xã hội học, hiện

tại đang theo đuổi và nghiên cứu chủ đề này. Bên cạnh mục đích hiểu hơn về một trong
những lĩnh vực quan trọng của con người, các nhà nghiên cứu còn hy vọng sẽ phát hiện ra
cách hạn chế những bất hạnh về tình cảm xuất hiện ở nhiều mối quan hệ.
Bất chấp "Giải thưởng Hiệp Sĩ Vàng" của thượng nghị sĩ Proxmire thì hai nhà nghiên cứu
Berscheid và Hatfield đã khám phá ra được điều gì về tình yêu lãng mạn?
Về căn bản, họ đã tìm ra được sự phân biệt hữu ích giữa tình yêu say đắm vàtình yêu
thương. Tình yêu say đắm gồm các cảm giác mãnh liệt, ám ảnh, và tương tư, đây là lý do
tại sao mọi người thường sử dụng những từ như "mối tình trẻ con", "yêu điên dại," và
"phải lòng" khi nói về tình yêu say đắm. Tình yêu thương là tình cảm nồng ấm, trìu mến,
thân mật, gắn bó và ràng buộc. Berscheid và Hatfield đã khám phá ra các trải nghiệm và
hưng phấn tình cảm, sinh lý của một người với người khác trước khi yêu. Có nghĩa là khi
một người gán cho hưng phấn sinh lý/tâm lý của họ cái mác tình yêu lãng mạn, thì anh ta
hay cô ta xây dựng các cảm xúc yêu thương hướng tới người kia. Những khám phá của các
nhà nghiên cứu này có thể giải thích, ít nhất là một phần, lý do tại sao các cá nhân có cùng
trải nghiệm mạnh liệt về tình cảm (dễ chịu hoặc không dễ chịu) lại rất có khả năng sẽ yêu
nhau.
Một học thuyết ban đầu về tình yêu gây được sự chú ý của cộng đồng các chuyên gia là
học thuyết bánh xe tình yêu của Ira Reiss. Theo Reiss, tình yêu tăng lên khi sự giao tiếp,
tự bộc lộ mình, và sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên, và khi nhu cầu cá nhân của cả hai người
được đáp ứng. Tình yêu giảm đi khi sự giao tiếp và phụ thuộc giảm đi, liên lạc bị phá vỡ
và các nhu cầu không được đáp ứng.
Các chuyên gia khác cho rằng con người phải học cách yêu. Khả năng yêu và xây dựng
những mối quan hệ yêu đương bị ảnh hưởng rất lớn bởi học vấn và những trải nghiệm
trong quá khứ của các cá nhân. Những người có trải nghiệm yêu thương và trìu mến khi
còn bé có xu hướng trải qua những điều tương tự như vậy trong các mối quan hệ bạn bè và
các mối quan hệ khác khi lớn lên. Thậm chí cách mà trẻ em được nuôi dưỡng và hòa nhập
với xã hội cũng quyết định cách nhìn và cách tiếp cận của trẻ với tình yêu và quan hệ yêu
đương. Sự hòa nhập xã hội không những giúp ích trong việc truyền dẫn những giá trị và
thái độ lành mạnh cho trẻ mà nó còn duy trì các khuôn mẫu lành mạnh về tình dục và tình
yêu.

Suy Nghĩ Cá nhân
Đâu là những ảnh hưởng trong cuộc sống mà những ảnh hưởng đó giúp bạn học
cách yêu thương người khác?
Gần đây, các nhà tình dục học đã rất quan tâm đến học thuyết tam giác tình yêu của
Robert Sternberg (1986)
21
. Sternberg cho rằng tình yêu bao gồm 3 yếu tố cơ bản: sự đam
mê, sự quyết định/ràng buộc, và sự thân mật. Đam mê là từ dùng để nói đến những cảm
giác mạnh liên quan đến sự hưng phấn sinh lý và tình trạng bị kích thích (đặc biệt là những
cảm giác liên quan đến tình dục) xuất hiện trong một quan hệ yêu đương. Sự quyết
định/ràng buộc là từ dùng để chỉ quyết định yêu và duy trì quan hệ đó. Sự thân mật là từ
dùng để chỉ sự gần gũi và cảm giác ấm áp trong mối quan hệ yêu đương, nó cũng bao gồm
mong muốn được tự bộc lộ và giúp đỡ người yêu. Con người thể hiện sự thân mật theo ba
cách: (1) thân mật về mặt thể chất, liên quan đến việc cho và nhận cảm xúc yêu thương,
bao gồm cả hoạt động tình dục; (2) thân mật về mặt tâm lý, liên quan đến việc chia sẽ
những suy nghĩ và cảm giác; và (3) thân mật về mặt xã hội, liên quan đến những người bạn
chung và hưởng thụ cùng loại giải trí. Những sự đa dạng của tình yêu, được miêu tả dưới
đây, bao gồm các cấp độ khác nhau của những yếu tố này. Ví dụ, tình yêu lãng mạn thường
liên quan đến sự đam mê và thân mật, nhưng không có sự ràng buộc.
Suy Nghĩ Cá nhân
Thân mật có nghĩa như thế nào với bạn? Bạn thể hiện sự thân mật trong cuộc sống
như thế nào?
CÁC DẠNG TÌNH YÊU
Ba yếu tố của tình yêu - sự đam mê, thân mật, và quyết định/ràng buộc - kết hợp với nhau
theo nhiều cách khác nhau tạo nên sự đa dạng của tình yêu. Đó là không yêu, tình bạn, si
đắm, tình-yêu-trống-rỗng (empty love), tình yêu lãng mạn, tình yêu ngu ngốc, tình-yêu-
tình-bạn, và tình yêu tuyệt vời.
Không yêu
Dạng đầu tiên của tình yêu là không yêu chút nào hết. Không yêu là không có đam mê, sự
thân mật hay ràng buộc. Rất nhiều mối quan hệ, chẳng hạn như những mối quan hệ quen

biết thông thường, mang bản chất không yêu.
Tình bạn
Dạng tình yêu đầu tiên mà hầu hết mọi người bắt gặp ngoài gia đình của họ là tình bạn hay
sự ưa thích, đặc điểm của loại tình cảm này là sự thân mật nhưng không có niềm đam mê
hay sự rằng buộc. Nói cách khác, có sự hiện diện của sự gần gũi và nồng ấm nhưng không
có cảm giác hưng phấn đam mê và tình dục. Những người bạn thường cùng đi chơi, cùng ở
với nhau, có cùng mối quan tâm và thường tương đồng về trình độ. Qua thời gian, bạn bè
có thể thân thiết với nhau hơn và tình bạn phát triển sâu đậm hơn.
Sự si đắm
Dạng tình yêu này thường chỉ gồm mỗi yếu tố đam mê. Người bị si đắm thường có các
cảm giác mạnh, mong mỏi người kia, liên tục nghĩ đến anh ta hay cô ta, "sùng bái" anh ta
hay cô ta. Sự âu yếm, vui vẻ, chán nản, lo lắng, căng thẳng, ham muốn tình dục, tất cả cũng
thể có xuất hiện ở tình yêu này. Tình yêu si đắm còn được gọi là “tình yêu trẻ con” hay
“yêu từ cái nhìn đầu tiên,” tình yêu si đắm thường là tình yêu nông cạn và nó có thể kết
thúc đột ngột như khi nó bắt đầu. Những người yêu nhau có thể chuyển từ tình yêu si đắm
sang dạng tình yêu ràng buộc hơn.
Tình-yêu-trống-rỗng (empty love)
Tình yêu ràng buộc thiếu đi sự đam mê và thân mật được gọi là tình-yêu-trống-rỗng
(empty love). Đây là dạng tình yêu có thể được thấy ở những cuộc hôn nhân đã kéo dài
hàng thập kỷ mà những cuộc hôn nhân này uể oải, trì trệ, thiếu sự vận động và phát triển.
Có lẽ những cặp vợ chồng đó đã từng say đắm và thân mật với nhau trong quá khứ, nhưng
những cảm giác đó đã chết từ lâu rồi. Tất cả những gì còn lại đối với hai vợ chồng chỉ là sự
ràng buộc phải ở với nhau. Nếu như ở những nước Phương Tây, tình-yêu-trống-rỗng
(empty love) thường là sự chấm dứt của một mối quan hệ lãng mạn, thì ở những nước
khác, chẳng hạn như những nước mà hôn nhân có sự sắp đặt, thì kiều tình yêu này lại là
điểm bắt đầu của một quan hệ dài lâu.
Tình yêu Lãng mạn
Tình yêu lãng mạn là loại tình yêu có cả sự đam mê lẫn thân mật, nhưng nó không có sự
ràng buộc. Nó cũng giống với tình yêu si đắm, trừ điểm hai người yêu nhau có sự thân mật,
gần gũi về mặt thể xác cũng như tinh thần. Một chuyện tình bắt đầu từ kỳ nghỉ hè là ví dụ

cho loại tình yêu này. Nó thật mãnh liệt và say mê, nhưng nó cũng nhanh chóng kết thúc
khi mỗi người đi một đường.
Tình yêu Ngu ngốc
Một ví dụ về Tình yêu Ngu ngốc là kiểu tình yêu như một cơn lốc, tán tỉnh theo kiểu các
sao ở Hollywood. Hai người gặp nhau. Một tuần sau đó họ đính hôn. Một tháng sau đó họ
kết hôn. Dạng tình yêu này có sự đam mê và ràng buộc nhưng không có sự thân mật. Mối
quan hệ theo kiểu tình yêu ngu ngốc hiếm khi kéo dài.
Tình-yêu-tình-bạn
Tình-yêu-tình-bạn bao gồm cả sự thân mật lẫn ràng buộc, nhưng nó thiếu sự đam mê. Một
mối quan hệ lâu dài mà sự đam mê đã hết là một ví dụ tiêu biểu cho dạng tình yêu này.
Một dạng khác của tình yêu này là tình bạn dài lâu và đặc biệt.
Tình yêu Tuyệt vời
Tình yêu bao gồm cả ba yếu tố - đam mê, sự thân mật và ràng buộc - được gọi là tình yêu
tuyệt vời, có nghĩa là tình yêu “trọn vẹn”. Dạng tình yêu này là tình yêu hết lòng, không ích
kỷ và thường gắn với những quan hệ lãng mạn. Khi mọi người nói về việc tìm kiếm tình
yêu “lý tưởng”, là họ thường nói đến tình yêu tuyệt vời. Thật không may, như Sternberg
nói, xây dựng tình yêu tuyệt vời cũng giống như với việc làm giảm cân: Bắt đầu thì dễ
nhưng duy trì lâu dài thì khó hơn rất nhiều.
SỰ BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC: TIẾN TRÌNH CỦA TÌNH YÊU LÃNG MẠN
Hầu hết những người yêu nhau sẽ nói với bạn rằng tình yêu lãng mạn thay đổi theo thời
gian. Dạng tiêu biểu của quan hệ lãng mạn bắt đầu bằng sự đam mê bỏng cháy, nguội dần
trong một thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, các yếu tố quan trọng khác của tình yêu lại
phát triển qua thời gian. Mặc dù sự đam mê lên đến đỉnh điểm sớm, suy giảm nhanh,
nhưng sự thân mật và ràng buộc lại tiếp tục phát triển dần dần qua quan hệ lâu dài.
Có rất nhiều điều xảy ra sau khi bắt đầu một mối quan hệ. Tại sao mọi người yêu nhau ở
lần gặp đầu tiên? Tại sao họ lại hết yêu? Hai vợ chồng có thể làm gì để khiến cho cuộc hôn
nhân của họ kéo dài?
Tại sao các mối quan hệ lãng mạn lại bắt đầu?
Giải thích tại sao con người yêu cũng khó như việc định nghĩa tình yêu vậy. Không chỉ các
nhà nghiên cứu thấy khó, mà hầu hết những người yêu nhau cũng không thể giải thích

được. Khi được hỏi tại sao họ yêu một ai đó, mọi người thường có cùng một số dạng trả
lời cũ rích. (Ví dụ như “Vì cô ấy xinh”, hay “Vì anh ấy hiểu biết”).

×