Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Giải pháp tài cho cải thiện sinh kế hộ gia đình nghèo trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO CẢI THIỆN
SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
Chuyên ngành

: Kinh tế phát triển

Mã số

: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, bảo đảm
khách quan, khoa học và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Người cam đoan



Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu- ........................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................. 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG
VIỆC CẢI THIỆN SINH KẾ CHO HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO .................... 8
1.1. SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH TRONG VIỆC CẢI THIỆN SINH KẾ......................................... 8
1.1.1. Khái niệm nghèo và chuẩn nghèo .................................................. 8
1.1.2. Sinh kế của hộ gia đình nghèo ....................................................... 9
1.1.3. Vai trò của tài chính đối với cải thiện sinh kế hộ gia đình nghèo ..... 18
1.2. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH GIÚP CẢI THIỆN SINH
KẾ HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO............................................................................ 22
1.2.1. Chi ngân sách nhà nước cho hỗ trợ sinh kế người nghèo ............ 22
1.2.2. Tín dụng hỗ trợ sinh kế người nghèo ........................................... 23
1.2.3. Bảo hiểm hỗ trợ sinh kế cho người nghèo ................................... 27
1.2.4. Trợ cấp xã hội cho người nghèo .................................................. 32
1.2.5. Cứu tế (cứu trợ) xã hội với sinh kế cho người nghèo .................. 34
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH HỖ
TRỢ SINH KẾ CHO HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO............................................... 34
1.3.1. Các nhân tố thuộc về Chính phủ .................................................. 34



1.3.2. Các nhân tố thuộc về xã hội ......................................................... 36
1.3.3. Các nhân tố thuộc về hộ gia đình ................................................. 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CẢI THIỆN
SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH.............................................................. 39
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI..................................................................... 39
2.1.1. Một số điều kiện ảnh hưởng đến sinh kế của người dân Đồng Hới . 39
2.1.2 Đặc điểm kinh tế -xã hội ............................................................... 42
2.1.3. Đặc điểm sinh kế hộ nghèo trên địa bàn TP Đồng Hới ............... 46
2.1.4. Đặc điểm hoạt động tài chính của hộ nghèo ở TP Đồng Hới ...... 50
2.2. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG SINH KẾ
HỘ NGHÈO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI THỜI GIAN QUA ......................... 51
2.2.1. Chi ngân sách cải thiện sinh kế cho người nghèo ........................ 51
2.2.2. Tình hình tín dụng cho sinh kế người nghèo ............................... 61
2.2.3. Tình hình Bảo hiểm hỗ trợ sinh kế cho người nghèo .................. 71
2.2.4. Thực trạng trợ cấp xã hội với sinh kế cho người nghèo .............. 72
2.2.5. Thực trạng cứu trợ xã hội với sinh kế cho người nghèo .............. 74
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH HỖ TRỢ SINH
KẾ CHO HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO Ở ĐỒNG HỚI ......................................... 76
2.3.1. Thành công, hạn chế .................................................................... 76
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế................................................................... 77
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO TRÊN ĐIA BÀN
TP ĐỒNG HỚI ............................................................................................... 79
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ........................................................ 79
3.1.1. Dự báo sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài



chính hỗ trợ sinh kế hộ gia đình nghèo trong tương lai ......................... 79
3.1.2. Chương trình xóa đói, giảm nghèo của thành phố Đồng Hới ...... 79
3.1.3. Quan điểm khi xây dựng giải pháp .............................................. 81
3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NHẰM HỖ TRỢ
SINH KẾ CHO HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO Ở ĐỒNG HỚI ............................... 82
3.2.1. Hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước ............................... 82
3.2.2. Hoàn thiện công tác tín dụng ....................................................... 84
3.2.3. Hoàn thiện công tác bảo hiểm ...................................................... 90
3.2.4. Hoàn thiện công tác trợ cấp xã hội .............................................. 92
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động cứu trợ xã hội ............................................. 93
3.2.6. Các giải pháp hác ....................................................................... 95
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 100
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

CTXH

: Cứu trợ xã hội


CTXH

: Cứu tế xã hội

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTMT

: Chương trình mục tiêu

DSTB

: Dân số trung bình

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

GĐN

: Gia đình nghèo

GĐCS

: Gia đình chính sách

KT-XH


: Kinh tế xã hội

KCB

: Khám chữa bệnh

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QTDND

: Quỹ tín dụng nhân dân

TB&XH

: Thương binh và xã hội

TD

: Tín dụng


TP

: Thành phố

UBNDTP

: Ủy ban nhân dân thành phố

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBMT

: Ủy ban mặt trận

XĐGN

: Xóa đối giảm negó

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

1.1

Các yếu tố, hoàn cảnh gây ra tình trạng dễ bị tổn thương

14

1.2

Khung mô hình sinh ế bền vững: Điểm mạnh và điểm yếu

15

2.1

Tình hình dân số và lao động qua các năm

44

2.2

Lao động và cơ cấu lao động các ngành qua các năm

45

2.3

Phân tích hộ hó thoát nghèo đến cuối năm 2011


46

2.4

Tình hình hộ nghèo và cận nghèo ở đồng hới năm 2012

47

2.5

Nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo ở TP Đồng Hới

48

2.6

Biến động hộ nghèo qua các năm của thành phố và một

49

số xã phường
2.7

Mức chi sự nghiệp y tế, giáo dục thời gian qua

51

2.8


Số nhà Đại đoàn ết, tình nghĩa, tình thương được xây

53

dựng
2.9

Chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng nông thôn Đồng Hới

54

2.10

Số hộ thoát nghèo qua từng năm thành phố Đồng Hới

55

2.11

Dư nợ cho vay của NHCSXH thành phố Đồng Hới

62

2.12

Số hộ có dư nợ vay vốn NHCSXH thành phố Đồng Hới

62

2.13


Tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn vốn

63

2.14

Tốc độ tăng trưởng Dư nợ cho vay NHCSXH

64

2.15

Số lượng lao động làm việc tại QTDND cơ sở

64


2.16

Nguồn vốn của QTDND cơ sở trên địa bàn thành phố

65

Đồng Hới trong những năm qua
2.17

Vốn điều lệ của QTDND trên địa bàn TP Đồng Hới

66


những năm qua
2.18

Vốn chủ sở hữu các QTDND trên địa bàn Đồng Hới

67

những năm qua
2.19

Dư nợ cho vay của các QTDND những năm qua

68

2.20

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tại

68

các QTDND cơ sở trong những năm qua.
2.21

Mạng lưới hoạt động QTDND trên địa bàn thành phố

69

Đồng Hới thời gian qua
2.22


Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo quyết định 268/QĐ-

72

TTg ngày 23/02/2011
2.23

Kinh phí hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo quyết định

73

167/2008/TTg
2.24

Chi trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội TP Đồng Hới

73

2.25.

Hoạt động quỹ vì người nghèo

74

2.26

Quỹ vì người nghèo

75


2.27

Chi cứu trợ xã hội

75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1

Cách tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP

11

1.2

Mô hình sinh kế bền vững của CARE

12

1.3

Khung sinh kế bền vững của DFID


13

2.1

2.2

2.3

2.4
2.5

Vốn điều lệ các QTDND trên địa bàn TP Đồng Hới
những năm qua
Vốn chủ sở hửu các QTDND TP Đồng Hới thời gian
qua
Số hộ dư nợ vay tại các QTDND cơ sở trên địa bàn
thành phố Đồng Hới đến 31/10/2013
Tình hình dư nợ hộ nghèo/ hộ có thu nhập thấp tại các
QTDND trên địa bàn Đồng Hới đến 2012
Hỗ trợ Bảo hiểm cho người nghèo

66

67

69

70
71



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, mặc dù Việt Nam vẫn là một nước thuộc ngưỡng
nghèo của thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội đã
đạt được nhiều tiến bộ đáng ể.
Quảng Bình là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 500
km về phía Nam có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế- xã hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Trong khuôn khổ tiểu vùng song Mê Kông,
Quảng Bình là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Đông -Tây (quốc lộ 12A) kết
nối Biển Đông Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo với Lào. Mối quan hệ
đối ngoại ngày càng được mở rộng trên nhiều mặt: Du lịch, thương mại, sản
phẩm Nông, Lâm, Thủy sản và khoáng sản… sẽ trở thành tỉnh có đầu mối
quan trọng thông thương ra hu vực và thế giới về giao lưu buôn bán, hợp tác
và phát triển.
Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình
hình thành, phát triển của tỉnh Quảng Bình, được định hướng xây dựng trở
thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật, là
động lực phát triển của cả tỉnh, được định hướng xây dựng theo tiêu chuẩn đô
thị hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đô thị hạt nhân, tác động
thúc đẩy tiến trình đô thị hoá trên địa bàn toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,5%, giai đoạn 2006-2010 là 13,9 %,
giai đoạn 2011-2013 là 14,17% đời sống của nhân dân ngày càng được nâng
cao; tỷ lệ hộ giàu ngày càng tăng, hộ nghèo ngày càng giảm, không có hộ đói.
Trong quá trình phát triển, Thành phố đã có nhiều chủ trương chính
sách hỗ trợ người nghèo nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát
nghèo. Tuy tỷ lệ hộ nghèo thấp, song, phần lớn hộ nghèo ở Đồng Hới sống ở



2

vùng nông nghiệp và ven biển thiếu lao động và tay nghề, thiếu khả năng
chuyển đổi sinh kế và thường xuyên đối phó với thời tiết khí hậu khắc nghiệt,
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế,… cũng làm cho một
bận phận hộ dân có nguy cơ rơi xuống ngưỡng nghèo, cận nghèo. Đồng Hới
hiện có khoảng 455 hộ nghèo và 526 hộ cận nghèo. Sự hổ trợ về tài chính
phù hợp sẽ là cần thiết cho cải thiện sinh kế và đảm bảo cho hộ tiếp cận, phát
huy các nguồn vốn sinh kế một cách bền vững.
Để cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, tài chính có vai trò vô cùng quan
trọng. Việc sử dụng các công cụ tài chính không những là cách chuyển giao
nguồn lực để hỗ trợ người nghèo một cách trực tiếp mà còn cung cấp phương
tiện để họ tự vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các
công cụ tài chính cũng còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại. Bên cạnh việc sử
dụng vốn chưa đúng mục đích, hông có hiệu quả nên một bộ phận hộ gia đình
sau khi vay vốn, sinh kế vẫn chưa được cải thiện, khả năng tái nghèo, tình trạng
nghèo nhất thời vẫn còn cao… , cơ chế hổ trợ tài chính hiện nay vẫn còn có
những bất cập đòi hỏi phải được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Do đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp tài chính cho cải thiện sinh kế hộ gia
đình nghèo trên địa bàn thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” để nghiên
cứu làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tài chính
nhằm cải thiện sinh kế cho hộ gia đình nghèo.
- Phân tích thực trạng các các hoạt động tài chính nhằm cải thiện sinh
kế cho người nghèo tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính để cải
thiện sinh kế cho hộ gia đình nghèo trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.



3

3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các hoạt động tài chính nào có thể triển khai nhằm cải thiện sinh kế
cho hộ gia đình nghèo?
- Thực trạng sinh kế của hộ gia đình nghèo và các hoạt động tài chính
để cải thiện sinh kế hộ gia đình nghèo ở thành phố Đồng Hới đã được triển
khai trong những năm qua như thế nào?
- Những giải pháp tài chính nào cần được triển khai để cải thiện sinh kế
cho hộ gia đình nghèo ở Đồng Hới trong tương lai?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến hoạt động tài chính nhằm cải thiện sinh kế cho người nghèo.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính có tác
động cải thiện sinh kế cho người nghèo.
- Phạm vi: Đề tài trên được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong
5 năm tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương
pháp sau:
Phương pháp phân tích thực chứng,
Phương pháp phân tích chuẩn tắc giúp cho đề xuất giải pháp ở chương 3
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Phương pháp hác



4

6. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Các vấn đề lý luận về hoạt động tài chính hổ trợ sinh kế cho
hộ gia đình nghèo
Chương 2: Thực trạng của hoạt động tài chính nhằm cải thiện sinh kế
cho hộ gia đình nghèo tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài chính nhằm cải thiện
sinh kế cho hộ gia đình nghèo ở Đồng Hới, Quảng Bình
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Oxfam và ActionAid (2012), “Theo dõi nghèo theo phương pháp
cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam”. Báo cáo
tổng hợp 5 năm (2007-2011). UKAid. DFID. Tài liệu đã phân tích về nghèo
theo cách tiếp cận mới thể hiện tính đa chiều của nghèo đô thị, những thách
thức của Việt Nam nói chung và đô thị nói riêng về giảm nghèo và đề xuất
tám khuyến nghị cần hành động nhằm giảm nghèo tại khu vực đô thị.
- UNDP (2011), “Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người: Báo cáo
quốc gia về phát triển con người năm 2011”. Nội dung của Báo cáo đã giới
thiệu chỉ số Nghèo đói đa chiều quốc gia, đặc biệt là chỉ số nghèo trẻ em đa
chiều và nghèo đói đô thị. Đồng thời, đưa ra một nền tảng quan trọng cho việc
đánh giá nghèo đói phi tiền tệ.
- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), “Giảm nghèo ở Việt Nam, cơ
hội và thách thức”. Tài liệu này đã làm rõ trạng thái nghèo (trạng thái tĩnh và
trạng thái động), làm rõ sự đa dạng của nhóm người nghèo, chính sự khác biệt
giữa nghèo ở trạng thái tĩnh và nghèo ở trạng thái động là điều cần phải được
chú ý khi xây dựng các chính sách giảm nghèo.
- GS.TS Đỗ Kim Chung (2013), “Giáo trình Chính sách công”. Nội
dung giáo trình có phần viết về chi tiêu công và chính sách xã hội trong đó có

viết về các công cụ chủ yếu của chính sách giảm nghèo, xu hướng đổi mới
chính sách giảm nghèo.


5

- PGS,TS Bùi Quang Bình (2012), “Giáo trình Kinh tế phát triển”, Nxb
Thông tin và Truyền thông. Có phần nội dung viết về vốn với phát triển kinh
tế, đồng thời trong phần nội dung viết về nông nghiệp với phát triển kinh tế đã
đề cập đến chính sách vốn trong phát triển nông nghiệp và chính sách vốn với
người nghèo; vị trí, vai trò to lớn của vốn với sự phát triển kinh tế, thể hiện
liên quan đến tăng trưởng kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội trong
phát triển.
- Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2012), “Quan hệ giữa sinh kế
và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam”. Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh. Bài viết này cho ta thấy quan hệ qua lại giữa tình trạng nghèo về
tiền và các đặc trưng inh tế - xã hội khác của hộ gia đình ở nông thôn Việt
Nam dựa trên cách tiếp cận sinh kế và tìm kiếm các chỉ báo kinh tế - xã hội
phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều.
- Nguyễn Thị Hằng (2009) “Một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở
nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh”. Bài viết phân tích một số
nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói ở khu vực ngoại thành; chìa khóa
giảm nghèo thành công: trợ vốn cho xóa đói giảm nghèo; có phương hướng
trợ vốn và các chính sách ưu đãi cho người nghèo; mở rộng khả năng người
nghèo tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng ở nông thôn.
- Hoàng Văn Thành và Nguyễn Văn Chiến (2013), “Một số mô hình
thành công của Ngân hàng Tài Chính vi mô quốc tế- Bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng số 7 tháng 4 năm 2013. Bài viết này đã đi sâu
nghiên cứu về 3 mô hình “Tài chính vi mô” thành công trên thế giới và cho
thấy đây là công cụ tài chính hữu hiệu để hỗ trợ cho người nghèo trong việc

cải thiện sinh kế của gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Đề tài khoa học của nhóm tác giả Trịnh Quang Tú, Nguyễn Xuân
Cương, Võ Thanh Bình và Phạm Thị Minh Tâm (2005) “Phân tích sinh ế


6

bền vững cho hộ nghèo tại các cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc, Việt
Nam”. Đã nghiên cứu đánh giá các sinh ế sản xuất của các hộ nghèo ở các
tỉnh Sơn La, Hòa Bình; đưa ra một số giải pháp về tài chính, các giải pháp về
kỹ thuật và sự liên kết tổ chức sản xuất giữa các hộ nghèo trong việc tiêu thụ
sản phẩm để các hộ nghèo thể có những sinh kế thoát nghèo bền vững.
- Đề tài khoa học của Đặng Ngọc Quang (2005) “Xây dựng nguồn vốn
xã hội – phương thức tạo quyền cho người nghèo trong phát triển địa phương”
đã giúp hệ thống hóa về mặt phương pháp luận về mối quan hệ giữa sinh kế
của các hộ dân nghèo trong việc tham gia vào việc xây dựng nguồn vốn xã hội.
- Phạm Quang Tín, (2009), “Nghiên cứu thu nhập và việc làm của các hộ
dân tái định cư quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng”. Đề tài cho thấy những đặc
điểm cơ bản của mô hình sinh kế tại các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp bị
thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa. Đồng thời đề tài cũng đề xuất được một
số nhóm giải pháp về giải quyết việc làm, tạo điều kiện thuận lợi về tài chính,
các chính sách hỗ trợ tháo gỡ những hó hăn cho các hộ dân tái định cư.
- Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng (2013), “Tài chính vi mô tại
một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại
Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập UEF số 9 (19). Bài viết làm rõ một
số lý luận về tài chính vi mô, đánh giá thực trạng tài chính vi mô tại Việt
Nam. Trên cơ sở một số mô hình tài chính vi mô ở một số nước, tác giả đề
xuất 3 sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô được xem là phù hợp, có thể phát
triển tại thị trường tài chính vi mô ở Việt Nam
- TS Võ Thị Phương Lan (2011), “Sử dụng công cụ tài chính công

nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc”. Bài viết làm rõ vai
trò của tài chính đối với giảm nghèo, đề xuất các giải pháp sử dụng công cụ
tài chính công để giảm nghèo có hiệu quả.
- Nguyễn Thị Hoa (2009), “Hoàn thiện các chính sách giảm nghèo chủ


7

yếu của Việt Nam đến năm 2015”. Bài viết đã đề cập đến một số chính sách
liên quan trực tiếp đến giảm nghèo trên phạm vi cả nước và chỉ ra những điểm
hạn chế chung như: chính sách đã được triển hai nhưng chưa đến được đúng
đối tượng; nhiều người nghèo chưa biết đến chính sách; việc tổ chức cũng
như phối hợp thực hiện còn nhiều điểm bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả thực hiện chính sách.
- Văn Lạc (2012), “Ngân hàng chính sách xã hội Quảng Bình -10 năm
với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo”. Tạp chí Ngân hàng số 24. Bài viết đã chỉ
ra những vướng mắc trong cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và
vệ sinh môi trường, cơ chế gia hạn nợ và lãi suất..
- Mai Lâm, (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh
sinh viên tại Vĩnh Long - Những vấn đề nhìn từ thực tiễn”. Tạp chí Ngân
hàng số 24. Bài viết phân tích những thuận lợi , hó hăn trong quá trình thực
hiện cho vay học sinh, sinh viên, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
cho học sinh, sinh viên.


8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG

VIỆC CẢI THIỆN SINH KẾ CHO HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO
1.1. SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT
ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG VIỆC CẢI THIỆN SINH KẾ
1.1.1. Khái niệm nghèo và chuẩn nghèo
- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư hông được hưởng và thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội
thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán
của địa phương. Nghèo được nhận diện trên 02 khía cạnh: nghèo tuyệt đối và
nghèo tương đối, tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả chỉ quan tâm đến
nghèo tuyệt đối.
Theo Robert Macnamara: “Những người nghèo tuyệt đối là những
người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng
bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ
may mắn của giới trí thức chúng ta”.
Ngân hàng Thế giới đưa ra chuẩn tổng quát cho nghèo tuyệt đối đó là
những người có mức thu nhập dưới 1 USD/ ngày theo sức mua tương đương của
địa phương so với sức mua chung của thế giới.
- Ở Việt Nam, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính
phủ ngày 30 tháng 01 năm 2011 về “Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo” quy định:
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ


9

401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
+ Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ

501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng..
1.1.2. Sinh kế của hộ gia đình nghèo
a. Sinh kế và các khái niệm liên quan
Sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có
được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để
kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Các
nguồn lực mà con người có được bao gồm:
Vốn con người: Bao gồm sức mạnh thể lực, năng lực trí tuệ biểu hiện ở
kỹ năng, iến thức làm kinh tế, khả năng quản lý gia đình của người dân. Có
thể người dân cố gắng làm việc siêng năng nhưng do sức khỏe hông đảm
bảo, năng lực hạn chế nên không có khả năng tạo ra thu nhập để đảm bảo
cuộc sống do năng suất lao động thấp. Đối với người nghèo, do đời sống khó
hăn, cô lập với bên ngoài nên trình độ học vấn thường rất hạn chế.
Vốn xã hội: Thể hiện thông qua các mối quan hệ xã hội có ý nghĩa
trong việc đảm bảo phần nào những điều kiện cần thiết cho cuộc sống của hộ
gia đình. Tình làng, nghĩa xóm được thể hiện thông qua việc thúc đẩy sự hợp
tác trong sản xuất. Việc phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức xã hội
truyền thống cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội hiện đại ngày nay là điều
kiện quan trọng để gia tăng nguồn vốn xã hội, phục vụ cho sinh kế của người
dân. Cụ thể:
• Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng
• Cơ chế hợp tác trong sản xuất, mua bán sản phẩm, các nhóm tiết
kiệm, tín dụng
• Các qui định, hành vi ứng xử của làng bản, khu phố…
• Mức độ gắn kết trong tín ngưỡng của làng bản, khu phố, cộng đồng


10

• Cơ hội tham gia ý kiến với các cơ quan, tổ chức ở địa phương của các

thành viên trong cộng đồng
• Cơ chế hoà giải mâu thuẫn trong địa phương
Vốn tự nhiên: Khả năng cung ứng quỹ đất sản xuất, sông biển ao hồ có
thể sử dụng để sản xuất của hộ gia đình cũng như cộng đồng cùng với điều
kiện thuận lợi hay hó hăn của việc khai thác các nguồn lực ấy là nguồn vốn
tự nhiên. Cụ thể:
• Các nguồn lực đất đai của hộ gia đình
• Nguồn lực rừng, biển, cảnh vật thiên nhiên
• Các nguồn giống cây, con từ tự nhiên
• Bãi chăn thả gia súc và nguồn thức ăn cho gia súc
• Hệ thống mặt nước tiềm năng dùng cho nước sinh hoạt, thuỷ lợi, nuôi
trồng thủy bản, đánh bắt cá tôm cũng như các lợi ích khác.
Vốn tài chính: Vốn tài chính được thể hiện bằng khả năng tạo ra dòng
tiền cho hộ gia đình. Nguồn tiền đó thường có được do tiết kiệm, đi làm thuê,
bán sản phẩm hoặc từ các hỗ trợ của chính phủ, của các tổ chức xã hội khác.
Ngoài ra, việc tiếp cận được các nguồn vốn vay của các hộ nghèo là điều kiện
rất quan trọng để đảm bảo nguồn vốn tài chính cho họ.
Vốn vật chất: Thể hiện ở các tài sản vật chất đảm bảo cho cuộc sống,
sinh hoạt cũng như làm ăn của người dân như hệ thống đường sá, điện nước,
chợ búa, trường học, thông tin liên lạc cùng các tài sản sinh hoạt như tivi, xe
máy và các vật dụng cần thiết hác trong gia đình như giường, tủ, bàn... được
xem là nguồn vốn vật chất. Tuy nhiên, đối với các hộ nghèo, những vật dụng
này vẫn đang là đồ xa xỉ.
Sinh kế gắn chặt với việc kiếm sống của mỗi gia đình, nó quyết định
giàu, nghèo của các gia đình đó.


11

- Sinh kế bền vững: Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có

thể đối phó và khôi phục được trước tác động của những áp lực và những cú
sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực và tài sản của nó trong hiện tại
và tương lai, trong hi hông làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo UNDP, sinh kế bền vững là một hung chương trình nhằm đưa ra
tập hợp các hoạt động được lồng gh p với nhau để cải thiện sự bền vững của
sinh kế cho nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương trong xã hội thông qua
việc tăng cường khả năng ứng phó, phục hồi và chiến lược thích ứng của họ
(xem Hình 1.1).
CON NGƢỜI

Các khả năng
sinh kế

Sinh kế
Các khả năng
sinh kế

Các khả năng
sinh kế

CÁC TÀI SẢN HỮU HÌNH

CÁC TÀI SẢN VÔ HÌNH

Hình 1.1. Cách tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP
guồn

hư ng trình h t tri n của iên hiệp quốc

CARE đã ế thừa hái niệm cổ điển về sinh kế của Chambers và

Conway (1992), bao gồm 03 đặc trưng cơ bản: khả năng của con người (như
giáo dục, kỹ năng, sức khỏe, định hướng tâm lý), khả năng tiếp cận đến các
tài sản hữu hình và vô hình, và sự tồn tại của các hoạt động kinh tế. Sự tác
động qua lại giữa 03 đặc trưng này sẽ xác định chiến lược sinh kế mà hộ gia
đình sẽ theo đuổi. CARE cũng đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc tăng cường


12

năng lực của người nghèo nhằm thúc đẩy họ có thể thực hiện các sáng kiến và
đảm bảo sinh kế của riêng mình; việc trao quyền như là một hía cạnh cơ bản
của sinh kế bền vững (xem Hình 1.2).

Nguồn lực
tự nhiên
Cơ sở hạ
tầng

Tài sản Con
người (Khả
năng sinh
kế)

Các hoạt động
sx và thu nhập

Hộ gia

Nguồn vốn
kinh tế (Dự

trữ và nguồn
lực)

Đảm bảo:
- Lương thực
- Dinh dưỡng
- Sức khỏe
- Nước
- Nhà ở
- Giáo dục
Sự tham gia
của
cộng
đồng

Các hoạt động
tiêu dùng

đình

Môi trường
Kinh
tế,
văn hóa và
chính trị

Sự an toàn
của cá nhân
Các hoạt động
chế biến và trao

đổi

C
ú sốc &
căng thẳng

BỐI CẢNH

Tài sản Xã
hội (Nhu cầu
và Tiếp cận)

CHIẾN LƢỢC SINH KẾ

ĐẦU RA SINH KẾ

Hình 1.2. Mô hình sinh kế bền vững của CARE
Nguồn: CARE
Theo DFID (1997), Sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (kể cả nguồn lực
vật chất và nguồn lực xã hội), và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống. Một
sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và tự hồi phục trước
những cú sốc hay khủng hoảng và có khả năng duy trì hay tăng cường khả
năng inh tế và tài sản trong hiện tại cũng như tương lai mà hông làm suy
giảm các nguồn lực tự nhiên.
Yếu tố trọng tâm trong cách tiếp cận sinh kế bền vững của DFID là khung
sinh kế bền vững - một cấu trúc phân tích tạo thuận lợi cho sự hiểu biết sâu rộng
và có hệ thống đối với các nhân tố hác nhau mà hạn chế hoặc thúc đẩy các cơ
hội sinh kế và chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân tố này (xem Hình 1.3).



13

Đầu ra sinh kế

Tài sản
sinh kế

- Tăng thu nhập
- Cải thiện phúc lợi

Nhân lực

Ch nh sách và thể
chế

hội

Tài nguyên

- Giảm tình trạng dễ bị
tổn thương
- Cải thiện an ninh
lương thực-thực phẩm

cấu
- Nhà nước
- Tư nhân

- Sử dụng tài nguyên
bền vững


u trình
Vật chất
Bối cảnh g
thƣơng

Tài ch nh

- Luật pháp

Chính sách

tổn

- Các cú sốc

- Văn

-Tính thời vụ

hóa

Chiến ƣợc
sinh kế

- Xu
- Thể
hướng chính Hình 1.3. Khung sinh kế bền vững của DFID
chế


guồn Bộ Phát tri n Quốc tế Vư ng quốc Anh (DFID)

- Khả năng dễ bị tổn thư ng Khung hoàn cảnh gây ra tình trạng dễ bị
tổn thương là sự thay đổi của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sinh kế và
các tài sản sẵn có của người nghèo, bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột
hoặc tính mùa vụ mà người nghèo có thể hạn chế được hoặc không thể nào
kiểm soát được (xem Bảng 1.1).
- Tài sản sinh kế ao gồm Vốn nhân lực (sức hỏe, dinh dưỡng, iến
thức và ỹ năng, hả năng làm việc và hả năng thích ứng); Vốn xã hội (hệ
thống mạng lưới và quan hệ xã hội, sự tin cậy, hỗ trợ và thấu hiểu lẫn nhau,
các nhóm chính thức và phi chính thức, các giá trị và hành vi được chia sẻ,
các phong tục và qui tắc chung, cơ chế tham gia vào quá trình quyết định);
Vốn tài nguyên (đất đai, nguồn nước và thủy sản, rừng và lâm sản, sự đa dạng
sinh học); Vốn vật chất (cơ sở hạ tầng, công cụ, dụng cụ, công nghệ sản xuất);
Vốn tài chính (tiết iệm, tín dụng, tiền lương, tiền chuyển).


14

Bảng 1.1: Các yếu tố, hoàn cảnh g
Xu hướng

ra tình trạng ễ bị tổn thƣơng

Cú sốc

Thời vụ

Dân số


Tình trạng sức hỏe

Giá cả

Tài nguyên

Môi trường tự nhiên

Sản xuất

Kinh tế

Kinh tế

Chăm sóc y tế

Kỹ thuật

Xung đột

Cơ hội việc làm

Chính trị

- Chiến lược sinh kế: Các kế hoạch hoạt động, sản xuất - kinh doanh
dài hạn của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều
hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh
kế của mình.
- Kết quả sinh kế: Là những thay đổi có lợi cho sinh kế của người dân,
cộng đồng, nhờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn,

cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử
dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sự giống và khác nhau trong các cách tiếp cận cấu trúc sinh kế bền
vững của hộ nghèo
UNDP, DFID, CARE đều sử dụng cách tiếp cận sinh kế bền vững như
là một chiến lược nhằm giảm nghèo. Các tổ chức này cũng đã sử dụng những
khái niệm há tương đồng về các đặc tính cơ bản của sinh kế bền vững. Tuy
nhiên, UNDP và CARE đề xuất tiếp cận sinh ế bền vững nhằm tạo ra sự
thuận tiện khi xây dựng các dự án và chương trình cụ thể.
Trong hi đó, DFID sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững
như một khuôn khổ cơ bản để phân tích hơn là một thủ tục trong chương
trình. Hơn nữa, CARE hướng đến việc bảo đảm sinh ế của hộ gia đình chủ
yếu ở cấp độ cộng đồng; còn UNDP và DFID, ngoài việc thực hiện ở cấp độ
cộng đồng, còn nhấn mạnh đến việc giải quyết môi trường chính sách, trao


15

quyền cho người dân, cải cách kinh tế vĩ mô và pháp luật, xem đó là nhân tố
quan trọng đối với giảm nghèo hiệu quả.
Điểm cốt lõi của quan điểm này là các hộ gia đình hác nhau có cách
tiếp cận nguồn lực sinh ế hông giống nhau. Phương pháp tiếp cận sinh kế
bền vững cho thấy cái nhìn tổng thể về các nguồn lực (bao gồm: con người, tự
nhiên, vật chất, vốn xã hội và tài chính) cùng với cách thức kết hợp các nguồn
lực đó với nhau là quan trọng đối với người nghèo.
Cách tiếp cận này cho phép lý giải những nguyên nhân chủ yếu gây ra
nghèo bằng cách tập trung cùng lúc vào nhiều nhân tố khác nhau, ở các mức
độ khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp trong việc gây ra hó hăn
cho người nghèo trong việc tiếp cận các nguồn lực hay tài sản, vì vậy ảnh
hưởng đến sinh kế của họ.

Bảng 1.2: Khung m hình sinh kế ền vững: Điểm mạnh và điểm ếu
Điểm mạnh

Điểm yếu

Nắm bắt được sự thay đổi trong việc phối Đánh giá thấp vai trò của các yếu tố tạo
hợp các iểu mô hình sinh ế theo từng bối của bối cảnh gây tổn thương chẳng hạn
cảnh mang tính lịch sử và tính linh hoạt

như: xu thế và xung đột inh tế vĩ mô

Theo đuổi tình trạng căng thẳng một cách Dựa trên giả định các nguồn tài sản có thể
tích cực giữa các cấp độ hác nhau trong được mở rộng một cách chung chung
phân tích và nhấn mạnh vào tầm quan
trọng của mối liên ết vĩ mô và vi mô
Ghi nhận việc cần phải vượt qua hía cạnh Chưa quan tâm đúng mức đến sự bất bình
h p của từng hu vực và nhấn mạnh vào đẳng về quyền lực
việc tìm iếm mối liên ết giữa các hu vực
Ủng hộ việc tìm iếm những mối quan hệ Đánh giá thấp vai trò của các yếu tố tăng
giữa các hoạt động hác nhau để tạo lập cường sinh ế của một nhóm người có thể
sinh ế và chú ý đến các quan hệ xã hội.

làm suy giảm sinh ế của nhóm người
hác

guồn

errat



16

Cuối cùng, tiếp cận này cũng cho thấy một khuôn khổ có tính thực tế hơn
để đánh giá những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với điều kiện sống của
con người như thước đo năng suất hoặc tiêu chuẩn thu nhập (Krantz, 2001).
Tuy nhiên, chưa có một phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững nào
thực sự giải quyết được vấn đề là làm sao có thể xác định được các đặc tính
của người nghèo để hỗ trợ. Hơn nữa, cách thức mà các nguồn lực và các cơ
hội sinh kế hác được phân bổ ở địa phương thường bị ảnh hưởng bởi những
cơ cấu chính thức và phi chính thức, quan hệ quyền lực của cộng đồng.
Krantz (2001) cho rằng cả UNDP và CARE đều đã hông đề cập đến các vấn
đề này, nhưng DFID có đề cập đến các quan hệ quyền lực như là một khía
cạnh của “quá trình chuyển đổi” mà có mối quan hệ gắn bó với yếu tố văn hóa
và thể chế; hay bình đẳng giới cũng là một khía cạnh trong các quan hệ xã hội
có tác động đến sinh ế. Serrat (2008) đã hái quát hóa phương pháp tiếp cận
sinh kế bền vững như là một cách thức tổ chức những vấn đề phức tạp xung
quanh đói nghèo, và quan trọng hơn là phải phù hợp với điều iện và những
ưu tiên của địa phương. Vì vậy, các hung mô hình sinh ế bền vững đều có
mặt mạnh và hạn chế (xem Bảng 1.2).
- Cải thiện sinh kế: Cải thiện sinh kế là việc cải thiện những tài sản (tự
nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội) và những
hoạt động; và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được
thông qua các thể chế và quan hệ xã hội) để có thể đạt được sinh kế bền vững.
Nội hàm của sinh ế bền vững, đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng
nhất cần hướng đến của sinh ế bền vững là giải quyết các yêu cầu sau đây:
• Sinh ế của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng phải có hả năng tạo ra
thu nhập, của cải đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng tốt hơn cho con người
trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
• Sinh ế của cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng phải có hả năng



×