Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

300 câu trắc nghiêm vi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.39 KB, 42 trang )

Clb điều dưỡng ykv
By Gs. Subaru
300 câu hỏi Trắc nghiệm Vi Sinh Y Học
1. Một trong những đặc điểm sau không thuộc về cầu khuẩn:
A. Những vi khuẩn hình cầu
B. Những vi khuẩn hình cầu hoặc tương đối giống hình cầu
C. Có đường kính trung bình khoảng 1m
D. Sinh nha bào
2. Mỗi loại vi khuẩn có một hình thể, kích thước nhất định, đó là nhờ yếu tố sau của vi khuẩn
quyết định:
A. Vỏ
B. Vách
C. Nhân
D. Nha bào
3 . Khái niệm về trực khuẩn:
A. Bacteria: Là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào
B. Clostridia: là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào
C. Bacilli: là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào
D. Bacilli: là những trực khuẩn kỵ khí sinh nha bào
4. Khái niệm xoắn khuẩn
A. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động được nhờ có lông
B. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động
C. Di động hoặc không, nếu di động thì có lông quanh thân
D. Không di động
5. Đặc điểm cấu tạo tế bào của vi khuẩn:
A. Có nhân điển hình
B. Không có nhân
C. Không có màng nhân
D. Có bộ máy phân bào
6. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nhân của vi khuẩn:
A. Có chức năng di truyền


B. Không chứa ribosom
C. Là một sợi DNA dạng vòng kép, khép kín
D. Là một sợi RNA dạng vòng, kép, khép kín
7. Nhiễm sắc thể của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Là một đại phân tử AND dạng vòng, mạch kép.
1


B. Là một đại phân tử AND dạng vòng, mạch đơn.
C. Là hai đại phân tử AND dạng vòng, mạch kép.
D. Là hai đại phân tử AND dạng vòng, mạch đơn.
8. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn :
A. Protein và polipeptid chiếm khoảng 50% trọng lượng khô
B. Protein và polipeptid chiếm khoảng 80% trọng lượng khô
C. Không có enzym nội bào
D. Chứa nội độc tố
9. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn:
A. Là lớp màng mỏng bao bên ngoài nhân
B. Có các enzym ngoại bào
C. Chứa đựng tới 50% là nước
D. Ribosom có nhiều trong chất nguyên sinh
10. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn:
A. Có không bào chứa các nội độc tố
B. Có không bào chứa các thành phần muối khoáng
C. Có các thành phần acid amin
D. Có các lạp thể
11. Đặc điểm màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn:
A. Bao quanh vách tế bào
B. Bao quanh nhân tế bào
C. Là một lớp dày, không có tính đàn hồi

D. Cấu tạo hóa học chủ yếu là phospholipid
12. Đặc điểm màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn:
A. Có tính thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển điện tử...
B. Là nơi tổng hợp nhân của vi khuẩn
C. Là nơi tổng hợp các Ribosom cho tế bào
D. Là nơi bám của các lông của vi khuẩn
13. Một trong những tính chất sau không phải là đặc điểm của màng nguyên sinh chất của
tế bào vi khuẩn:
A. Màng nguyên sinh chất nằm trong vách tế bào
B. Chứa các enzym hô hấp
C. Là hàng rào thực sự giữa bên trong và bên ngoài tế bào
D. Cho mọi phức chất dinh dưỡng thấm qua tự do
14. Đặc điểm vách tế bào vi khuẩn:
A. Quyết định nên hình thể của vi khuẩn
B. Quyết định tính chất gây bệnh của vi khuẩn
C. Được cấu tạo bởi phức hợp lipopolysaccharit (LPS)

2


D. Bao bên ngoài vỏ của vi khuẩn
15. Chức năng của vách vi khuẩn:
A. Thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển các chất hòa tan
B. Là nơi tập trung của các men chuyển hóa và hô hấp
C. Tham gia vào qua trình phân bào
D. Có tính co dãn, đàn hồi để biến đổi hình thể được
16. Đặc điểm vách của vi khuẩn Gram dương:
A. Gồm nhiều lớp petidoglycan, có tính vững chắc
B. Gồm một lớp petidoglycan, tính vững chắc thấp
C. Peptidoglycan bản chất hóa học là lipid và acid amin

D. Thành phần acid teichoic ít có ở nhóm vi khuẩn này
17. Đặc điểm vách của vi khuẩn Gram âm:
A. Gồm nhiều lớp petidoglycan nên có tính vững chắc
B. Bên ngoài vách còn có lớp lipopolysaccharit
C. Tính đặc hiệu kháng nguyên thấp
D. Cấu tạo bởi phức hợp lipopolysaccharit
18. Một trong các tính chất sau không phải là đặc điểm của Lipopolysaccharit:
A. Hiện diện ở tất cả các vi khuẩn Gram âm
B. Có thể gây sốt
C. Được vi khuẩn phóng thích ra khi đang phát triển
D. Là kháng nguyên O
19. Lipopolysaccharit là một phức hợp giữa lipid và polysaccharit với đặc điểm sau:
A. Hiện diện ở vách tế bào vi khuẩn Gram âm
B. Kết hợp với ngoại độc tố gây nên sốt
C. Liên quan đến ngoại độc tố của vi khuẩn
D. Dễ dàng được xử lý để chế tạo vac-xin.
20. Một trong những tính chất sau không thuộc đặc tính của vách vi khuẩn:
A. Quyết định tính kháng nguyên thân
B. Có tính thẩm thấu chọn lọc
C. Là nơi tác động của một số kháng sinh
D. Là nơi mang các điểm tiếp nhận đặc hiệu cho thực khuẩn thể
21. Đặc điểm của vỏ vi khuẩn
A. Là một phức hợp petidoglycan
B. Luôn luôn có cấu tạo là polypeptid
C. Chủ yếu giúp vi khuẩn bám dính
D. Bảo vệ vi khuẩn khỏi sự thực bào
22. Đặc điểm cấu tạo vỏ của vi khuẩn:

3



A. Là một lớp vỏ cứng bao ngoài vách, có vai trò bảo vệ vi khuẩn
B. Là một lớp nhầy, lỏng lẻo, không rõ rệt bao qunh vi khuẩn
C. Mọi loại vi khuẩn đều có vỏ khi gặp điều kiện không thuận lợi
D. Chỉ những trực khuẩn Gram âm mới có vỏ
23. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của lông của vi khuẩn:
A. Là những sợi protein dài và xoắn
B. Xuất phát từ màng tế bào xuyên qua vách tế bào
C. Giúp vi khuẩn tồn tại được trong những điều kiện không thuận lợi
D. Giúp vi khuẩn truyền giới tính từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác
24. Cơ quan di động của vi khuẩn là:
A. Pili
B. Lông
C. Vách
D. Vỏ
25. Đặc điểm lông của vi khuẩn:
A. Không cần cho sự di chuyển của vi khuẩn.
B. Có tác dụng giúp vi khuẩn chống lại các vi khuẩn khác loài.
C. Được gắn vào bề mặt vách tế bào vi khuẩn.
D. Cấu tạo bởi những sợi protein xoắn.
26. Thành phần liên quan đến kháng nguyên H của vi khuẩn là:
A. Vách tế bào.
B. Vỏ tế bào.
C. Pili.
D. Lông.
27. Những sợi protein mảnh, ngắn, có gốc từ nguyên sinh chất và nhô ra phủ bề mặt tế bào
của
nhiều vi khuẩn Gram âm giúp chúng bám dính được gọi là:
A. Pili giới tính.
B. Pili thường.

C. Lông.
D. Chân đuôi.
28. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của pili của vi khuẩn:
A. Cấu tạo hóa học là protein.
B. Nếu mất pili vi khuẩn sẽ không tồn tại được.
C. Nếu mất pili vi khuẩn sẽ không truyền được các yếu tố di truyền từ vi khuẩn này sang
vi khuẩn khác được.
D. Một vi khuẩn đực có thể có một hoặc nhiều pili giới tính.
29. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của nha bào của vi khuẩn:

4


A. Mọi loài vi khuẩn trong điều kiện sống không thuận lợi đều có khả năng sinh nha bào.
B. Màng nha bào bao bên ngoài thể nguyên sinh.
C. Màng nha bào bao bên ngoài nhân AND.
D. Nha bào có hai lớp vách trong và ngoài.
30. Quá trình tạo nha bào ở vi khuẩn có ý nghĩa:
A. Đó là phương thúc sinh sản
B. Đó là sự thoái hóa của các tiểu cơ quan
C. Đó là phương thức sinh tồn
D. Đó là sự phát triển của vách tế bào
31. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nha bào:
A. Chúng hoạt động biến dưỡng rất mạnh
B. Chúng chứa rất ít nước
C. Chúng đề kháng cao hơn dạng sinh dưỡng rất nhiều
D. Một số trực khuẩn Gram dương có khả năng tạo nha bào.
32. Tính chất nào sau đây không đúng với nha bào:
A. Một số vi khuẩn Gram dương có khả năng tạo nha bào.
B. Nha bào là phương thức tồn tại và sinh sản.

C. Đề kháng cao với tác nhân lý hóa.
D. Gồm có áo ngoài, lớp vỏ, vách và lõi AND.
33. Kháng sinh không diệt được nha bào vi khuẩn bởi vì:
A. Vi khuẩn đang trong tình trạng không trao đổi chất.
B. Lõi nha bào quá cô đặc.
C. Nha bào không có enzym chuyển hóa và enzym hô hấp.
D. Nha bào không có màng nguyên sinh chất nên thuốc kháng sinh không thẩm thấu vào
được bên trong nha bào.
34. Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn tự dưỡng.
B. Vi khuẩn chuyển hóa được là nhờ các enzym nội và ngoại bào.
C. Vi khuẩn chuyển hóa được nhờ có các enzym ngoại bào.
D. Chỉ những vi khuẩn ký sinh trong tế bào mới gây được bệnh.
35. Vi khuẩn chỉ dùng oxy phân tử làm chất nhận điện tử cuối cùng được gọi là:
A. Kỵ khí tuyệt đối.
B. Hiếu khí tuyệt đối.
C. Tự dưỡng.
D. Dị dưỡng.
36. Dạng hô hấp của vi khuẩn tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất là:
A. Hô hấp kỵ khí tuyệt đối.
B. Hô hấp hiếu khí tuyệt đối.

5


C. Hô hấp kỵ khí tuyệt đối và hiếu khí tuyệt đối.
D. Hô hấp hiếu khí tùy ngộ và kỵ khí tuyệt đối.
37. Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Quá trình chuyển hóa tạo ra một số chất như nội độc tố, vitamin...
B. Một số vi khuẩn không có enzym chuyển hóa vẫn phát triển được.

C. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng.
D. Ezym ngoại bào có vai trò thực hiện quá trình chuyển hóa phức tạp.
38. Chuyển hóa năng lượng của vi khuẩn có các dạng:
A. Hô hấp kỵ khí: gặp ở vi khuẩn có cytocrom oxidase.
B. Hô hấp hiếu - kỵ khí tùy ngộ: chất nhận điện tử cuối cùng là ion.
C. Hô hấp hiếu khí: chất nhận điện tử cuối cùng là một chất hữu cơ.
D. Lên men: chất nhận điện tử cuối cùng là một chất vô cơ.
39. Đặc điểm các loại môi trường nhân tạo để nuôi cấy vi khuẩn:
A. Môi trường cơ bản: phải đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho đa số vi khuẩn.
B. Môi trường cơ bản: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng nhanh.
C. Môi trường chuyên biệt: là môi trường cơ bản có thêm hồng cầu.
D. Môi trường chuyên biệt: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng chậm.
40. Thuốc kháng sinh là những chất ngăn chặn vi khuẩn nhân lên hay tiêu diệt
vi khuẩn bằng cơ chế:
A. Tác động vào sự cân bằng lý học của tế bào vi khuẩn.
B. Tác động vào các giai đoạn chuyển hóa của đời sống vi khuẩn.
C. Ức chế sinh tổng hợp protein.
D. Tác động vào giai đoạn phân chia của tế bào vi khuẩn.
41. Kháng sinh có đặc điểm:
A. Có nguồn gốc cơ bản từ các chất hóa học.
B. Có nguồn gốc cơ bản từ thực vật.
C. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm hay một loại vi khuẩn nhất định.
D. Kháng sinh có hoạt phổ rộng là kháng sinh tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
gây bệnh khác nhau.
42. Chất tẩy uế và chất sát khuẩn giống nhau ở điểm:
A. Có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, ly trích từ động vật, thực vật hoặc
vi sinh vật.
B. Có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da.
C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật.
D. Gây độc hại cho cơ thể.

43. Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh với vi khuẩn:
A. Kháng sinh gây rối loạn chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách.
B. Kháng sinh ức chế tổng hợp ribosom 70S.

6


C. Kháng sinh ức chế tổng hợp tiểu phần 30S.
D. Kháng sinh gây rối loạn chức năng màng nguyên tương.
44. Kháng sinh làm hư hại màng nguyên tương vi khuẩn theo cơ chế:
A. Kháng sinh làm thay đổi tính thấm chọn lọc của vách vi khuẩn.
B. Kháng sinh làm tăng tính thấm chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn.
C. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương.
D. Kháng sinh làm thay đổi tính thấm của màng nhân.
45. Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn theo một trong các cơ chế sau:
A. Phá hủy tiểu phần 30S của ribosom.
B. Phá hủy tiểu phần 50S của ribosom.
C. Cản trở sự liên kết của các acid amin ở tiểu phần 50S.
D. Tác động vào enzym catalase ở tiểu phần 50S.
46. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh vào tiểu phần 30S của vi khuẩn là:
A. Kháng sinh phá hủy ARN thông tin.
B. Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom.
C. Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom vi khuẩn gây nên đọc sai mã của ARN thông tin.
D. Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển.
47. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh trong sinh tổng hợp acid nucleic của
vi khuẩn:
A. Ức chế enzym gyrase nên ngăn cản sự sao chép của ADN
B. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ARN.
C. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ADN.
D. Ngăn cản sinh tổng hợp AND-polymerase phụ thuộc ARN.

48. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh ức chế tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn:
A. Ức chế ARN polymerase phụ thuộc ARN nên ngăn cản sự hình thành ARN thông tin.
B. Ngăn cản sinh tổng hợp ARN-polymerase phụ thuộc AND.
C. Gắn vào sợi ARN khuôn, ngăn không cho hai sợi tách ra.
D. Làm cho ARN tan thành từng mảnh.
49. Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào vi khuẩn theo
cơ chế:
A. Phá hủy enzym làm rối loạn quá trình chuyển hóa tạo ra các chất cần thiết cho
vi khuẩn.
B. Phá hủy màng bào tương nên vi khuẩn không hấp thu được acid folic.
C. Phá hủy vách nên vi khuẩn không hấp thu được các chất cần thiết.
D. Ngăn cản quá trình chuyển hóa tạo ra một số chất cần thiết cho vi khuẩn phát triển.
50. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn do:
A. Kháng sinh ức chế tổng hợp màng bào tương vi khuẩn.
B. Kháng sinh ức chế tổng hợp vỏ vi khuẩn.

7


C. Kháng sinh ức chế tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn.
D. Kháng sinh ức chế sự nhân lên của vi khuẩn ở nhiễm sắc thể.
51. Kháng sinh tác động lên vách của tế bào vi khuẩn làm cho:
A. Vi khuẩn sinh ra không có vách, do đó dễ bị tiêu diệt.
B. Chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách bị thay đổi, vi khuẩn bị tiêu diệt.
C. Vách không còn khả năng phân chia trong quá trình nhân lên nên vi khuẩn
bị tiêu diệt.
D. Các thụ thể trên bề mặt vách bị phá hủy nên vi khuẩn bị tiêu diệt.
52. Chất sát khuẩn là những chất:
A. Ức chế sự phát triển của vi sinh vật ở mức độ phân tử
B. Gây độc hại cho mô sống của cơ thể

C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật hay sát trùng ngoài da
D. Độc tính cao nên không thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da
53. Chất tẩy uế có đặc điểm:
A. Có nguồn gốc từ các chất hóa học hay từ động vật, thực vật.
B. Chỉ dùng để tẩy uế đồ vật.
C. Có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nên có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da.
D. Có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn.
54. Đặc điểm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn:
A. Có bốn dạng đề kháng: đề kháng thật, đề kháng giả, đề kháng tự nhiên, đề kháng
thu được.
B. Đề kháng giả được chia thành hai nhóm: đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
C. Đề kháng thật được chia thành hai nhóm: đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
D. Đề kháng tự nhiên là đề kháng nhưng không phải là bản chất, không do nguồn gốc
di truyền.
55. Đặc điểm của đề kháng tự nhiên của vi khuẩn kháng kháng sinh:
A. Không phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
B. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid.
C. Một số vi khuẩn không chịu tác động của một số thuốc kháng sinh nhất định.
D. Các gien đề kháng nằm trên nhiễm sắc thể hay plasmid hoặc transposon.
56. Đặc điểm đề kháng thu được của vi khuẩn kháng kháng sinh:
A. Do đột biến hoặc nhận được gien đề kháng làm cho một vi khuẩn đang từ không
trở nên có gien đề kháng.
B. Không do nguồn gốc di truyền.
C. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid.
D. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid và có pili giới tính.
57. Đặc điểm của đề kháng giả của vi khuẩn kháng kháng sinh:
A. Có biểu hiện là đề kháng, do nguồn gốc di truyền.
8



B. Một số vi khuẩn không chịu tác động của một số thuốc kháng sinh nhất định.
C. Các gien đề kháng có thể được truyền thông qua các hình thức vận chuyển
khác nhau.
D. Đề kháng nhưng không do nguồn gốc di truyền.
58. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:
A. Làm giảm tính thấm của vách.
B. Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương.
C. Làm giảm tính thấm của màng nhân.
D. Làm giảm tính thấm của vỏ.
59. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:
A. Không cần màng nguyên tương vẫn có thể tồn tại được.
B. Tạo ra một protein đưa ra màng, ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào.
C. tạo ra một protein đưa ra vách, ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào.
D. Làm mất khả năng vận chuyển qua màng do phá hủy màng nguyên tương.
60. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách làm thay đổi
đích tác động, nên kháng sinh:
A. Không bám được vào đích, vì vậy không phát huy được tác dụng.
B. Không bám được vào vách tế bào, vì vậy không phát huy được tác dụng.
C. Không bám được vào vỏ tế bào, vì vậy không phát huy được tác dụng.
D. Không bám được vào màng nguyên tương tế bào, vì vậy không phát huy được
tác dụng.
61. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra enzym, các enzym này có thể:
A. Biến đổi cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh làm thuốc mất tác dụng.
B. Biến đổi cấu trúc hóa học của isoenzym làm các isoenzym mất tác dụng.
C. Tạo ra các isoenzym phá hủy cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh.
D. Tạo ra các isoenzym phá hủy màng nguyên tương nên kháng sinh không còn
đích tác động.
62. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:
A. Tạo ra vỏ bao ngoài ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào.
B. Phá hủy tiểu phần 30S hay 50S nên thuốc không bám được vào đích,

vì vậy không phát huy được tác dụng.
C. Tạo ra các enzym có tác dụng ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào.
D. Tạo ra các enzym phá hủy cấu trúc hóa học của kháng sinh.
63. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế:
A. Vi khuẩn sản xuất men để phá hủy hoạt tính của thuốc.
B. Vi khuẩn làm giảm khả năng thẩm thấu của vách tế bào đối với thuốc.
C. Vi khuẩn không còn men nên không chịu ảnh hưởng của kháng sinh.
D. Vi khuẩn không còn màng tế bào.

9


64. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế:
A. Vi khuẩn tạo ra các isoenzym không có ái lực với kháng sinh nữa nên không chịu
ảnh hưởng của thuốc.
B. Điểm gắn của thuốc vào men đã bị thay đổi.
C. Thay đổi đường biến dưỡng của men chuyển hóa.
D. Điểm gắn của thuốc vào protein cấu trúc không còn.
65. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế:
A. Vi khuẩn thay đổi cấu trúc của ribosom.
B. Vi khuẩn thay đổi khả năng thẩm thấu của màng nguyên tương.
C. Vi khuẩn sản xuất colixin để phá hủy hoạt tính của thuốc.
D. Vi khuẩn sản xuất plasmid để phá hủy hoạt tính của thuốc.
66. Gien đề kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn được lan truyền theo cơ chế:
A. Chỉ truyền dọc sang các thế hệ sau qua sự phân chia tế bào.
B. Chỉ truyền ngang giữa các vi khuẩn cùng loài.
C. Có thể truyền ngang giữa các vi khuẩn khác loài.
D. Chỉ truyền được gien kháng thuốc ở những vi khuẩn có pili.
67. Gien đề kháng kháng sinh có thể lan truyền trên bốn phương diện, là:
A. Biến nạp, tải nạp, tiếp hợp và chuyển vị trí.

B. Trong tế bào; giữa các tế bào; trong quần thể vi sinh vật; trong quần thể đại sinh vật.
C. Truyền dọc; truyền ngang giữa vi khuẩn cùng loàI và khác loài; tải nạp; đột biến.
D. Truyền dọc; truyền ngang; thông qua các hình thức vận chuyển di truyền; đột biến.
68. Đặc điểm dạng đề kháng giả trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
A. Chiếm phần lớn trong kháng thuốc của vi khuẩn.
B. Xảy ra ở những vi khuẩn nội tế bào.
C. Không do nguồn gốc di truyền.
D. Có nguồn gốc di truyền hoặc không di truyền.
69. Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
A. Chiếm tỷ lệ thấp trong sự kháng thuốc của vi khuẩn.
B. Kháng thuốc theo cơ chế đột biến là chủ yếu.
C. Các gien đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, plasmid hay transposon.
D. Gien đề kháng chỉ được truyền từ vi khuẩn đực F+ sang vi khuẩn cái F-.
70. Plasmid mang các gen kháng thuốc và kim loại nặng gọi là:
A. R-plasmid.
B. RTF.
C. R determinant.
D. Yếu tố F.
71. Vi khuẩn F+ giao phối với vi khuẩn F‫ ־‬thì:
A. Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F‫־‬, biến F‫ ־‬thành F+
10


B. Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F‫־‬, biến F‫ ־‬thành F'.
C. Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F‫־‬, biến F‫ ־‬thành F+, còn mình mất yếu tố F để
trở thành F‫־‬.
D. Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F‫־‬, biến F‫ ־‬thành F', còn mình mất yếu tố F để
trở thành F‫ ־‬.
72. Vi khuẩn Hfr là vi khuẩn:
A. Có yếu tố F tách rời khỏi nhiễm sắc thể

B. Có yếu tố F tích hợp trên nhiễm sắc thể
C. Yếu tố F tách khỏi nhiễm sắc thể nhưng mang theo một đoạn AND của nhiễm sắc thể.
D. Có yếu tố F nằm trên R-plasmid
73. Hiện tượng nhiễm sắc thể truyền từ tế bào cho qua tế bào nhận bằng cơ chế giao phối
xảy ra khi:
A. Tế bào cho là F+, tế bào nhận là F‫ ־‬.
B. Tế bào cho là Hfr, tế bào nhận là F+
C. Tế bào cho là F‫־‬, tế bào nhận là F+ .
D. Tế bào cho là F‫ ־‬, tế bào nhận là Hfr.
74. Trong phương thức truyền chất liệu di truyền qua giao phối của vi khuẩn, chất liệu di
truyền được truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận qua cơ chế:
A. Vừa truyền vừa nhân đôi.
B. Truyền toàn bộ chất liệu di truyền cho vi khuẩn nhận.
C. Hầu hết là vừa tryền vừa nhân đôi, nhưng có khi không nhân đôi.
D. Hầu hết là truyền nhưng không nhân đôi, nhưng cũng có khi nhân đôi.
75. Một trong các đặc điểm sau không phải là tính chất của plasmid:
A. Là yếu tố di truyền nằm ngoài nhiễm sắc thể.
B. Có cấu tạo là AND dạng vòng, mạch kép.
C. Mang những gen qui định những tính trạng không liên quan đến sự sống còn của vi
khuẩn.
D. Số lượng của các plasmid trong mỗi tế bào là như nhau.
76. Vi khuẩn lao có tỷ lệ đột biến kháng Rifampicin là 107‫־‬, kháng INH là 106‫־‬, kháng PZA
là 108‫ ־‬.Vậy thì xác suất để vi khuẩn lao kháng cả 3 loại kháng sinh trên là:
A. 1019‫־‬.
B. 1020‫־‬.
C. 1021‫־‬.
D. 1022‫־‬.
77. Điều kiện để chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho được truyền sang vi khuẩn nhận bằng
thức tiếp hợp cần phải qua trung gian là:
A. Pili chung của vi khuẩn.

B. Pili giới tính của vi khuẩn.
C. Receptor của vi khuẩn.
11


D. Plasmid Tra của vi khuẩn.
78. Tải nạp là sự truyền chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận qua trung gian:
A. Pili chung của vi khuẩn.
B. Bacteriophage.
C. Pili giới tính của vi khuẩn.
D. Plasmid F của vi khuẩn.
79. Chọn câu sai:
A. Plasmid có khả năng tự nhân lên.
B. Plasmid chứa các gen mã hóa nhiều đặc tính không thiết yếu cho sự sống của vi khuẩn.
C. Có những plasmid mang gen qui định những tính trạng sống còn của vi khuẩn.
D. R-plasmid là những plasmid mang các gen đề kháng kháng sinh và kim loại nặng.
80. Đặc điểm của vi khuẩn có R-plasmid:
A. Tồn tại được trong môi trường có kháng sinh.
B. Không tồn tại được trong môi trường có kháng sinh.
C. Có ở những vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh.
D. Có ở mọi loại vi khuẩn gây bệnh.
81. Đặc điểm của vi khuẩn có R-plasmid:
A. Các gien nằm trên plasmid được truyền sang vi khuẩn khác chỉ khi vi khuẩn bị ly giải.
B. Các gien nằm trên plasmid chỉ được truyền sang vi khuẩn khác nhờ phage.
C. Chỉ những vi khuẩn có R-plasmid mới đề kháng với kháng sinh.
D. R-plasmid có thể tích hợp vào nhiễm sắc thể.
82. Chất liệu di truyền trên R-plasmid có thể được lan truyền từ vi khuẩn nọ sang vi khuẩn kia
qua hình thức vận chuyển di truyền:
A. Tiếp hợp, tải nạp, plasmid tra.
B. Biến nạp, tải nạp, plasmid tra.

C. tải nạp, transposon, plasmid tra.
D. Tiếp hợp, biến nạp, tải nạp, plasmid tra.
83. Đặc điểm của những vi khuẩn có R-plasmid:
A. Mỗi vi khuẩn kháng thuốc chỉ có một R-plasmid.
B. R-plasmid có thể được truyền sang các vi khuẩn khác loài.
C. R-plasmid chỉ được truyền sang vi khuẩn khác qua hình thức tiếp hợp.
D. R-plasmid chỉ được truyền sang vi khuẩn khác khi vi khuẩn có pili giao phối.
84. Trên lâm sàng, phối hợp thuốc kháng sinh là một trong những nguyên tắc dùng thuốc để
tránh hiện tượng kháng thuốc, dựa trên tính chất sau của đột biến:
A. Đột biến có tính vững bền.
B. Đột biến có tính ngẫu nhiên.
C. Đột biến có tính chất hiếm.
D. Đột biến có tính chất độc lập và đặc hiệu.

12


85. Kháng thuốc do R-plasmid có đặc điểm:
A. Một R-plasmid chỉ mang một gien kháng thuốc kháng lại một loại kháng sinh.
B. Một vi khuẩn có thể cùng một lúc mang nhiều gien kháng thuốc.
C. R-plasmid chỉ được truyền cho thế hệ con cháu.
D. R-plasmid chỉ được truyền cho vi khuẩn cùng loài.
86. Kháng thuốc ở những vi khuấn có R-plasmid có đặc điểm:
A. Gen kháng thuốc chỉ được truyền dọc cho con cháu.
B. Chỉ truyền được tính kháng thuốc cho vi khuẩn tiếp xúc.
C. Phương thức truyền tính kháng thuốc cho vi khuẩn qua tiếp xúc chiếm tỷ lệ cao.
D. Chỉ truyền được tính kháng thuốc cho vi khuẩn cùng loài.
87. Đặc điểm của vi khuẩn có yếu tố R-plasmid:
A. Vi khuẩn có thể truyền yếu tố R-plasmid cho vi khuẩn cùng loài
B. Vi khuẩn không thể truyền yếu tố R-plasmid cho vi khuẩn khác loài

C. Tần số truyền tính kháng thuốc qua tiếp xúc là 101 - 102
D. Tần số truyền tính kháng thuốc qua tiếp xúc là 10-7 - 10-12
88. Vi khuẩn truyền tính kháng thuốc qua đường phân bào là tính kháng thuốc được truyền
cho vi khuẩn con cháu qua phân chia tế bào, đặc tính này:
A. Hay gặp ở vi khuẩn Gram dương.
B. Hay gặp ở vi khuẩn Gram âm.
C. Hay gặp ở nhiều loài vi khuẩn.
D. Ít gặp ở vi khuẩn.
89. Kháng sinh đồ là kỹ thuật:
A. Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
B. Xác định độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn .
C. Xác định vi khuẩn gây bệnh sau khi phân lập, định danh vi khuẩn.
D. Xác định nồng độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn.
90. Sử dụng kháng sinh rộng rãi, không đúng chỉ định sẽ dẫn đến tình trạng:
A. Các vi khuẩn kháng thuốc bị tiêu diệt.
B. Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc bị tiêu diệt.
C. Các vi khuẩn nhạy cảm được tự do phát triển mà không bị ức chế cạnh tranh bởi các
vi khuẩn khác.
D. Tất cả các vi khuẩn nhạy cảm và kháng thuốc đều bị tiêu diệt.
91. Một trong những biện pháp phòng chống kháng thuốc ở vi khuẩn là:
A. Chỉ điều trị khi có kết quả kháng sinh đồ.
B. Chỉ điều trị khi phân lập, định danh được vi khuẩn.
C. Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
D. Phối hợp nhiều loại kháng sinh và tăng liều kháng sinh.

13


92. Để xác định vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh cần phải:
A. Phân lập được vi khuẩn gây bệnh.

B. Có chẩn đoán xác định trên lâm sàng và định danh vi khuẩn gây bệnh.
C. Làm kháng sinh đồ chỉ với những loại vi khuẩn hay kháng thuốc.
D. làm kháng sinh đồ với vi khuẩn gây bệnh.
93. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của kháng sinh:
A. Các loại kháng sinh khác nhau thì có hoạt phổ khác nhau.
B. Có nhiều cách để phân loại kháng sinh.
C. Hoạt tính của một kháng sinh có tác dụng giống nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn.
D. Vi khuẩn cũng có thể sản xuất ra kháng sinh.
94. Kháng thuốc có nguồn gốc không di truyền có liên quan đến:
A. Nhiễm sắc thể.
B. Vi khuẩn ở trạng thái không nhân lên.
C. Plasmid.
D. Phage
95. Kháng thuốc do plasmid có liên quan đến:
A. Đề kháng tự nhiên.
B. Đề kháng giả.
C. Đề kháng thu được.
D. Đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
96. Kháng sinh nào ức chế tổng hợp protein:
A. Polymycin.
B. Streptomycin.
C. Nhóm β - lactam.
D. Nhóm quinolon.
97. Thuốc kháng sinh nào ức chế tổng hợp vách vi khuẩn:
A. Nhóm β-lactam.
B. Nhóm aminozid.
C. Nhóm quinolon.
D. Nhóm chloramphenicol.
98. Họ thuốc kháng sinh nào ức chế tổng hợp protein do tác động vào tiểu phần 50S
của ribosom:

A. Penicillin.
B. Colistin.
C. Erythromycin.
D. Polymycin.
99. Trong điều trị nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc kháng sinh có tác dụng:
A. Luôn luôn cho hiệu quả cao.
14


B. Giảm chủng đột biến kháng thuốc trong trường hợp nhiễm khuẩn mạn tính.
C. Để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
D. Để điều trị cácnhiễm khuẩn bội nhiễm sau khi nhiễm virus.
100. Nhiễm trùng là tình trạng:
A. Xâm nhập vào mô của các vi sinh vật gây bệnh.
B. Xâm nhập vào cơ thể của vi sinh vật gay bệnh.
C. Tăng sinh của vi sinh vật ký sinh trong cơ thể tại vị trí thông thường của nó.
D. Tăng sinh của vi sinh vật trong cơ thể dù rằng không có triệu chứng biểu hiện bệnh.
101. Một người khỏe mạnh hoàn toàn, làm xét nghiệm máu thấy có hiện diện virus viêm gan
B (HBsAg (+)), hình thái nhiễm trùng này được gọi là:
A. Nhiễm trùng thể ẩn.
B. Nhiễm trùng mạn tính.
C. Nhiễm trùng chậm.
D. Nhiễm trùng cấp tính.
102. Một người khỏe mạnh hoàn toàn, cấy phân thấy có vi khuẩn thương hàn, tình trạng này
gọi là:
A. Nhiễm trùng cơ hội.
B. Nhiễm trùng mạn tính.
C. Người lành mang bệnh.
D. Nhiễm trùng chậm.
103. E. coli là vi khuẩn ký sinh với tỷ lệ lớn ở đường tiêu hóa của người, thường không gây

bệnh, nhưng lại rất hay gây tiêu chảy ở người bị AIDS. Đây được gọi là:
A. Nhiễm trùng tiềm tàng.
B. Nhiễm trùng chậm.
C. Nhiễm trùng cơ hội.
D. Nhiễm trùng cấp tính.
104. Một số khái niệm về nhiễm trùng:
A. Bệnh nhiễm trùng thể ẩn là trạng thái bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
B. Bệnh nhiễm trùng cấp tính là triệu chứng bệnh trầm trọng, nhưng bệnh chỉ tồn tại
trong thời gian ngắn.
C. Bệnh nhiễm trùng mạn tính là bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
D. Nhiễm trùng tiềm tàng là người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng.
105. Tính gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào:
A. Độc lực của vi sinh vật.
B. Độc tố của vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
C. Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể.
D. Đường xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể.
106. Đơn vị dùng để đo độc lực:

15


A. 50MD
B. MLD50
C. MLD
D. MD5
107. Liều chết LD50 là liều vi sinh vật hay sản phẩm của nó làm chết:
A. 50 con chuột trong phòng thí nghiệm.
B. 50 con thỏ trong phòng thí nghiệm.
C. 50 súc vật thí nghiệm.
D. 50% súc vật thí nghiệm.

108. Các thành phần của tế bào vi khuẩn đóng vai trò độc lực:
A. Vỏ vi khuẩn.
B. Acid hyaluronic của vi khuẩn.
C. Tryptophanase của vi khuẩn.
D. Catalase của vi khuẩn.
109. Chọn câu đúng về khái niệm nhiễm trùng:
A. Nhiễm trùng là sự xâm nhập vào cơ thể của vi sinh vật gây bệnh.
B. Vi sinh vật ký sinh trong cơ thể nhưng không xâm nhập vào mô thì không gọi là
nhiễm trùng.
C. Nhiễm khuẩn mạn tính thường do các vi khuẩn gây bệnh ngoại tế bào.
D. Trong nhiễm trùng tiềm tàng, thường không tìm thấy vi sinh vật gây bệnh trong
bệnh phẩm.
110. Đặc điểm của bệnh nhiễm trùng mạn tính:
A. Bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
B. Bệnh kéo dài, không có dấu hiệu lâm sàng.
C. Hay gặp hơn các thể bệnh nhiễm trùng khác.
D. Thường không tìm thấy vi sinh vật gây bệnh trong bệnh phẩm.
111. Đặc điểm của nhiễm trùng tiềm tàng:
A. Loại nhiễm trùng này do một số virus.
B. Thời gian ủ bệnh thường rất dài.
C. Vi sinh vật gây bệnh chỉ gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
D. Thường do các vi khuẩn ký sinh bên trong tế bào.
112. Đặc điểm các yếu tố độc lực của vi sinh vật:
A. Ở những vi khuẩn độc lực, yếu tố bám luôn tương quan với độc lực.
B. Vi sinh vật muốn gây được bệnh thì điều kiện đầu tiên là phải bám được vào tế bào.
C. Chỉ những vi khuẩn có pili mới có khả năng bám vào tế bào và gây bệnh.
D. Chỉ những vi khuẩn Gram (-) có pili mới có khả năng bám vào tế bào và gây bệnh.
113. Các thành phần bề mặt của vi khuẩn tham gia bám đặc hiệu lên bề mặt tế bào là:
A. lông


16


B. Pili gới tính
C. Pili chung
D. Vỏ
114. Yếu tố nào sau đây giúp vi khuẩn gây bệnh bằng cơ chế bám dính tại ngã vào:
A. Lông.
B. Pili.
C. Vỏ.
D. Lipopolysaccharit trên vách.
115. Yếu tố nào sau đây giúp vi khuẩn gây bệnh bằng cơ chế chống thực bào:
A. Lipopolysaccharit (LPS) ở vách.
B. Peptidoglycan.
C. Vỏ.
D. Nha bào.
116. Đặc điểm sự xâm nhập và sinh sản của vi sinh vật:
A. Xâm nhập là yếu tố quyết định của sự nhiễm trùng.
B. Xâm nhập là điều kiện đầu tiên để vi sinh vật có thể bám vào mô.
C. Vi sinh vật muốn gây được bệnh thì phải xâm nhập được vào trong tế bào.
D. Vi sinh vật muốn xâm nhập được vào tế bào thì phải có nội độc tố.
117. Coagulase của một số vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan chất tạo keo và sợi cơ của cơ thể.
B. Làm tan hồng cầu.
C. Giúp vi khuẩn bám chắc vào niêm mạc đường hô hấp.
D. Làm lắng đọng fibrin bao quanh vi khuẩn.
118. Hyaluronidase là yếu tố độc lực của vi khuẩn vì nó có vai trò:
A. Hủy hoại chất tạo keo giúp vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức của cơ thể.
B. Hủy hoại sợi cơ giúp vi khuẩn xâm nhập các tổ chức của cơ thể.
C. Hủy hoại mô liên kết của tổ chức giúp vi khuẩn dễ khuếch tán và xâm nhập

các tổ chức.
D. Huỷ hoại đại thực bào, giúp vi khuẩn tránh bị thực bào.
119. Ngoại độc tố của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Là độc tố có độc lực rất mạnh.
B. Là độc tố có độc lực không mạnh bằng nội độc tố.
C. Không có kháng độc tố điều trị.
D. Tính kháng nguyên yếu.
120. Ngoại độc tố của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Được giải phóng ra khỏi tế bào vi khuẩn khi vi khuẩn bị ly giải.
B. Gây rối loạn đặc hiệu, nghiêm trọng cho cơ thể.
C. Tính kháng nguyên mạnh do bản chất là glycopeptid.

17


D. Không có vi khuẩn Gram âm nào tiết được ngoại độc tố.
121. Các tính chất của nội độc tố:
A. Tính kháng nguyên thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.
B. Có kháng độc tố điều trị.
C. Chỉ được giải phóng ra khi tế bào vi khuẩn bị ly giải.
D. Chịu nhiệt kém
122. Các tính chất của nội độc tố:
A. Có ở các Clostridium, bạch hầu, tả, E. coli, Shigella.
B. Chỉ có ở vi khuẩn Gram âm.
C. Độc tính rất mạnh.
D. Bản chất là phức hợp phospholipid A và B.
123. Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của ngoại độc tố:
A. Tính sinh miễn dịch mạnh.
B. Bản chất là protein.
C. Do vi khuẩn chết phóng thích ra.

D. Dễ bị hủy bởi nhiệt.
124. Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của nội độc tố:
A. Tính sinh miễn dịch kém.
B. Bản chất là lipopolysaccharit.
C. Không bị hủy bởi nhiệt.
D. Do vi khuẩn còn sống tiết ra.
125. Bản chất hóa học của ngoại độc tố là:
A. Lipopolysaccharit.
B. Glycoprotein.
C. Glycolipid.
D. Polysaccharit..
126. Bản chất hóa học của nội độc tố là:
A. Phospholipid.
B. Acid techoic.
C. Polysaccharit.
D. Lipopolysaccharit
127. Enzym ngoại bào Fibrinolysin của vi khuẩn là yếu tố độc lực do có vai trò:
A. Gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em
B. Gây viêm màng trong tim dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em
C. Gây tan tơ huyết dẫn tới làm tăng sự lan tràn của vi khuẩn
D. Thủy phân IgA1, vô hiệu hóa kháng thể này
128. Enzym nào sau đây giúp vi khuẩn xâm lấn và lan tràn:
18


A. Fibrinolysin.
B. Coagulase.
C. Protease.
D. Catalase.
129. Enzym coagulase giúp vi khuẩn tránh được sự đề kháng của cơ thể và tác động của

kháng sinh nhờ cơ chế:
A. Vón kết sợi fibrin bao quanh bạch cầu làm bạch cầu không hoạt động được.
B. Bọc vi khuẩn trong kén fibrin không cho bạch cầu, kháng thể hoặc kháng sinh tấn công.
C. Phá huỷ cấu trúc hóa học của kháng sinh.
D. Làm tan lớp sợi fibrin bao quanh vi khuẩn nên kháng sinh và bạch cầu không nhận diện
được vi khuẩn.
130. Một vi sinh vật ngoài các yếu tố độc lực còn cần hai yếu tố phải có để gây được bệnh
nhiễm trùng, đó là:
A. Sự xâm nhập và độc tố
B. Yếu tố bám và xâm nhập
C. Yếu tố bám và độc tố
D. Độc tố và enzym ngoại bào
131. Đặc điểm kháng nguyên vỏ của vi khuẩn:
A. Có ở tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh.
B. Những vi khuẩn có vỏ đều là những vi khuẩn gây bệnh.
C. Có tác dụng chống lại sự thực bào.
D. Có tác dụng phá hủy đại thực bào làm bão hòa sự opsonin hóa.
132. Enzym ngoại bào protease của vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan hồng cầu.
B. Làm tan tơ huyết.
C. Làm đông kết huyết tương.
D. Làm vô hiệu hóa kháng thể IgA1.
133. Một số kháng nguyên bề mặt của vi khuẩn có tác dụng chống thực bào là:
A. Kháng nguyên vỏ
B. Kháng nguyên lông
C. Kháng nguyên vách
D. Kháng nguyên enzym ngoại bào
134. Hiện tượng opsonin hóa là:
A. Sự chuẩn bị của phức hợp kháng nguyên-kháng thể-bổ thể để huy động đại thực bào
đến thực bào.

B. Sự tạo thành vỏ của một số vi khuẩn để chống lại sự thực bào.
C. Sự chốn tránh của các vi sinh vật trong trạng thái nội tế bào để tránh bị thực bào.
D. Sự tiết ra protein A bao quanh tế bào vi khuẩn để ngăn cản tác dụng của kháng thể.

19


135. Yếu tố nào sau đây không thuộc các yếu tố độc lực của virus:
A. Yếu tố bám và xâm nhập.
B. Chuyển dạng tế bào, gây các khối u và ung thư.
C. Thay đổi tính thấm của lysosom của tế bào, giải phóng enzym thủy phân.
D. Kích thích tế bào cảm thụ tổng hợp ra interferon.
136. Sự né tránh đáp ứng miễn dịch là một trong những yếu tố độc lực của vi sinh vật. Yếu tố
nào sau đây không thuộc sự né tránh đáp ứng miễn dịch:
A. Vi sinh vật ký sinh nội tế bào tránh tác dụng của kháng thể, kháng sinh.
B. Vi sinh vật thay đổi kháng nguyên làm hạn chế tác dụng của miễn dịch.
C. Vi sinh vật tiết ra các công kích tố như interferon để phá hủy kháng thể IgA 1.
D. Một số virus đánh vào tế bào miễn dịch gây suy giảm miễn dịch.
137. Để gây được bệnh nhiễm trùng, các vi sinh vật cần có đủ các điều kiện:
A. Độc lực, số lượng cần thiết, đường xâm nhập thích hợp
B. Độc lực, đường xâm nhập thích hợp, kháng thuốc kháng sinh
C. Độc lực, số lượng cần thiết, có yếu tố vận chuyển di truyền kháng thuốc
D. Số lượng cần thiết, đường xâm nhập thích hợp, có độc tố
138. Trong miễn dịch chống nhiễm trùng, hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể bao gồm:
A. Hàng rào da, niêm mạc, miễn dịch chủng loại.
B. Hàng rào da, hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch.
C. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch, miễn dịch tự nhiên.
D. Hàng rào da, niêm mạc, hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch, miễn dịch chủng loại.
139. Một kháng nguyên khi tiếp xúc với hệ miễn dịch của ký chủ sẽ kích thích hệ miễn dịch:
A. Có thể tạo được một hay nhiều miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên.

B. Chỉ tạo ra được một miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên.
C. Luôn luôn tạo được nhiều miễn dịch với kháng nguyên.
D. Chưa thể tạo đựợc miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên sau lần tiếp xúc đầu tiên.
140. Kháng thể nào sau đây có thể tìm thấy trong dịch tiết:
A. IgM.
B. IgG.
C. IgA.
D. IgE.
141. Trong một phân tử Ig, Phần có chức năng gắn vào kháng nguyên đặc hiệu là:
A. Phần Fc.
B. Phần Fab.
C. Chuỗi H.
D. Chuỗi l
142. Bản chất của kháng thể là:
A. Gamma globulin.

20


B. Glycoprotein.
C. Protein.
D. Glycopeptid.
143. Chọn câu đúng:
A. Mỗi kháng nguyên phải có đường vào thích hợp mới kích thích cơ thể tạo được kháng
thể.
B. Mỗi loại kháng nguyên có thể kích thích cơ thể hình thành nhiều loại kháng thể.
C. Mỗi loại kháng thể có thể kết hợp đặc hiệu với nhiều loại kháng nguyên.
D. Kháng thể chỉ tồn tại trong cơ thể lâu nhất là 2-5 năm sau khi hình thành.
144. Liên quan đến chỉ định xét nghiệm bằng phương pháp huyết thanh học:
A. Chỉ có giá trị giúp nghi ngờ đến một số bệnh nhiễm trùng.

B. Phải xét nghiệm huyết thanh hai lần: vào những ngày đầu và ngày cuối của bệnh.
C. Chỉ thực hiện trong những trường hợp nhiễm trùng thể ẩn khó chẩn đoán.
D. Được dùng phổ biếnđể chẩn đoán nhanh bệnh nhiễm trùng.
145. Yếu tố nào sau đây liên quan đến miễn dịch đặc hiệu:
A. Interferon.
B. Tế bào null.
C. Propecdin.
D. Tế bào TDTH
146. Yếu tố nào sau đây liên quan đến miễn dịch không đặc hiệu:
A. Propecdin.
B. Tế bào T- cytotoxic.
C. IgM.
D. IgA tiết.
147. Chọn câu đúng:
A. Chỉ khi có kháng nguyên xâm nhập thì cơ thể mới có kháng thể đặc hiệu.
B. Sau khi kháng thể được hình thành nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể.
C. Kháng thể của người này có thể trở thành kháng nguyên đối với cơ thể người khác.
D. Kháng thể chỉ được tạo ra khi có kháng nguyên hoàn toàn xâm nhập vào cơ thể.
148. Sự chuyển động liên tục của nhung mao tế bào biểu mô đường hô hấp có tác dụng:
A. Tiêu hóa vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp.
B. Tiết ra chất nhầy để chặn giữ vật lạ.
C. Nhận diện và huy động đại thực bào đến bắt và tiêu diệt vật lạ.
D. Chặn giữ và chuyển vật lạ ra ngoài đường hô hấp.
149. Dùng kháng sinh lâu ngày dễ bị tiêu chảy là do:
A. Tổn thương lớp nhung mao ruột non.
B. Loạn khuẩn đường ruột.
C. Rối loạn sự sản xuất enzym tiêu hóa.

21



D. Giảm bài tiết acid dịch vị.
150. Miễn dịch tự nhiên ở người có các đặc điểm:
A. Hệ thống này gồm có hàng rào thể dịch của cơ thể và miễn dịch chủng loại.
B. Hệ thống này có sẵn nên ngăn cản tức thì mọi sự xâm nhập của vi sinh vật
C. Chỉ được tạo ra khi gặp kháng nguyên tác nhân gây bệnh trước đó.
D. Có thể có được khi nhận được kháng thể từ cơ thể khác truyền qua.
151. Dùng vac-xin dự phòng chính là tạo cho cơ thể có được:
A. Miễn dịch chủ động.
B. Miễn dịch thụ động.
C. Miễn dịch không đặc hiệu.
D. Miễn dịch tự nhiên.
152. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có nguồn gốc:
A. Tế bào lympho B.
B. Tế bào lympho T.
C. Tế bào Macrophage.
D. Tế bào TDTH.
153. Miễn dịch tế bào là miễn dịch có nguồn gốc từ:
A. Tế bào T DTH.
B. Tế bào Plasma.
C. Tế bào lympho B.
D. Tế bào lympho T.
154. Kháng thể có trong sữa mẹ được truyền qua con làm cho cơ thể của con có được:
A. Miễn dịch thụ động.
B. Miễn dịch thụ động đặc hiệu.
C. Miễn dịch chủ động.
D. Miễn dịch chủ động đặc hiệu.
155. Con nhận được miễn dịch từ mẹ truyền qua nhau thai trong thời kỳ bào thai hay qua sữa
trong thời kỳ nhũ nhi, và miễn dịch này có thể tồn tại cho đến:
A. 3 tháng tuổi.

B. 6 tháng tuổi.
C. 9 tháng tuổi.
D. 1 năm tuổi.
156. Trong miễn dịch chống nhiễm trùng, hệ thống phòng ngự đặc hiệu của cơ thể bao gồm:
A. Miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào.
B. Miễn dịch chủng loại, miễn dịch tự nhiên.
C. Miễn dịch chủ động, miễn dịch thụ động.
D. Miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tự nhiên.
157. Các đặc điểm của interferon:
22


A. Bản chất là một glycoprotein.
B. Bản chất là một lipoprotein.
C. Có tác dụng đặc hiệu với kháng nguyên.
D. Không có tính đặc hiệu loài.
158. Các đặc điểm của interferon (IFN):
A. Xuất hiện từ ngày 4-7 sau khi có virus xâm nhập cơ thể
B. IFN của loài động vật nào sản xuất ra chỉ có tác dụng với loài đó
C. Có tác dụng đặc hiệu với kháng nguyên
D. Ngăn chặn virus nhân lên do phá vỡ vỏ capsid của virus
159.

160.

161. Trong hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể, hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập
của vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể là:
A. Hàng rào da, hàng rào tế bào
B. Hàng rào niêm mạc, hàng rào tế bào
C. Hàng rào da, hàng rào niêm mạc

D. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch
162. Một trong các tiêu chuẩn của kháng nguyên :
A. Kháng nguyên phải là một virus gây bệnh đối với cơ thể.
B. Kháng nguyên phải là vi khuẩn gây bệnh đối với cơ thể.
C. Kháng nguyên phải là ký sinh trùng gây bệnh đối với cơ thể.
D. Kháng nguyên phải là vật lạ đối với cơ thể.
163. Đặc điểm kháng nguyên của vi khuẩn:
A. Ngoại độc tố có tính kháng nguyên mạnh.
B. Kháng nguyên ngoại độc tố chỉ có ở vi khuẩn Gram dương.
C. Nội độc tố không có tính kháng nguyên.
D. LPS ở vi khuẩn Gram âm kích thích sinh miễn dịch đặc hiệu.
164. Đặc điểm của ngoại độc tố của vi khuẩn:
A. Có ở mọi loại vi khuẩn.
B. Chỉ có ở vi khuẩn Gram dương.
C. Có độc lực cao.
D. Bản chất là phức hợp lipopolysaccharit (LPS).

23


165. Đặc điểm ngoại độc tố của vi khuẩn:
A. Có thể chế thành giải độc tố.
B. Tính kháng nguyên không đặc hiệu nên không thể điều chế thành vac-xin.
C. Có thể chế thành giải độc tố do chịu được nhiệt độ cao.
D. Chỉ có ở các trực khuẩn Gram dương.
166. Một trong những yếu tố sau của vi khuẩn không có vai trò là kháng nguyên:
A. Ngoại độc tố
B. Nội độc tố
C. Enzym ngoại bào
D. Enzym nội bào

167. Phức hợp lipopolysaccharit của vi khuẩn Gram âm không được sử dụng để sản xuất
vac-xin vì lý do:
A. Cấu trúc của phức hợp được lặp lại nhiều lần các đoạn giống nhau.
B. Thành phần lipid trong phức hợp không có tính kháng nguyên.
C. Thành phần lipid trong phức hợp có tính sinh miễn dịch yếu.
D. Thành phần phức hợp có saccharit nên tính sinh miễn dịch yếu.
168. Đặc điểm kháng nguyên vách của vi khuẩn Gram âm:
A. Tính đặc hiệu kháng nguyên được quyết định bởi lớp phospholipid A, B.
B. Lớppolysaccharit trong của vách mang tính đặc hiệu kháng nguyên.
C. Kháng nguyên nội độc tố có bản chất hóa học là lipopolysaccharit.
D. Kháng nguyên vách có bản chất hóa học là lipopolysaccharit.
169. Tính đặc hiệu kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram âm được quyết định bởi:
A. Peptidoglycan.
B. lớp polysaccharit ngoài cùng.
C. lớp polysaccharit trong.
D. các lớp phospholipid A và B.
170. Đặc điểm kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram âm:
A. Kháng nguyên vách bản chất là peptidoglycan
B. Kháng nguyên vách bản chất là lipopolysaccharit (LPS)
C. Kháng nguyên nội độc tố có bản chất là lipopolysaccharit (LPS)
D. Kháng nguyên O chính là kháng nguyên nội độc tố (LPS)
171. Đặc điểm kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram âm:
A. Bản chất là peptidoglycan, phospholipids và polysaccharit
B. Bản chất là peptidoglycan và polysaccharit
C. Tính sinh miễn dịch mạnh do có thành phần cơ bản là polysaccharit
D. Tính sinh miễn dịch yếu hơn kháng nguyên nội độc tố (LPS)
172. Tính đặc hiệu kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram dương được quyết định bởi:
24



A. Thành phần peptidoglycan.
B. Thành phần acid techoic và protein M hay protein A.
C. Thành phần peptidoglycan và polysacchrit.
D. Tùy mỗi loại vi khuẩn mà một trong các thành phần trên quyết định tính đặc hiệu
kháng nguyên thân.
173. Kháng nguyên enzym của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Là nhóm enzym nội bào.
B. Là enzym độc lực của nhóm enzym ngoại bào.
C. Bản chất là phức hợp lipid-polysaccharit nên tính sinh miễn dịch yếu.
D. Bản chất là ngoại độc tố nên tính sinh miễn dịch cao.
174. Kháng nguyên enzym của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Là các polipeptid hoặc phức hợp protid nên tính kháng nguyên mạnh.
B. Là các chuỗi ngắn polysaccharit nên tính kháng nguyên yếu.
C. Độc lực mạnh nên không thể dùng trong điều trị một số bệnh.
D. Độc lực mạnh nên được sử dụng trong chẩn đoán một số bệnh.
175. Đặc điểm kháng nguyên vỏ của vi khuẩn:
A. Bản chất hóa học là polypeptid hoặc polysaccharit
B. Vỏ được tổng hợp từ vách tế bào
C. Kích thích sinh miễn dịch mạnh do bản chất là polypeptid
D. Gây được miễn dịch nhưng yếu do bản chất là lipid
176. Đặc điểm kháng nguyên vỏ của vi khuẩn:
A. Có tính kháng nguyên mạnh
B. Có tính kháng nguyên yếu
C. Bao bên ngoài vách tế bào nên có tính kháng nguyên đa đặc hiệu
D. Bản chất hóa học là phức hợp LPS (lipopolysaccharit)
177. Đặc điểm vỏ của vi khuẩn:
A. Quan sát được vỏ khi nhuộm bắng phương pháp nhuộm Gram
B. Phản ứng phình vỏ xảy ra khi vỏ bị kết hợp bởi kháng thể đặc hiệu
C. Phản ứng phình vỏ xảy ra khi vỏ bị kết hợp bởi kháng nguyên đặc hiệu
D. Một số vi khuẩn có kháng nguyên bề mặt nằm ngoài vỏ

178. Bản chất hóa học của vỏ vi khuẩn có hai loại:
A. Polypeptid hoặc lipoprotein
B. Polysaccharit hoặc protein
C. Polypeptid hoặc polysaccharit
D. Protein hoặc lipoprotein
179. Đặc điểm vỏ của vi khuẩn:
A. Là một kháng nguyên hoàn toàn
B. Là một kháng nguyên không hoàn toàn
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×