Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE CUONG GDTC2 HE cđ upload

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.73 KB, 4 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Giáo dục thể chất 2
- Mã học phần:............................Số tín chỉ: 01
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
- Các học phần tiên quyết: Không.
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
+ Sinh viên cần chuẩn bị dụng cụ tập luyện theo yêu cầu của giảng viên.
+ Sân bãi tập luyện đúng tiêu chuẩn, an toàn.
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
Giờ lên lớp:
+ Lý thuyết: 00
+ Thực hành: 30
Giờ chuẩn bị cá nhân
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học, tự nghiên cứu: 30
- Khoa/Bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Bộ môn TD - QP, AN
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
- Về kiến thức:
+ Có được sự hiểu biết chung về môn Cầu lông.
+ Hiểu biết được ý nghĩa, tác dụng của việc luyện tập môn Cầu lông
+ Nắm được những kỹ thuật và luật cơ bản của môn Cầu lông.
- Về kỹ năng:
+ Thực hành cơ bản đúng kỹ thuật môn Cầu lông.


+ Biết vận dụng các kiến thức môn Cầu lông vào rèn luyện thân thể.
- Về thái độ:
+ Giáo dục tình cảm nghề nghiệp, yêu nghề, tâm huyết với nghề .
+ Rèn ý thức tập thể, tính đồng đội.
+ Rèn luyện tính khiêm tốn, học hỏi tư tu dưỡng nghề nghiệp.
- Về năng lực:

1


+ Giáo dục nhân cách, đạo đức thể thao xã hội chủ nghĩa luôn có ý chí vượt khó khăn
trong tập luyện và thi đấu.
+ Giáo dục tình cảm nghề nghiệp, yêu nghề, tâm huyết với nghề
+ Có năng lực thực hiện kĩ thuật động tác và biết vận dụng trong thi đấu môn cầu
lông.
+ Có khả năng tự học, tự tập luyện, cải tiến để nâng cao trình độ kỹ thuật môn Cầu
lông, đáp ứng được với yêu cầu sức khỏe.
2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể
Trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:
- Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển môn cầu lông.
- Các kỹ thuật cơ bản môn cầu lông.
- Một số chiến thuật cơ bản tronng cầu lông, kỹ chiến thuật đánh đơn; đôi.
- Tư thế cơ bản trong cầu lông. (TTCB, cách cầm vợt, di chuyển…)
- Một số bài tập làm quen với cầu lông
- Kỹ thuật đánh cầu cao tay trái; phải.
- Kỹ thuật giao cầu cao sâu và thấp gần.
- Kỹ thuật đập cầu.
- Giới thiệu kỹ chiến thuật đánh đơn và đôi.
- Thực tập thi đấu tập
3. Tóm tắt nội dung học phần

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn học, các vấn đề về kỹ - chiến
thuật. Một số kỹ - chiến thuật cơ bản của môn Cầu lông, Luật, Phương pháp tổ chức thi đấu
và trọng tài. Năng lực vận dụng: Sinh viên biết tổ chức thi đấu.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương I. Luật- Phương pháp tổ chức thi đấu
1. Lịch sử ra đời và sự phát triển của môn Cầu lông.
2. Luật và phương pháp tổ chức thi đấu môn Cầu lông.
Chương II. Nguyên lý kỹ thuật cơ bản
3. Cách cầm vợt, cầm cầu và tư thế chuẩn bị cơ bản.
4. Kỹ thuật di chuyển.
5. Kỹ thuật đánh cầu thấp tay
6. Kỹ thuật đánh cầu cao tay:
8. Kỹ thuật giao cầu:
9. Kỹ thuật đánh cầu gần lưới
10. Kỹ thuật đập cầu.
Chương III. Chiến thuật cầu lông
11. Chiến thuật thi đấu đơn:
12. Chiến thuật thi đấu đôi.
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
2


Trần Văn Vinh, Nguyễn Trọng Hải, Đào Chí Thành - Giáo trình Cầu lông - NXB Đại
học sư phạm, năm 2004
5.2. Học liệu tham khảo
- Ngọc Thủy – Phương pháp huấn luyện đánh cầu lông – NXB tổng hợp Đồng Nai
năm 2000.
- Lê Thanh Sang – Những yếu tố chiến thuật của Cầu lông nâng cao – NXB Thể dục
thể thao năm 1995.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên
- Sinh viên tham gia học tập trên lớp phải đủ 80% số tiết (theo qui định)
- Trang phục tập luyện nghiêm túc đúng nội quy của trường.
- Sinh viên đi học đầy đủ, tính điểm chuyên cần như sau:
Do giảng viên bình điểm, căn cứ vào tình hình chuyên cần của từng sinh viên. (theo
hình thức trừ điểm).
Cách đánh giá như sau: Dùng điểm mặc định là 10 rồi trừ dần cho tổng trường
hợp chuyên cần nhân với điểm trừ theo quy ước như sau:
Học phần
Nội dung

02 - 03 tín chỉ

Vắng không phép

- 1 điểm/tiết

Vắng có phép

- 0.75 điểm/tiết

Kiến tập

- 0.5 điểm/tiết

Đến lớp trễ <15 phút

- 0.25 điểm/lần

Ghi chú:

+ Không trừ điểm với những trường hợp vắng do nhà trường cử đi công tác, bị ốm
(bệnh) đang nằm điều trị theo chỉ dẫn của Bác sĩ, hoặc những trường hợp kiến tập của nữ
sinh viên khi đang hành kinh.
+ Đến lớp trễ quá 15 phút xem như vắng không phép.
7. Phương pháp kiểm tra , hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần.
7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ: Trọng số 40%
Được tính như sau: Trung bình cộng các bài kiểm tra (nhân với hệ số tương ứng),
gồm:
+ 01 bài kiểm tra hệ số 1
+ 01 bài kiểm tra hệ số 2
(Điểm hệ số 2 = Điểm chuyên cần + điểm kiểm tra )
2
7.2. Thi cuối kỳ: Trọng số 60%
3


7.3. Lịch trình kiểm tra học kỳ , thi cuối kỳ:
- Kiểm tra định kỳ: tuần 11 và 15
- Thi cuối kỳ: Theo lịch thi chung của nhà trường.
8. Thông tin về giảng viên
....
....

Giảng viên

Lê Văn Đương
DUYỆT
Trưởng khoa

Trưởng bộ môn


ThS. Dương Lê Bình
HIỆU TRƯỞNG

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×