Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Tiếp cận thị trường và quảng bá sản phẩm của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi HAPPY FEED thuộc tập đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.88 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG XUÂN THÁI
Tên chuyên đề:
TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI HAPPY FEED THUỘC TẬP ĐOÀN
ĐỨC HẠNH MARPHAVET TẠI CÁC ĐẠI LÝ TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG XUÂN THÁI
Tên chuyên đề:
TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI HAPPY FEED THUỘC TẬP ĐOÀN
ĐỨC HẠNH MARPHAVET TẠI CÁC ĐẠI LÝ TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K46 - CNTY - N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:


2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Đức Hoàn

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự Đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa
Chăn nuôi thú y, thầy giáo hướng dẫn, cùng Ban lãnh đạo tập đoàn Đức Hạnh
Marphavet, em đã được về thực tập tốt nghiệp tại công ty.
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến
nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong
khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự
quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo Phùng Đức Hoàn đã chỉ bảo và trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên tập đoàn Đức Hạnh
Marphavet, thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi,
quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã
động viên, cùng nỗ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề
đúng thời gian quy định.
Em xin cảm ơn tất cả các quý đại lý đã giúp đỡ em trong thời gian thực
tập. Em hi vọng tất cả các cô chú, anh chị các đại lý sẽ luôn đồng hành, luôn
giúp đỡ bản thân em trong thời gian làm việc sau này.
Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt

trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2018

Sinh viên


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi .................. 17
Bảng 4.1: Công việc thực hiện tại cơ sở ....................................................... 20
Bảng 4.2: Thống kê danh mục sản phẩm được phép lưu hành của công ty CP
TACN HAPPY Feed. ................................................................... 22
Bảng 4.3: Bảng chế độ khách hàng............................................................... 28
Bảng 4.4: Doanh thu của công ty HAPPY feed ............................................ 29
Bảng 4.5: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2015-2017 ................. 31
Bảng 4.6: Tình hình phát triển các loại vật nuôi chính và sản phẩm của tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2017 ................................................. 32
Bảng 4.7: Phân bố đàn lợn của tỉnh Bắc Giang ............................................. 33
Bảng 4.8: Quy mô đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang 2015 ............................. 34
Bảng 4.9: Số gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến 10/ 2015 ..... 37
Bảng 4.10: Sản lượng và doanh thu từ các đại lý tại Bắc Giang của công ty
CP TACN HAPPY feed trong tháng 01 năm 2017 ....................... 39


iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
CP

Cổ phần

CBNV

Cán bộ nhân viên

GRDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

NN&PHNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TAHH

Thức ăn hỗn hợp



iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ..................................................... 2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu .......................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................. 3
2.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang ........................................... 5
2.2. Tổng quan về thức thức ăn chăn nuôi ................................................... 7
2.2.1. Khái niệm và phân loại thức ăn chăn nuôi...................................... 7
2.2.2. Vai trò của sản xuất thức ăn đối với chăn nuôi ............................... 9
2.2.3. Nguồn gốc của thức ăn chăn nuôi .................................................. 9
2.2.4. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh ..................... 10
2.3. Các quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ................... 12
2.4. Một số văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc thú y . 13
2.5. Danh mục chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi ........................ 16
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...18
3.1. Đối tượng ........................................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ......................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ..................................... 18



v

3.4. Phương pháp tiến hành ....................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................... 19
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 19
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 20
4.1. Các công việc thực hiện tại cơ sở thực tập.......................................... 20
4.2. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất TACN tại nhà máy của công ty CP
TACN HAPPY Feed ................................................................................. 21
4.2.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty ....................................................... 21
4.2.2. Chế độ khách hàng của công ty CP TACN HAPPY FEED .......... 28
4.2.3. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh của công ty ...................... 28
4.3. Kết quả khảo sát tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ...... 30
4.3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi và chăn nuôi theo vùng và xã trọng
điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang........................................................... 30
4.3.2. Thực trạng ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-201730
4.3.3. Sản lượng và doanh tu từ các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi
của công ty HAPPY feed trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ........................... 38
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 40
5.1. Kết luận.............................................................................................. 40
5.2. Đề nghị .............................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 42

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng
trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn, gà, vịt được xếp hàng đầu
trong số các vật nuôi cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và phân
bón cho sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, góp
phần vào ổn định đời sống người dân. Cùng với xu hướng phát triển của xã
hội thì chăn nuôi cũng chuyển từ loại hình chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang
chăn nuôi tập trung trang trại, từ đó đã giúp cho ngành chăn nuôi nước ta đạt
được bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Đặc biết
nước ta cũng có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi như:
nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi và đặc biệt là sự đầu
tư, quan tâm của nhà nước…
Với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì ngành công nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ để đáp ứng như cầu sử dụng
của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên cùng với những sự phát triển mạnh mẽ đó là
những bất cập như: khó kiểm soát chất lượng, số lượng… dẫn đến vì lợi nhuận
mà các doanh nghiệp, cá nhân bỏ qua luật pháp và đạo đức con người để bỏ
thêm chất cấm sử dụng trong chăn nuôi cũng như sợ tồn dư của chất bảo vệ thực
vật vào trong thức ăn dẫn đến tổn hại sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu
dùng sản phẩm thực phẩm từ động vật đó.
Là một sinh viên khoa chăn nuôi thú y, em hiểu được tầm quan trọng của
sử dụng các chất cấm trong trong sản suất dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe người
tiêu dùng lớn như thế nào và từ đó em mong muốn được chuyển tới người chăn
nuôi các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đúng giá, đảm bảo chất lượng. Do đó em
quyết định thực hiện chuyên đề tốt nghiệp: “Tiếp cận thị trường và quảng bá


2

sản phẩm của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi HAPPY FEED thuộc tập

đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần thức ăn chăn
nuôi HAPPY Feed
- Đánh giá được hoạt động của các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Nắm được tình hình sử dụng thuốc thú y trong các trang trại, hộ chăn
nuôi tại tỉnh Bắc Giang.
- Kết quả khảo sát là tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu về thực
trạng của việc kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi tại Bắc Giang.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá trung thực, khách quan.
- Chủ động, tích cực trong công việc.
- Áp dụng các kĩ năng mềm trong công việc


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Lịch sử hình thành

- Công ty CP thức ăn chăn nuôi HAPPY feed là một công ty thành
viên của tập đoàn Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 10 năm 2016,
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: thức ăn chăn nuôi. Với 5 nhà máy sản
xuất thức ăn được đặt tại 5 tỉnh thành khác nhau trong cả nước. Trong đó
hiện có 4 nhà máy đang sản xuất là:
- Nhà máy Hà Nam, đặt tại kcn Châu sơn- phuờng Châu sơn- tp Phủ

lý- Hà Nam.
- Nhà máy Yên Bái, đặt tại kcn nam thành phố Yên Bái- tỉnh Yên Bái.
- Nhà máy Hải Dương, đặt tại Cẩm Phả- Hải Dương.
- Nhà máy bonbon, đặt tại huyện Tam Đảo- Vĩnh Phúc.
Và một nhà máy đang được xây dựng tại Khu công nghiệp Lệ Trạchthị xã Phổ Yên- Thái Nguyên.
Tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty HAPPY feed
quyết tâm xây dựng một thương hiệu HAPPY với chiến lược sản phẩm có
chiều sâu mang lại hệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có một
tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong
ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng
với sự phát triển của chăn nuôi cả nước HAPPY không ngừng tìm tòi,
nghiên cứu, phát triển các loại thức ăn đảm bảo được về chất lượng, sự an
toàn của sản phẩm và giá thành thấp.


4

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của tập đoàn
- Sau hơn 16 năm hoạt động, Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet đã có
những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường
và số lượng cán bộ chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản
trị. Hiện tại, Tập đoàn Đức Hạnh Marphave có 5 công ty thành viên và 12 chi
nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty CP thuốc thú y MPV, Công ty cổ
phần Nanovet, Công ty cổ phần BMG, Công ty HDH và công ty HAPPY
feed. Với nhiều mặt hàng kinh doanh như : thuốc thú y, vacxin, chế phẩm
sinh học, cám, rượu, bất động sản… với nhiều nhà máy có dây truyền sản
xuât công nghệ cao.
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của tập đoàn
- Tập đoàn có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000
CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sỹ, 29 Thạc sỹ, trên 500 bác

sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân công nghệ sinh học
có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh tế, kế toán,
luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy, điện
lạnh…có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và
các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành
nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến.
Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội,
Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước.
2.1.1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi HAPPY feed
HAPPY hiện nay là một trong các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
lớn trong nước. Sản phẩm của công ty HAPPY feed hiện đã có mặt tại hầu
hết các tỉnh thành miền bắc và miền trung, mặc dù sản phẩm mới được ra
mắt trong thời gian ngắn (hơn 1 năm ra mắt thị trường) sản phẩm được giới


5

chuyên môn đánh giá cao về chất lượng và giá rẻ. Hệ thống phân phối có
hơn 1000 đại lý trên khắp 2 miền.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Trong lịch sử, thời các vua Hùng, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh của
nước Văn Lang, dưới triều Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) thuộc huyện
Long Biên, thời Lý - Trần thuộc lộ Bắc Giang, thời Hậu Lê thuộc thừa tuyên
Kinh Bắc, sau đổi thành trấn Kinh Bắc, trấn Bắc Ninh. Dưới đời vua Minh
Mạng (năm thứ 2, 1821), Bắc Giang thuộc phủ Thiên Phúc, năm 1831, đổi
tên thành tỉnh Bắc Ninh. Ngày 10/10/1895 Toàn quyền Đông Dương ký
Nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang trên cơ sở hai phủ Đa Phúc, Lạng Giang
tách ra từ tỉnh Bắc Ninh. Ngày 27/10/1962, tỉnh Bắc Giang sáp nhập với tỉnh
Bắc Ninh trở thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 06/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc

hội khóa IX đã phê chuẩn chia tách tỉnh Hà Bắc, tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang. Bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/01/1997 đến nay.
Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chính. Trải qua nhiều
đời, họ đã hình thành nên các làng, bản với hình thức kinh tế và văn hoá
riêng biệt. Từ phương thức canh tác, chăn nuôi, từ nếp sinh hoạt, trang phục,
phong tục, tập quán cho đến cách nghĩ, cách làm và lối sống… đã tạo nên
truyền thống và đặc trưng của Bắc Giang. Làng truyền thống tiêu biểu còn
giữ được như: Làng gốm Thổ Hà; làng rượu Vân Hà (Việt Yên); làng bún
Đa Mai (thành phố Bắc Giang); làng mây tre đan Phúc Long, Phúc Tằng
(Tăng Tiến - Việt Yên); làng rèn sắt Đức Thắng (Hiệp Hoà); làng quan họ
Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên); làng tuồng Tân Dĩnh (Lạng Giang); làng chèo
Đồng Quan (Đồng Sơn - Yên Dũng); làng Then (Thái Đào - Lạng Giang)...


6

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống đấu tranh dựng nước và
giữ nước vẫn được giữ gìn và phát huy. Làng võ, làng vật ở Yên Thế, Hiệp
Hoà, làng thợ ở Yên Dũng; Làng Vân Xuyên (Hoàng Vân - Hiệp Hoà), vì cả
làng theo Cách mạng mà còn gọi là làng Đỏ; làng Sặt (Liên Sơn - Tân Yên)
là làng kháng chiến.
Qua các thời kỳ lịch sử, Bắc Giang luôn có những nhân tài, trí sỹ: Đào
Sư Tích; Thân Nhân Trung; Giáp Hải; Hoàng Công Phụ; Nguyễn Khắc Nhu;
Hoàng Hoa Thám; Nguyễn Văn Mẫn; Hà Thị Quế…
2.1.2.2. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37
phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang
là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu
quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn

100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và
Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp
tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01
thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động);
230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn).
2.1.2.3. Địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng
bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TPBắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục
Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các
huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn
tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai
còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng


7

được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng,
đậu tương, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích
toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực.
Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây
ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại
thuỷ sản khác.
2.1.2.4. Khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc.
Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí
hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%.
Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống.
Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển

các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
2.2. Tổng quan về thức thức ăn chăn nuôi
2.2.1. Khái niệm và phân loại thức ăn chăn nuôi
2.2.1.1. Khái niệm
Theo Lê Đức Ngoan và cộng sự (2004) [1] thức ăn là những sản phẩm
của thực vật, động vật, khoáng vật và các chất tổng hợp khác, mà động vật có
thể ăn, tiêu hóa, hấp thụ để duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển để tạo ra
các sản phẩm.
2.2.1.2. Phân loại
Theo nguồn gốc:
• Thức ăn có nguồn gốc động vật
• Thưc ăn có nguồn gốc thực vật
• Thức ăn có nguồn khoáng chất
• Thức ăn tổng hợp hóa học


8

• Vi sinh vật
• Phụ phẩm nông nghiệp
Theo tính chất:
• Thức ăn thô
• Thức ăn tinh
• Thức ăn tươi
• Thức ăn khoáng
• Thức ăn giàu năng lượng
• Thức ăn giàu protein
• Thức ăn thô khô
• Thức ăn ủ chua
Phân loại khác

• Thức ăn thương mại là loại thức ăn được sản xuất dùng để trao đổi,
mua bán trên thị trường.
• Thức ăn hỗ hợp hoàn chỉnh là loại thức ăn đã được phối trộn từ
nhiều loại nguyên liệu (ngô, cám gạo, thóc, khô đậu tương, bột huyết, bột
xương thịt, bột cá...) theo công thức đã lập đảm bảo đầy đủ các chất dinh cho
từng đối tượng vật nuôi (lợn con, lợn choai, lợn vỗ béo; lợn nái chửa, nái nuôi
con; gà thịt, gà đẻ...).
• Thức ăn đậm đặc là thức ăn hỗn hợp có hàm lượng dinh dưỡng cao
hơn so với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi dùng để pha trộn với các loại
nguyên liệu khác tạo thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
• Premix
• Thức ăn bổ xung


9

2.2.2. Vai trò của sản xuất thức ăn đối với chăn nuôi
Trong chăn nuôi, thức ăn được coi như “nguyên liệu” cho sản xuất
“công nghiệp”. Điều quan trọng hơn là cỗ máy “công nghiệp” chăn nuôi lại
vận hành liên tục không được phép dừng hoạt động sản xuất, dù chỉ một ngày,
nên nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đòi hỏi phải được đảm bảo một cách
đầy đủ kịp thời thường xuyên liên tục. Tính chất sản xuất và cung cấp thức
ăn, đặc điểm và tính hữu hiệu của thức ăn chăn nuôi sẽ quyết định tính chất,
đặc điểm và năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy phát triển sản xuất
đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn là một nội dung và là cơ sở quan
trọng của phát triển ngành chăn nuôi.
Thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều loại, có nguồn gốc khác nhau, về cơ
cấu, thức ăn cho chăn nuôi phải đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố:
chất thô, chất bột, đạm và muối khoáng v.v… Tuỳ theo mỗi phương thức
chăn nuôi và mỗi loại vật nuôi mà cơ cấu giữa các yếu tố này là khác nhau

cho phù hợp. Vì vậy việc khai thác và sản xuất thức ăn cho chăn nuôi cần
phải chú ý đảm bảo đủ cả lượng và chất của từng loại thức ăn cho từng loại
vật nuôi nhằm góp phần tái sản xuất nhanh đàn gia súc các loại.
2.2.3. Nguồn gốc của thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi bao gồm các chất như: protein, muối, khoáng, đạm,
canxi…và nhiều chất khác đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển
bình thường của động vật. Chúng đến từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau
như: động vật, thực vật, khoáng, nước…
Các nguồn cung cấp nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt
Nam hiện nay chủ yếu được nhập từ nước ngoài trong đó có các nước như:
Argentina, Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm thị phần lần lượt là 46,2%, 10,8% và
8,8%... theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công bố giá trị nhập
khẩu nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi vào tháng 9 năm 2016.


10

Trong đó nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ
chiếm một phần nhỏ. Nguyên nhân là do: sản xuất nông nghiệp theo hướng
thủ công dẫn đến làm tăng giá trị sản phẩm mặt khác còn sự tồn dư chất bảo
vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp.
2.2.4. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh
2.2.4.1. Tồn dư kháng sinh
* Khái niệm
- Theo Vi Thị Thanh Thủy (2011) [11], tồn dư kháng sinh và hormone
trong cơ thể động vật là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người
sử dụng vì những mục đích khác nhau trong chăn nuôi động vật, đã được
chuyển hóa trong cơ thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại
các mô, các phủ tạng. Hàm lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết
cho đến các giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

* Nguyên nhân và tác hại của tồn dư kháng sinh
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: Có thể do ý thức,
trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng thuốc... Dẫn lời ông Nguyễn
Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Bộ
NN&PTNT), “Do một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng quy định về thời gian
ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch, một số cơ sở nuôi vẫn còn lạm dụng
hóa chất kháng sinh cấm trong quá trình nuôi”.
- Tác hại của tồn dư kháng sinh:
+ Ảnh hưởng đến chất lượng thịt, lượng tồn dư kháng sinh trong thực
phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn
như: Thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi thịt không thơm. Nếu hàm lượng
thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, khi nấu thịt sẽ
có mùi của thuốc kháng sinh.
+ Một số hormone tác động lên chất lượng của thịt làm cho thịt mềm,


11

đồng thời làm biến đổi màu của thịt tươi hơn, đáp ứng được sở thích của một
số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có thể là gián tiếp đối với sức khoẻ
con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nếu
như thường xuyên ăn các loại thịt này.
2.2.4.2. Kháng kháng sinh
- Theo Alanis, (2005) [15], kháng kháng sinh khi con người sử dụng
thịt có tồn dư kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài. Một số hậu quả muộn
hơn như là: tạo ra những vi sinh vật kháng thuốc như chúng ta đã biết, các
kháng sinh và các tác nhân kháng khuẩn là những thuốc thiết yếu đối với việc
điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn trên người và trên gia súc. Khi sử dụng các
chất có hoạt tính kháng khuẩn kéo dài có thể gây ra sự kháng thuốc chọn lọc
đối với từng loại vi sinh vật gây bệnh. Một số kháng sinh sử dụng trong chăn

nuôi cũng được sử dụng để chữa trị bệnh cho con người.
- Người ta đã chứng minh được sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với
kháng sinh. Một số vi khuẩn có sự chọn lọc kháng thuốc chéo với các kháng
sinh dùng để chữa bệnh cho con người. Theo Giguere và cs (2007)
[16], nguyên nhân kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh có thể do đột
biến nhiễm sắc thể, do nhập đoạn gen mới chứa các plasmide qui định tính
kháng thuốc.
- Kháng kháng sinh sẽ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật
nuôi, tạo ra con giống yếu ớt, không sống được khi không có kháng sinh, gây
dị ứng ở trên người. Một số loại thịt có tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng
ngay sau khi sử dụng: Gây nên phản ứng quá mẫn cảm với những người nhạy
cảm kháng sinh, gây dị ứng lâu dài khó xác định và chữa trị. Một số kháng
sinh và hoá dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.


12

- Gassner và Wuethrich (1994) đã phát hiện sự hiện diện của chất
chloramphenicol tồn dư trong các sản phẩm thịt với việc không thể chữa trị
được bệnh thiếu máu không tái tạo ở người. Do vậy, ở Mỹ mới cấm sử dụng.
2.3. Các quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Điều 7 Nghị định 08/2010/NĐ-CP [7] về quản lý thức ăn chăn nuôi quy định:
“Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
1. Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp;
2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng;
3. Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận
chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi; có nơi
bày bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi

theo quy định của pháp luật”.
Điều 4: Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BNNPTNN ngày 05/05/2015
quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP [7] ngày
05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi: “Cơ sở kinh doanh
thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 7 Nghị định số
08/2010/NĐ-CP [7] ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn
nuôi. Một số quy định chi tiết về địa điểm, phương tiện vận chuyển và dụng
cụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi cụ thể như sau:
1. Nơi bày bán và bảo quản hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải thông
thoáng, đủ ánh sáng, không ẩm ướt; hạn chế được các ảnh hưởng của nhiệt
độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi
trường để đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi.
2. Có thiết bị cân đo chính xác và được định kỳ bảo dưỡng; dụng cụ
chứa đựng và dụng cụ đong, xúc hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm vệ
sinh, không bị han gỉ hoặc nhiễm mốc.


13

3. Nơi bày bán, bảo quản và các phương tiện vận chuyển, dụng cụ kinh
doanh hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải riêng biệt đối với thuốc bảo vệ thực
vật và các loại hóa chất độc hại khác”.
2.4. Một số văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc
thú y
- Nghị định số 64/2018/NĐ-CP [8] Qui định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản (17/05/2018).
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2018/NĐ-CP [8] quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,
thủy sản.
Theo đó, hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi

trồng thủy sản bị phạt tiền:
- Từ 50 đến 60 triệu đồng khi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS);
- Từ 70 đến 80 triệu đồng khi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản đến mức truy cứu TNHS nhưng cơ quan tiến hành tố tụng
có một trong các quyết định sau:
+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
+ Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự;
+ Quyết định đình chỉ điều tra;
+ Quyết định đình chỉ vụ án.
Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của
cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm gấp đôi
mức phạt tiền cá nhân.
Thông tư 28/2017/TT-BNNPTNT [4] về Danh mục sản phẩm, hàng
hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (08/01/2018). Thông tư này có hiệu lực thi


14

hành từ ngày 07 tháng 02 năm 2018.
Ngày 17/08/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
37/2017/QĐ-TTg [12] về việc bãi bỏ Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ban hành
danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.
Theo quy định hiện hành, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh,
nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục này phải phối hợp với cơ
quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Các tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng phải dựa trên
tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường để tiến hành kiểm tra
chất lượng trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường trong nước.

Như vậy, sắp tới các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước liên quan sẽ
không bắt buộc phải kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục
cho đến khi có hướng dẫn mới.
- Nghị định số 100/NĐ-CP [9] Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 39/2017/NĐ-CP [6] về quản lý TĂCN, thủy sản (23/08/2017).
Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 18/8/2017 [9] của Chính phủ bổ sung
khoản 5a sau khoản 5 Điều 29 như sau:
“Điều 29. Điều khoản chuyển tiếp:
5a. Đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hiệu lực lưu
hành trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 11 năm 2016 đến hết ngày 20
tháng 11 năm 2017 thì được tiếp tục lưu hành không quá 18 tháng”.
Nghị định 100/NĐ-CP [9] có hiệu lực từ ngày ký.
- Nghị định 39/2017/NĐ-CP [6] về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy
sản. (14/04/2017).
Ngày 04/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2017/NĐ-CP [6] về
quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.


15

Theo đó, thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định và có chất lượng phù
hợp với tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
- Mỗi sản phẩm có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được
đặt 01 tên thương mại tương ứng;
- Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới, sau khi được Bộ NN&PTNT
công nhận, nếu có nhu cầu lưu hành thì phải tiến hành công bố tiêu chuẩn áp
dụng và công bố hợp quy theo quy định.

Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc
theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành nhưng phải đáp ứng quy
định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Nghị định 39/2017/NĐ-CP [6] có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 và thay
thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP:
- Công văn số 133/CN-VP [14] về việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ điện
tử đối với nhóm thủ tục hành chính TĂCN sản xuất trong nước (27/02/2017).
- Thông tư 01/2017/TT-BNNPTNT [3] bổ sung Danh mục hóa chất,
kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam (17/01/2017).
- Thông tư 36/2016/TT-BNNPTNT [11] sửa đổi Thông tư 06/2016/TTBNNPTNT [3] Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong
TĂCN gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt
Nam (05/01/2017).
- Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT [2] về Danh mục, hàm lượng
kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với
mục đích kích thích sinh trưởng (03/06/2016).


16

2.5. Danh mục chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Bộ NN-PTNT vừa ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập
khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia
cầm tại Việt Nam.


17

Bảng 2.1: Danh mục chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi


STT

Tên hóa chất, kháng sinh

1

Carbuterol

2

Cimaterol

3

Clenbuterol

4

Chloramphenicol

5

Diethylstilbestrol (DES)

6

Dimetridazole

7


Fenoterol

8

Furazolidon và các dẫn suất nhóm Nitrofuran

9

Isoxuprin

10

Methyl-testosterone

11

Metronidazole

12

19 Nor-testosterone

13

Ractoparnine

14

Salbutamol


15

Terbutaline

16

Stilbenes

17

Trenbolone

18

Zeranol

19

Melamine (với làm lượng Melamine trong thức ăn
chăn nuôi lớn hơn 2,5mg/kg)

20

Bacitracin ZN

21

Carbadox

22


Olaquidox


18

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Đối tượng
- Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi HAPPY FEED
- Hệ thống đại lý kinh doanh TACN trong khu vực Bắc Giang.
- Các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn Bắc Giang.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm:
+ Công ty CP TACN tại xóm Thanh Tân, Trung Thành, Phổ Yên, Thái Nguyên.
+ Các đại lý có kinh doanh TACN tại địa bàn tỉnh Bắc Giang.
+ Các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: 18/11/2017-18/5/2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
- Khảo sát tình hình sản xuất TACN tại công ty cổ phần HAPPY Feed.
+ Cơ bộ máy và tổ chức của công ty CP TACN HAPPY Feed.
+ Hệ thống chất lượng, cơ sở hạ tầng của công ty CP TACN HAPPY Feed.
+ Danh mục các sản phẩm của công ty CP TACN HAPPY Feed.
+ Cơ cấu tỷ lệ sản phẩm TACN.
+ Tình hình kinh doanh chung của công ty.
- Khảo sát tình hình kinh doanh các sản phẩm TACN trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang.
+ Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
+ Số lượng các đại lý kinh doanh TACN trên địa bàn.
+ Kết quả thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh của các đại lý.

+ Tình hình kinh doanh TACN tại các đại lý.
- Khảo sát sơ bộ tình hình sử dụng các sản phẩm TACN tại các trang
trại và hộ chăn nuôi.
+ Cơ cấu nhóm sản phẩm đang sử dụng chủ yếu.


×