Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.62 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THANH THẢO

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THANH THẢO

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành

: Kinh tế phát triển

Mã số

: 60.31.01.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thanh Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 2
5. Bố cục đề tài........................................................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu.............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN....................................................................... 9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN.......................... 9
1.1.1. Công nghiệp chế biến thủy sản.......................................................................... 9

1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp chế biến thủy sản....................... 10
1.1.3. Vai trò của công nghiệp chế biến thuỷ sản................................................ 12
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN........................................................................................................................................ 13
1.2.1. Phát triển quy mô công nghiệp chế biến thuỷ sản................................. 13
1.2.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực trong công nghiệp chế biến thủy sản
........................................................................................................................................................ 14
1.2.3. Nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm chế biến thủy sản......17
1.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm......................................................... 18
1.2.5. Phát triển các mô hình liên kết trong chế biến sản phẩm thuỷ sản
....................................................................................................................................................... 19
1.2.6. Đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất..............20
1.2.7. Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản với bảo vệ môi trường. 21
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN......................................................................................... 22


1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên.......................................................................... 22


1.3.2. Nhân tố về kinh tế.................................................................................................. 23
1.3.3. Nhân tố về xã hội.................................................................................................... 24
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY
SẢN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC.......................................................... 26
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại tỉnh
Kiên Giang.......................................................................................................................................... 26
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại tỉnh Tiền

Giang..................................................................................................................................................... 27
1.4.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại tỉnh

Khánh Hoà.......................................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA..........30
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TP.ĐÀ NẴNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN......30
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên...................................................................... 30
2.1.2. Đặc điểm về tình hình kinh tế.......................................................................... 33
2.1.3. Đặc điểm về tình hình xã hội........................................................................... 37
2.1.4. Đặc điểm về năng lực của các dịch vụ hậu cần nghề cá....................39
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY
SẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................................................................... 39
2.2.1. Thực trạng phát triển quy mô công nghiệp chế biến thủy sản........39
2.2.2. Thực trạng gia tăng các yếu tố nguồn lực trong công nghiệp chế
biến thủy sản...................................................................................................................................... 42
2.2.3. Thực trạng về nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm chế biến
thủy sản................................................................................................................................................ 49
2.2.4. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm.................................................... 53


2.2.5. Thực trạng về phát triển các mô hình liên kết trong khai thác và
chế biến sản phẩm thuỷ sản....................................................................................................... 55
2.2.6. Thực trạng về công nghệ chế biến thuỷ sản............................................. 56
2.2.7. Thực trạng về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp chế biến
thuỷ sản................................................................................................................................................ 58
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................................................... 60
2.3.1. Những mặt thành công......................................................................................... 60
2.3.2. Những mặt hạn chế................................................................................................ 61
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế.......................................................... 62

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020......................... 65
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................65
3.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại
thành phố Đà Nẵng......................................................................................................................... 65
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp chế
biến thủy sản...................................................................................................................................... 69
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020......................................................... 73
3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô cơ sở vật chất.................................................. 73
3.2.2. Giải pháp nguồn nguyên liệu cho chế biến............................................... 74
3.2.3. Giải pháp năng lực và công nghệ chế biến thủy sản............................75
3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường.................................................................. 77
3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn lao động trong chế biến thuỷ sản.........79
3.2.6. Giải pháp về vốn đầu tư...................................................................................... 80
3.2.7. Giải pháp về chất lượng sản phẩm................................................................ 81


3.2.8. Giải pháp về phát triển chuỗi liên kết trong chế biến thuỷ sản......82
3.2.9. Giải pháp về môi trường..................................................................................... 83
3.3. KIẾN NGHỊ............................................................................................................................. 84
3.3.1. Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng...................84
3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...........85
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTT

: An toàn thực phẩm

CSH

: Chủ sở hữu

EU

: Liên minh Châu Âu

KCN

: Khu công nghiệp

MMTB

: Máy móc thiết bị

SX-KD

: Sản xuất-kinh doanh

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND


: Ủy ban nhân dân

VCCI

: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VĐL

: Vốn điều lệ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Tổng diện tích và cơ cấu đất đai tại thành phố Đà Nẵng

31

2.2.

Sản lượng thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng qua các năm

32


2.3.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại Đà Nẵng qua các năm

33

2.4.

Tình hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế TP Đà Nẵng qua
các năm

34

2.5.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đà Nẵng qua
các năm

37

2.6.

Dân số và lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng
qua các năm

38

2.7.


Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản của thành
phố Đà Nẵng qua các năm

39

2.8.

Số lượng các cơ sở chế biến thuỷ sản tại Đà Nẵng

40

2.9.

Cơ cấu các cơ sở chế biến thuỷ sản tại Đà Nẵng phân
theo thành phần kinh tế

41

2.10.

Cơ cấu vốn SX-KD của các doanh nghiệp chế biến thủy
sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

42

2.11.

Quy mô vốn CSH các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tại
thành phố Đà Nẵng


43

2.12.

Quy mô lao động ngành chế biến thuỷ sản Đà Nẵng qua
các năm

44

2.13.

Trình độ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản tại Đà
Nẵng qua các năm

45

2.14.

Phân loại các MMTB của các doanh nghiệp chế biến

45


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


thuỷ sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.15.

Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị trong ngành
chế biến thuỷ sản tại Đà Nẵng tính đến năm 2014

46

2.16.

Năm sản xuất của máy móc, thiết bị trong ngành chế
biến thuỷ sản tại Đà Nẵng

47

2.17.

Nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản từ nguồn khai thác và
nuôi trồng tại thành phố Đà Nẵng

49

2.18.

Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chính của thành phố
Đà Nẵng

50

2.19.


Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng

50

2.20.

Số lượng doanh nghiệp đáp ứng đử điều kiện VSATTP
và được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế

51

2.21.

Thống kê lô hàng lô hàng sản phẩm thuỷ sản không đạt
yêu cầu về chất lượng ATTP năm 2014

52

2.22.

Các thị trường xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản chính của
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

54

2.23.

Cơ cấu thị trường tiêu sản phẩm thuỷ sản


55

2.24.

Tình trạng của máy móc, thiết bị trong ngành chế biến
thuỷ sản tại Đà Nẵng khi lắp đặt

57

2.25.

Phương thức hoạt động của máy móc, thiết bị trong
ngành chế biến thuỷ sản tại Đà Nẵng

57

2.26.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thành phố Đà Nẵng

60

3.1.

Quy hoạch phát triển thuỷ sản thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020

72



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1.

Tốc độ tăng trưởngkinh tế thành phố Đà Nẵng qua các
năm

34

2.2.

Cơ cấu tổng sản phẩm thành phố Đà Nẵng năm 2014

35

2.3.

Dân số và lực lượng lao động thành phố Đà Nẵng qua
các năm

38

2.4.


Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến thuỷ sản

40

2.5.

Số lượng các cơ sở chế biến thuỷ sản tại Đà Nẵng

41

2.6.

Cơ cấu nguồn nguyên liệu chế biến thuỷ sản tại thành
phố Đà Nẵng năm 2014

48


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thủy sản Việt nam có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc
dân, đóng góp cho GDP khoảng 4%. Trong cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp, thủy
sản chiếm 21% tỷ trọng. Những năm gần đầy xuất khẩu thủy sản đứng vị trí
thứ ba sau dầu thô và may mặc, là một trong những lĩnh vực xuất khẩu thu về
ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Từ 300 triệu USD năm 1992, thủy sản đã đạt kim
ngạch xuất khẩu hơn 7 tỷ USD năm 2014.
Trong đó công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng (đặc

biệt là các sản phẩm thủy sản đông lạnh) là một trong những ngành công
nghiệp chủ lực, đã đóng góp một phần vào thành công của ngành thủy sản cả
nước, và có ý nghĩa quan trọng trong việc đem lại nguồn thu ngoại tệ cho
thành phố Đà Nẵng. Do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu đến khía cạnh
kinh tế, kỹ thuật phát triển của công nghiệp chế biến thuỷ sản tại thành phố
Đà Nẵng. Tuy nhiên, những công trình này chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong một
thời gian nhất định.
Hiện nay, do tình hình thế giới và trong nước đã có những thay đổi lớn,
công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố cũng đã gặp sự cạnh tranh gay
gắt trên thị trường, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, liên tục va vấp các
hàng rào kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh, các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm
thủy sản càng ngày càng nâng cao. Các giải pháp để tiếp tục giữ vững thị
trường, tiếp tục phát triển bền vững là vấn đề đặt ra cho công nghiệp chế biến
thủy sản do vậy việc nghiên cứu “Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại
thành phố Đà Nẵng” là cần thiết và cấp bách.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản
- Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành
phố Đà Nẵng
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến
thủy sản tại thành phố Đà Nẵng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung của phát triển
công nghiệp chế biến thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng
- Về không gian: Các nội dung trên được tiến hành nghiên cứu tại thành
phố Đà Nẵng
- Về thời gian: Thực trạng được phân tích từ năm 2010 đến 2014. Các
giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Kế thừa các thông tin tư liệu, tài liệu hiện có từ các cơ quan trung ương
và địa phương, các tổ chức quốc tế, các trường đại học và các Viện nghiên
cứu trong và ngoài nước liên quan đến công nghiệp chế biến thủy sản, các số
liệu của Tổng Cục thống kê Việt Nam và Cục thống kê của thành phố Đà
Nẵng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương
pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh để đánh giá thực tiễn, từ đó để


3

đưa ra các giải pháp góp phần phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại địa
bàn thành phố Đà Nắng
5. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và phần kết luận. Trong đó,
phần nội dung bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản phát triển công nghiệp chế
biến thuỷ sản.
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại
thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại

thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
6. Tổng quan tài liệu
Trên thế giới cũng như ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về ngành kinh tế thủy sản nói chung và công nghiệp chế biến thủy sản nói
riêng. Để nghiên cứu vấn đề này, luận văn đã tham khảo một số tài liệu và
công trình nghiên cứu sau đây:
- Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung (2005). Giáo trình kinh tế thủy
sản, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội. Giáo trình đã nêu được những
vấn đề lý luận chung về vị trí của ngành thuỷ sản trong nông nghiệp và trong
nền kinh tế Việt Nam, những đặc điểm của ngành thuỷ sản nói chung và
ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng, các quan hệ sản xuất trong ngành thuỷ sản
Việt Nam, đồng thời cũng đề cập những vấn đề kinh tế sử dụng nguồn lực và
nguồn lợi thuỷ sản; kinh tế học về nuôi trồng, khai thác, chế biến và thị trường
thuỷ sản ở Việt Nam cũng như vấn đề về quản lý nhà nước đối với ngành thuỷ
sản Việt Nam. Trong đó, có phần nội dung về công nghiệp chế biến thủy sản,
đã nêu rõ được vị trí, vai trò của công nghiệp chế biến thủy sản trong ngành
thủy sản nói riêng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung, mối quan hệ của
công nghiệp chế biến thủy sản trong hệ thống kinh tế thủy sản.


4

- Phan Thị Thanh Quế (2005). Giáo trình Công nghệ chế biến thuỷ hải
sản,Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Giáo trình đã giới thiệu các thành
phần hoá học và tính chất của động vật thuỷ sản, cũng như ảnh hưởng của
chúng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến các sản phẩm lạnh,
sản phẩm đông lạnh và các sản phẩm khác chế biến từ nguồn nguyên liệu thủy
sản, từ đó nêu ra các phương pháp đánh bắt, sơ chế, vận chuyển và bảo quản
thích hợp cũng như một số qui trình công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản và
cách điều khiển qui trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Bùi Quang Bình (2012). Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Giáo trình có một phần nội dung viết về
công nghiệp, đã nêu lên được vị trí, vai trò của công nghiệp trong quá trình
phát triển nền kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng công nghiệp và đưa ra
các mô hình phát triển công nghiệp.
- Ronald D.Zweig, Hà Xuân Thông, Lê Thanh Lựu và cộng sự
(2005).Việt Nam: Nghiên cứu ngành thủy sản, Chương trình Quỹ Uỷ thác toàn
cầu của Nhật Bản dành cho Phát triển thuỷ sản bền vững của Việt Nam và
Ngân hàng thế giới. Báo cáo nêu rõ hiện trạng và xu thế nghành thuỷ sản, các
chính sách và khung pháp chế, dịch vụ hỗ trợ ngành thuỷ sản, những thách
thức và cơ hội, thị trường và chế biến thuỷ sản, cũng như các ưu tiên phát
triển ngành. Nghiên cứu đi sâu vào việc xem xét hiện trạng và các nhu cầu
trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản và quản lý nguồn lợi ở Việt
Nam, xác định những lĩnh vực then chốt nhất để xác định những can thiệp có
thể trong ngành thuỷ sản nhằm nâng cao quản lý và tối ưu hoá những lợi ích
thu được thông qua việc sử dụng bền vững các nguồn lợi thuỷ hải sản cho
phát triển sản xuất và nuôi trong trong thuỷ sản; từ đó có những tác động
nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng sản lượng và cải thiện quản lý môi trường
trên cơ sở phát triển bền vững.


5

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2010).
Quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020. Đà Nẵng, tháng 11 năm 2010. Đề án nhằm đánh giá các yếu tố
cơ bản tác động đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thông thành phố
Đà Nẵng, khái quát thực trạng phát triển ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn thời kỳ 1997-2008 từ đó đề ra định hướng phát triển và quy hoạch
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó có đánh giá về thực

trạng phát triển của ngành thuỷ sản bao gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi
trồng, chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, theo đó đề ra định hướng
và quy hoạch ngành thuỷ sản đến năm 2020.
- Nguyễn Thị Thu Hương (2008). Phát triển công nghiệp chế biến thủy
sản theo định hướng xuất khẩu tại thành phố Đà Nẵng,Luận án tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã đánh giá một cách chi tiết và cụ thể về
tình hình hoạt động của ngành công nghiệp chế biến thủy sản theo định hướng
xuất khẩu như quy mô chế biến, khai thác, nuôi trồng và lao động trong ngành
công nghiệp chế biến. Tác giả cũng sử dụng ma trận SWOT để đánh giá khả
năng phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, từ đó tìm
ra những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội phát triển ngành chế biến thủy sản
xuất khẩu. Tác giả phân tích thực trạng và tình hình phát triển công nghiệp
chế biến thủy sản theo định hướng xuất khẩu và thông qua đó đưa ra những
giải pháp thiết thực thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng
xuất khẩu như giải pháp phát triển nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và các
giải pháp thu hút nguồn nguyên liệu cho ngành thủy sản.
- Nguyễn Kim Phúc (2011). Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành
thủy sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Luận án đã đi sâu vào việc nghiên cứu chất lượng tăng trưởng của ngành thủy
sản Việt Nam. Dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng


6

như tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sản, giá trị sản xuất thuỷ sản, tốc
độ tăng trưởng tàu thuyền khai thác thuỷ sản, và tốc độ tăng trưởng nuôi trồng
thuỷ sản; tác giả đã lập luận, phân tích về các đặc điểm ngành thủy sản Việt
Nam và thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản. Từ đó nêu lên một
số vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình tăng trưởng ngành thuỷ sản
đến năm 2020 cũng như kiến nghị các chính sách cải thiện chất lượng tăng

trưởng ngành thuỷ sản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam.
- Trần Thị Thơm (2011). Phát triển bền vững ngành thuỷ sản thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Đà
Nẵng. Luận văn đã đánh giá được thực trạng và sự đóng góp của ngành thuỷ sản
đến sự phát triển của thành phố. Ngoài ra luận văn còn phân tích tiềm năng phát
triển của ngành cũng những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển
ngành thuỷ sản, nghiên cứu thực trạng khai thác, nuôi trồng, sản xuất thuỷ sản
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó, luận văn đã đề ra những giải pháp về
đầu tư, nguồn nhân lực, tài nguyên môi trường và các chính sách có liên quan
trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
nhằm phát triển bền vững ngành thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng.

- Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Đinh Yến Oanh, Phan Văn Phùng và
cộng sự (2012).Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu
ở thành phố Cần Thơ theo phương pháp PACA. Kỷ yếu khoa học
2012,Trường Đại học Cần Thơ 2012, 38-46. Từ những số liệu thứ cấp và
phương pháp tham vấn chuyên gia, đồng thời áp dụng phương pháp phân tích
lợi thế cạnh tranh theo PACA gồm hai công cụ cơ bản là Mô hình năm động
lực của Michael Porter nhằm xác định tình hình hiện tại của ngành hàng dựa
vào năm nhóm động lực và mô hình kim cương của Michael Porter nhằm dự
báo những lợi thế và bất lợi thế trong quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh


7

của ngành hàng . Bài viết nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của ngành chế biến
thuỷ sản xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ bằng việc phân tích dưới các góc độ
nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay
thế, chiến lược kinh doanh, ngành nghề phụ trợ, các định chế hỗ trợ và điều

kiện về cầu. Từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại thành phố Cần Thơ.
Nguyễn Thị Thúy Vinh (2014).Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh
Nghệ An, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Luận án
đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị
thủy sản, khái quát tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và Việt
Nam, các quan điểm về chuỗi giá trị thủy sản, phân tích chuỗi giá trị thủy sản
tại tỉnh Nghệ An; và một số khía cạnh phân tích chuỗi giá trị thường được áp
dụng. Từ việc phân tích luận án đã phát hiện được sự thiếu bền vững của mối
liên kết và trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi thủy sản tại Nghệ
An; sự thiếu công bằng trong việc phân phối chi phí và lợi ích của các tác
nhân, và sự chưa hoàn toàn thỏa mãn của người tiêu dùng về sự phục vụ và
chất lượng sản phẩm của chuỗi. Theo đó, luận án đã đưa ra các nhóm giải
pháp để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An trong thời
gian tới.
Những tác phẩm và bài viết nói trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh
khác nhau của ngành thuỷ sản Việt Nam và quá trình phát triển công nghiệp
chế biến thuỷ sản . Bên cạnh đó, các tác phẩm và bài viết nói trên cũng đề cập
đến vai trò của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, môi trường
và toàn cầu hóa trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản ở
Việt Nam nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Tuy nhiên do kinh tế thế giới và trong nước có những chuyển biến lớn,
công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng


8

đang đối mặt với những thử thách mới về chất lượng sản phẩm, các rào cản kỹ
thuật và thương mại quốc tế đối với sản phẩm xuất khẩu, vấn đề bảo vệ môi
trường trong phát triển thủy sản; việc phát triển chuỗi liên kết trong chế biến

thuỷ sản để gia tăng giá trị sản phẩm , v.v... Do đó chưa có công trình nào
nghiên cứu toàn diện các vấn đề nêu trên trong phát triển công nghiệp chế
biến thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của
các nghiên cứu trước đó, đồng thời cập nhật thực trạng phát triển công nghiệp
chế biến thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng cũng như tìm hiểu về các vấn đề nêu
trên; luận văn sẽ đề ra các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản
tại thành phố Đà Nẵng.


9

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
1.1.1. Công nghiệp chế biến thủy sản
a. Thủy sản
Thuỷ sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem
lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng
thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
b. Hệ thống kinh tế thủy sản
Hệ thống kinh tế thuỷ sản là tổng thể quan hệ sản xuất của ngành thủy
sản; biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, những
hình thức tổ chức sản xuất, phân phối, trao đổi trong các lĩnh vực nuôi trồng,
khai thác, chế biến sản phẩm thủy sản và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà
nước đối với ngành thủy sản.
c. Công nghiệp chế biến thuỷ sản
Công nghiệp chế biến thuỷ sản là công nghiệp làm thay đổi về chất nguyên
liệu thuỷ sản thành nhiều loại sản phẩm khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng của

xã hội, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đặc biệt trong xuất khẩu.

Chế biến thủy sản là công nghiệp chế biến quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Với một đất nước có nhiều sản lượng thủy sản đa dạng, nguồn
nguyên liệu phong phú như nước ta, chế biến thủy sản tạo ra những sản phẩm
có giá trị gia tăng.
d. Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản
Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản là quá trình nâng cao tỷ trọng
của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản trong toàn bộ các ngành kinh


10

tế của một địa phương, vùng hay một quốc gia.
Để phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản, có 02 con đường đó là
phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản cần được nhìn nhận dưới góc
độ phát triển hướng tới chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh
xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết
hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp chế biến thủy sản với góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp chế biến thủy sản
- Sản phẩm thủy sản sau chế biến có giá trị gia tăng nhờ vào chất lượng
cao và phù hợp với thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng trong nước cũng như
nước ngoài. Sản phẩm chế biến đạt chất lượng cao phụ thuộc phần lớn vào
giai đoạn bảo quản-ban đầu sau khi thu hoạch. Về mặt cơ học, thuỷ sản (tôm,
cua, cá, nhuyễn thể…) phải không bị xây xát, nguyên con, tươi sống. Sau khi
phân loại, thông thường được bảo quản bằng nước đá và đông lạnh. Có quy

trình bảo quản đối với từng loại nguyên liệu. Thủy sản thuộc loại dễ ôi thiu,
đặc biệt nhanh hư hỏng khi nhiệt độ không khí tăng cao ở các xứ nhiệt đới
như nước ta. Bảo quản đông lạnh luôn đi liền với chế biến thủy sản. Thuỷ sản
nhanh hư hỏng chủ yếu là do các quá trình thủy phân và phân hủy protein do
hệ vi sinh vật và hệ enzim nội tại gây ra. Quá trình này diễn ra càng nhanh khi
nhiệt độ càng cao.
- Sản phẩm chế biến từ thủy sản rất đa dạng do sự đa dạng về nguyên
liệu, đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu rất khác nhau của người tiêu dùng.
Thiết bị và quy trình công nghệ bảo quản, chế biến do vậy cũng rất đa dạng.


11

Mặt hàng chế biến thủy sản có từ cách ăn truyền thống cho đến hiện đại: tươi
sống, khô,hun khói, muối đến đông lạnh, đồ hộp, phi lê hoặc shasimi.
- Chất lượng sản phẩm thủy sản đòi hỏi càng ngày phải tăng cao do đó
vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản phải được đảm bảo nghiêm ngặt. Đây
cũng là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu muốn giữ vững
và mở rộng thị trường nước ngoài.
-Công nghiệp chế biến thủy sản gắn liền với nhà máy, kho tàng, thiết
bị,v.v.. cần phải duy trì hoạt động trong mọi tình huống, đảm bảo sản xuất do
đó cần có nguồn nguyên liệu ổn định, đồng thời cần gắn với quy hoạch ở tầm
vĩ mô, phát triển các trung tâm chế biến thủy sản và vùng nguyên liệu tập
trung phù hợp giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam
- Công nghiệp chế biến thủy sản liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là ô nhiễm nước và mùi độc hại. Nước thải chế biến thủy sản
là nước thải hữu cơ có chứa dầu (mỡ) và đạm động vật gây thối nhanh nên cơ
bản phải xử lý bằng phương pháp sinh học là phù hợp. Mặt khác, khi nguyên
liệu không được bảo quản tốt hoặc các nội tạng loại bỏ không được thu dọn
cẩn thận se bốc mùi ô nhiễm. Bởi vậy các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần

có quy trình xử lý chất gây ô nhiễm môi trường, coi đó là một yêu cầu bắt
buộc trong sản xuất của doanh nghiệp.
-Công nghiệp chế biến thủy sản ở nước ta bao gồm công nghiệp chế
biến sản phẩm thủy sản sơ chế như đông lạnh, phơi khô và ướp muối và công
nghệ chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng. Công nghệ chế biến sản
phẩm thủy sản sơ chế là công nghệ chế biến đơn giản có mục đích bảo vệ sản
phẩm thủy sản để bán nguyên liệu cho tái chế. Công nghệ chế biến sản phẩm
thủy sản có giá trị gia tăng là công nghệ chế biến tiên tiến, có kỹ thuật cao, tạo
ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng trong chế biến.


12

1.1.3. Vai trò của công nghiệp chế biến thuỷ sản
a. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Với tốc độ phát triển về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành công
nghiệp chế biển thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các cơ sở sản xuất không
ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới. Đây cũng là lĩnh vực phát triển rất
nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực
và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thuỷ sản.
b. Nguồn xuất khẩu quan trọng
Xuất khẩu thuỷ sản năm 2014 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm
2013, chiếm 5,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Giá trị kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản thông qua chế biến ngày càng tăng, phục vụ đắc lực cho
việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có
mặt và đứng vững trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị
trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nga.
c. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân
Việt Nam

Công nghiệp chế biến thuỷ sản góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm
trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Trong thời gian tới, các mặt hàng chế biến thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao
trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
d. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Công nghiệp chế biến thuỷ sản là một trong những ngành cung cấp
lương thực, thực phẩm trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế
quốc dân, công nghiệp chế biến thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương
thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin
cho thức ăn, tránh việc phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài


13

e. Xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động:
Sự phát triển của công nghiệp chế biến thuỷ sản đã kéo theo sự phát
triển của nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ sản, tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN THỦY SẢN
1.2.1. Phát triển quy mô công nghiệp chế biến thuỷ sản
a. Gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ
sản
- Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản là chỉ tiêu tổng hợp
phản ảnh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp chế
biến thuỷ sản tạo ra trong một thời gian nhất định. Giá trị sản xuất công
nghiệp chế biến thủy sản được tính theo giá cố định và giá hiện hành. Tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thủy sản được tính bằng giá
cố định.Gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản thể hiện sự
phát triển của ngành.

(VA/GO)=(GO-IC)/GO
Trong đó VA: giá trị tăng thêm
GO: Giá trị sản xuất
IC: Chi phí trung gian
- Tốc độ tăng trưởng liên hoàn: thể hiện sự biến đổi của đối tượng
nghiên cứu giữa 2 giai đoạn liên tiếp (hoặc 2 năm liên tiếp) và được tính theo
công thức:
y  Yi  Yi1 100%
i

Y
i1

Trong đó: yi: tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp chế biến
thuỷ sản
Yi: giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản giai đoạn i


×