Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRỌNG CÚC

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Cúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
ng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................. 2


3. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 8
6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài................................9
7. Kết cấu của luận văn.............................................................................9
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRỒNG TRỌT..............................................................................................10
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG
TRỌT...................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm kinh tế trang trại trồng trọt...........................................10
1.1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trạng trồng trọt....................... 11
1.1.3. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại trồng trọt................................ 15
1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại trồng trọt...........................................17
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRỒNG TRỌT........................................................................................18
1.2.1. Gia tăng số lượng các trang trại trồng trọt.....................................19
1.2.2. Gia tăng nguồn lực cho trang trại trồng trọt.................................. 19
1.2.3. Tổ chức sản xuất cho trang trại trồng trọt......................................21
1.2.4. Thị trường cho sản phẩm của trang trại trồng trọt......................... 24
1.2.5. Gia tăng kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt..........................25
1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế trang trại trồng trọt..........26
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG............................................................. 31


1.3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................31
1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội...............................................................31
1.3.3. Yếu tố chính sách của địa phương về phát triển trang trại.............32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐĂKLĂK............................................................36
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐẮK LẮK..............................36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...............................................................41
2.1.3. Chính sách của địa phương về phát triển trang trại.......................45
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH
ĐẮK LẮK...............................................................................................47
2.2.1. Tình hình gia tăng số lượng các trang trại trồng trọt..................... 47
2.2.2. Tình hình gia tăng nguồn lực cho trang trại trồng trọt...................50
2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất trang trại trồng trọt............................. 60
2.2.4. Tình hình thị trường cho sản phẩm của trang trại trồng trọt..........63
2.5.5. Tình hình kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt........................ 66
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI TRỒNG TRỌT..............................................................................74
2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................74
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế...................................................................75
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.........................................................77
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT
Ở TỈNH ĐĂKLĂK........................................................................................80
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRANG
TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐĂKLĂK............................................. 80
3.1.1. Quan điểm về phát triển trang trại trồng trọt ở tỉnh ĐăkLăk.........80


3.1.2. Định hướng.........
80
3.1.3. Mục tiêu ......................................................................................... 82
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM
2020 .........................................................................................................

83


3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển TTTT ......................... 84
3.2.2. Giải pháp thúc đẩy gia tăng số lượng TTTT .................................. 86
3.2.3. Giải pháp gia tăng nguồn lực cho TTTT ........................................

92

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức sản xuất ........................................... 97
3.2.5. Giải pháp mở rộng thị trường .........................................................

98

3.2.6. Giải pháp tăng cường liên kết sản xuất các trang trại .................. 100
3.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả ........................................................ 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

Ý NGHĨA

DTTN

Diện tích tự nhiên

PTNT


Phát triển nông thôn

TT

Trang trại

TTTT

Trang trại trồng trọt

KTTT

Kinh tế trang trại

KTTTTT

Kinh tế trang trại trồng trọt

GTSX

Giá trị sản xuất

KH

Kế hoạch

TH

Thực hiện


NSNN

Ngân sách nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân



Quyết định

SL

Số lượng

TP

Thành phố

BQ

Bình quân

GDP

Tốc độ tăng trưởng

TX


Thị xã

ĐVT

Đơn vị tính

DN

Doanh nghiệp

ĐTCHN

Đất trồng cây hằng năm

ĐTCLN

Đất trồng cây lâu năm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

2.1

Tiềm năng phát triển nông nghiệp theo các vùng sinh

thái tỉnh ĐăkLăk

38

2.2

Phân loại diện tích đất trong phát triển nông nghiệp tỉnh
ĐăkLăk năm 2013

39

2.3

Tăng trưởng kinh tế theo GDP theo giá so sánh 1994
của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2013

93

2.4

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2008-2013

44

2.5

Các loại hình trang trại phân bố theo vùng sinh thái năm
2013


49

2.6

Tình hình sử dụng đất trang trại phân theo địa bàn tỉnh
Đắk Lắk năm 2013

51

2.7

Đặc điểm chủ trang trại ở tỉnh Đắk Lắk năm 2013

56

2.8

Tình hình lao động phân theo loại hình trang trại tỉnh
Đắk Lắk năm 2013

57

2.9

Tình hình lao động trang trại phân theo địa bàn, tỉnh
Đắk Lắk năm 2013

59

2.10


Giá trị sản xuất trang trại phân theo địa bàn tỉnh ĐắkLắk
năm 2013

67

2.11

Thu nhập bình quân 1 trang trại phân theo ngành sản
xuất, tỉnh Đắk Lắk năm 2013

70

3.1

phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020

91


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Tình hình phát triển trang trại trồng trọt tỉnh Đắk Lắk

giai đoạn 2007-2013

48

2.2

Cơ cấu các loại hình trang trại phân bố theo vùng sinh
thái 2013

49

2.3

Tình hình vốn đầu tư của trang trại trồng trọt tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2007-2013

54

2.4

Tỷ lệ cơ cấu thu nhập của trang trại

68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực

trung tâm của vùng. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Cămpuchia.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 15 đơn vị hành chính, 1 thành phố, 1 thị xã và 15
huyện lỵ; diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.125,37 km 2, dân số năm 2013 toàn
tỉnh khoảng hơn 1,8 triệu người, chiếm 24% về diện tích và 36,3% về dân số
vùng Tây Nguyên. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132,4 người/km 2.
Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh
trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Mạng giao thông liên vùng
tạo điều kiện cho Đắk Lắk mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng Tây
Nguyên và Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và cả nước, tăng
cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh về mở rộng thị
trường và hợp tác kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh ĐắkLắk phát
triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, trong đó có kinh tế trang trại trồng
trọt.
Trang trại trồng trọt là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp được hình
thành trên cơ sở kinh tế hộ, tự chủ trong cơ chế thị trường mang tính chất sản
xuất hàng hóa với quy mô lớn, sử dụng được nguồn lao động nông thôn dồi
dào. Các chủ trang trại hầu hết đều xuất thân từ kinh tế hộ nông dân sản xuất
giỏi, vừa có kiến thức sản xuất vừa có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, am hiểu
thị trường, biết tận dụng lợi thế và tiềm năng đất đai để làm giàu cho gia đình
và xã hội.


2

Căn cứ các chủ trương về phát triển kinh tế trang trại đã được nêu trong
Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát
triển nông nghiệp và nông thôn; Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày
02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại; Nghị quyết số 26-NQ/TW,

ngày 05/8/2011 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn đã khẳng định một số vấn đề về quan điểm và chính sách
nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế trang trại nói
chung và trang trại trồng trọt nói riêng phát triển mạnh mẽ.
Trong những năm qua, phát triển kinh tế trang trại trồng trọt ở tỉnh Đắk
Lắk là xu hướng tất yếu của sản xuất hàng hóa, là hướng đi mới có nhiều triển
vọng, mở đường đưa nền nông nghiệp nông thôn của tỉnh bước vào thời kỳ
công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Qua hơn 10 năm hình thành và phát
triển, đến nay toàn tỉnh có hơn 1.731 trang trại sản xuất nông nghiệp và bước
đầu đạt được kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các trang trại trồng
trọt đã được hình thành và phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, khả năng
về vốn hạn chế, năng lực quản lý và kinh nghiệm chưa nhiều, hình thức sản
xuất chưa đa dạng, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa phổ
biến, lợi nhuận bình quân thu được trên một đơn vị diện tích chưa cao, chưa
có quy hoạch, định hướng cụ thể, nên hiệu quả kinh tế còn thấp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế
trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk” làm luận văn tốt nghiệp.
2. T

tài liệu nghiên cứu

Những vấn đề liên quan đến kinh tế trang trại luôn được nhiều tổ chức,
cá nhân nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau đáp ứng yêu cầu thực
tiễn. Thực tế cho thấy những năm qua, KTTT ngày càng được nhân rộng
trong các địa phương trên cả nước và đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về


3


thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở mỗi địa phương để từ đó đưa ra
những giải pháp, kiến nghị nhằm giúp các mô hình kinh tế trang trại trên địa
bàn nghiên cứu có được những định hướng tốt nhất để đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể nêu một số công trình và tài liệu chủ yếu như:
Nguyễn Thị Mỹ (2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng),
“Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Đề tài
đưa ra những lý luận cơ bản về phát triển KTTTTT, phân tích thực trạng và
đưa ra một số giải pháp phát triển KTTTTT trong phạm vi nghiên cứu. Đề tài
của tác giả đã góp phần nêu bật ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh
tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định, làm căn cứ cho việc nghiên
cứu lí luận chung về KTTTTT. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế - xã hội của
mỗi tỉnh thành, mỗi địa phương có tính đặc thù riêng nên đề tài của tác giả
không thể áp dụng vào trong thực tiễn của các địa phương khác.
Lê Quốc Thái (2013), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Giải
pháp phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Đề tài
đưa ra những lý luận cơ bản làm nền tảng nghiên cứu kinh tế trang trại trồng
trọt, phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp phát triển KTTTT trên
địa bàn tỉnh Gia Lai. Đề tài của tác giả đã góp phần làm căn cứ cho việc
nghiên cứu lí luận chung về KTTTTT. Tuy nhiên, cần phải có nghiên cứu kỹ
lưỡng, vận dụng phù hợp điều kiện kinh tế - xã hôi ở mỗi vùng, mỗi địa
phương trong việc phát triển trang trại trồng trọt.
Nguyễn Thị Hồng Yến (2013), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà
Nẵng), “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình”. Đề tài đề cập đến việc phát triển KTTT trong phạm vi nghiên
cứu trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đưa ra những lý luận
cơ bản về KTTT, phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp phát triển
KTTT. Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu phát triển KTTT chung trên địa


4


bàn huyện Quảng Ninh. Đề tài không chú trọng đi sâu nghiên cứu vấn đề
KTTTTT.
Nguyễn Thành Nam (2008), “Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh
tế trang trại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra
được điều kiện tự nhiên có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế trang
trại ở Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù, huyện Đại Từ không có điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô đất đai lớn như ở
vùng đồng bằng Sông Hồng hay các tỉnh miền núi Tây Nguyên, nhưng tỉnh
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có nhiều điều kiện ưu đãi về
điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu đặc biệt là vùng có truyền thống sản xuất
nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh của người dân tương đối cao. Nhưng
để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời
kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác
một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con
người vùng miền núi này và mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả.
Nghiên cứu hướng đến mục tiêu trả lời các Câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát
triển kinh tế trang trại của vùng đến đâu? Làm sao để mô hình được áp dụng
đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất? Nghiên cứu trên sẽ giúp tác giả vận
dụng các thông tin về điều kiện tự nhiên của tỉnh ĐăkLăk để khai thác sự ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh.
Trần Quốc Đạt (2012), “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. Phần cơ sở lý luận của Nghiên cứu này đã
nêu khá đầy đủ tổng quan về kinh tế trang trại cũng như phân tích các nhân tố
tác động đến sự phát triển của nó, giúp tác giả có cái nhìn sâu sắc hơn với loại
mô hình kinh tế này để từ đó có thể định hướng được hướng đi cho nghiên
cứu của mình. Trong phần thực trạng, đề tài đã khái quát, phân tích những đặc
điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế về tăng trưởng chuyển dịch cơ



5

cấu kinh tế, về cơ sở hạ tầng của huyện Đại Lộc, các đặc điểm dân số, lao
động, đất đai…, phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện.
Đồng thời nghiên cứu cũng nêu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
xuất của các trang trại và phát triển thị trường tiêu thụ. Các kết quả này có ý
nghĩa với nghiên cứu đang được thực hiện của tác giả bởi đã giúp cho tác giả
kế thừa và phát triển trong đề tài của mình, có cái nhìn tổng quan, rõ ràng và
có khoa học về mô hình kinh tế trang trại.
Phạm Văn Chung (2011), “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”. Đóng góp mới của nghiên cứu là tác giả
đã hệ thống hóa lý luận về các điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế
trang trại trong nền kinh tế thị trường, trang trại và sản phẩm hàng hóa. Vai trò
kinh tế, xã hội và môi trường của trang trại. Từ thưc trạng của trang trại tác
giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính xây dựng để giúp nâng cao hiệu
quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm của các trang trại.
TS. Bùi Sĩ Tiếu, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, “Mô hình sản
xuất nông nghiệp nào phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”. Bài viết này đã nhận được giải nhất
cuộc thi “Xây dựng nông thôn mới ” của Báo Nhân Dân tổ chức năm 2011.
Nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề cấp bách đặt ra cho phát triển
nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta hiện nay trong đó chỉ ra rằng nông
dân là chủ lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc, là người khởi xướng
công cuộc đổi mới, nhưng ít hưởng lợi nhất về đổi mới. Nếu đổi mới mà
khoảng cách giàu nghèo càng rộng, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn
càng lớn thì đổi mới ấy đang chệch hướng, đổi mới không thành công. Vì vậy,
làm gì để nâng cao sức sản xuất cho nông nghiệp, nông dân, nâng cao đời
sống cho nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn là nhiệm
vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra, nghiên cứu



6

đã phân tích ưu điểm và những tồn tại của một số mô hình sản xuất nông
nghiệp hiện nay trong đó có mô hình kinh tế trang trại. Từ đó, giúp tác giả
nắm được những ưu điểm cũng như những hạn chế của mô hình KTTT nói
chung của nước ta để phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược
điểm cho mô hình KTTT ở địa phương.
Hội thảo “Phát triển trang trại và vai trò của kinh tế trang trại trong
nền kinh tế quốc dân” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông
thôn Việt Nam tổ chức vào ngày 19/5/2013 tại Hà Nội, GS.TS Ngô Thế Dân
Phó Chủ tịch thương trực Trung ương Hội làm vườn trang trại Việt Nam có
nhận xét: Hiện nay, Câu lạc bộ trang trại ở các địa phương hoạt động khá hiệu
quả, nhưng để tập hợp các Câu lạc bộ lại thì cần có tổ chức ở Trung ương với
tiêu chí, mục đích hoạt động rõ ràng. Hoạt động của Câu lạc bộ trang trại phải
đảm bảo 4 nội dung chính: Khâu nối hệ thống các trang trại của Hội ở các địa
phương; thông tin cho chủ trang trại về tiến bộ kỹ thuật, thị trường, tạo điều
kiện đẩy mạnh tiêu thụ nông sản; tổ chức giao lưu, tham quan học hỏi kinh
nghiệm, tôn vinh những chủ trang trại giỏi; đề xuất, tham mưu cho ngành
chức năng, chính quyền địa phương về các cơ chế, chính sách hỗ trợ KTTT
phát triển. Qua đây, giúp tác giả định hướng được một phần giải pháp để phát
triển KTTT tại địa phương đặc biệt là về vấn đề liên kết sản xuất.
Ngoài ra tác giả còn tham khảo một số công trình và tài liệu khác như:
- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh
tế trang trại;
- Đỗ Thanh Phương (1998), “Từ kinh nghiệm kinh tế nông trại ở các
nước Châu Á, suy nghĩ về phát triển kinh tế nông trại ở Tây Nguyên. Những
vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới”, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
- Lê Trọng (2000), “Phát triển và quản lý trang trại trong cơ chế thị
trường”, Tái bản lần 2 có sửa chữa bổ sung, Nhà xuất bản Nông nghiệp.



7

- PGS.TS. Trần Đức Cát (2007) “Kinh tế trang trại với xóa đói giảm
nghèo”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
- TS. Trần Xuân Kiên – Phúc Kỳ (2010), “Làm giàu bằng kinh tế trang
trại”, Nhà xuất bản Thanh niên.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều tập trung vào đặc trưng cơ
bản, đưa ra khái niệm khá đầy đủ về kinh tế trang trại, để làm xuất phát điểm
nghiên cứu. Với góc độ nghiên cứu, các công trình đã nêu được bản chất, vai
trò, điều kiện ra đời và xu hướng vận động của kinh tế trang trại. Từ phân tích
kinh nghiệm của các nước trên thế giới, một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam,
các tác giả đều có những khuyến nghị xác đáng đối với việc phát triển kinh tế
trang trại ở Việt Nam. Đặc biệt những tư liệu về kết quả nghiên cứu kinh tế
trang trại trên thế giới, phạm vi cả nước hoặc một vùng kinh tế của đất nước
là cơ sở tư liệu quý báu cho tác giả. Đề án kế thừa và có những phân tích,
nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, gắn lý luận với kinh nghiệm thực tiễn.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đề tài, công trình nghiên cứu nào
đánh giá về kinh tế trang trại trồng trọt tỉnh ĐăkLăk từ năm 2000 đến nay một
cách tương đối đầy đủ và có hệ thống. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả
mong muốn được góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
quan điểm, chính sách, giải pháp trong kinh tế trang trại trồng trọt cần tiếp tục
nghiên cứu, tổng kết và rút kinh nghiệm. Những vấn đề này càng cần thiết
làm rõ trong quá trình nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên
địa bàn tỉnh ĐăkLăk.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về kinh tế
trang trại.



8

- Phân tích đánh giá thực trạng về phát triển trang trại nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại trồng trọt.
- Thông qua quá trình nghiên cứu tìm ra những nhân tố ảnh hưởng sự
phát triển kinh tế trang trại trồng trọt của tỉnh. Từ đó, thấy được những nhân
tố thuận lợi còn tiềm ẩn. Đưa ra phương hướng và giải pháp kinh tế nhằm
phát triển kinh tế trang trại trồng trọt ở tỉnh ĐăkLăk.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại trồng trọt tỉnh
ĐăkLăk, từ đó đề xuất những giải pháp, nhằm phát triển kinh tế trang trại
trồng trọt trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quy mô, cơ cấu, loại hình,
kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế... của các trang trại trồng trọt có
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
+ Về không gian: Nội dung nghiên cứu trên được tiến hành tại tỉnh Đắk
Lắk.
+ Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập từ năm 20092013. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm đến.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng;
- Phương pháp phân tích chuẩn tắc;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp phân tích so sánh;
- Phương pháp phân tích thống kê.



9

6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại trồng
trọt.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại trồng trọt và tác động
của nó đến quá trình phát triển nông nghiệp ở tỉnh ĐăkLăk từ năm 2009 đến
nay, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn địa phương.
- Xây dựng quan điểm phát triển kinh tế trang trại trồng trọt tỉnh
ĐăkLăk, đồng thời đưa ra phương hướng, mục tiêu, đề xuất các giải pháp
mang tính khoa học phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và sự
phát triển chung của cả nước nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế trang
trại trồng trọt của tỉnh đến năm 2020.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong quá trình hoạch định các chính sách, giải pháp về tổ chức và
quản lý của Nhà nước đối với nông nghiệp nước ta nói chung và ở ĐăkLăk
nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu khoa học, phục vụ giảng dạy, học tập ở các ban, ngành và các
trường thuộc ngành nông nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có ba chương sau:
Chương 1: Lý

kinh tế

.

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế

ĐăkLăk.
Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trồng trọt ở tỉnh
ĐăkLăk.


10

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRỒNG TRỌT
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG

TRỌT
1.1.1. Khái niệm kinh tế trang trại trồng trọt
Kinh tế trang trại trồng trọt là một nền sản xuất kinh tế trong nông
nghiệp với nông sản hàng hóa là sản phẩm của trồng trọt cây hàng năm và cây
lâu năm. Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt
động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi trồng trọt. Bao gồm các hoạt
động trước và sau sản xuất nông sản hàng hóa xung quanh các trục trung tâm
là hệ thống các trang trại trồng trọt ở các vùng kinh tế khác nhau.
Kinh tế trang trại trồng trọt cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp
hóa, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình
công nghiệp hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Kinh tế
trang trại trồng trọt là một nền tảng lớn của một hệ thống KTTT nói chung, là
một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào điều
kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, giống cây trồng, chăm sóc cây
trồng,.. Sản phẩm của trồng trọt phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của
đại đa số người dân trong cả nước.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường,
KTTTTT là sự phát triển tất yếu của quy luật sản xuất hàng hóa. Các yếu tố
đầu vào như: vốn, lao động, giống, trình độ khoa học công nghệ, cũng như
các sản phẩm đầu ra: gạo, ngô, khoai, rau, đậu, hoa quả,… đều là hàng hóa.
Từ đó có thể rút ra khái niệm về kinh tế trang trại trồng trọt: KTTT
trồng trọt là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp,


11

nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và hiệu quả
sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt các loại cây trồng hàng năm và lâu năm,
gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản.
1.1.2. Những đặc trƣng của kinh tế trang trạng trồng trọt
Tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
tồn tại nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau, KTTT trồng trọt mang
những đặc trưng cơ bản sau:
* Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm
hàng hóa theo nhu cầu thị trường
KTTT là hình thức kinh tế từng bước đưa nông dân từ hộ nông nghiệp
tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hóa. Vai trò khách quan mang tính
lịch sử này của KTTT gắn liền với tính hai mặt của hộ nông dân, với trình độ
phát triển của sản xuất nông nghiệp và sự giao lưu hàng hóa giữa thành thị và
nông thôn.
Nông hộ vừa là gia đình - đơn vị trực tiếp tiêu dùng của xã hội, vừa là
cơ sở sản xuất nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm tối cần thiết cho cuộc
sống có thể tiêu dùng trực tiếp. Các hộ nông dân muốn làm giàu phải thoát
khỏi tình trạng sản xuất tự cấp tự túc và từng bước chuyển sang sản xuất hàng
hóa theo phương thức trang trại.
* Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử

dụng của một người chủ độc lập
Trong các trang trại mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của chủ
trang trại trong trường hợp đi thuê hay được giao quyền sử dụng thì tư liệu
sản xuất đều thuộc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.
Người chủ độc lập ở đây không phải là người chủ biệt lập, tách rời khỏi
các quan hệ liên kết và hợp tác với các chủ thể kinh tế khác. Người chủ độc


12

lập ở đây là người hoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
* Trong trang trại trồng trọt, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất
và tiền vốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của
sản xuất hàng hoá
Trong nông nghiệp cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, sản xuất
hàng hóa chỉ có thể được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung tới
quy mô nào đó. Do đó, ở các trang trại trồng trọt, sản xuất hàng hóa tới quy
mô chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất,… được
tập trung cần thiết (đủ lớn). Đặc trưng này được quy định bởi chính đặc trưng
về mục đích sản xuất của trang trại. Ở trang trại tư nhân, quy mô tập trung các
yếu tố sản xuất lớn hơn hẳn so với các trang trại gia đình, còn các trang trại
gia đình mặc dù có quy mô lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ tự cấp tự túc, song
nói chung vẫn nằm trong khuôn khổ gia đình, chịu sự giới hạn nhất định của
các yếu tố sản xuất nội lực. Do vậy, sự tập trung các yếu tố sản xuất mặc dù
theo yêu cầu sản xuất hàng hóa song cũng có những giới hạn nhất định.
* Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ
dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp
cận thị trường

- Về trình độ chuyên môn hóa sản xuất trong trang trại:
Chuyên môn hóa sản xuất của trang trại là quá trình gắn liền với việc
chuyển phương hướng sản xuất của trang trại từ sản xuất đa dạng, đa canh kết
hợp trồng trọt với chăn nuôi sang sản xuất chuyên canh, tập trung vào một vài
nông sản hàng hóa có lợi thế so sánh và khả năng sinh lời cao hơn.


13

Trình độ thâm canh trong các trang trại cũng được nâng dần từ thâm
canh truyền thống sang thâm canh kết hợp truyền thống với hiện đại rồi thâm
canh hiện đại.
- Về cách thức điều hành sản xuất:
Lúc đầu sản xuất hàng hóa còn ít và giản đơn với mục đích là tối đa hóa
lợi ích và tăng thêm thu nhập cho gia đình thì chủ trang trại vẫn điều hành sản
xuất theo kiểu gia trưởng, song đã bắt đầu đi vào bố trí, tổ chức sản xuất, ghi
chép thu chi và hạch toán đơn giản. Khi sản xuất hàng hóa là hướng chính,
các phạm trù lợi nhuận, giá cả và cạnh tranh ngày càng lôi cuốn trang trại đi
vào kinh doanh và kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận nhiều hơn thì cách quản lý
theo kiểu gia trưởng không còn thích hợp nữa. Sản xuất đòi hỏi phải có
phương án hợp lý lựa chọn cây trồng, quy hoạch ruộng đất, xây dựng kết cấu
hạ tầng kỹ thuật sản xuất, áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất thâm canh
.v.v… Do vậy, việc quản lý và điều hành sản xuất ở đây được tiến hành trên
cơ sở những kiến thức cần thiết về nông học, sinh học và phương pháp điều
hành sản xuất.
- Về hoạt động tài chính và hạch toán của trang trại:
Hoạt động tài chính và hạch toán của trang trại cũng dần dần thay đổi. Lúc
đầu khi mới đi vào sản xuất hàng hóa, chủ trang trại thường chỉ ghi nhớ trong
đầu hoặc có ghi chép, hạch toán đơn giản lượng thu, lượng chi và phần thu nhập
dôi ra đối với một vài cây trồng chủ yếu. Khi sản xuất hàng hóa đã trở thành

hướng chính, các trang trại trồng trọt thường thực hiện hạch toán giá thành và lợi
nhuận đối với từng cây. Đến lúc trang trại kinh doanh gần như một doanh nghiệp
thì hoạt động tài chính đi vào chiều sâu, bao gồm các nội dung: kế hoạch tài
chính, hạch toán giá thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh .v.v… Hoạt động tài
chính và hạch toán trang trại ngày càng có vai trò quan


14

trọng, đồng thời cũng ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức và nghiệp
vụ kế toán, hạch toán nhất định.
- Về tiếp cận thị trường:
Thái độ và hành động đối với thị trường của trang trại cũng từng bước
được thay đổi theo hướng ngày càng tiếp cận và gắn kết với thị trường.
Khi trình độ sản xuất hàng hóa đã nâng lên thì các trang trại thường
quan tâm đến thị trường, tìm kiếm và phát triển thị trường. Đến giai đoạn coi
kinh doanh là lẽ sống của mình và thị trường là khâu kết thúc quyết định chu
kỳ kinh doanh thì trang trại thường xây dựng và thực hiện linh hoạt chiến
lược kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển trong cạnh tranh.
* Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến
thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh
Để tạo lập trang trại và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
của trang trại, người chủ trang trại phải có ý chí và quyết tâm làm giàu từ
nghề nông, có năng lực tổ chức, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng
thời có hiểu biết nhất định về quản lý kinh doanh. Tuy nhiên những tố chất đó
nói chung chưa hoàn toàn được hội đủ ngay ở người chủ trang trại từ khi
trang trại mới hình thành mà phần lớn đều phải trải qua một quá trình nhất
định gắn liền với quá trình tạo lập và xây dựng, phát triển trang trại.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy chủ trang trại hầu hết xuất thân từ nông
dân sản xuất giỏi, vừa có kiến thức có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, vừa am

hiểu thị trường, biết tận dụng lợi thế và tiềm năng đất đai, lao động để làm
giàu cho gia đình và cho xã hội. Chủ trang trại là người trực tiếp điều hành
quá trình sản xuất hàng hoá và quá trình đó gắn với đất đai, lao động, máy
móc, cây trồng vật nuôi và thị trường đầu vào, đầu ra. Mặt khác, yêu cầu của
sản xuất nông nghiệp hàng hoá đòi hỏi chủ trang trại phải thường xuyên có
mặt trên đồng ruộng để trực tiếp điều hành sản xuất và xử lý các vấn đề liên


15

quan đến đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất như vật tư, giống, phòng trừ
sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón, phương pháp thu hoạch, bảo quản sản phẩm,
vận chuyển, tiêu thụ, giá cả…
* Các trang trại đều có thuê mướn lao động
Thông thường các trang trại trồng trọt đều có quy mô sản xuất lớn hơn
hẳn so với quy mô sản xuất của hộ nông dân. Điều này dẫn đến nhu cầu về
lao động trong các trang trại đều vượt quá khả năng của nguồn lao động gia
đình và do đó các trang trại đều có nhu cầu thuê mướn lao động.
Quy mô thuê mướn lao động trong các trang trại trồng trọt khác nhau
và phụ thuộc chủ yếu vào các loại hình trang trại và quy mô sản xuất của các
trang trại.
Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại, đó là: thuê
lao động thường xuyên và thuê lao động thời vụ. Trong hình thức thuê lao
động thường xuyên, trang trại thuê người lao động làm việc ổn định quanh
năm; còn trong hình thức thuê lao động thời vụ, trang trại chỉ thuê người lao
động làm việc theo thời vụ sản xuất.
1.1.3. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại trồng trọt
Chính phủ đã có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh
tế trang trại. Thi hành Nghị quyết của Chính phủ, Liên Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê qui định hướng dẫn tiêu chí về

kinh tế trang trại theo Thông tư số 74/2003/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư Liên bộ số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Tổng cục Thống kê) như sau:
* Các đối tượng và ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế
trang trại trồng trọt


16

Hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã
nghỉ hưu, các loại hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất trồng trọt hoặc sản
xuất trồng trọt là chính, có kiêm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở
nông thôn.
* Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại trồng trọt
Một hộ sản xuất trồng trọt được xác định là trang trại phải đạt được cả
hai tiêu chí định lượng sau đây:
* Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng
trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
* Quy mô sản xuất
- Đối với trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2 ha trở lên đối các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
+ Từ 3 ha trở lên đối các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
- Đối với trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3 ha trở lên đối các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
+ Từ 5 ha trở lên đối các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
+ Trang trại trồng cây hồ tiêu, diện tích đất không lớn nhưng chi phí
cao nên quy định từ 0,5 ha trở lên, thống nhất trên phạm vi cả nước.

Hiện nay, để phù hợp hơn với tốc độ phát triển của KTTT, giá cả thị
trường thế giới và tình hình kinh tế nước ta, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011
quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KTTT. Theo đó, tiêu
chuẩn KTTT trồng trọt phải thỏa mãn điều kiện:
- Về diện tích phải có tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long;


17

+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
- Về giá trị sản lượng hàng hóa: 700 triệu đồng trên năm.
1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại trồng trọt
Kinh tế trang trại trồng trọt ra đời và phát triển từ lâu ở nhiều nước trên
thế giới, ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển, trang trại cũng là hình
thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Ở Việt Nam từ khi thực
hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IV), Nghị quyết 10NĐ/TW của Bộ Chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân
đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại. Từ sau đổi mới kinh tế,
KTTT đã hình thành và phát triển khá mạnh
ở tất cả các vùng sinh thái, các loại hình trang trại. Đặc biệt từ năm 1995 đến
nay, trang trại phát triển nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế ngày
càng cao. Tuy chủ yếu là trang trại gia đình, quy mô nhỏ và mới phát triển,
song vai trò tích cực và quan trọng của KTTT trồng trọt đang dần được thể
hiện rõ nét trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế:
Các TTTT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây
trồng có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên
những vùng chuyên môn hoá cao. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trang trại đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp

chế biến và dịch vụ ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang
trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử
dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp,
nông thôn so với kinh tế nông hộ.
Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Về mặt xã hội:


×