Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đăk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BIỆN MINH THÀNH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BIỆN MINH THÀNH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hòa Nhân

Đà Nẵng – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Biện Minh Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................ 4
6. Bố cục luận văn...................................................................................5
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI.................................................................................................................13
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA
NHTM............................................................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh............................................13
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cho vay hộ kinh doanh.............................. 14
1.1.3. Rủi ro tín dụng trong cho vay......................................................17
1.1.4. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM..................... 22
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH
DOANH CỦA NHTM.....................................................................................24

1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay.....................24
1.2.2 Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh 24

1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay hộ kinh doanh của NHTM........................................................................26
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM........................................................30


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................... 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH VIETINBANK ĐẮK
LẮK.................................................................................................................34
2.1. GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK ĐẮK LẮK..........................................34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Đắk Lắk.......34
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 -2016...............37
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI VIETINBANK ĐẮK LẮK....41
2.2.1. Đặc điểm khách hàng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh.......41
2.2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
tại Vietinbank Đắk Lắk....................................................................................46
2.2.3. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh . 62

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH..............................66
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc.........................................................................66
2.3.2. Hạn chế........................................................................................69
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................ 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................... 74
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM

SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI
VIETINBANK - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK.................................................75
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM
SOÁT RRTD TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA VIETINBANK
- CHI NHÁNH ĐẮK LẮK..............................................................................75
3.1.1. Định hƣớng phát triển chung......................................................76
3.1.2. Định hƣớng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng77


3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐẮK LẮK................................................................................78
3.2.1. Tăng cƣờng giám sát chặt chẽ quy chế đảm bảo tiền vay...........78
3.2.2. Thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình cho vay, kiểm tra
giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay........................................................ 80
3.2.3. Đối với công tác nhân sự.............................................................82
3.2.4. Thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc phân tán rủi ro.....................84
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ nhóm 2....85
3.2.6. Tăng cƣờng công tác thu thập, khai thác sử dụng nguồn thông tin
khách hàng hộ kinh doanh...............................................................................86
KẾT LUẬN.....................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUÂN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết
tắt

Diễn giải


CBTD

Cán bộ tín dụng

DPRR

Dự phòng rủi ro

HKD

Hộ kinh doanh

RRTD

Rủi ro tín dụng

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

HĐQT

Hội đồng quản trị

PGD


Phòng giao dịch

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản

TSĐB

Tài sản đảm bảo


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình huy động vốn qua ba năm 2014 – 2016

43


2.2

Tình hình dƣ nợ qua ba năm 2014 - 2016

45

2.3

Biến động về khách hàng hộ kinh doanh qua ba năm
2014 - 2016

47

2.4

Phân loại dƣ nợ hộ kinh doanh theo ngành nghề qua ba
năm 2014 - 2016

49

2.5

Phân loại dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh theo hình thức
bảo đảm qua ba năm 2014 - 2016

51

2.6

Số hộ kinh doanh mà Ngân hàng từ chối cho vay qua ba

năm 2014 - 2016

53

2.7

Xếp loại khách hàng hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk
Lắk

54

2.8

Đánh giá việc xếp hạng tín dụng của Vietinbank Đắk
Lắk đối với hộ kinh doanh

55

2.9

Mức độ hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng đối
với hộ kinh doanh của ngân hàng

56

2.10

Đánh giá vê công tác ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong
cho vay hộ kinh doanh


62

2.11

Mức độ hiệu quả của công tác giảm thiểu rủi ro cho vay
hộ kinh doanh

64


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.12

Đánh giá công tác Nâng cao trình độ cán bộ về năng lực
chuyên môn

66

2.13

Tỷ lệ nợ xấu của hộ kinh doanh năm 2014 - 2016

67


2.14

Phân loại nhóm nợ hộ kinh doanh qua ba năm 2014 2016

68

2.15

Tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể trong cho vay hộ kinh
doanh qua 3 năm 2014 - 2016

70


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thƣơng

38

2.2


Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính

38

2.3

Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi
nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2

39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

2.1

Tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể trong cho vay hộ kinh doanh

Trang
70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng
mại giúp tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho các Ngân hàng trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên hoạt động này chứa đựng rủi ro rất cao, gây ra hậu quả nặng nề
không chỉ đối với bản thân Ngân hàng mà còn đối với khách hàng vay và nền
kinh tế.
Chất lƣợng tín dụng nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm và lo ngại mà
nguyên nhân chính là từ những hạn chế trong kiểm soát rủi ro tín dụng. Thực
tế vẫn tồn tại nhiều khoản cấp tín dụng sơ sài, kiểm tra sử dụng vốn mang tính
hình thức nên chứa đựng nhiều yếu tố phát sinh rủi ro hoặc những khoản tín
dụng có dấu hiệu rủi ro nhƣ: khách hàng không thể trả nợ đúng hạn; khách
hàng có hành vi lừa đảo; tài sản bảo đảm giảm giá đáng kể…và các biến động
bất lợi của nền kinh tế toàn cầu, sự phát triển thăng trầm của các ngành nghề
trọng yếu luôn tiềm ẩn nguy cơ suy giảm chất lƣợng tín dụng lại chƣa đƣợc
nhận diện kịp thời chính là những lỗ hổng trong kiểm soát rủi ro tín dụng mà
mỗi NHTM cần phải kịp thời khắc phục khi lộ trình hội nhập quốc tế đang
ngày một đến gần.
Tại Việt Nam, hoạt động cho vay hộ kinh doanh đã sớm ra đời và ngày
càng đƣợc thúc đẩy bởi sự phát triển của nhu cầu xã hội. Điều này hoàn toàn
hợp lý và dễ hiểu, bởi với số dân trên 90 triệu ngƣời, đây là điều kiện vô cùng
thuận lợi và là thị trƣờng cho lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh phát triển. Nếu
chỉ 1/9 dân số tức là khoảng 10 triệu ngƣời vay và mỗi ngƣời vay bình quân
50 triệu đồng/năm thì tổng số tiền cho vay ra đã đạt mức 500.000 tỷ đồng,
một con số rất ấn tƣợng.
Rủi ro tín dụng RRTD xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến sự tồn tại, năng


2
lực hoạt động của mỗi ngân hàng và sẽ ảnh hƣởng đến toàn hệ thống ngân
hàng. Do vậy, chúng ta cần kiểm soát RRTD trong hoạt động của ngân hàng,
đó là vấn đề bức thiết trong thời điểm hiện nay. Tại Ngân hàng TMCP Công

Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk đã triển khai kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay hộ kinh doanh nhƣng kết quả không nhƣ mong đợi, hoạt
động cho vay này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ của chi
nhánh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là hết sức cần thiết. Do vậy
đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk”
đƣợc lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích, đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh
Đắk Lắk nhằm tìm ra những kết quả, những hạn chế trong công tác kiểm soát
rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
- Đề xuất các khuyến nghị khắc phục, hoàn thiện công tác kiểm soát rủi
ro trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh.
Với những mục tiêu trên, luận văn giải quyết các câu hỏi nghiên cứu cụ
thể nhƣ sau:
- Cho vay hộ kinh doanh và rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh
doanh có những đặc điểm gì?
- Kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM bao gồm


3
những nội dung gì? Có thể sử dụng những chỉ tiêu chí gì để đánh giá kết quả
kiểm soát rủi ro tín dụng này?
- Công tác kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh tại

Vietinbank Đắk Lắk nhƣ thế nào, đã đạt đƣợc những kết quả gì, còn những
hạn chế nào cần đƣợc khắc phục?
- Để hoàn thiện đƣợc công tác kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh
doanh chi nhánh cần thực hiện những giải pháp nào?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu:
+ Toàn bộ những vấn đề lý luận liên quan đến việc kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM;
+ Thực tiễn kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của
Vietinbank Đắk Lắk.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung vào kiểm soát rủi ro tín dụng là một bộ phận
quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh;
+ Về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay hộ kinh doanh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 và
đề xuất giải pháp trong những năm tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện thông qua việc tiếp cận với các cơ sở lý luận
về hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại hiện đại nói chung và cho
vay hộ kinh doanh và hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cho vạy hộ kinh
doanh nói riêng, trên cơ sở tiếp cận tình hình thực tế để từ đó nắm bắt tình
hình, phƣơng hƣớng hoạt động và đƣa ra kết luận và đề xuất các giải pháp.


4
Để thực hiện, Luận văn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể:
(1) Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu
thập từ các báo cáo, kết quả liên quan đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh

tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk. Ngoài
ra luận văn còn sử dụng, bổ sung dữ liệu từ các công trình các công trình khoa
học nghiên cứu về vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh
doanh qua các phƣơng tiện nhƣ: báo chí, internet…, các báo cáo tổng kết,
báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng Vietinbank Đắk Lắk, báo và tạp chí
chuyên ngành.
(2) Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu: Đối với tài liệu thứ cấp sau
khi thu thập đƣợc, đƣợc xử lý để loại bỏ những tài liệu kém tin cậy, tính toán
lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu và sử dụng phƣơng
pháp thống kê để tổng hợp các số liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát rủi
ro tín dụng cho vay hộ kinh doanh.
(3) Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phân tích thống kê để so
sánh việc thực hiện và kết quả đạt đƣợc giữa các nội dung, các bộ phận, các
năm qua, từ đó thấy đƣợc thực trạng của kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay hộ
kinh doanh tại Ngân hàng. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các ý kiến đánh
giá của các chuyên gia để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay hộ kinh doanh tại
Vietinbank Đắk Lắk
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
tín dụng ngân hàng, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ hinh doanh của
Ngân hàng;
- Đề tài phân tích đánh giá, làm rõ tình hình KSRRTD trong cho vay hộ
kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk, từ đó đúc kết những ƣu và nhƣợc điểm


5
của công tác này; đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk.
6. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
kinh doanh của các Ngân hàng Thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk.
Chƣơng 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mọi hoạt động kinh doanh đều có thể gặp rủi ro, rủi ro kinh doanh là
hai mặt đối lập nhau trong thể thống nhất của quá trình kinh doanh chúng luôn
tồn tại và mâu thuẫn với nhau, muốn kinh doanh tồn tại, phát triển thì doanh
nghiệp phải khống chế đƣợc rủi ro. Đối với ngân hàng hoạt động kinh doanh
cũng chịu sự tác động của quy luật khách quan đó, trong nghiệp vụ ngân hàng
thƣơng mại thì nghiệp vụ tín dụng thƣơng mại chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Một trong những hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại là hoạt động
cho vay hộ kinh doanh. Kiểm soát rủi ro tín dụng (RRTD) trong cho vay hộ
kinh doanh (HKD) là một trong những nội dung của công tác quản trị RRTD
đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu trƣớc đây trong các đề tài quản trị rủi ro tín
dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM, cụ thể:
Các bài báo của các tác giả:
[1]

Bài báo nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Hoa (trƣờng Đại học

Kinh tế Quốc dân) và tác giả Tôn Thị Nga (Vietcombank Huế) tạp chí khoa
học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 4(33).2009 đã nghiên cứu giải pháp


6

nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank
Huế. Luận văn tham khảo các giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động tín
dụng tại Vietcombank Huế, áp dụng các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại
NHTM Công thƣơng Chi nhánh Đắk Lắk trong những năm sắp tới.
[2] Bài báo của ThS. Lê Thị Hạnh (15/01/2017) “Kiểm soát rủi ro tín
dụng theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” Đăng trên tạp chí
Tài chính kỳ II tháng 12/2016.
Bài báo đã chỉ ra những kết quả bƣớc đầu đã đạt đƣợc của các NHTM
Việt Nam khi áp dụng theo hiệp ƣớc Basel II, bên cạnh đó cũng chỉ ra những
hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quá trình vận hành hiệp ƣớc.
Bài viết cũng đã nêu một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và dần áp dụng các chuẩn mực quản
trị rủi ro theo Hiệp ƣớc quốc tế Basel II tại các NHTM Việt Nam.
[3] Bài báo của TS. Phan Thị Linh (28/08/2016) “Quản trị rủi ro trên cơ
sở ứng dụng BASEL II tại các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc” Bài đăng
trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016.
Bài báo nêu thực trạng sau khi triển khai và thực hiện ứng dụng Basel
II, hoạt động của các NHTM Nhà nƣớc đang gặp những khó khăn nhất định,
nhƣ: Chi phí thực hiện triển khai và ứng dụng Basel II lớn, nợ xấu của ngân
hàng đang có xu hƣớng tăng cao. Tuy nhiên tác giả cũng nhận định việc thực
hiện theo Basel II là bƣớc đi cần thiết của các NTTM nhằm bảo đảm sự ổn
định cho hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung.
[4] Bài báo của TS. Phạm Văn Hồng (17/05/2016) “Phát triển hộ kinh
doanh cá thể: Phân tích từ quản trị vốn và tài chính” Bài đăng trên Tạp chí Tài
chính kỳ II, số tháng 4/2016.
Bài báo chỉ ra những nguyên nhân các Hộ kinh doanh cá thể hiện đang
gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, trong đó, khó khăn nhất là


7

thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn vay. Đề xuất biện pháp tháo gỡ khó
khăn cho các đối tƣợng này.
[5] Bài báo của PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (30/11/2012) “Thực trạng
nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ” Bài đăng trên Tạp
chí Tài chính số 11 năm 2012.
Bài báo chỉ ra nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lƣu thông
dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các
ngân hàng. Bài viết điểm qua một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tại
các ngân hàng và đề xuất cơ chế xử lý.
Các luận văn:
[6] Huỳnh Thị Thanh Thủy (2016) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Đông Đắk Lắk”. Luận văn Thạc sĩ Tài chính-Ngân hàng. Đại học Đà Nẵng.
Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP, phân tích đánh giá thực trạng
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh đông Đắk
Lắk. Do vậy, luận văn này đã kế thừa đƣợc các nghiên cứu các chính sách
kiểm soát RRTD tại BIDV đồng thời là cơ sở để luận văn này xem xét nghiên
cứu các chính sách đó trong hoạt động cho vay trên địa bàn hoạt động của chi
nhánh.
Tuy nhiên, nhiều nội dung lý luận trong chƣơng 1 chƣa đƣợc trình bày
kỹ, các nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh chƣa
có nhiều đặc thù của cho vay hộ kinh doanh.
[7]

Nguyễn Thị Hằng Nga (2015) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

vay doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Đà Nẵng”. Luận văn Thạc
sĩ Tài chính-Ngân hàng. Đại học Đà Nẵng.



8
Luận văn đã hệ thống hóa những kiến thức lý luận về cho vay doanh
nghiệp và rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, đã trình bày cơ sở lý
luận chính về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, bao gồm
nội dung kiểm soát, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và những nhân tố ảnh hƣởng
công tác này. Các nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng nhƣ né tránh, ngăn ngừa,
giảm thiểu, phân tán, chuyển giao… rủi ro đƣợc tác giả trình bày khá kỹ.
Luận văn cũng đã trình bày đƣợc thực trạng và đề xuất 6 nhóm giải pháp, 3
nhóm kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu Đà Nẵng
Tuy nhiên, luận văn thực hiện nghiên cứu kiểm soát rủi ro tín dụng đối
với đối tƣợng khác, đó là các doanh nghiệp. Ngoài ra, luận văn cũng chƣa
đánh giá đƣợc đầy đủ các hạn chế sau khi phân tích thực trạng, và do đó làm
hạn chế các giải pháp đề xuất.
[8] Nguyễn Tuấn Anh (2015) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
EAKPAM Đắk Lắk”. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng.
Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những kiến thức lý luận về cho vay hộ
kinh doanh và rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh khá chặt chẽ. Phần
cơ sở lý luận chính về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
cũng đã bao hàm đầy đủ các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, nội dung, các tiêu
chí phản ánh kết quả và những nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả. Luận văn
cũng đã trình bày đƣợc thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
EAKPAM Đaklak và đề xuất 8 nhóm giải pháp, 4 nhóm kiến nghị để hoàn
thiện công tác này.
Tuy nhiên, nội dung các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng về mặt lý



9
luận chƣa đƣợc đầy đủ, cụ thể lắm và cũng nhƣ chƣa có nhiều đặc thù của
cho vay hộ kinh doanh.
[9] Nguyễn Duy Ninh (2013) “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình”. Luận văn Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng.
Tác giả đã trình bày đầy đủ lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi
ro tín dụng. Tuy nhiên trong bài tác giả chỉ nêu các hình thức giám sát và cảnh
báo rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay, cụ thể là kiểm tra giám sát tuân
thủ chính sách, qui trình nghiệp vụ tín dụng. Luận văn này đã kế thừa đƣợc
các nghiên cứu về lý luận về RRTD, các nội dung của kiểm soát rủi ro tín
dụng. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài của tác giả là do đề tài nghiên cứu ở
phƣơng diện rộng nên việc tập trung nghên cứu kiểm soát RRTD còn hạn chế.
Tác giả chƣa đề cập cụ thể các biện phát kiểm soát RRTD nhƣ né tránh, hạn
chế, chuyển giao, giảm thiểu và các hạn chế này đƣợc sẽ đƣợc tiếp tục nghiên
cứu trong luận văn này.
[10] Đào Thị Thanh Thủy (2013) “Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi
ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng”.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng.
Tác giả đã hệ thống lại các lý luận về rủi ro tín dụng đã nghiên cứu và
đƣa nhiều biện pháp kiểm soát RRTD cũng nhƣ phân tích đánh giá thực trạng
công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, các giải pháp hoàn thiện kiểm soát rủi ro
tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thƣơng Bắc Đà Nẵng.
Tuy nhiên luận văn chỉ nghiên cứu tổng quan về hoàn thiện hoạt động
kiểm soát tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thƣơng Bắc Đà Nẵng
chƣa đi sâu vào hoàn thiện kiểm soát tín dụng trong cho vay một đối tƣợng cụ
thể nào. Luận văn này kế thừa các lý luận về kiểm soát RRTD và các giải pháp
hoàn thiện kiểm soát RRTD mà tác giả đƣa ra để tập trung nghiên cứu



10
và phát triển cho phù hợp với thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng
chi nhánh Đắk Lắk và đối với khách hàng HKD trên địa bàn.
[11] Võ Thị Hoàng Anh (2014) “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng”
Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã
nghiên cứu các nội dung của kiểm soát RRTD và đƣa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện kiểm soát RRTD trên địa bàn TP Đà Nẵng. Luận văn này đã kế
thừa đƣợc các biện pháp kiểm soát RRTD trong tình hình kinh tế xã hội trên
địa bàn Đà Nẵng năm 2010-2012 đồng thời xem xét lại các biện pháp kiểm
soát RRTD cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại địa phƣơng trong giai
đoạn 2014-2016 và phù hợp với chính sách của NHTM Công thƣơng Chi
nhánh Đắk Lắk.
[12] Hoàng Anh (2013) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Khánh Hòa”.
Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng.
Tác giả nêu lên thực trạng nguyên nhân của RRTD tại Chi nhánh trong
những năm 2009-2011 và các giải pháp hoàn thiện công tác hạn chế RRTD
trong những năm 2009-2011. Luận văn này đã tham khảo đƣợc thực trạng
RRTD và các biện pháp hạn chế RRTD đã áp dụng trong các năm 2014-2016
và là cơ sở tốt để tiếp tục kế thừa các biện pháp này cho phù hợp với chính
sách của Vietinbank và chi nhánh nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
[13] Vũ Ngọc Thảo Linh (2014) “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Đà Nẵng”. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng.
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp ; phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp và phân tích những nhân tố gây ra rủi ro trong cho vay



11
đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Đà Nẵng,
từ đó đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
tại chi nhánh.
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là phƣơng pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh,
tổng hợp.
[14] Trần Thị Tƣờng Vi (2014), Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Qui Nhơn, Luận văn thạc sỹ
Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Luận văn đã đƣa ra những nền tảng cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, hạn
chế rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của NHTM. Trên cơ sở những hạn chế
hƣởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Bình, luận
văn đã đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác hạn chế rủi ro
tín dụng tại Chi nhánh.
Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày các kiến nghị đối với Chính phủ,
NHNN, Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam , hỗ trợ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng
Bình thực hiện có hiệu quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp
nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn.
Luận văn chỉ đề cập vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay mang
tính tổng quát, chƣa đề cập riêng cho từng loại hình cho vay, khách hàng vay
vốn cũng nhƣ đối tƣợng vay vốn.
Các luận văn của các tác giả đã cùng đƣa ra các tiêu chí đánh giá công
tác quản trị rủi ro tín dụng, các giải pháp hạn chế RRTD nhƣ mức giảm của
nợ xấu, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro, tỷ lệ xóa nợ ròng, cơ cấu nợ xấu và đây là



12
cơ sở để luận văn này tiếp thu để đánh giá kiểm soát RRTD trong cho vay
HKD tại NHTM Công thƣơng Chi nhánh Đắk Lắk.
Điểm chung của các luận văn đã nghiên cứu trên là các luận văn trên đã
sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, so sánh để đánh giá thực
trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM, các địa phƣơng khác nhau và
là cơ sở quan trọng cho đề tài này kế thừa và sử dụng các phƣơng pháp trong
đánh giá thực trạng RRTD và các nội dung của kiểm soát RRTD trong cho
vay HKD.
Trên cơ sở các đề tài kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây về kiểm soát
RRTD, đề tài này hệ thống hóa các lý luận về rủi ro tín dụng và nội dung kiểm
soát RRTD trong cho vay HKD. Luận văn này đi theo hƣớng nghiên cứu làm
rõ nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay HKD, cũng nhƣ biện pháp kiểm
soát RRTD trong cho vay thƣờng đƣợc các NHTM sử dụng. Bên cạnh đó
luận văn này đƣa ra các yêu cầu triển khai hiệu quả các biện pháp RRTD tại
NHTM, đồng thời đƣa ra các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong
cho vay HKD. Luận văn đi từ việc phân tích chung về thực trạng kiểm soát
RRTD trong cho vay HKD của NHTM Công thƣơng Chi nhánh Đắk Lắk. Từ
việc phân tích đó, luận văn rút ra đƣợc những thành công, hạn chế và nguyên
nhân hạn chế đối với kiểm soát RRTD trong cho vay HKD tại Chi nhánh.
Trên cơ sở đó, đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm làm tốt hơn công tác kiểm
soát RRTD trong cho vay HKD tại NHTM Công thƣơng Chi nhánh Đắk Lắk
trong thời gian tới.


13
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA
NHTM
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh
a. Khái niệm hộ kinh doanh
Thời kỳ trƣớc năm 1988, hệ thông Ngân hàng Việt Nam chỉ tập trung
cho vay thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, chƣa cho phép các
thành phần kinh tế khách phát triển nhƣ hiện nay. Chỉ từ khi thực hiện Nghị
quyết 10 của Bộ chính trị, việc ban hành luật đất đai năm 1993 cùng với sự
đổi mới về cơ cấu tổ chức, thay đổi đối tƣợng khách hàng của hệ thống Ngân
hàng, tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế khác nhau bắt đầu thay đổi
trong đó cho vay hộ kinh doanh tăng dần lên và hộ kinh doanh đã giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm về hộ kinh doanh vẫn
chƣa đƣợc định nghĩa cụ thể, hầu hết đều mặc nhiên thừa nhận hộ kinh doanh
là hộ gia đình hay kinh tế hộ.
Theo điều 49 Nghị định 43 định nghĩa nhƣ sau: “Hộ kinh doanh do
một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia
đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không
quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
b. Đặc điểm hộ kinh doanh
Căn cứ vào định nghĩa của HKD, ta có thể nhận thấy HKD có các đặc
điểm chủ yếu sau:


14
Chủ HKD có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình: Đối với HKD, pháp luật
không quy định các điều kiện cụ thể về quy định thành lập, bất kỳ một các
nhân là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và hành vi

dân sự đều có thể đứng ra kinh doanh, ngoài ra một hộ gia đình hoặc một cá
nhân đại diện cho gia đình cũng có thể thành lập HKD.
Sử dụng không quá 10 lao động: Quy mô kinh doanh của hộ gia đình
thƣờng không lớn do đó hộ kinh doanh đa phần tập trung ở các nghành nghề
nhỏ lẻ, yêu cầu về trang thiết bị kỹ thuật thấp, vốn đầu tƣ ban đầu không lớn,
do đó nhu cầu về lao động chỉ ở mức vừa phải.
Không có tƣ cách pháp nhân, không có con dấu riêng: HKD do một cá
nhân hoặc đại diện của hộ gia đình đứng ra kinh doanh, hình thức kinh doanh
đơn giản và quy mô nhỏ lẻ nên HKD không có tƣ cách pháp nhân.
Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh: Trong hoạt động
kinh doanh của mình, HKD chịu trách nhiệm dân sự về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh là vô hạn bằng vốn kinh doanh
và tài sản riêng của chính chủ sỡ hữu. Hộ kinh doanh không phải là doanh
nghiệp nên không áp dụng các quy định của pháp luật về luật phá sản doanh
nghiệp.
Năng lực, trình độ, điều hành, thông tin trong hoạt động kinh doanh hạn
chế: Đặc điểm của HKD là do cá nhân hoặc hộ gia đình đứng ra điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, các HKD chủ yếu là hộ gia đình kinh doanh
nhỏ lẻ, ít đƣợc đào tạo và cập nhật các thông tin, vì vậy trình độ và năng lực
rất hạn chế.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cho vay hộ kinh doanh
a. Khái niệm cho vay hộ kinh doanh
-

Khái niệm về cho vay: Hoạt động tín dụng xuất hiện từ cuối thời kỳ

công xã nguyên thuỷ, có một quá trình hoạt động, phát triển rất mạnh mẽ qua



×