Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể để phân tích tác động của sự biến động giá xăng dầu trên các ngành kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THANH NGA

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ
ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG
GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN CÁC NGÀNH KINH TẾ
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THANH NGA

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ
ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG
GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN CÁC NGÀNH KINH TẾ
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Đà Nẵng - Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thanh Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu........................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................. 4
7. Kết cấu dự kiến của luận văn................................................................ 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN CÁC NGÀNH KINH TẾ
VIỆT NAM...................................................................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................ 6
1.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ở trong nƣớc.................................. 6
1.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài..................................8
1.2. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRÊN THỊ TRƢỜNG
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2014 - 2017............................................ 11
1.2.1. Những diễn biến chính của giá xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn

2014 – 6/2017..........................................................................................11
1.2.2. Nguyên nhân cơ bản gây nên biến động giá cả xăng dầu thị trƣờng
trong nƣớc giai đoạn 2014 – 2017..........................................................13
1.2.3. Ảnh hƣởng của biến động giá xăng dầu tới Việt Nam giai đoạn
2014 – 2017.............................................................................................19
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................22
2.1. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH..................................................22
2.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................................38


2.3. KỊCH BẢN MÔ PHỎNG........................................................................52
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG
GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM.................53
3.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NGÀNH KINH TẾ.......................................... 53
3.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH...................64
3.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM................66
3.4. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC.....................67
CHƢƠNG 4. KIẾN NGHỊ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.......................... 69
4.1. BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU...................................................................69
4.1.1. Phát triển các nhà máy lọc hoá dầu...............................................69
4.1.2. Bảo đảm đầy đủ nguồn dự trữ xăng dầu trong nƣớc....................69
4.1.3. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu..................70
4.1.4. Xây dựng thị trƣờng giao sau xăng dầu....................................... 72
4.2. KÍCH THÍCH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH
VỤ...................................................................................................................73
4.3. PHÁT HUY NHỮNG NGÀNH KINH TẾ ĐƢỢC LỢI TỪ CÚ SỐC
GIẢM GIÁ XĂNG DẦU................................................................................73
4.4. HẠN CHẾ, THÁO GỠ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC NGÀNH
KINH TẾ CHỊU BẤT LỢI TỪ CÚ SỐC GIẢM GIÁ XĂNG DẦU..............77
KẾT LUẬN....................................................................................................81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

1

CGE

Mô hình cân bằng tổng thể

2

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

3


FTA

Hiệp định thƣơng mại tự do

4

GTSX

Giá trị sản xuất

5

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

6

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

7

OPEC

Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ

8


SAM

Ma trận hạch toán xã hội

9

SUT

Bảng nguồn và sử dụng

10

TCTK

Tổng cục thống kê

11

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng

12

VAT

Thuế giá trị gia tăng

13


VAR

Vectơ tự hồi quy

14

VHLSS

Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

SAM vĩ mô Việt Nam 2012 (tỷ đồng)

40

2.2.

Một số chỉ tiêu của các ngành kinh tế

50


3.1.

Tác động của biến động giá xăng dầu tới sản xuất trong
nƣớc, nhập khẩu và xuất khẩu của các ngành kinh tế

58

3.2

Một số chỉ tiêu vốn và lao động của các ngành kinh tế

59

3.3.

Tình hình tiêu dùng xăng dầu theo các nhóm hộ gia đình

64

3.4.

Kết quả mô phỏng kịch bản tác động lên một số chỉ tiêu
kinh tế Việt Nam

68


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

1.1.

Biến động giá xăng dầu qua những năm 2014 – 6/2017

11

1.2.

Biến động giá dầu thô thế giới năm 2014 – 1/2017

14

1.3.

Sự biến động giữa giá trị EUR/ USD và giá dầu WTI

15

2.1.

Mối liên hệ khái quát giữa các thực thể trong nền kinh tế
Doanh nghiệp

24


2.2.

Phân loại nhân tố lao động trong nền kinh tế

28

2.3.

Phân loại nhân tố lao động trong nền kinh tế

29

2.4.

Phân phối thu nhập từ các nhân tố cho các nhóm hộ gia
đình

30

2.5.

Bù trừ trên thị trƣờng

37

3.1.

Tổng cung và tổng cầu về xăng dầu của Việt Nam năm
2012


53

3.2.

Tỷ trọng xăng dầu sử dụng theo các ngành sản xuất

54

3.3.

Chi phí xăng dầu trên 100 đồng GTSX theo các ngành

55

3.4.

Kết quả mô phỏng sản xuất trong nƣớc của các ngành
kinh tế sau cú sốc giảm giá xăng dầu

56

3.5.

Tác động của biến động giá xăng dầu tới tiền lƣơng ngƣời
lao động

61

3.6.


Cơ cấu sử dụng các nhóm lao động của 25 ngành kinh tế

61

3.7.

Thay đổi giá trị nhập khẩu của các ngành kinh tế

63

3.8.

Thay đổi giá trị xuất khẩu của các ngành kinh tế

63

3.9.

Mức độ tiêu dùng xăng dầu theo các nhóm hộ gia đình

65


Số hiệu
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang


3.10.

Mức thay đổi phúc lợi của các nhóm hộ gia đình

65

3.11.

Tỷ lệ thay đổi phúc lợi so với năm gốc

66

3.12.

Tác động của cú sốc giá xăng dầu tới GDP Việt Nam

66

3.13.

Cơ cấu nguồn thu NSNN theo SAM 2012

67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Xăng dầu là loại hàng hoá đặc biệt mang tính chiến lƣợc không thể
thiếu, có tầm quan trọng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của một nền
kinh tế. Một thực tế rõ ràng rằng tất cả các ngành kinh tế đều chịu ảnh hƣởng
to lớn của ngành xăng dầu. Không chỉ thế, đây còn là mặt hàng thiết yếu,
phục vụ cho việc đi lại, học tập, làm việc,… của ngƣời dân. Do đó, giá xăng
dầu giảm cũng giúp hộ gia đình giảm chi tiêu cho việc đi lại hằng ngày, qua
đó kích thích tiêu dùng nhờ khoản tiền tiết kiệm đƣợc. Giá cƣớc vận tải giảm
cũng có thể giúp giá hàng hóa tiêu dùng giảm. Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng sẽ
đƣợc hƣởng lợi kép từ việc chi tiêu cho vấn đề năng lƣợng. Khi đó, tình hình
kinh doanh, làm ăn của doanh nghiệp và ngƣời dân sẽ thuận lợi hơn. Cho nên
hộ gia đình cũng là đối tƣợng vừa chịu tác động trực tiếp vừa chịu tác động
gián tiếp từ biến động giá xăng dầu. Một khi giá xăng dầu biến động, chắc
chắn các ngành kinh tế cũng nhƣ giá cả các loại hàng hoá cũng sẽ biến động
theo, từ đó tác động trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân và cũng tác động
đến tính ổn định của nền kinh tế.
Từ sau cú sốc giảm giá xăng dầu vào năm 2014, tính đến thời điểm hiện
nay, giá xăng dầu liên tục đƣợc điều chỉnh giảm. Có thời điểm giá xăng chỉ còn
khoảng 14.450 đồng/lít (xăng RON 95), đạt mức thấp nhất trong 9 năm qua. Trên
thực tế, thời gian qua giá xăng dầu đã giảm tới khoảng 40%. Đối với một nƣớc
nhập khẩu một lƣợng xăng dầu thành phẩm lớn (chiếm hơn 50%) nhƣ Việt Nam
thì việc giá xăng dầu giảm mang lại rất nhiều tác động đa chiều. Về mặt tích cực,
khi chi tiêu cho xăng dầu giảm thì thu nhập khả dụng của ngƣời tiêu dùng còn
lại cho các sản phẩm hàng hoá khác sẽ tăng lên và sự gia tăng sức mua cho
ngƣời dân trong nƣớc sẽ góp phần làm tăng GDP. Đây cũng là cơ hội để phát
triển các hoạt động sản xuất, chi phí đầu vào giảm làm


2

giảm giá bán sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, doanh nghiệp đƣợc

kích thích tốt hơn kéo theo tăng trƣởng kinh tế và tăng thu cho ngân sách từ
thuế giá trị gia tăng, thuế sản xuất…Tuy nhiên, việc giảm giá xăng dầu không
chỉ tạo ra lợi ích mà còn mang lại những tác động tiêu cực đối với các ngành
kinh tế và cả nền kinh tế Việt Nam.Cú sốc giảm giá xăng dầu sẽ làm giảm thu
cho ngân sách ở khâu nhập khẩu. Hằng năm chúng ta cũng nhập về một
lƣợng không nhỏ xăng dầu thành phẩm, và với mức thuế suất từ khoảng 10%
đến 20% thì số thuế thất thu cũng không phải nhỏ. Lúc này, mô hình cân bằng
tổng thể là mô hình thích hợp để đo lƣờng và phân tích tác động của cú sốc
giá xăng dầu.
Có thể nói, cú sốc giảm giá xăng dầu năm 2014 đã mang lại cho nƣớc ta
những tác động đa chiều. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào
tại Việt Nam phân tích tác động của giảm giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung, càng chƣa có
nghiên cứu nào mang tính thực nghiệm để đo lƣờng về tác động của giá xăng
dầu gây ra nhiều bất lợi hơn hay mang lại nhiều lợi ích hơn cho các ngành
kinh tế. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài “Ứng dụng mô hình cân bằng tổng
thể để phân tích tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành
kinh tế Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực , đồng
thời phát huy các tác động tích cực của biến động đó.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Tìm hiểu về biến động giá xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn 2012
cho tới nay.


3


- Phân tích tác động của cú sốc thay đổi giá xăng dầu theo kịch bản mô
phỏng đƣa ra tới các ngành kinh tế của Việt Nam, thu ngân sách nhà nƣớc,
kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trƣởng kinh tế.
- Rút ra các hàm ý chính sách phù hợp nhằm hạn chế những tác động
tiêu cực của biến động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời tận dụng
cơ hội từ cú sốc giá xăng dầu để góp phần thúc đẩy tăng trƣởng các ngành,
chuyển dịch cơ cấu và cải thiện hiệu quả kinh tế.
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
- Tình hình biến động giá xăng dầu trong giai đoạn 2014 – 2016 diễn ra
nhƣ thế nào?
- Cú sốc giá xăng dầu ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các ngành kinh tế của
Việt Nam và các nhóm hộ gia đình?
- Những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích
cực?
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tác động của biến động giá xăng dầu trong giai
đoạn 2014 – 2016 đến các ngành kinh tế của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nền kinh tế Việt Nam.
- Về thời gian: số liệu sử dụng lấy từ năm 2014 tới tháng 6/2017 và
SAM 2012.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn
niên giám thống kê, các công bố giá bán xăng dầu của Petrolimex, ma trận
hạch toán xã hội SAM 2012 …


4


- Phƣơng pháp phân tích thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
thống kê dữ liệu dãy số thời gian giá xăng dầu trong nƣớc để qua đó có thể có
cái nhìn tổng quan nhất về tình hình biến động của giá xăng dầu; từ đó xây
dựng kịch bản mô phỏng về cú sốc giá xăng dầu, phục vụ cho các nội dung
khác của luận văn.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: sử dụng phƣơng pháp đồ thị và bảng
thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và số tƣơng đối, từ đó đƣa ra
nhận định mô tả thực trạng hiện nay về biến động giá xăng dầu trong nƣớc.
- Phƣơng pháp so sánh: phƣơng pháp sử dụng để so sánh một số chỉ tiêu
để thấy sự biến động qua các năm, tác động của biến động giá xăng dầu tới
một số chỉ tiêu, ngành sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung ở năm gốc
so với kịch bản mô phỏng.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: từ những số liệu thu thập, chọn lọc
những kết quả nghiên cứu để đƣa ra nhận định cụ thể. Từ đó có đƣợc cái nhìn
tổng quát về tác động của biến động giá xăng dầu lên toàn bộ các ngành kinh
tế của Việt Nam, đồng thời đƣa ra kiến nghị và một số hàm ý chính sách cần
thiết.
- Áp dụng mô hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh (CGE): Đây là phƣơng
pháp cốt yếu đƣợc sử dụng trong luận văn. Từ việc khai thác dữ liệu nghiên
cứu từ Ma trận hạch toán xã hội của Việt Nam 2012 để có thể xây dựng mô
hình cân bằng tổng thể nhằm mô phỏng toàn bộ nền kinh tế, từ đó, sử dụng
mô hình GAMS để tính toán sự thay đổi các chỉ tiêu của nền kinh tế và các tác
động của sự thay đổi giá xăng dầu đối với các ngành kinh tế Việt Nam theo
kịch bản mô phỏng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Lƣợng hoá các tác động khác nhau của giá xăng dầu đến nền kinh tế
Việt Nam. Từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm tận dụng cơ hội từ cú


5


sốc giá xăng dầu để góp phần thúc đầy tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế một cách phù hợp.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, hay các chƣơng trình cử nhân,
cao học thuộc các chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan.
7. Kết cấu dự kiến của luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và tác động của biến động giá
xăng dầu đến các ngành kinh tế Việt Nam
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả phân tích tác động của biến động giá xăng dầu đến
các ngành kinh tế Việt Nam
Chƣơng 4: Kiến nghị và hàm ý chính sách


6

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN CÁC NGÀNH KINH TẾ
VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ở trong nƣớc
Hiện nay,tại Việt Nam vẫn chƣa có các nghiên cứu thực nghiệm mang
tính hệ thống về tác động của cú sốc xăng dầu đến các ngành kinh tế và toàn
bộ nền kinh tế. Mặc dù có một số bài báo đề cập đến những tác động có thể có
của thay đổi giá xăng dầu nhƣng sử dụng các phƣơng pháp VAR là chủ yếu.
Trƣơng Văn Phƣớc, Chu Hoàng Long (2005) sử dụng phƣơng pháp
VAR để đƣa ra các lập luận về ƣớc lƣợng trực tiếp tác động của các yếu tố

lên CPI, trong đó có tác động của giá xăng dầu. Kết quả cho thấy đã có mối
quan hệ dài hạn giữa CPI và giá xăng dầu. Cụ thể là giá xăng thế giới không
có tác động ngay lập tức đến CPI nhƣng có độ trễ. Tính trong dài hạn, giá
xăng tăng 1% làm CPI tăng 0,16%. Tuy nhiên chƣa thể kiểm định thực
nghiệm kết quả này. Hơn nữa, việc tăng giá xăng dầu không có tác động ngay
lập tức đến CPI và tính động khá phức tạp của giá xăng dầu cho thấy ảnh
hƣởng của sự kiểm soát trực tiếp đối với xăng dầu. Có thể các biện pháp này
đã tạo ra độ trễ và làm thay đổi tác động của giá xăng dầu ở Việt Nam.
Camen (2006) đã sử dụng một mô hình VAR nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng đến lạm phát của Việt Nam với số liệu tháng trong giai đoạn từ tháng 2
năm 1996 đến tháng 4 năm 2005. Kết quả cho thấy giá dầu và giá gạo quốc tế
đóng vai trò quan trọng đối với lạm phát và gợi ý rằng giá quốc tế và tỷ giá
cũng có vai trò giải thích biến động của lạm phát (19%).
Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng (2009) để xác định
ảnh hƣởng của việc tăng giá xăng đột ngột lên thêm 30% đến nền kinh tế Việt


7

Nam, đã sử dụng kết quả từ bộ điều tra mới nhất về mức sống hộ gia đình
năm 2006 và các kỹ thuật phân tích bảng cân đối liên ngành (đầu vào – đầu
ra) 2005 đƣợc phân theo 112 ngành sản xuất. Kết quả cho thấy ảnh hƣởng
trực tiếp đối với các hộ gia đình đang sử dụng mặt hàng xăng dầu là sức mua
của họ giảm khoảng 1%, mức giá sản xuất bình quân sẽ tăng khoảng 2,56%,
mức giá tiêu dùng (CPI) có thể tăng gần 3,67% và tăng trƣởng GDP đại
khoảng 6,1%.
Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) sử dụng mô hình
Mô hình Véc tơ điều chỉnh sai số (VECM) để đánh giá các nhân tố tác động
những biến động hàng tháng của lạm phát trong nƣớc giai đoạn 2000-2010,
trong đó có biến số giá dầu thế giới đƣợc đo bằng chỉ số giá nhập khẩu chung

có tác động nhất định và mạnh hơn đối với chỉ số giá sản xuất (PPI) trong giai
đoạn nghiên cứu. Hai tác giả đã giải thích rằng các cú sốc giá thế giới ảnh
hƣởng đến ngƣời sản xuất nhiều hơn ngƣời tiêu dùng và những thay đổi
trong giá dầu hay giá gạo thế giới có tác động nhỏ hơn nhiều so với tác động
của chỉ số giá nhập khẩu chung và giá gạo thế giới có tác động lớn hơn một
chút so với giá dầu thế giới.
Phạm Thị Hoàng Anh, Chu Khánh Lân, Đào Bích Ngọc, Nguyễn Minh
Phƣơng, Trần Huy Tùng (2015) đã phân chia cú sốc giá dầu theo phƣơng
pháp của Kilian (2009) và sử dụng mô hình VAR để phân tích tác động của
các cú sốc tới giá dầu thế giới giai đoạn 1975-2015 và đánh giá tác động của
các cú sốc giá dầu tới lạm phát và tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn
1997-2015. Kết quả mô hình cho thấy đóng góp chủ yếu vào sự biến động của
giá dầu thế giới trong suốt giai đoạn 1975-2015 là các cú sốc tổng cầu và cú
sốc cầu dự phòng, còn cú sốc cung cầu có ảnh hƣởng tƣơng đối thấp tới sự
biến động của giá dầu, trừ giai đoạn 1976-1982 và vai trò này càng ngày càng
suy giảm. Cú sốc tăng sản lƣợng dầu, cú sốc tăng tổng cầu có tác động thúc


8

đẩy tăng trƣởng kinh tế Việt Nam, trong khi cú sốc tăng cầu dự phòng lại làm
giảm tăng trƣởng kinh tế. Cú sốc tăng sản lƣợng dầu làm giảm lạm phát,
trong khi cú sốc tăng tổng cầu và cú sốc tăng cầu dự phòng làm tăng lạm phát
của Việt Nam.
Nhìn chung, các nghiên cứu đều đã nổi bật đƣợc một số khía cạnh của
tác động cú sốc giá xăng dầu đến nền kinh tế. Tuy nhiên khi sử dụng mô hình
Var, có một hạn chế đó là giả định các yếu tố của thị trƣờng không thay đổi
nhiều trong khoảng thời gian xác định Var. Đây là một hạn chế lớn, và với cú
sốc giá xăng dầu năm 2014 đã làm cho thị trƣờng có những biến động lớn
một cách đột ngột thì phƣơng pháp này không còn là tối ƣu nữa. Lúc này, mô

hình CGE sẽ khắc phục đƣợc hạn chế đó.
1.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Mô hình cân bằng tổng thể chƣa đƣợc sử dụng ở Việt Nam để phân tích
tác động của biến động giá dầu đối với nền kinh tế nên trong quá trình nghiên
cứu, để hiểu rõ những ứng dụng của mô hình CGE trong phân tích tác động
của biến động giá dầu, luận văn đã tham khảo một số tài liệu và công trình
nghiên cứu ở nƣớc ngoài sau đây:
K. Doroodian, Roy Boyd (2003), đã xem xét cú sốc giá dầu có gây ra
lạm phát ở Mỹ hay không bằng cách tăng giá dầu năm 2000 một cách phù hợp
với sự biến động giá dầu những năm 1973-1974 và để nền kinh tế trải qua một
sự thay đổi công nghệ Hick. Sau đó sử dụng mô hình cân bằng tổng thể dạng
động DCGE để phân tích. Kết quả là nhận thấy rằng những biến động lớn
trong những năm 70 đã gây những ảnh hƣởng lớn đến giá xăng và lọc dầu
nhƣng về lâu dài thì không ảnh hƣởng lớn. Đồng thời các chỉ số CPI và PPI
giảm theo thời gian khi tiến bộ công nghệ tăng.
Arief Anshory Yusuf, Budy P. Resosudarmo (2009), thông qua việc sử
dụng mô hình CGE đối với những hộ gia đình riêng biệt để nghiên cứu giảm


9

thiểu tác động phân phối của cải cách giá nhiên liệu và tính công bằng của
việc cải cách đó. Kết quả cho thấy cuộc cải cách đƣợc xem là tiến bộ nếu chỉ
tăng giá nhiên liệu cho các phƣơng tiện xe cộ. Tuy nhiên trên thực tế thì việc
tăng giá diễn ra không đồng đều, đặc biệt tại các đô thị, giá nhiên liệu nhƣ
dầu hoả cũng bị tăng lên. Việc bồi thƣờng hợp lý và hiệu quả là rất quan trọng
trong việc giảm các chi phí phân phối và tác động về tài sản của việc cải cách.
Phƣơng thức chuyển tiền mặt cho các hộ nghèo mà không quan tâm đến tính
đồng nhất của hộ nghèo dẫn đến sự đền bù vƣợt quá so với hộ nghèo ở nông
thôn nhƣng lại dƣới mức so với hộ nghèo ở đô thị.

Meng Li (2010), khi sử dụng mô hình CGE để lƣợng hoá tác động của
việc thay đổi giá dầu thế giới đến nền kinh tế Trung Quốc đã nhận thấy rằng
tác động tích cực của giảm giá dầu dẫn đến tăng GDP khoảng 1% (giống nhau
ở các loại tỷ giá khác nhau), hiệu quả hơn tác động của việc cắt giảm chi phí.
Điều này cũng mang lại những hiệu ứng tích cực về phúc lợi xã hội bằng cách
tăng mức tiêu thụ của hộ gia đình khoảng từ 1,7% - 2,1%.
Maryam Soleymani Movahed, Fatemeh Bazzazan (2012), để xem xét
ảnh hƣởng của giá dầu lên cấu trúc kinh tế và xây dựng chính sách, đã sử
dụng mô hình cân bằng tổng thể CGE và ma trận hạch toán xã hội SAM mới
nhất tại cấp quốc gia làm dữ liệu chính. Mô hình cũng xem xét trong hai điều
kiện là tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá hối đoái thả nổi. Kết quả là xác định
đƣợc tỷ giá hối đoái và nền kinh tế Iran có sự tăng trƣởng mạnh mẽ.
Margaret Chitica, Ismael Fofana, Ramos Mabugu (2012), đã sử dụng mô
hình CGE dựa trên năng lƣợng gắn liền với một mô hình hoá vi mô khu vực
hộ gia đình để đánh giá vai trò của chính phủ trong việc thi hành các chính
sách tác động lên tình trạng nghèo đói khi giá dầu thế giới tăng ở Nam Phi.
Kịch bản đầu tiên giả định răng việc gia tăng giá dầu thế giới đƣợc chuyển
sang cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng mà không có các thay đổi trong các công
cụ chính sách của chính phủ. Trong kịch bản này, chỉ số nghèo tăng. Kịch bản
thứ hai giả định rằng sự gia tăng giá của thế giới không gây tác động lớn bởi


10

chính sách trợ giá của chính phủ. Kịch bản này vẫn dẫn đến sự gia tăng nghèo
đói vì giảm thu nhập của hộ gia đình. Mặc dù doanh thu từ 50% thuế đối với
lợi nhuận của ngành dầu khí giúp giảm thiểu thiệt hại trong thu ngân sách nhà
nƣớc, nhƣng nó không góp phần làm giảm xu hƣớng nghèo đói ngày càng
tăng vì trong kịch bản này, giảm tiết kiệm và đầu tƣ hạn chế tăng trƣởng của
đất nƣớc, việc làm và phân phối thu nhập.

Marco V Sánchez (2009) đã sử dụng mô hình CGE để nghiên cứu ảnh
hƣởng phúc lợi xã hội ở các nƣớc đang phát triển nhập khẩu dầu khi tăng giá
dầu. Thông qua việc phân tích các mô phỏng dựa trên mô hình cân bằng tổng
thể để tính toán, bài viết đã cho thấy tác động tiêu cực đến GDP, đặc biệt đáng
kể ở sáu nƣớc đang phát triển nhập khẩu dầu (khoảng 2-3% mỗi năm), dẫn
đến thất nghiệp và giá tiêu dùng cao hơn, và kết quả là giảm phúc lợi.
Werner Roeger (2005), đã sử dụng mô hình cân bằng động ngẫu nhiên
tổng quát (DSGE) để phân tích định lƣợng tác động trong ngắn hạn và dài
hạn của việc tăng giá dầu đối với sản lƣợng và lạm phát trong khu vực sử
dụng đồng euro. Đồng thời so sánh với các dự đoán của các mô hình khác
đang đƣợc sử dụng. Bài viết đã chỉ ra rằng nếu giá dầu vẫn đƣợc duy trì ở
mức hiện tại thì sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực lên GDP ở mức độ 5% vào năm
tới. Trong dài hạn, việc giảm đầu tƣ sản xuất dẫn tới ảnh hƣởng tiêu cực thêm
1%. Ngoài ra, với các quy tắc phản hồi thông tin tiền tệ tiêu chuẩn đang ƣớc
tính cho khu vực sử dụng đồng euro nhƣ hiện nay thì sẽ không tồn tại nguy
cơ lạm phát nghiêm trọng. Đồng thời, khi so sánh với các mô hình khác, bài
viết cũng chỉ ra rằng phụ thuộc vào cách xử lý dầu khác nhau ở mỗi mô hình
mà tạo nên sự khác biệt. Những bài viết khác cho rằng phải có sự đánh đổi
giữa lạm phát và sản lƣợng sản xuất, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, kết
quả với mô hình QUEST cho thấy rằng một cú sốc giá dầu sẽ chỉ tác động
một lƣợng nhỏ lên lạm phát mà thôi.


11

1.2. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRÊN THỊ
TRƢỜNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2014 - 2017
1.2.1. Những diễn biến chính của giá xăng dầu Việt Nam trong giai
đoạn 2014 – 6/2017
Thời gian vừa qua, những biến động của thị trƣờng thế giới đã ảnh

hƣởng trực tiếp tới thị trƣờng xăng dầu trong nƣớc, dẫn tới giá cả xăng dầu
trên thị trƣờng Việt Nam có nhiều biến động không ngừng. Biểu đồ dƣới đây
sẽ minh hoạ rõ ràng cho sự biến động đó.

Biểu đồ 1.1. Biến động giá xăng dầu qua những năm 2014 – 6/2017
Nguồn: Tổng hợp từ công bố của Petrolimex Từ biểu đồ, có thể thấy rằng diễn
biến giá xăng dầu năm 2014 có thể chia làm 2 giai đoạn chính. Trong những
tháng đầu năm 2014, chúng ta đƣợc chứng kiến đà tăng mạnh của xăng dầu,
với đỉnh điểm đƣợc thiết lập vào ngày 7/7 khi giá xăng RON 95 lần đầu tiên
cán mốc 26.140 đồng/ lít. Giá xăng RON 92 cũng đạt mức 25.640 đồng/ lít.
Các loại xăng dầu khác nhƣ dầu diesel, dầu hoả, hay dầu mazut đều ổn định
hoặc tăng nhẹ không đáng kể. Tuy


12

nhiên, ngay sau đó, giá xăng dầu liên tục giảm theo đà giảm của giá dầu thô
thế giới. Từ sau lần cán mốc cao nhất là 105,79 USD/ thùng vào tháng 6/2014
thì sau đó giá dầu thô thế giới liên tục giảm cho tới cuối năm 2014, tác động
trực tiếp lên giá xăng dầu trong nƣớc. Tất cả các loại xăng dầu đều giảm
mạnh và đạt mức thấp nhất trong năm tại lần điều chỉnh giá cuối cùng của
năm vào ngày 22/12/2014. Giá xăng RON 95 còn 18.480 đồng/ lít, so với giá
xăng thời điểm cao nhất trong tháng 7 thì đã giảm 7.660 đồng/ lít tƣơng ứng
giảm 29,3%. Giá xăng RON 92 cũng chỉ còn 17.880 đồng/ lít, giảm 7.760
đồng/ lít tƣơng ứng giảm 30,3%. Ngoài giá xăng giảm liên tiếp, giá dầu
diesel, dầu hoả, dầu mazut cũng theo đà giảm. Cụ thể dầu diesel còn 16.990
đồng/ lít (giảm 25,5%), dầu hoả còn 17.400 đồng/ lít (giảm 24,2%), dầu
mazut cũng chỉ còn 13.500 đồng/ kg (giảm 28,9%).
Trong năm 2015, giá xăng dầu đã trải qua 21 lần điều chỉnh, 6 lần tăng,
12 lần giảm và 3 lần giữ nguyên. Các tháng đầu năm 2015, các loại xăng dầu

có xu hƣớng tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong năm vào ngày 19/6/2015
và sau đó lại tiếp tục giảm cho đến hết năm. Nhìn chung, các mặt hàng xăng
dầu năm này đều giảm, giảm mạnh nhất là dầu hỏa với mức giảm 6.340
đồng/lít tƣơng đƣơng 36,4%, tiếp đến là dầu diesel giảm 5.010 đồng/lít
(29,4%), sau đó đến dầu mazut giảm 4.970 đồng/kg (36,8%), xăng có mức
giảm ít nhất 1.380 đồng/lít (7,5%), 1,480 đồng/lít (8,3%) và 1970 đồng/ lít
(11%) tƣơng ứng với RON 95, RON 92 và xăng sinh học E5 RON 92.
Tổng quan trong năm 2016, thị trƣờng dầu thô thế giới đã chứng kiến
nhiều biến động khi giá dầu chạm mức đáy lịch sử ở mức 30 USD/ thùng vào
đầu tháng 2/2016. Đây là mức giảm thấp nhất từ năm 2009 đến nay. Cũng bởi
vì biến động thị trƣờng xăng dầu trong nƣớc gắn liền với biến động của thị
trƣờng thế giới cho nên trên đà giảm giá từ cuối năm 2015, giá xăng dầu đã
giảm đạt mức thấp nhất vào ngày 18/2/2016. Cụ thể, giá xăng RON 95 giảm


13

còn 14.450 đồng/ lít, xăng RON 92 giảm còn 13.750 đồng/ lít, xăng sinh học
E5 RON 92 giảm còn 13.320 đồng/ lít. Các loại dầu cũng giảm ở mức đáy với
các mức giá 9580 đồng/ lít, 8900 đồng/ lít và 7590 đồng/ kg tƣơng ứng lần
lƣợt là dầu diesel, dầu hoả và dầu mazut. Tuy nhiên sau đó, biểu đồ 1.1 lại
cho thấy đà tăng trở lại của giá xăng dầu từ tháng 3 trở đi. Thị trƣờng xăng
dầu 2016 đã chính thức khép lại sau đợt điều chỉnh cuối cùng vào ngày 20/12
vừa qua với mức tăng cao nhất từ đầu năm. Cụ thể, xăng RON 95 đã tăng lên
mức tối đa 18.290 đồng/ lít, RON 92 đã tăng lên 17.590 đồng/lít. Giá xăng
sinh học E5 RON 92 cũng tăng lên mức tối đa 17.322 đồng/lít. Tƣơng tự các
loại dầu diesel, dầu hoả và mazut cũng tăng lên mức cao nhất trong năm 2016.
Căn cứ vào các biến động giá cả trên thị trƣờng thế giới, tính đến tháng
6/2017, giá cả xăng dầu trong nƣớc đã trải qua 11 lần điều chỉnh. Nhìn vào biểu
đồ 1.1, ta có thể thấy rằng giá cả xăng dầu năm 2017 tƣơng đối ổn định. Các

mức tăng/ giảm giữa các lần điều chỉnh không lớn và phù hợp với sự biến động
giá cả dầu thô thế giới. Tính đến 20/6/2017, giá xăng RON 95 đạt 17.200 đồng/
lít, so với đầu tháng 1/2017 là 18.290 đồng/ lít giảm 1.090 đồng/ lít tƣơng ứng
với giảm 6%. Tƣơng tự, so với đầu tháng 7/2017, giá xăng RON

92 còn 16.500 đồng/ lít, giảm 1.090 đồng/ lít tƣơng ứng với 6,2%. Các loại
dầu khác cũng giảm nhẹ so với đầu năm 2017.
1.2.2. Nguyên nhân cơ bản gây nên biến động giá cả xăng dầu thị
trƣờng trong nƣớc giai đoạn 2014 – 2017
Nhƣ chúng ta đã biết, giá xăng dầu Việt Nam đã dựa trên cơ sở giá thế
giới và các loại thuế cũng nhƣ mức trích/ xả quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đồng
thời, căn cứ vào định mức chi phí kinh doanh và mức lợi nhuận hợp lý để
quyết định giá cơ sở - căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ theo chu kỳ 15 ngày.
Đây cũng là lí do vì sao tác động của giá thế giới đến giá trong nƣớc luôn có


14

độ trễ nhất định. Nhìn chung, có 3 yếu tố chính tác động lên giá xăng dầu
trong nƣớc hiện nay, đó là giá dầu thô thế giới, thuế phí và quỹ bình ổn xăng
dầu.
a. Biến động giá dầu thô thế giới
Xăng dầu là một trong những sản phẩm đƣợc chế biến từ dầu thô thông
qua quá trình lọc dầu. Do đó, khi giá dầu thô biến động, lập tức ảnh hƣởng tới
thị trƣờng xăng dầu toàn thế giới, và thị trƣờng xăng dầu Việt Nam cũng
không phải ngoại lệ. Có thể nói, biến động của giá dầu thô là nguyên nhân
quan trọng nhất gây nên sự bất ổn giá cả trên thị trƣờng xăng dầu. Biến động
của giá dầu do nhiều nhân tố nhƣ nhân tố chính trị và sự bất ổn trên thế giới
với yếu tố tâm lý, là những nhân tố có tác động mạnh, còn nhân tố cung cầu là
nhân tố quyết định sự biến động giá dầu trên thị trƣờng thế giới.


Biểu đồ 1.2. Biến động giá dầu thô thế giới năm 2014 – 1/2017
Nguồn: Federal Reserve Bank of St. Louis Theo dõi biểu đồ biến động giá dầu
thô ở trên, có thể thấy từ năm 2014 cho tới nay, giá dầu thô thế giới chứa đựng
nhiều bất ổn và thay đổi liên tục,
nhƣng xu hƣớng chung của giai đoạn vẫn là giảm. Tính tới đầu năm 2017, giá


15

dầu thô giao động quanh mức 50 USD/ thùng, giảm đến khoảng 50% so với
giá dầu thô đầu năm 2014. Đặc biệt có thời điểm giá dầu thô chỉ còn gần 30
USD/ thùng (vào tháng 2/2016), đạt mức thấp nhất trong cả giai đoạn và giảm
đến 70% so với thời điểm giá dầu thô đạt mức giá cao nhất của giai đoạn (vào
tháng 6/2014). Biểu đồ cũng chỉ rõ ràng rằng giá dầu thô thế giới khi tăng thì
tăng tƣơng đối chậm và mức tăng cũng rất nhẹ, trong khi giảm thì lại tƣơng
đối nhanh và giảm sâu.
Ngoài ra, đồng USD tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ lên giá dầu. Đồng
USD mạnh lên cũng đã làm trầm trọng hơn nữa xu thế lao dốc của giá dầu
thô. Giao dịch dầu thô quốc tế đều định giá bằng đồng USD, điều này có
nghĩa là đồng USD tiếp tục mạnh lên, giá dầu thô sẽ giảm xuống. Có nghiên
cứu cho rằng nếu đồng USD tăng giá 5%, giá dầu sẽ có thể giảm 10-25%.

Biểu đồ 1.3. Sự biến động giữa giá trị EUR/ USD và giá dầu WTI
Nguồn: EIA và Federal Reserve Bank of St.
Louis


16


b. Tác động từ thuế, phí và quỹ bình ổn
Về chính sách thuế phí, hiện nay cách tính thuế phí trong mặt hàng xăng
dầu còn rất nhiều bất cập. 1 lít xăng dầu của Việt Nam phải cõng quá nhiều
thuế phí. Điều này thực sự không đảm bảo lợi ích giữa nhà nƣớc, doanh
nghiệp và ngƣời tiêu dùng.
Cơ quan quản lý nhà nƣớc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nƣớc
bằng giá cơ sở. Theo mục 9, điều 3 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của
Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Giá cơ sở bao gồm các yếu tố và đƣợc
xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ
đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi
phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+)
Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trƣờng cộng (+) Các loại thuế,
phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành; đƣợc
tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu
bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này. Trong đó:
Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cƣớc
vận tải về đến cảng Việt Nam.
Từ công thức tính trên, ta có thể thấy hiện một lít xăng đang phải áp các
loại thuế phí sau: thuế nhập khẩu (thuế bình quân gia quyền), thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trƣờng, chi phí định mức, lợi nhuận định
mức, chi quỹ bình ổn. Theo tính toán, thuế nhập khẩu áp trên mỗi lít xăng là
1.275 đồng, thuế bảo vệ môi trƣờng (3.000 đồng), chi phí định mức (1.050
đồng), lợi nhuận định mức (300 đồng), quỹ bình ổn giá (300 đồng), thuế tiêu
thụ đặc biệt (1.380 đồng), thuế VAT (1.520 đồng). Nhƣ vậy, tổng các loại thuế
phí một lít xăng phải gánh đạt 8.825 đồng. Trong khi đó, giá xăng RON
92 bán lẻ ngày 5/10 đƣợc Petrolimex niêm yết ở mức 16.400 đồng. Nhƣ vậy,
thuế phí chiếm tới 53,8% giá xăng.



×