Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM QUỐC ĐÔN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM QUỐC ĐÔN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG TÙNG

Đà Nẵng, Năm 2017





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 4
7. Kết cấu đề tài.......................................................................................................................... 4
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN VÀ KHOẢNG
CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN....................................................................................... 13
1.1. KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN VÀ PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN....................... 13
1.1.1. Khái niệm kiểm toán............................................................................................... 13
1.1.2. Phân loại kiểm toán.................................................................................................. 15
1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN..........16
1.2.1. Trách nhiệm của KTV theo luật kiểm toán độc lập................................. 16
1.2.2. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 200.............19
1.2.3. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 240.............21
1.2.4. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VSA 260.............................................................................................................................................. 24
1.2.5. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 315.............25
1.2.6. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 330.............26
1.2.7. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 700.............27
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM
TOÁN.................................................................................................................................................... 29



1.3.1. Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán................................................ 29
1.3.2. Lịch sử phát triển của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán........................ 31
1.3.3. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 43
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN......................... 44
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................................... 44
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 44
2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................ 44
2.2.2. Xây dựng bảng hỏi................................................................................................... 45
2.2.3. Thiết kế thang đo....................................................................................................... 50
2.2.4. Mẫu khảo sát................................................................................................................ 50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................................... 51
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG
KIỂM TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHOẢNG
CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN....................................................................................... 52
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT................................................................. 52
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
Ở VIỆT NAM................................................................................................................................... 53
3.2.1. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của
KTV và BGĐ công ty đƣợc kiểm toán............................................................................... 53
3.2.2. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến

vai trò của Báo

cáo kiểm toán.................................................................................................................................... 58
3.2.3. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến mức độ tin tƣởng
của BCKT........................................................................................................................................... 60
3.2.4. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến khả năng KTV

phát hiện các sai sót và gian lận có ảnh hƣởng trọng yếu trên BCTC...............62


3.2.5. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán liên quan đến việc giải thích các
thuật ngữ trên BCKT..................................................................................................................... 64
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHOẢNG
CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN.......................................................................................... 67
3.3.1. Hiểu biết của công chúng...................................................................................... 67
3.3.2. Năng lực của Kiểm toán viên............................................................................. 69
3.3.3. Chuẩn mực kiểm toán............................................................................................. 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................................... 71
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM THU HẸP KHOẢNG CÁCH
KỲ VỌNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM...................................................................... 72
4.1. NÂNG CAO HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG BÁO CÁO
KIỂM TOÁN..................................................................................................................................... 72
4.2. GIẢI THÍCH RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM ĐỐC



KIÊM TOÁN VIÊN TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN.............................................. 73
4.3. GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG BÁO
CÁO KIỂM TOÁN........................................................................................................................ 73
4.4. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN.......................75
4.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TRONG TƢƠNG LAI................................................................................................................. 77
4.5.1. Hạn chế của đề tài..................................................................................................... 77
4.5.2 Định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai........................................................ 77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.......................................................................................................... 79
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

BCKT

Báo cáo kiểm toán

BGĐ

Ban giám đốc

BQT

Ban quản trị

BTC

Bộ tài chính

CMKT

Chuẩn mực kiểm toán

CTKT


Công ty kiểm toán

ĐV ĐKT

Đơn vị đƣợc kiểm toán

EAG

Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

KSCL

Kiểm soát chất lƣợng

KTV

Kiểm toán viên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.1.


Thống kê mô tả số lƣợng đối tƣợng khảo sát

52

3.2.

Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo trình độ học vấn

52

3.3.

Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo trình độ học vấn

53

3.4.

Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
nhận thức giữa các đối tƣợng khảo sát về trách nhiệm

54

của Kiểm toán viên và BGĐ
3.5.

3.6.

Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các
nhóm khảo sát về trách nhiệm của KTV và BGĐ

Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
nhận thức giữa các đối tƣợng khảo sát về vai trò của

56

59

BCKT
3.7.

3.8.

Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các
nhóm khảo sát về vai trò của BCKT
Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
nhận thức giữa các đối tƣợng khảo sát về mức độ tin

60

61

tƣởng của BCKT
3.9.

Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
nhận thức giữa các đối tƣợng khảo sát về khả năng

63

KTV phát hiện các sai sót và gian lận có ảnh hƣởng

trọng yếu trên BCTC.
3.10.

Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các
nhóm khảo sát về khả năng KTV phát hiện các sai sót
và gian lận có ảnh hƣởng trọng yếu trên BCTC.

64


Số hiệu
bảng
3.11.

Tên bảng
Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt
nhận thức giữa các đối tƣợng khảo sát về thuật ngữ

Trang

65

trên BCKT
3.12.

Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các
nhóm khảo sát các thuật ngữ trên BCKT

66



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1.

Quy trình nghiên cứu

44

2.2.

Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán

45


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị thƣờng, các thông tin tài chính của một doanh
nghiệp nhận đƣợc sự quan tâm của rất nhiều đối tƣợng khác nhau từ bên trong
(Ban quản lý, nhân viên,…) đến bên ngoài doanh nghiệp (các nhà đầu tƣ, cho

vay, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nƣớc,… ). Tuy mỗi đối tƣợng quan tâm
đến BCTC của doanh nghiệp ở mỗi góc độ khác nhau, nhƣng tất cả đều có yêu
cầu chung là các thông tin trong BCTC phải trung thực, hợp lý, và có thể tin cậy
đƣợc. Điều đó đặt ra yêu cầu tất yếu khách quan cho sự ra đời của hoạt động
kiểm toán BCTC. Kiểm toán độc lập đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra,
đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, làm cơ sở cho
hoạt động ra quyết định của Nhà đầu tƣ và ngày càng khẳng định đƣợc vị trí và
vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Với vai trò của mình, hoạt động kiểm toán
BCTC nhận đƣợc nhiều sự kỳ vọng từ công chúng. Tuy nhiên, trên thực tế KTV
không thể đáp ứng tất cả các kỳ vọng này. Với hàng loạt vụ phá sản, các bê bối
tài chính trên thế giới nhƣ Enron (2001), Lehman Brother (2008),… và ở Việt
Nam nhƣ Vinashin, Bông Bạch Tuyết, Habubank, Dƣợc Viễn Đông, đã làm suy
giảm niềm tin của công chúng cũng nhƣ làm gia tăng đáng kể những lời chỉ trích
và kiện tụng chống lại nghề kiểm toán. Theo Godsell (1992), hiện tƣợng này có
thể là do niềm tin phổ biến rằng các bên liên quan sẽ có thể dựa vào thông tin đã
đƣợc kiểm toán nhƣ là một sự đảm bảo về tình hình hoạt động kinh doanh thực
tế của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu nó diễn ra, mà không có bất kỳ cảnh báo rằng
công ty đang gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng, ngƣời ta tin rằng các kiểm
toán viên cần đƣợc thực hiện trách nhiệm đối với những bê bối tài chính. Cùng
với Godsell, Almer và Brody (2002) khẳng định rằng sự thất bại trong kinh
doanh luôn đƣợc hiểu nhƣ là một thất bại của hoạt động kiểm toán mặc dù kiểm
toán


2

viên đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán. Almer và Brody (2002) bổ
sung thêm rằng một kiểm toán viên có thể thực hiện các cuộc kiểm toán của
mình phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán đƣợc chấp nhận chung nhƣng
vẫn luôn tồn tại rủi cho ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Do đó chỉ ra rằng

bản chất và mục tiêu của kiểm toán đã đƣợc nhìn nhận khác nhau bởi ngƣời
sử dụng báo cáo tài chính và những sự khác nhau này đƣợc gọi là "khoảng
cách kỳ vọng kiểm toán".
“Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” (AEG) đƣợc biết đến từ lâu nhƣng
khái niệm này chỉ đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu hàn lâm từ năm 1974
bởi Liggo. Kể từ thời điểm đó, có nhiều nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu
ứng dụng về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Kết quả hầu hết các nghiên cứu
đều chỉ ra rằng, tồn tại khoảng cách kỳ vong kiểm toán giữa một bên là các
KTV độc lập và một bên là ngƣời sử dụng BCKT liên quan đến mục tiêu,
chức năng kiểm toán, trách nhiệm kiểm toán viên, mức độ tin cây và hữu ích
của báo cáo kiểm toán. Phát hiện trong các nghiên cứu này chỉ ra rằng,
khoảng cách kỳ vọng kiểm toán hình thành từ những khác biệt trong nhận
thức, đánh giá và kỳ vọng khác nhau giữa KTV và ngƣời sử dụng BCKT.
Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán BCTC sinh
ra trong sự tƣơng tác của KTV và những đối tƣợng sử dụng BCKT nhƣ Nhà
đầu tƣ, cổ đông...thông qua BCKT. Nó luôn tồn tại trong nền kinh tế và
không thể xóa bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
quá lớn sẽ làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với hoạt động kiểm toán
cũng nhƣ mức độ tin cậy của các thông tin tài chính đƣợc cung cấp làm cơ sở
cho việc ra quyết định, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Việc
xác định các nhân tố ảnh hƣởng và tìm ra các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng
cách kỳ vọng kiểm toán là yếu cầu tất yếu và cấp thiết đối với nền kinh tế.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích các


3

nhân tố ảnh hƣởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam” làm luận
văn nghiên cứu của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hƣớng đến mục tiêu phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng
đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam. Từ đó nêu ra cũng nhƣ một
số giải pháp nhằm giảm thiểu khoảng cách này.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu đó là có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở
Việt Nam, những nhân tố nào ảnh hƣởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và
các nhân tố ảnh hƣởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong hoạt động
kiểm toán BCTC
Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện khảo sát nhận thức của
KTV và ngƣời sử dụng BCKT ở Đà Nẵng và TPHCM.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để đánh giá khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam. Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
khoảng cách này.
Cơ sở dữ liệu nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng khảo sát, bao gồm
những câu hỏi về quan điểm của các đối tƣợng khảo sát về khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán ở Việt Nam, từ đó phân tích, xác định các nhân tố ảnh hƣởng.
Để đảm bảo việc thu thập dữ liệu đầy đủ và nhanh chóng, tác giả sử dụng
phƣơng pháp tiếp khảo sát trực tiếp, khảo sát qua mail và một số phƣơng tiện
liên lạc khác đánh giá trực tiếp trên công cụ www.docs.google.com.vn.


4

Công cụ phân tích:
Dữ liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi đƣợc sàng lọc

và làm sạch, dữ liệu đƣợc sử dụng để thực hiện các phân tích sau:
Thống kê mô tả: Mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu
Phân tích phƣơng sai ANOVA để xem xét sự khác biệt nhận thức giữa
các nhóm đối tƣợng khảo sát.
Phân tích sâu Post-hoc để xem xét sự khác biệt giữa từng nhóm đối
tƣợng khảo sát với nhau.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này góp phần cung cấp cái nhìn tổng quan về khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán, các nhân tố ảnh hƣởng, thành phần tạo khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán
Trên cơ sở đánh giá khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, phân tích các
nhân tố ảnh hƣởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong môi trƣờng
kiểm toán Việt Nam,đƣa ra các một số gợi ý nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán ở Việt Nam
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Nghiên cứu gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm toán và khoảng cách kỳ vọng kiểm
toán
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khoảng
cách kỳ vọng kiểm toán
Chƣơng 3: Kết quả khảo sát khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh
hƣởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
Chƣơng 4: Một số gợi ý nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
ở Việt Nam


5

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

trên thế giới. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả chỉ tổng hợp một số nghiên
cứu về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và các nghiên cứu về
nhân tố ảnh hƣởng và thành phần của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở trong
và ngoài nƣớc.
a. Nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
Nghiên cứu của Lee (1970) [30] là nghiên cứu đầu tiên về khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán đƣợc thực hiện tại Anh. Ông đã khảo sát các KTV (chủ
phần hùn và nhân viên), đối tƣợng bị kiểm toán (giám đốc, thƣ ký và kế toán)
và các đối tƣợng thụ hƣởng (các nhà đầu tƣ, ngân hàng và môi giới chứng
khoán) nhằm xác định ý kiến của họ về 13 mục tiêu. Hơn 80% số ngƣời đƣợc
hỏi xác định mục tiêu kiểm toán là phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảo
công ty đã tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp luật; xác minh tính chính xác của
sổ sách, hồ sơ kế toán; và đƣa ra ý kiến trung thực hợp lý của BCTC. Trái với
kỳ vọng của Lee, sự hiểu biết của KTV về các mục tiêu kiểm toán có chút
khác biệt so với các đối tƣợng bị kiểm toán và thụ hƣởng. Ông thừa nhận
rằng, nếu những ngƣời tham gia không có cùng chung nhận thức về mục tiêu
kiểm toán thì các lợi ích từ một cuộc kiểm toán sẽ không đƣợc đánh giá cao
và đáng tin cậy do thông tin tài chính đƣợc kiểm toán đã bị đặt sai chỗ.
Nghiên cứu của Low (1988) [33] xem xét phạm vi khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán giữa KTV và các nhà phân tích tài chính về các mục tiêu kiểm
toán tại Singapore. Những ngƣời tham gia đƣợc cung cấp danh sách 13 mục
tiêu của cuộc kiểm toán. Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều nhận thức đƣợc
về mục tiêu truyền thống của kiểm toán (đƣa ra ý kiến về báo cáo tài chính).
Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu này, các phản hồi còn có hàng loạt


6

những niềm tin mà họ xem là mục tiêu kiểm toán. Các nhà phân tích tài chính

nhận thức một cuộc kiểm toán phải đảm bảo tính chính xác của các báo cáo
tài chính. Thêm vào đó, nhận thức của họ về trách nhiệm của KTV liên quan
đến việc phát hiện và ngăn chặn gian lận có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn so với
những gì mà KTV tin rằng họ nên thực hiện.
Nghiên cứu của Humphrey, C., Moizer, P. và Turley, S (1993) [27],
Humphrey và cộng sự đã chỉ ra rằng sự hiểu lầm ở Anh về các chức năng
kiểm toán là chút khác nhau so với nghiên cứu của Lee năm 1970. Năm 1990,
Humphrey đã khảo sát một mẫu bao gồm KTV, ngƣời bị kiểm toán và những
ngƣời sử dụng BCTC ở Anh để xác định ý kiến của họ về KTV và công việc
của họ, đánh giá theo thang đo Likert 7 điểm. Tổng cộng có 2445 Bảng câu
hỏi và có 935 phản hồi phục vụ cho phân tích. Các nhà nghiên cứu đã nhận
thấy có sự khác biệt đáng kể về ý kiến cho rằng vai trò của KTV phải là đảm
bảo rằng: là tất cả các gian lận đáng kể phải đƣợc phát hiện; công ty đƣợc
điều hành một cách hiệu quả; các cơ quan có thẩm quyền phải đƣợc thông
báo về bất kỳ sai sót đáng kể nào; và Bảng cân đối kế toán cung cấp một đánh
giá hợp lý về công ty. Nhóm nghiên cứu nhận xét "Trong tất cả các trƣờng
hợp, KTV nhận thấy vai trò của mình bị hạn chế hơn so với những gì mà các
giám đốc tài chính hoặc các nhóm ngƣời sử dụng nhận thấy”.
- Nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng và thành phần của khoảng
cách kỳ vọng kiểm toán.
Ngiên cứu của Porter (1993) [39], Porter đã nghiên cứu khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán tại New Zealand bằng cách chia khoảng cách này thành hai
phần: khoảng cách hoạt động và khoảng cách hợp lý. Tác giả tiến hành nghiên
cứu từ việc sử dụng một cuộc khảo sát qua mail đƣợc gửi đến hai nhóm đối
tƣợng bị ảnh hƣởng bởi hoạt động kiểm toán độc lập là (1) nhóm cộng đồng
tài chính, bao gồm các KTV, nhân viên công ty, các nhà phân tích


7


tài chính, sinh viên kiểm toán và (2) các nhóm công chúng bao gồm luật sƣ,
phóng viên tài chính và các thành viên của công chúng nói chung. Từ các kết
quả nghiên cứu của mình, Porter đã xác định rằng có hơn 20% công chúng
nhận thức kiểm toán viên phải thực hiện 10 nhiệm vụ trong khi nhóm cộng
đồng tài chính cho rằng điều đó là không hiệu quả và kinh tế khi thực hiện.
Nghiên cứu thực nghiệm này đã giúp các nhà nghiên cứu xác định các thành
phần khác nhau của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán bao gồm khoảng cách
hợp lý (41%), khoảng cách chuẩn mực (53%) và khoảng cách năng lực (6%).
Nghiên cứu của Teck Heang Lee và cộng sự (2002) [46] tổng hợp hệ
thống kết quả nghiên cứu trƣớc đây, và chỉ ra giải pháp thu hẹp khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán thông qua hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức của
ngƣời sử dụng, thiết kế thủ tục kiểm toán, tăng cƣờng trách nhiệm của KTV
và báo cáo kiểm toán mở rộng.
Mahdi Salehi (2011) trong nghiên cứu [43] tiếp tục nghiên cứu liên quan
đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, lần này tác giả đề cập đến bản chất và kích
thƣớc khác nhau của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trên toàn thế giới. Nghiên
cứu đi đến kết luận rằng khoảng cách này nên đƣợc thu hẹp bởi chính KTV, cải
thiện trách nhiệm kiểm toán trong các chuẩn mực và giáo dục cho ngƣời sử dụng
khác nhau hiểu về mục tiêu và bảng chất của cuộc kiểm toán.

Nghiên cứu của Asare và Wright (2012) [8], tác giả tiến hành nghiên
cứu nhằm đánh giá sự hiểu biết của KTV và 2 nhóm ngƣời ngƣời sử dụng
(nhân viên tín dụng ngân hàng và nhà đầu tƣ) về các thông điệp đƣợc truyền
tải trên BCKT chuẩn theo SAS 58, đồng thời đánh giá về mức độ đồng thuận
của họ trong việc giải thích các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong báo cáo. 154
đối tƣợng tham gia khảo sát (bao gồm 78 KTV, 43 nhà đầu tƣ và 33 nhân
viên ngân hàng) đƣợc yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
- Mức độ quan trọng của BCKT chuẩn trong việc ra quyết định (đầu



8

tƣ/cho vay)?
- Mức độ quan trọng của BCKT chuẩn trong việc đánh giá BCTC không

có gian lận trọng yếu?
- Mức độ đáng tin cậy mà BCKT chuẩn đua ra về khả năng hoạt động
liên tục của công ty?
- Mức độ đáng tin cậy mà BCKT chuẩn đảm bảo công ty đƣợc quản lý
tốt?
- Mức độ đáng tin cậy mà BCKT chuẩn đảm bảo về khả năng đầu tƣ vào
công ty là tốt?
- Mức độ đáng tin cậy mà BCKT chuẩn đảm bảo về việc công ty sẽ đạt
đƣợc các mục tièu chiến lƣợc?
- Khả năng KTV có thể phát hiện ra các gian lận trọng yếu trên BCTC?
Và tiếp theo là thu thập ý kiến của các nhóm ngƣời tham gia về hiểu biết

của họ về các thuật ngữ đƣợc sử dụng trên BCKT bao gồm “Sai sót trọng
yếu”, đảm bảo hợp lý”, “thử nghiệm cơ bản”, “ƣớc tính quan trọng” và “trình
bày hợp lý”.
Kết quả cho thấy so với KTV, ngƣời sử dụng xét xét BCKT là quan trọng
hơn trong việc đánh giá rủi ro gian lận ngay cả khi họ đánh giá một khả năng
thấp hơn mà KTV phát hiện gian lận. Hơn nữa BCKT giúp ngƣời sử dụng có
đƣợc một sự tin tƣởng cao hơn trong quản lý của công ty, tính hợp lý của các
khoản đầu tƣ và hoàn thành cách mục tiêu chiến lƣợc hơn KTV. Ngoài ra, trong
một số trƣờng hợp, KTV, nhân viên tín dụng và nhà đầu tƣ có cách hiểu khác
nhau về các thuật ngữ đƣơc sử dụng cho BCKT cho thấy sự bất đồng giữa ngƣời
sử dụng về việc giải thích các thuật ngữ chuyên môn này.

Nghiên cứu Muylder và cộng sự (2012) [37] đã kiểm tra hiệu quả của

BCKT mở rộng theo ISA 700 và một khóa học kiểm toán trong việc thu hẹp
khoảng cách mong đợi đối với các sinh viên thuộc trƣờng ĐH Tự do Brussel


9

(Bỉ). Tất cả các sinh viên đều đã hoàn thành một khóa học về kế toán nhƣng chỉ
một trong số nhóm này đƣợc đào tạo về kiểm toán. Các sinh viên đƣợc chia làm

3 nhóm:
- Nhóm thứ nhất gồm 42 sinh viên đã hoàn thành khóa học về kế toán
nhận đƣợc một BCKT theo ISA700
- Nhóm thứ 2 gồm 43 sinh viên đã hoàn thành khóa học về kế toán nhận
đƣợc một BCKT mở rộng theo chuẩn ISA 700, trong báo cáo này gồm 3 thuật
ngữ đƣợc giải thích tƣờng tận hơn so với BCKT theo ISA 700 gồm đảm bảo
hợp lý, gian lận và hoạt động liên tục.
- Nhóm thứ 3 gồm 74 sinh viên đã hoàn thành khóa học về cả kế toán
và kiểm toán, họ không đƣợc đọc bất kỳ BCKT nào trong 2 loại nói trên.
Các đối tƣợng tham gia đƣợc yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đến
trách nhiệm của họ về trách nhiệm chung của KTV, mức độ đảm bảo mà KTV
cung cấp, trách nhiệm của KTV đối với gian lận và vấn đề hoạt động liên tục
và vấn đề lấy mẫu kiểm toán. Kết quả khảo sát cho thấy rằng những ngƣời
tham gia đào tạo về kiểm toán có đƣợc hiểu biết đúng đắn nhất (theo quy định
của ISA) về chứng năng và trách nhiệm của KTV, giáo dục kiểm toán dẫn đến
một sự hiểu biết quan trọng hơn về trách nhiệm của KTV liên quan đến công
tác phòng chống và phát hiện gian lận, đánh giá khả năng hoạt động liên tục.
Những ngƣời tham gia đào tạo về kiểm toán cũng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của
sự đảm bảo hợp lý và kết quả các thủ tục lấy mẫu kiểm toán.
Nghiên cứu của Charles Guandaru Kamau (2013) [10] xem xét liệu các
nhân tố thái độ, kỹ năng, tính độc lập của KTV, phạm vi, phƣơng pháp kiểm

toán, hiểu biết và nhu cầu của ngƣời sử dụng có ảnh hƣởng tới khoảng cách
kỳ vọng kiểm toán hay không. Kết quả khảo sát với 110 công ty kiểm toán ở
Kenya cho thấy các nhân tố thái độ, kỹ năng của KTV, hiểu biết, nhu cầu của
ngƣời sử dụng ảnh hƣởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Cụ thể, nhân


10

tố thái độ và kỹ năng của KTV là 2 nhân tố ảnh hƣởng đến khoảng cách thực
hiện, nhân tố hiểu biết và nhu cầu của ngƣời sử dụng là 2 nhân tố ảnh hƣởng
đến khoảng cách hợp lý.
Nghiên cứu của Chinwuba Okafor và John Otalor (2013) [11] xem xét
xem sự thiếu hiểu biết của công chúng về luật pháp, quy định liên quan đến
trách nhiệm của KTV, đánh giá của công chúng về việc thực hiện trách nhiệm
của KTV có phải là nguyên nhân tạo nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán hay
không. Tác giả tiến hành khảo sát sinh viên và giảng viên tại các trƣờng ĐH ở
Nigeria.Kết quả cho thấy sự thiếu hiểu biết của công chúng về luật pháp, quy
định liên quan đến trách nhiệm của KTV, đánh giá của công chúng về việc
thực hiện trách nhiệm của KTV là nguyên nhân tạo nên khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán. Tác giả cho rằng cần thiết phải nâng cao hiểu biết của công chúng
về công việc của kiểm toán viên thông qua giáo dục.
Nghiên cứu của Hasan Flayyeh (2014) [23], tác giả tiến hành khảo sát
60 nhà đầu tƣ, khảo sát nhận đƣợc 57 phản hồi. Kết quả khảo sát cho thấy các
nhân tố tính độc lập của KTV, tính chính trực và khách quan của KTV, mức

độ công bố trong BCTC, trách nhiệm của KTV về số liệu kế toán và tăng
cƣờng thông tin với ngƣời sử dụng BCTC có ảnh hƣởng đến việc thu hẹp
khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra không có sự
khác biệt về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán theo quan điểm của nhà đầu tƣ do sự khác biệt về trình độ, và mức

độ sử dụng BCTC.
Nghiên cứu của Kingsley, Raph Adeghe và Rachael (2015) [9]. Dựa
trên nghiên cứu của Kamau, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu ở Nigeria, đối
tƣợng khảo sát bao gồm KTV, ngƣời soạn thảo và ngƣời sử dụng báo cáo tài
chính. Kết quả khảo sát cho thấy tồn tại mối quan hệ ngƣợc chiều giữa nhân
tố tính độc lập, thái độ của KTV, hiểu biết của ngƣời sử dụng và khoảng cách


11

kỳ vọng kiểm toán..
b. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu Phan Thanh Trúc (2013) [4]: Tác giả tiến hành khảo sát các
đối tƣợng bao gồm (1) các KTV, (2) nhà quản lý tài chính, kế toán viên và (3)
Nhóm phân tích BCTC (bao gồm nhân viên ngân hàng, nhà đầu tƣ chứng
khoán) về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán và sự tồn tại của
khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam. Kết quả cho thấy các nhân tố
Quy mô công ty kiểm toán, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn của
KTV, nhiệm kỳ của KTV, quy trình KSCL của công ty kiểm toán, tính độc lập
của KTV, giá phí kiểm toán, dịch vụ phi kiểm toán đƣợc cung cấp là các nhân
tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng có khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm chung của KTV trong
kiểm toán BCTC, trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện công bố gian lận
và sai sót, mục đích, ý nghĩa của BCKT, thuật ngữ trên BCKT và ý nghĩa của
ý kiến kiểm toán trên BCKT. Từ đó tác giả đề xuất một loại các giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm toán góp phần thu hẹp khoảng cách kỳ vọng
ở Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Kịp (2015) [3], kế thừa từ nghiên cứu
của Porter (1993), tác giả tiến hành khảo sát 3 nhóm đối tƣợng đó là nhóm
KTV, nhóm ngƣời làm việc tại đơn vị đƣợc kiểm toán và nhóm ngƣời sử

dụng BCTC về trách nhiệm hiện tại và trách nhiệm mong đợi nhằm thu thập
đánh giá sự hiểu biết của các đối tƣợng khảo sát đối với trách nhiệm của KTV
trong kiểm toán BCTC, từ đó đánh giá xem liệu có tồn tại khoảng cách kỳ
vọng kiểm toán ở Việt Nam hay không. Kết quả từ 176 phẩn hồi của KTV,
Nhà quản lý, kế toán, nhân viên ngân hàng, chứng khoán cho thấy có tồn tại
khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam, từ đó tác giả đƣa ra một số giải
pháp nhằm thu hẹp đó là nâng cao chất lƣợng kiểm toán, tăng cƣờng công tác


12

KSCL, nâng cao năng lực của KTV, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm
toán, nâng cao hiểu biết của công chúng,…
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện trên thế giới
có liên quan đến luận án, có thể nói rằng, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và
các nhân tố ảnh hƣởng là một trong những chủ đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
của các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Các nghiên cứu sử dụng
phƣơng pháp định tính và định lƣợng đề tiếp cận theo quy trình từ các nghiên
cứu trƣớc, lý thuyết nền tảng và đặc điểm của từng quốc gia. Tuy nhiên các
nghiên cứu mang tính chất riêng lẻ và chỉ tập trung vào một nhóm nhân tố nào
đó nhƣ đặc điểm của KTV, hiểu biết của công chúng,…
Ở Việt Nam, những năm gần đây, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đã
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên số lƣợng các nghiên cứu liên
quan đến vấn đề này vẫn còn khá ít ỏi. Các nghiên cứu chỉ dừng ở mức độ
xem xét, đánh giá khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, vẫn chƣa có nghiên cứu
nào đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khoảng cách này.


13


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN VÀ KHOẢNG CÁCH
KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
1.1. KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN VÀ PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN
1.1.1. Khái niệm kiểm toán
Nguồn gốc của kiểm toán có thể xuất phát từ nền văn minh Hy Lạp và
Ai Cập cổ đại. Từ "kiểm toán" bắt nguồn từ chữ Latin "audire" có nghĩa là
"nghe". Kiểm toán ban đầu mang tính bắt buộc và tập trung vào việc xác định
các hành vi gian lận và không tuân thủ về tài chính. Trong thế kỷ XVIII, khi
mà vai trò của KTV là xác định tính trung thực của các cá nhân chịu trách
nhiệm tài chính. Sau đó, loại hình kiểm toán thƣờng đƣợc thực hiện là điều
trần trƣớc công chúng về kết quả thực hiện các quan chức chính phủ và giám
sát của các báo cáo sử dụng vốn với mục tiêu xác định trách nhiệm của các cá
nhân. Cả hai loại hình này đƣợc thiết kế để có đủ khả năng kiểm tra trách
nhiệm chứ không có gì hơn.
Trong thế ký XIX, vai trò của KTV liên hệ trực tiếp với chức năng quản
lý của chủ sở hữu. Nhƣng cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh,
chức năng xác minh dựa trên cơ sở lấy mẫu ra đời. Vai trò của KTV phải thay
đổi để đáp ứng nhu cầu của các đổi tƣợng về dịch vụ của mình. Sự thay đổi
chức năng kiểm toán từ “đúng và chính xác” sang “trung thực và hợp lý” gây
ra một sự thay đổi thế giới quan trong quá trình kiểm toán. Điều này cũng gây
ra một sự thay đổi trong quan điểm kiểm toán từ “đảm bảo đầy đủ” sang “đảm
bảo hợp lý”. Việc kiểm soát các xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý, cổ
đông và trái chủ là lý do chính để KTV tham gia (Chow, 1982). Những thay
đổi trong nghề nghiệp kể từ năm 1970 là rất đáng kể và về cơ bản đã thay đổi
cách thức hoạt động, thực hiện kiểm toán, cấu trúc và quản lý của các


14


công ty kiểm toán. Tuy nhiên, sự thay đổi chức năng kiểm toán không có
nghĩa rằng nhận thức của ngƣời sử đụng BCTC cũng thay đổi khi họ mong
đợi KTV phải thực hiện các chức năng nhƣ chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai
sót hoặc không tuân thủ trong BCTC, thực hiện kiểm tra 100% thay vì kiểm
tra chọn mẫu, BCKT đóng vai trò nhƣ là tín hiệu cảnh báo sớm cho sự phá
sản của công ty.
Mặc dù khái niệm kiểm toán đã xuất hiện khá lâu đời nhƣng cho đến nay
vẫn còn có những cách hiểu khác nhau, đôi khi chƣa có sự đồng nhất. Mautz và
Sharaf (1980) định nghĩa kiểm toán là “có liên quan đến việc xác minh số liệu kế
toán, tính chính xác và độ tin cậy của BCTC”. Các định nghĩa của Hiệp hội kế
toán Mỹ AAA, Arens và cộng sự (1997) bao gồm “thu thập và đánh giá bằng
chứng một cách khách quan" và "ngƣời độc lập có trình độ". Hàm ý là các KTV
phải có đủ năng lực để hiểu các chuẩn mực đƣợc sử đụng và có khả năng để thu
thập các bằng chứng nhằm đƣa ra kết luận đúng đắn và phải có một thái độ độc
lập để đánh giá kết quả một cách khách quan mà không thiên vị hay thành kiến,
đồng thời nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa thông tin với các tiêu chuẩn đã đƣợc
thiết lập. Khái niệm này khá phù hợp với quan niệm của trƣờng Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh cho rằng “Kiểm toán là một quá trình do KTV đủ năng lực và
độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định
lƣợng của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ
phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã đƣợc thiết lập”. Còn các
nhà kinh tể Pháp lại quan niệm rằng "Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra
các tài khoản niên độ của một tổ chức do một ngƣời độc lập, đủ danh nghĩa gọi
là một KTV tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng
tình hình tài chính thực tế không che dấu sự gian lận và chúng đƣợc trình bày
theo mẫu chính thức của luật định”. Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc
tế (International



15

Federation of Accountants - IFAC) thì “Kiểm toán là việc các KTV độc lập
kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính”.
Nhƣ vậy, các khái niệm trên phản ánh tƣơng đối đấy đủ về các đặc
trƣng cơ bản của kiểm toán truyền thống đã phát triển lâu đời. Các khái niệm
khẳng định rằng Kiểm toán là sự kiểm tra và bày tỏ ý kiến về bản khai tài
chính hoặc các tài khoản của một tổ chức, cơ quan, xí nghiệp; việc kiểm toán
đƣợc thực hiện bởi kiểm toán viên có chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, đánh
giá mức độ trung thực, phù hợp của các thông tin so với các tiêu chuẩn đã
đƣợc thiết lập; các thông tin kiểm toán đƣợc trình bày theo một cách thức
nhất định.
1.1.2. Phân loại kiểm toán
Theo mục đích, kiểm toán đƣợc phân thành 3 loại:
- Kiểm toán báo cáo tài chính:
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc KTV kiểm tra, đƣa ra ý kiến về
tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính
của đơn vị đƣợc kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Nhằm đạt đƣợc mục tiêu kiểm toán, KTV phải dựa vào hệ thống chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán cùng hệ thống các văn bản pháp lý có hiệu lực để
thực hiện kiểm toán. Do những ngƣời sử dụng BCTC thƣờng là bên ngoài
đơn vị đƣợc kiểm toán, quan tâm đến thông tin tài chính với mục đích khác
nhau nên cơ sở thực hiện kiểm toán cần phải đảm bảo tính thống nhất.
Kết quả kiểm toán phải thể hiện đƣợc ý kiến của KTV về độ tin cậy của
thông tin đƣợc trình bày trên BCTC và đƣợc trình bày trên BCKT của KTV.

- Kiểm toán hoạt động:
Kiểm toán hoạt động: là việc KTV kiểm tra, đƣa ra ý kiến về tính kinh
tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị đƣợc
kiểm toán.



×