Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NƢƠNG THƢƠNG

PHÁT TRIỂN CÂY SẮN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NƢƠNG THƢƠNG

PHÁT TRIỂN CÂY SẮN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. VÕ XUÂN TIẾN

Đà Nẵng – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon


Tum” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu cũng như kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2017
Tác giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................3
5. Bố cục đề tài......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................. 3
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN................8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN.............................................8
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................ 8
1.1.2. Ý nghĩa của phát triển cây sắn......................................................10
1.1.3. Đặc điểm của việc sản xuất cây sắn..............................................11
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÂY SẮN....................................................14
1.2.1. Gia tăng các cơ sở sản xuất cây sắn..............................................14
1.2.2. Gia tăng sử dụng các nguồn lực sản xuất cây sắn........................ 15
1.2.3. Thay đổi cơ cấu cây sắn................................................................20
1.2.4. Liên kết sản xuất về cây sắn......................................................... 21
1.2.5. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cây sắn...........................23
1.2.6. Gia tăng kết quả của sản xuất cây sắn.......................................... 24
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY SẮN..................25
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên...................................25

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội...................................... 27
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế.....................................29
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƢƠNG TRONG NƢỚC........................................................................... 34


1.4.1. Mô hình trồng sắn trên đất ruộng tại tỉnh Tây Ninh..................... 34
1.4.2. Mô hình trồng sắn xen lạc trên đất dốc tại tỉnh Đăk Lắk..............35
KẾT LUẬN CHƢƠNG I.............................................................................36
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TẠI TỈNH KON
TUM TRONG THỜI GIAN QUA...............................................................37
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN CÂY SẮN............................................................................... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................37
2.1.2. Đặc điểm xã hội............................................................................45
2.1.3. Đặc điểm kinh tế...........................................................................51
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON
TUM................................................................................................................56
2.2.1. Thực trạng về cơ sở sản xuất sắn..................................................56
2.2.2. Thực trạng về nguồn lực...............................................................58
2.2.3. Thực trạng về cơ cấu cây sắn........................................................61
2.2.4. Thực trạng về liên kết sản xuất.....................................................62
2.2.5. Thực trạng về thị trƣờng...............................................................64
2.2.6. Thực trạng về kết quả sản xuất cây sắn........................................ 66
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN..............................70
2.3.1. Thành công và hạn chế trong sản xuất cây sắn.............................70
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế.......................................................71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................73
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.........................................................................74

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP....................................... 74
3.1.1. Xu hƣớng phát triển cây sắn........................................................ 74
3.1.2. Dự báo nhu cầu về cây sắn........................................................... 77


3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ......................................................................79
3.2.1. Phát triển cơ sở sản xuất sắn.........................................................79
3.2.2. Phát triển các nguồn lực................................................................80
3.2.3. Thay đổi cơ cấu giống sắn............................................................ 84
3.2.4. Liên kết sản xuất sắn.....................................................................85
3.2.5. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm sắn........................... 88
3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất cây sắn.................................................90
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................90
3.3.1. Kết luận.........................................................................................90
3.3.2. Kiến nghị...................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

hiệu
2.1.


Phân bố đất theo nhóm đất của tỉnh Kon Tum năm 2010

39

2.2.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỉnh Kon Tum

40

2.3.

Diễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm

41

2.4.

Tài nguyên nƣớc mặt tỉnh Kon Tum

43

2.5.

Tài nguyên nƣớc ngầm tỉnh Kon Tum

44

2.6.


Dân số và phân bố dân cƣ tỉnh Kon Tum năm 2015

47

2.7.

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi tỉnh Kon Tum

48

2.8.

Giá trị sản xuất của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010-2015

52

2.9.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum qua các năm

53

2.10.

Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Kon Tum

53

2.11.


Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Kon Tum

54

2.12.

Số lƣợng cơ sở sản xuất sắn giai đoạn 2010-2015

57

2.13.

Diện tích sắn tỉnh Kon Tum

59

2.14.

Nguồn lao động trong nông nghiệp tỉnh Kon Tum

60

2.15.

Cơ cấu giống sắn tại tỉnh Kon Tum thời gian qua

62

2.16.


66

2.17.

Tình hình xuất khẩu các sản phẩm từ sắn tại tỉnh Kon Tum
qua các năm
Kết quả chế biến sản phẩm từ sắn của các nhà máy

2.18.

Năng suất và sản lƣợng sắn qua các năm tại Kon Tum

68

2.19.

Chi phí và hiệu quả bình quân 1 ha sắn cao sản

69

3.1.

Dự báo các nƣớc chính nhập khẩu tinh bột sắn năm 2016

78

67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cây sắn là cây nông nghiệp truyền thống, nằm trong bốn loại cây lƣơng
thực quan trọng nhất của Việt Nam. Trong những năm vừa qua vị thế của sắn
đã thay đổi. Từ một cây lƣơng thực sắn trở thành cây hàng hóa phục vụ thị
trƣờng nhƣ làm thành phần nguyên liệu quan trọng trong thức ăn chăn nuôi
và cũng là hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn
liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dƣợc phẩm. Đặc biệt, sắn
là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học
(Biodiezen). Sắn là loại cây dễ trồng, vốn đầu tƣ ít, phù hợp với nhiều vùng
sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ, nhất là ở các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Vì là loại cây dễ trồng và đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hoạch ngắn, có thể
tận dụng đất nghèo dinh dƣỡng để trồng, mặc dù giá cả của sản phẩm sắn có
nhiều biến động song đối với nông hộ thì việc trồng sắn đem đến nguồn thu
khá ổn định, giải quyết một phần lƣơng thực thiếu hụt, làm thức ăn cho gia
súc. Đối với địa phƣơng, phát triển cây sắn giúp duy trì ổn định kinh tế - xã
hội bằng việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói
giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động nông thôn, đóng góp một phần không
nhỏ vào sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu, phát triển vùng nguyên liệu thúc
đẩy công nghiệp chế biến của địa phƣơng phát triển.
Tỉnh Kon Tum đã chú ý đến phát triển cây sắn bằng việc tổ chức các
chƣơng trình tập huấn kỹ thuật, triển khai thí điểm và nhân rộng các loại giống
sắn có năng suất cao cho nông dân, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ bao tiêu sản
phẩm cho nông dân, cử đại diện nông dân tham quan mô hình canh tác sắn tại
các địa phƣơng khác. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo giữa các doanh nghiệp
địa phƣơng, Hiệp hội sắn Việt Nam và đại diện nông dân về


2

vấn đề phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc
yêu cầu vì: Diện tích sắn thay đổi tự phát theo sự chi phối của giá sắn trên thị
trƣờng đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến diện tích rừng và quy hoạch của địa
phƣơng. Việc canh tác theo hình thức quảng canh làm cho năng suất và sản
lƣợng sắn giảm. Việc trồng sắn không chú ý chăm sóc làm cho năng suất
thấp, đất đai bị thoái hóa, nghèo kiệt. Tổ chức sản xuất sắn lại nhỏ lẻ và manh
mún, không đáp ứng đƣợc yêu cầu về vùng nguyên liệu của các doanh
nghiệp, khó khăn trong việc quản lý và hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật và
không tạo đƣợc mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và ngƣời nông dân.
Cây sắn ở địa phƣơng phát triển thiếu bền vững.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Phát triển cây sắn trên địa
bàn tỉnh Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển cây sắn.
- Phân tích thực trạng phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong
thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng liên quan đến
việc phát triển cây sắn.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về kinh tế phát
triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Về không gian: Các nội dung trên đƣợc nghiên cứu tại tỉnh Kon Tum.


3

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển cây sắn giai đoạn 20112015. Các giải pháp đƣợc đề xuất có ý nghĩa trong 5 năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng
pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích thực chứng,
- Phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc,
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu…
- Các phƣơng pháp khác
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục và
phụ lục đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển cây sắn.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển cây sắn tại Kon Tum thời gian qua.
Chƣơng 3: Các giải pháp để phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Theo mô hình hàm sản xuất Kaldor (1978) đã chỉ ra rằng nguồn gốc của
tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật tức trình
độ công nghệ. Và theo mô hình hàm sản xuất Sung Sang Park (1992), nguồn
gốc của tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào vốn sản xuất và vốn con ngƣời.
Trong nông nghiệp, phát triển là nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả
của việc sản xuất cây trồng thông qua việc phát triển giống, trình độ canh tác,
máy móc, đào tạo nông dân và các chính sách hỗ trợ…
Trong mô hình “Hàm sản xuất tăng trƣởng nông nghiệp theo các giai
đoạn phát triển” của Sung Sang Park (1992) đã phân chia quá trình phát triển
nông nghiệp thành 3 giai đoạn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Giai đoạn


4
sơ khai, sản lƣợng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên nhƣ đất

đai, thời tiết và lao động. Giai đoạn phát triển, sản lƣợng nông nghiệp phụ
thuộc vào các yếu tố đƣợc sản xuất từ công nghiệp nhƣ phân bón, thuốc hóa
học. Giai đoạn phát triển cao, sản lƣợng tăng cao do áp dụng công nghệ cơ
giới hóa.
Giáo trình “Kinh tế phát triển” của PGS.TS Bùi Quang Bình đã nêu ra
những khái niệm cơ bản nhất về phát triển kinh tế, các lý thuyết và mô hình
kinh tế đồng thời cũng chỉ ra đƣợc đặc điểm và vai trò của nông nghiệp đối
với phát triển kinh tế: Là ngành kinh tế có lịch sử lâu đời, là ngành tạo ra sản
phẩm thiết yếu nhất cho cuộc sống, hoạt đông sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khách quan. Vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh
tế có 4 khía cạnh chính là: sản phẩm, thị trƣờng, yếu tố sản xuất và thu ngoại
tệ.
Giáo trình “Cây sắn”, năm 2007 của PGS.TS Trần Ngọc Ngoạn đã cho
thấy rõ đƣợc đặc điểm sinh học của cây sắn, kỹ thuật trồng và chế biến, bảo
quản sắn. Ngoài ra, tác giả còn nói về lịch sử nguồn gốc của cây sắn, giá trị sử
dụng của củ sắn đồng thời có nói về tình hình sản xuất và triển vọng thị
trƣờng sắn và thời điểm nghiên cứu.
Giáo trình "Kinh tế nông nghiệp" của Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân
(2006). Giáo trình này nội dung xoay quanh về Kinh tế nông nghiệp. Các tác
giả đã khẳng định Kinh tế nông nghiệp là môn học cốt lõi trong hệ thống các
môn học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nội dung
trong giáo trình gồm 13 chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan về nông
nghiệp và đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu môn học. Chƣơng
2 trình bày về hệ thống quan hệ sản xuất của nông nghiệp trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Chƣơng 3 trình bày khái quát những cơ
sở lý thuyết kinh tế học vi mô nông nghiệp. Chƣơng 4,5,6,7,8,9,10 trình


5
bày toàn bộ những vấn đề kinh tế học thuộc lĩnh vực sản xuất và thƣơng mại

của nông nghiệp. Chƣơng 11 trình bày riêng những kiến thức quản lý vĩ mô
của nền nông nghiệp. Chƣơng 12,13 là chƣơng kinh tế học trồng trọt và chăn
nuôi. Nội dung của giáo trình nhằm tổng kết kinh nghiệp phát triển nông
nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, “Chƣơng 12_Kinh tế sản
xuất ngành trồng trọt”, là cơ sở lý thuyết cho phát triển cây sắn. “Chƣơng
7_Thâm canh nông nghiệp”, cung cấp đầy đủ cơ sở lý thuyết về thâm canh là
giải pháp quan trọng trong phát triển cây sắn.
Từ một cây lƣơng thực chuyển thành cây công nghiệp, cây sắn không
phải là một loại cây lạ đối với ngƣời nông dân. GS.TS Đƣờng Hồng Dật đã
giới thiệu rõ ràng về vai trò, ý nghĩa cây sắn và các sản phầm từ sắn; nguồn
gốc và các đặc điểm sinh trƣởng; giống và kỹ thuật trồng; cách thu hoạch ,
bảo quản, chế biến sắn trong quyển “Cây sắn từ cây lƣơng thực chuyển thành
cây công nghiệp” (2004).
Trong luận án “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản tại Kon Tum”
Của TS. Trịnh Trung Kiên đã nhận định cây sắn là một trong những cây trồng
chủ lực của tỉnh, đóng góp to lớn của cây sắn trong kim ngạch xuất khẩu nông
sản, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn có sản lƣợng không
ngừng tăng qua các năm và dần là sản phẩm chủ yếu góp phần quan trọng vào
sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
Luận án “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020”
của TS. Đoàn Tranh cung cấp luận điểm về phát triển nông nghiệp. Ông cho
rằng nội dung của phát triển nông nghiệp là: (i) Chuyển dịch cơ cấu sản xuất
trong nông nghiệp theo hƣớng hợp lý và hiện đại; (ii) Khai thác hợp lý các
vùng sinh thái nông nghiệp;(iii) Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa
sản xuất nông nghiệp; (iv) Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong
nông nghiệp; (v) Phát triển nông nghiệp có trình độ thâm canh cao; (vi) Xây


6
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng bộ và hiện đại. Từ

những luận điểm về phát triển nông nghiệp nói chung đó, tác giả sử dụng nó
làm cơ sở khi nghiên cứu để phát triển trồng trọt và cây sắn nói riêng.
Trong bài nghiên cứu “Tổng quan hệ thống canh tác sắn- kiến thức hiện
có trong nghiên cứu và các vấn đề trong nhân rộng kết quả nghiên cứu” của
Nguyễn Hữu Hỷ và Phạm Thị Nhạn thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực
nghiệm Hƣng Lộc đã chỉ rõ thực trạng sản xuất sắn ở nƣớc ta trong giai đoạn
2008-2012, đánh giá kết quả chuyển giao tiến bộ giống sắn ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2013. Đặc biệt, tác giả ngoài việc nêu lên những thành tựu thì còn
kể ra những hạn chế sản xuất sắn nhƣ: sản xuất sắn chƣa thật bền vững, diện
tích tăng đột biến, nhiều nơi diễn ra việc phá rừng, năng suất sắn còn thấp, thị
trƣờng tiêu thụ bấp bênh… Đồng thời tác giả đã đề ra một số giải pháp chủ
yếu sản xuất sắn bền vững nhƣ: Quy hoạch lại diện tích, vùng trồng gắn với
nhà máy chế biến. Nâng cao năng suất cây sắn bằng việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật nhƣ về giống, thời vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác, phòng
trừ dịch bệnh. Nghiên cứu cũng cho thấy vùng Đông Nam Bộ là vùng có trình
độ thâm canh cao nên năng suất lớn nhất cả nƣớc gấp hơn 1.5 lần so với Tây
Nguyên là vùng có diện tích sắn lớn nhất cả nƣớc. Từ đây có thể rút ra những
mô hình tại những địa phƣơng để học tập phát triển cây sắn.
Báo cáo “Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Chính sách quốc gia,
thị trƣờng quốc tế và sinh kế ngƣời dân” của Tô Xuân Phúc (2015) thảo luận
về mối quan hệ tƣơng tác giữa 3 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là các cơ chế, chính
sách có liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm sắn và hệ
thống thực thi các cơ chế chính sách này. Yếu tố thứ hai là thị trƣờng tiêu thụ
các sản phẩm sắn và động lực mở rộng của thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng
xuất khẩu. Yếu tố thức ba là sinh kế của ngƣời dân, đặc biệt là những hộ dân
nghèo miền núi, hiện đang trực tiếp tham gia khâu sản xuất.


7
Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho

đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi” có phần “Ảnh hƣởng của thiên
tai và biến đổi khí hậu tới sinh kế của ngƣời dân Tây Nguyên: Nghiên cứu
trƣờng hợp tỉnh Kon Tum” cho thấy ảnh hƣởng của quá trình biến đổi khí
hậu tác động đến đời sống của ngƣời dân và nền nông nghiệp địa phƣơng.
Với xu hƣớng biến đổi khí hậu thiên về hạn hán, cây sắn với đặc điểm chịu
hạn là lựa chọn đầu tiên trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh.
“Báo cáo điều tra canh tác cây sắn Đăk Nông” TS. Nguyễn Thanh
Phƣơng ngày 20/12/2015, một tỉnh Tây Nguyên nhƣ Kon Tum, bài báo cáo
của Đăk Nông là phần tài liệu tham khảo chỉ ra những thuận lợi và khó khăn
trong sản xuất và tiêu thụ trong sản xuất cây sắn và kiến nghị một số giải pháp
để phát triển cây sắn nhƣ chọn giống năng suất cao, hỗ trợ kinh phí sản xuất,
tăng cƣờng sự quan tâm của chính quyền và các cơ quan chức năng …
“Báo cáo hội thảo phát triển sắn bền vững tỉnh Kon Tum” năm 2016
trình bày thực trạng và triển vọng phát triển của ngành sắn tại Việt Nam và
riêng tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, báo cáo còn nêu lên một số giải pháp để phát
triển cây sắn trên địa bàn tỉnh nhƣ về giống, kỹ thuật, liên kết sản xuất và bảo
vệ môi trƣờng.


8
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN CÂY SẮN
1.1.1. Một số khái niệm
a, Khái niệm về phát triển
- Phát triển: trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát
triển chỉ là sự tăng giảm thuần túy về lƣợng, không có sự thay đổi về chất của
sự vật; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục,
không trải qua những bƣớc quanh co phức tạp.

Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát
triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hƣớng đi từ thấp đến cao,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nhƣ vậy, khái niệm phát triển không
đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; đó không phải là sự biến đổi
tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lƣợng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp
lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hƣớng hoàn thiện của sự vật.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố
tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới
của sự vật.
- Phát triển kinh tế: từ trƣớc đến nay, có nhiều định nghĩa, khái niệm
khác nhau về phát triển kinh tế, nhƣng một cách chung nhất theo Giáo trình
Kinh tế phát triển của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng “Phát triển
kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm
cả việc gia tăng sản lượng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng
tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.”
- Phát triển sản xuất: là quá trình nâng cao khả năng tác động của con
ngƣời vào các đối tƣợng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô


9
về số lƣợng, đảm bảo hơn về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục
vụ đời sống ngày càng cao của con ngƣời.
- Phát triển nông nghiệp: là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản
phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trƣờng trên cơ sở khai
thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bƣớc nâng cao
hiệu quả của sản xuất.
- Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày:
Dựa vào công dụng của sản phẩm nông nghiệp cho các mục đích khác
nhau mà ngƣời ta chia nông nghiệp theo nghĩa hẹp thành trồng trọt, chăn nuôi

và dịch vụ. Trong lĩnh vực trồng trọt cũng dựa vào tiêu chí đó ngƣời ta chia
thành sản xuất cây lƣơng thực và cây công nghiệp. Trong sản xuất cây công
nghiệp dựa vào thời gian ngắn hay dài ngày của chu kỳ kinh doanh mà Tổng
cục Thống kê chia thành cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp lâu
năm. Cây công nghiệp ngắn ngày là cây công nghiệp có chu kỳ sinh trƣởng
và kinh doanh ngắn, thƣờng dƣới 1 năm và sản phẩm của nó đƣợc sử dụng
làm đầu vào cho công nghiệp chế biến nhƣ mía, sắn, bông, lạc…
Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày là quá trình khai thác hợp lý các
nguồn lực liên quan đến cây công nghiệp ngắn ngày nhằm tăng sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp
ngắn ngày.
b, Khái niệm về phát triển cây sắn
Cây sắn là cây công nghiệp ngắn ngày. Phát triển cây sắn là một tổng
thể các biện pháp nhằm tăng sản phẩm của cây sắn nhằm đáp ứng tốt hơn
yêu cầu của thì trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp
liên quan đến cây sắn một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả kinh
tế của cây sắn. Phát triển cây sắn bao gồm 2 khía cạnh: phát triển sản xuất
theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.


10
- Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tăng về mặt quy mô diện tích, sản
lƣợng, doanh thu, lợi nhuận nhƣng không thay đổi về mặt kỹ thuật và có thể
giảm trên chỉ tiêu đánh giá diện tích.
- Phát triển sản xuất theo chiều sâu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng
suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng hiệu suất sử dụng vốn, tăng thu
nhập, tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích, nâng cao đời sống của nông hộ…
1.1.2. Ý nghĩa của phát triển cây sắn
a. Đáp ứng nhu cầu thị trường
Cây sắn là loại cây trồng quen thuộc của ngƣời nông dân, các vùng trồng

sắn chính của Việt Nam là Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên,
Đông Nam bộ và trung du miền núi phía Bắc. Cây sắn đã chuyển từ cây
lƣơng thực sang cây trồng xuất khẩu và là cây trông mang tính hàng hóa cao
vì lợi ích và giá trị mà nó mang lại cho các ngành công nghiệp chế biến nhƣ:
sản xuất tinh bột sắn, thức ăn gia súc, bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, nhiên
liệu sinh học… Với giá trị ngày càng cao, trồng sắn mang lại nhiều lợi ích cho
những ngƣời lao động trong nghề sắn. Phát triển cây sắn là góp phần xây
dựng vùng nguyên liệu tập trung để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến sắn phát triển, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sắn và các sản
phẩm từ sắn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Từ đó,
giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời trực tiếp tham gia quá trình sản xuất và
quá trình chế biến các sản phẩm từ sắn.
b. Đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo
Cây sắn là cây công nghiệp ngắn ngày, vốn đầu tƣ không cao, thời gian
thu hồi vốn ngắn, ngoài việc trồng và bán các sản phẩm từ sắn tạo nguồn thu
nhập cho hộ nông dân, sắn còn có thể dùng để đƣợc sử dụng trực tiếp cho nhu
cầu lƣơng thực tại chỗ góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội cho địa
phƣơng.


11
c. Sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
Sắn là cây trồng dễ, yêu cầu về lƣợng nƣớc tƣới và công chăm sóc không
cao, thích hợp trồng trên đất đồi, vùng thiếu nƣớc tƣới, đất nghèo dinh dƣỡng
góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên đất và nƣớc.

d. Bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng
Việc tăng diện tích sắn ồ ạt không theo quy hoạch lại làm ảnh hƣởng đến
diện tích rừng hiện có, việc sản xuất sắn không chú trọng thâm canh làm cho
đất đai bị thoái hóa và giảm năng suất gây ảnh hƣởng không tốt đến môi

trƣờng cũng nhƣ thu nhập của ngƣời nông dân. Vì vậy phát triển cây sắn
cũng góp phần bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ rừng.
1.1.3. Đặc điểm của việc sản xuất cây
sắn a, Đặc điểm về kinh tế
Cây sắn không chỉ là cây lƣơng thực mà còn là cây công nghiệp. Cây
sắn khi trở thành cây hàng hóa thì công dụng của cây sắn ngày càng đƣợc mở
rộng.
- Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc (FAO) xếp sắn là cây lƣơng thực
quan trọng ở các nƣớc đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột
sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ ngƣời thuộc
các nƣớc thế giới thứ 3.
- Đồng thời, sắn cũng là một thành phần nguyên liệu quan trọng trong
thức ăn chăn nuôi tại nhiều nƣớc trên thế giới và cũng là hàng hóa xuất khẩu
có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ
sinh học và phụ gia dƣợc phẩm. Đặc biệt, sắn là nguyên liệu chính cho công
nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) tại một số quốc gia châu Á.
Việc sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế cho nhiên hiệu hóa thạch trong
các đô thị hiện đại đang trở thành nhu cầu tất yếu, sắn là loại cây đƣợc đánh
giá cao về sức cạnh tranh khi sản xuất nhiên liệu sinh học mà hiện nay chƣa


12
có cây trồng nào có thể thay thế cây sắn (kể cả cao lƣơng và mía) do sắn là
cây cho lƣợng hydrat carbon cao và cũng là cây có tỉ lệ thu hồi ethanol cao
nhất.
- Việc phát triển cây sắn góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế
từ những giá trị kinh tế mà cây sắn thực sự mang lại, góp phần xây dựng
chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội thông qua việc tạo công ăn
việc làm cho đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa… Cây sắn có vị trí
nhất định trong hiện tại và tƣơng lai trong công cuộc đổi mới đất nƣớc và

hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn.
b, Đặc điểm về kỹ thuật
Cây sắn (khoai mì) tên khoa học là Manihot esculenta Craz, có nguồn
gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và đƣợc trồng cách đây khoảng
5.000 năm. Trung tâm phát sinh cây sắn đƣợc giả thiết tại vùng đông bắc của
Brasil thuộc lƣu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại khoai mì trồng và
hoang dại. Cây sắn đƣợc ngƣời Bồ Đào Nha đƣa đến Congo của châu Phi
vào thế kỷ 16. Ở châu Á, sắn đƣợc du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 và
Sri Lanka đầu thế kỷ 18. Sau đó, sắn đƣợc trồng ở Trung Quốc, Myanma và
các nƣớc châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Cây sắn đƣợc du nhập
vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18.
- Sắn là cây công nghiệp ngắn ngày, sản xuất sắn mang tính thời vụ, thời
gian sinh trƣởng của cây sắn thƣờng từ 8-10 tháng là có thể thu hoạch, tùy
vào giống, mức độ thâm canh và chăm sóc mà thời gian sinh trƣởng của cây
sắn có thể dài đến 2 năm hoặc có thể rút ngắn còn 6 tháng. Cây sắn thƣờng
đƣợc trồng vào đầu mùa mƣa để tận dụng nƣớc tƣới và thu hoạch vào cuối
mùa khô vì đặc điểm sinh học của sắn là khi úng nƣớc củ sắn sẽ bị thối gây
thiệt hại.
- Sắn cũng là cây không kén đất, có thể sinh trƣởng đƣợc nhiều trên


13
nhiều loại đất khác nhau: từ đất xám bạc màu, đất đồi núi chua tầng mỏng đến
đất phù sa mới, đất than bùn, đất ít mặn hoặc phèn ít… Trƣớc đây có nhiều ý
kiến cho rằng sắn là cây trồng phá hoại đất, và bây giờ vẫn còn có nhiều
ngƣời băn khoăn về điều đó. Thực tế ở nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam cây sắn đƣợc xem là cây trồng của ngƣời nghèo. Hầu hết các vùng
trồng sắn đều là vùng đất có vấn đề và con ngƣời đã khai thác rất có hiệu quả
đặc tính quý của cây trồng này. Đó là khả năng chịu đựng tuyệt vời của cây
sắn trong điều kiện đất nghèo dinh dƣỡng, đất chua, đất có hàm lƣợng nhôm

và mangan cao. Bộ rễ sắn có thể phát triển sâu tới 2,5mđể hút nƣớc và dinh
dƣỡng. Cây sắn có hệ thống cố định cacbon cho phép cây tiếp tục quang hợp
có hiệu quả trong điều kiện thiếu nƣớc kéo dài. Vì vậy cây sắn có khả năng
hấp thu dinh dƣỡng để hình thành nên năng suất ở những vùng đất nghèo dinh
dƣỡng mà ở đó các cây trồng khác khó có thể sống sót. Chính vì điều này mà
cây sắn đã trở thành đối tƣợng lựa chọn duy nhất cuối cùng của ngƣời dân
trƣớc khi bỏ hóa. Điều này chứng tỏ yêu cầu về đất của sắn không quá khắt
khe.
- Sự hấp thu và phân bố dinh dƣỡng của cây sắn: Trung bình, theo giáo
trình “Cây sắn”_ NXB. Nông Nghiệp thì để đạt năng suất 15 tấn sắn củ tƣơi
và 15 đến 18 tấn thân lá, cây sắn đã lấy đi lƣợng dinh dƣỡng trung bình là
74kg N, 16kg P, 87kg K, 27kg Ca và 12kg Mg.
Nhƣ vậy rõ ràng với tập quán sản xuất quảng canh, độc canh sắn sẽ làm
cho đất mất sức sản xuất. Sự suy thoái đất làm cho đất giảm hàm lƣợng mùn,
tăng độ chua và tăng cƣờng quá trình xói mòn, rửa trôi làm cho tình trạng mất
cân đối dinh dƣỡng ngày càng trầm trọng và đất trồng sắn nhanh chóng bị cạn
kiệt dinh dƣỡng. Từ thực tế đó đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu áp dụng các
biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm duy trì, phục hồi độ phì và sản
xuất sắn bền vững.


14
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÂY SẮN
1.2.1. Gia tăng các cơ sở sản xuất cây sắn
Các cơ sở sản xuất trong nông nghiệp: Kinh tế nông hộ, trang trại, hợp
tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp và cơ sở cung ứng dịch vụ
kỹ thuật nông nghiệp.
Gia tăng các cơ sở sản xuất sắn có nghĩa là gia tăng số lƣợng và quy mô
của các hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại, tổ hợp tác, các hợp tác
xã, doanh nghiệp kinh doanh về sắn nhằm tận dụng, khai thác tốt nhất tiềm

năng hiện có, từ đó gia tăng sản lƣợng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho
nông dân. Phải gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất sắn vì khi số lƣợng các
cơ sở tham gia vào quá trình sản xuất sắn tăng lên thì lƣợng sản phẩm đƣợc
sản xuất ra nhiều hơn và đƣợc chế biến để tiêu thụ nhiều hơn, đem lại thu
nhập cao hơn.
Nội dung phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp nói chung và cho cây
sắn nói riêng bao gồm việc gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp:
hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp trong nông nghiệp.
- Kinh tế hộ: Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông, lâm, ngƣ nghiệp, lấy sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp làm hoạt động
chính, hộ nông dân có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời. Hiện nay,
hộ nông dân vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn.
- Kinh tế trang trại: Trang trại là hình thức thổ chức kinh doanh cơ sở
trong nông, lâm, ngƣ nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tƣ
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản
xuất đƣợc tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đƣợc tập
trung tƣơng đối lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật
cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng. Trang trại là đơn vị sản xuất
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (theo nghĩa rộng


15
bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản). Nhƣ vậy, trang trại không gồm những
đơn vị thuần tuý hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nếu có hoạt động
chế biến và tiêu thụ sản phẩm thì đó là những hoạt động kết hợp với hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
- Kinh tế hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế của những ngƣời nông dân có
cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ
nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tố hơn nhu cầu về đời sống của các thành
viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc, luật pháp quy định, có tƣ

cách pháp nhân.
- Doanh nghiệp nông nghiệp: Là tổ chức kinh tế đƣợc thành lập theo quy

định của pháp luật hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Gồm có hai hình
thức là doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp kinh doanh khác nhƣ: công
ty, doanh nghiệp tƣ nhân...
Tiêu chí đánh giá sự phát triển của số lượng cơ sở sản xuất:
+ Số lƣợng cơ sở sản xuất tăng qua các năm.
+ Tốc độ tăng của số lƣợng cơ sở.
1.2.2. Gia tăng sử dụng các nguồn lực sản xuất cây sắn
Gia tăng nguồn lực sản xuất cây sắn là việc làm tăng năng lực sản xuất
cây sắn.
Các nguồn lực trong sản xuất cây sắn là chỉ các nguồn lực về thiên nhiên,
kinh tế xã hội đã và đang đƣợc sử dụng để sản xuất cây sắn gồm: nguồn lực
đất đai, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực về khoa học công
nghệ và các điều kiện cơ sở vật chất... Quy mô về số lƣợng và chất lƣợng các
nguồn lực đƣợc huy động có tính quyết định đến tốc độ tăng trƣởng và phát
triển của cây sắn.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, khi gia tăng quy mô các nguồn lực nhƣ vốn,
lao động...nông nghiệp sẽ tăng trƣởng theo chiều rộng. Nếu đƣa nông nghiệp


16
tăng trƣởng theo chiều sâu thì phải nâng cao chất lƣợng của việc sử dụng vốn
và lào động.
- Gia tăng các yếu tố nguồn lực gồm:
+ Đất đai đƣợc sử dụng trong sản xuất cây sắn
+ Lao động đƣợc sử dụng
+ Vốn trong sản xuất
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp

+ Công nghệ sản xuất đƣợc sử dụng
a, Nguồn lực đất đai
Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi
quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lƣợng ngày càng
tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. Ruộng đất
là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế trọng nông nghiệp. Ruộng đất bị giới
hạn về diện tích, chỉ tăng đến mức giới hạn và không thể tăng thêm, nhƣng
sức sản xuất của ruộng đất là chƣa có giới hạn, con ngƣời có thể tác động vào
ruộng đất nhằm khai thác chiều sâu của ruộng đất. Quá trình đầu tƣ thêm tƣ
liệu sản xuất và sức lao động để khai thác chiều sâu của ruộng đất đó chính là
thâm canh.
Đất đai đƣợc sử dụng trong nông nghiệp (ruộng đất) tăng lên theo hƣớng
tập trung theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa và phát triển nông
nghiệp. Tập trung ruộng đất là việc sáp nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những
chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu mới
có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con đƣờng:
một là, hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở
hữu cá biệt khác lớn hơn; hai là, con đƣờng sáp nhập ruộng đất của các chủ sở
hữu cá biệt cho một chủ sơ hữu cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn, Trong quá trình
công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp nông


17
thôn sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất theo hƣớng hiện đại, sẽ làm tăng chỉ
tiêu đất đai bình quân một nhân khẩu, hay một lao động.
Đất sử dụng trong sản xuất sắn tăng lên theo hƣớng tập trung và theo
yêu cầu của phát triển hàng hóa và phát triển nông nghiệp.
Tiêu chí đánh giá:
+ Diện tích và tình hình sử dụng đất qua các năm.
+ Diện tích sắn qua các năm

+ Tốc độ tăng của diện tích sắn.
b, Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tham gia sản xuất sắn là tổng thể sức lao động tham gia
gồm có số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động. Về số lƣợng là những
ngƣời trong, trên, dƣới độ tuổi lao động tham gia hoạt động sản xuất sắn. Về
chất lƣợng gồm thể lực, trí lực, trình độ văn hóa, nghiệp vụ, tay nghề.
Đặc điểm của nguồn nhân lực trong nông nghiệp có tính thời vụ cao và
là lao động tất yếu, xu hƣớng có tính quy luật không ngừng thu hẹp về số
lƣợng và đƣợc chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trƣớc hết là công
nghiệp với những lao động trẻ khỏe có trình độ văn hóa và kỹ thuật. Trong
giai đoạn đầu công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có số
lƣợng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song, cùng với
phát triển của quá trình công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp
vận động theo hƣớng giảm xuống cả tƣơng đối và tuyệt đối.
Nông nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào thực hiện thâm canh, cần phải
đầu tƣ thêm lao động quá khứ và lao động sống trên một đơn vị diện tích
ruộng đất hợp lý. Từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi để sử dụng đầy đủ và hợp lý
nguồn nhân lực trong nông nghiệp, khai hoang và tăng vụ để mở rộng thêm
diện tích trồng trọt, nâng cao trình độ đảm bảo ruộng đất, mở rộng phạm vi
hoạt động tạo điều kiện sử dụng lao động tốt hơn.


18
Chất lƣợng nguồn nhân lực nông nghiệp hay trong ngành sắn tăng lên
khi nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của ngƣời lao
động. để thực hiện biện pháp này cần phải cải cách hệ thống giáo dục và đào
tạo phù hợp với phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự
hoạt động của thị trƣờng lao động. công tác thông tin thị trƣờng tăng cƣờng
kết nối giữa doanh nghiệp, lao động và các cơ quan quản lý…
Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cần nâng cao kiến thức và khả

năng lao động cho ngƣời lao động.
Tiêu chí đánh giá:
+ Số lƣợng lao động qua các năm.
+ Tốc độ gia tăng lao động qua các năm.
+ Chất lƣợng lao động qua các năm.
+ Nâng cao chất lƣợng lao động qua các năm.
c, Nguồn lực tài chính
Vốn trong nông nghiệp nói chung và cho cây sắn nói riêng đƣợc biểu
hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào
trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Theo nghĩa rộng, ruộng đất, cơ sở hạ
tầng… là các loại vốn trong sản xuất nông nghiệp. Vốn trong nông nghiệp có
thể đƣợc chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử
dụng hay theo sở hữu. Nhu cầu vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệp mang
tính thời vụ cao và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro, có thể không còn vốn
cho sản xuất nông nghiệp khi bị thiên tai, dịch bệnh… xảy ra. Nên các biện
pháp tạo vốn và nâng cao sử dụng vốn có hiệu quả trong nông nghiệp sẽ rất có
ý nghĩa, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Tiêu chí đánh giá:
+ Tổng số vốn đầu tƣ trên đơn vị diện tích.
+ Tốc độ tăng và sự biến động của vốn đầu tƣ qua các năm.


×