Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 6 bài 12: Nước Văn Lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.38 KB, 3 trang )

Bài 12
NƯỚC VĂN LANG
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và biết được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn
Lang.
- Đó là một thời kì sơ khai, một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu
giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
2. Tư tưởng:
- Bồi dướng cho HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
3. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá và vẽ sơ đồ.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
- Bản đồ .
- Bộ mẫu phục chế. Sơ đồ tor chức bộ máy nhà nước thời Hùng Vương.
- Tranh ảnh, tài liệu tham khảo…
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
Vào khoảng thế kỉ VII TCN , người Việt Nam chúng ta đã thành lập một nhà
nước riêng do mình làm chủ. Học bài 12, chúng ta sẽ biết được rằng nước Văn
Lang được thành lập và được tổ chức như thế nào?
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt
1. Nhà nước Văn Lang ra đời
trong hoàn cảnh nào?

Hoạt động 1:
Trước hết, GV cho HS đọc mục 1-SGK.


Cho HS thảo luận nhóm:
?: Nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh
- Hình thành các bộ lạc lớn.
nào?
- Có sự phân chia giàu nghèo.
GV hướng dẫn HS thảo luận – HS dựa vào
SGK thảo luận, trình bày kết quả, GV nhận
xét bổ sung và KL:
?: Truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh nói lên hoạt
động gì của nhân dân hồi đó?
HS trả lời , GV nhận xét, bổ sung : Truyện
Sơn Tinh-Thủy Tinh chứng tỏ bấy giờ đã xảy
ra lũ lụt và hằng năm nhân dân ta đã phải đắp
đất ngăn nước, chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng


, xóm làng.
?: Em nghĩ gì về vũ khí trong các hình SGK
bài 11? Hãy liên hệ các loại vũ khí đó với
truyện Thánh Gióng?
HS quan sát hình trả lời câu hỏi, GV nhận xét,
bổ sung: Hình 31,32 chụp các loại vũ khí thời
Đông Sơn, gồm các lưỡi giáo đồng, dao đồng.
Với sự xuất hiện nhiều loại vũ khí chứng tỏ
sự phát triển của nghề săn bắt, nhưng chủ yếu
chứng tỏ rằng tronh xã hội đã có sự tranh
chấp, xung đột giữa vùng này với vùng khác.
Truyện Thánh Gióng đã phản ánh cuộc chiến
đấu của nhân dân chống giặc ngoạu xâm.
Hoạt động 2:

?: Em hãy nêu nguyên nhân ra đời của nước
Văn Lang?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và KL: Muốn có an
ninh yên ổn làm ăn phải có nhà nước vì:
+ Xã hội đã phân chia thành người giàu, người
nghèo.
+ Nghề nông và cuộc sống ở các làng bản bị
lũ lụt đe dọa.
+ Giữa các vùng, các bộ lạc đã xảy ra tranh
chấp, xung đột hoặc bị giặc bên ngoài đe dọa.
Hoạt động 3
GVcho HS đọc mục 2 SGK.
Cho HS thảo luận nhóm:
?:Nước Văn Lang được thành lập như thế
nào, thời gian, địa điểm, do ai đứng đầu,
đóng đô ở đâu?
GV hướng dẫn HS thảo luận, trìng bày kết
quả.
GV nhận xét, bổ sung và KL:

Hoạt động 4:
GV yêu cầu HS làm việc với SGK . Cho HS
thảo luận nhóm:

- Do nhu cầu trị thủy và chống
ngoại xâm cần có người đứng đầu
lãnh đạo.

2. Nước Văn Lang thành lập

- Thời gian: Khoảng thế kỉ VII
TCN.
- Địa điểm: Vùng đồng bằng Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Người đứng đầu: Hùng Vương.
- Nơi đóng đô: Văn Lang ( Bạch
Hạc-Phú Thọ ngày nay)
3. Nhà nước Văn Lang được tổ
chức như thế nào?
- Nhà nước Văn Lang được chia
làm 3 cấp:


?:Nhà nước Văn Lang được chia làm mấy
cấp, Với những chức vụ gì? Em có nhận xét gì
về nhà nước thời Hùng Vương?.
HS dựa vào SGK và gợi ý của GV thảo luận,
trình bày kết quả.
GV nhận xét, đồng thời treo bảng sơ đồ nhà
nước Văn Lang lên bảng để đối chiếu.
Nêu nhận xét :
+Bộ máy nhà nước đơn giản, chỉ có vài chức
quan. Chưa có quân đội, chưa có pháp luật.
+ Đã có các cấp từ trung ương đến làng xã, có
người chỉ huy cao nhất và có người chỉ huy
từng bộ phận.
Hoạt động 5:
GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK,
?: Sự ra đời nhà nước Văn Lang có ý nghĩa
như thế nào đối với người Việt Nam chúng ta?

GV hướng dẫn HS tìm ý ở SGK, trả lời câu
hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh: Sự ra
đời nhà nước Văn Lang chứng tỏ cách đây
khoảng 2700 năm, người Việt Nam chúng ta
đã có một nước riêng do mình thành lập và
làm chủ, không còn là những làng bản, chiềng
chạ riêng rẽ, không có quan hệ gì với nhau.

+ Trung ương do Hùng Vương
đứng đầu, có Lạc Hầu, Lạc Tướng
giúp.
+ Bộ: do Lạc Tướng đứng đầu.
+ Làng, bản ( chiềng chạ) do Bồ
chính đứng đầu.

- Có một nhà nước riêng, tuy tổ
chức còn đơn giản.

3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
- Kiểm tra HĐNT:
?: Những lí do ra đời nhà nước Hùng Vương?
?: Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
- Bài tập:
?:Tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người Văn Lang?
………………………………………………………….




×