Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Lịch sử 6 bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Từ giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.09 KB, 2 trang )

Bài 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ
( Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một
bộ phận của Trung Quốc , từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt dân ta theo phong
tục và luật Hán … Chính sách “đồng hóa” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện .
- Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhằm không chỉ
xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta .
- Nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh để thoát khỏi tai họa đó .
2. Kĩ năng :
- Biết phân tích đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc .
- Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống ách áp bức của phong
kiến phương Bắc .
3. Tư tưởng :
Căm thù bọn phong kiến phương Bắc đã bóc lột nhân dân ta thời kì đó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Lược đồ Âu Lạc thế kỉ I-III
- Tư liệu tham khảo .
HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ.
CH: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập ?
CH: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ( 42 – 43 ) đã diễn ra như thế nào ?
CH: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng nói lên điều gì ?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán tiếp tực thực hiện
những chính sách cai trị tàn bạo, hà khắc nhằm thắt chặt hơn ách cai trị của chúng ở trên đất
nước ta. Chính vì những chính sách cai trị tàn bạo đó đất nước ta đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên
với tinh thần quật khởi và truyền thống lao động sáng tạo tuyệt vời của dân tộc ta đã làm cho nền


kinh tế của ta tiếp tục phát triển. Vậy những thay đổi lớn lao đó như thế nào, chúng ta đi tìm hiểu
bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Cá nhân.
GV: Dùng lược đồ trình bày phần đầu trong SGK.
GV? Trước đây miền đất Âu Lạc cũ gồm những
châu nào ?
HS Giao Chỉ , Cửu Chân , Nhật Nam .
GV Gọi HS đọc từ “Từ sau ……các huyện”
GV? Em có nhận xét gì về sự thay đổi đó ?
HS: Trả lời.

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ
VI.

- Đầu TK III, nhà Ngô tách châu Giao thành
Quảng Châu và Giao Châu
- Đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
GV? Nhà Hán đã bóc lột dân ta như thế nào ? Nhận - Nhà Hán bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo, đẩy


xét của em về các chính sách bóc lột đó ?
người dân vào cảnh khốn cùng .
HS: Trả lời.
GV? Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương - Tiếp tục chính sách đồng hóa nhân dân ta .
đưa người Hán sang ở nước ta ?
HS Suy nghĩ trả lời .
GV Gọi HS đọc SGK .

Hoạt động 2: Cá nhân – cả lớp.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – thế
GV? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt ?
kỉ VI có gì thay đổi ?
HS Công cụ sản xuất và vũ khí được chế tạo bằng
sắt, sắc nhọn và bền hơn công cụ và vũ khí bằng - Nhà Hán giữ độc quyền về sắt.
đồng. Do vậy sản xuất đạt năng suất cao hơn, chiến
đấu có hiệu quả hơn . Nhà Hán muốn hạn chế sự
phát triển và sự chống đối của nhân dân ta .
GV? Theo em vì sao nghề rèn sắt vẫn phát triển ?
HS Trả lời theo sự gợi ý của GV .
GV Yêu cầu HS đọc đoạn từ “Từ TK I ……diệt côn
trùng”
- Nông nghiệp phát triển.
GV? Điều gì chứng tỏ nông nghiệp Giao Châu
phát triển ?
GV? Bên cạnh sự phát triển của nghề rèn sắt , nông - Nghề gốm, nghề dệt cũng rất phát triển.
nghiệp còn có nghề gì phát triển ? Dẫn chứng ?
GV? Sự phát triển của nông nghiệp , thủ công - Buôn bán không chỉ với người trong nước mà
nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển của nghề nào ? cả người nước ngoài.
HS: Trả lời.
4.Sơ kết bài học:
- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI
có gì thay đổi ?
- Những biểu hiện mới trong công nghiệp thời kì này .
- Trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta
trong thời kì này ?
5. Hướng dẫn học tập.
- Học bài cũ các phần đã học .
- Xem trước bài 20 : Từ Sau Trưng Vương Đến Trước Lí Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ

II )
( tiếp theo )
+ Xem sơ đồ .
+ Những biến chuyển về xa hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I – VI
+ Cuộc khỡi nghĩa Bà Triệu ( năm 248 )



×