Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu phòng trừ nấm pseudplagiostoma eucalypti gây bệnh loét thân, đốm lá cây bạch đàn (eucalyptus sp) ở giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÒ TẢI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ NẤM PSEUDOPLAGIOSTOMA
EUCALYPTI GÂY BỆNH LOÉT THÂN, ĐỐM LÁ CÂY BẠCH ĐÀN
(EUCALYPTUS SP.) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÒ TẢI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ NẤM PSEUDOPLAGIOSTOMA
EUCALYPTI GÂY BỆNH LOÉT THÂN, ĐỐM LÁ CÂY BẠCH ĐÀN
(EUCALYPTUS SP.) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K46 - QLTNRN03

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018


Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Minh Chí

Thái Nguyên, 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản
thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa
luận là quá trình điều tra hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa
luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận.
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2018
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

ThS. Trần Thị Thanh Tâm

Lò Tải Nguyên

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu
(ký, ghi rõ họ tên)



ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến
quý thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm lời cảm
ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Nguyễn Minh Chí và cô Trần
Thị Thanh Tâm, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Trung tâm
Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập.
Truyền đạt những kỹ năng thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi
mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến
thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận
ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc kinh doanh để giúp ích cho công
việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện
chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ thầy cô.
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lò Tải Nguyên


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân cấp khả năng ức chế nấm Pseudoplagiostoma eucalypti trên

môi trường PDA.............................................................................. 23
Bảng 3.2. Phương pháp phân cấp bệnh trên cây Keo tai tượng 1 năm tuổi.... 24
Bảng 4.1: Mức độ gây bệnh của các chủng nấm trên lá ................................. 28
Bảng 4.2: Mức độ gây bệnh của các chủng nấm trên cây con ........................ 30
Bảng 4.3. Khả năng ức chế nấm P. eucalypti của các loại thuốc sinh học trong
phòng thí nghiệm ............................................................................ 31
Bảng 4.4. Khả năng ức chế nấm P. eucalypti của các loại thuốc hóa học trong
phòng thí nghiệm ............................................................................ 33
Bảng 4.5. Tỷ lệ cây bị bệnh và cấp bệnh trung bình ở các công thức thí
nghiệm sau khi gây bệnh nhân tạo 10 ngày .................................... 35
Bảng 4.6. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc trên cây con bạch đàn
trong vườn ươm .............................................................................. 36
Bảng 4.7. Hiệu lực phục hồi của một số loại thuốc sau khi phòng trừ ........... 37
Bảng 4.8: Kết quả phân cấp bệnh hại đối với cây con bạch đàn ở Phù Ninh ..... 40
Bảng 4.9: Kết quả phân cấp bệnh hại đối với cây con bạch đàn ở Phù Ninh ... 42
Bảng 4.10: Kết quả phân cấp bệnh hại đối với cây con bạch đàn ở Phù Ninh ... 42


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Cây bạch đàn bị bệnh ...................................................................... 26
Hình 4.2: Bào tử nấm gây bệnh: thứ tự tương ứng từ trái qua phải và từ trên
xuống dưới gồm các chủng TN1, TN2, TN3, PN1, PN2, PN3,
PN4, PN5, PN6 và PN7 ................................................................ 27
Hình 4.3: Gây bệnh nhân tạo trên lá: .............................................................. 29
Hình 4.4: Gây bệnh nhân tạo trên cây con ...................................................... 31
Hình 4.5: Hiệu lực của các loại thuốc sinh học đối ........................................ 32
Hình 4.6: Hiệu lực của các loại thuốc sinh học đối với nấm P. eucalypti ...... 32
Hình 4.7: Hiệu lực của các loại thuốc hóa học đối với nấm P. eucalypti ....... 33
Hình 4.8: Hiệu lực của các loại thuốc hóa học đối với nấm P. eucalypti ....... 34

Hình 4.9: Cây con bạch đàn bị bệnh và vườn cây đã được phun thuốc ........ 37
Hình 4.10: Vườn ươm cây con bạch đàn (dòng CT3) tại Phú Thọ................. 43
Hình 4.11: Rừng trồng bạch đàn 1,5 tuổi ........................................................ 44


v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Giải nghĩa

Từ viết tắt
BVTV
S
P%

Bảo vệ thực vật
Diện tích vết bệnh trung bình
Tỷ lệ cây bị hại

N

Tổng số cây điều tra

n

Số cây bị hại

R

Cấp bệnh trung bình


vi

Trị số của cấp bị bệnh thứ i

ni

Số cây bị hại ở cấp bị bệnh i

ĐC

Đối chứng

Lsd

Khoảng sai dị

Fpr

Xác xuất tính


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................................. v
MỤC LỤC................................................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài…………………………… ... …………....1
1.2.1. Mục tiêu..................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………………4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bạch đàn trên thế giới .......................................... 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bạch đàn ở việt nam ............................................ 9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................14
2.3.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 14
2.3.2. Địa hình ................................................................................................. 15
2.3.3. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 15
2.3.4. Khí hậu .................................................................................................. 16
2.3.5. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 16
2.3.6. Tiềm năng kinh tế.................................................................................. 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 20


vii
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 20
3.1.4 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.3.1. Nghiên cứu tính gây bệnh của nấm Pseudoplagiostoma eucalypti gây
bệnh loét thân, đốm lá ..................................................................................... 21

3.3.2. Nghiên cứu phòng trừ gây bệnh loét thân, đốm lá ................................ 22
3.3.3. Nghiên cứu đánh giá tính chống chịu bệnh của các giống bạch đàn .... 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................ 26
4.1. Nghiên cứu tính gây bệnh của nấm Pseudoplagiostoma eucalypti gây
bệnh loét thân, đốm lá. .................................................................................... 26
4.1.1. Thông tin về nấm Pseudoplagiostoma eucalypti gây bệnh loét thân,
đốm lá cây con bạch đàn ................................................................................. 26
4.1.2. Nghiên cứu tính gây bệnh của nấm gây bệnh loét thân, đốm lá thông
qua gây bệnh nhân tạo trên lá .......................................................................... 28
4.1.3. Nghiên cứu tính gây bệnh của nấm gây bệnh loét thân, đốm lá thông
qua gây bệnh nhân tạo trên cây con ................................................................ 29
4.2. Nghiên cứu phòng trừ nấm Pseudoplagiostoma eucalypti gây bệnh loét
thân, đốm lá ..................................................................................................... 31
4.2.1. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh loét thân, đốm lá bằng biện pháp
sinh học trên môi trường nhân tạo .................................................................. 31
4.2.2. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh loét thân, đốm lá bằng biện pháp
hóa học trên môi trường nhân tạo ................................................................... 33


viii
4.2.3. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh loét thân, đốm lá trên cây con đã
bị nhiễm bệnh .................................................................................................. 35
4.3. Nghiên cứu đánh giá tính chống chịu nấm Pseudoplagiostoma eucalypti
của các giống bạch đàn ................................................................................... 39
4.3.1. Nghiên cứu đánh giá tính chống chịu bệnh của các giống bạch đàn
thông qua gây bệnh nhân tạo trên lá ............................................................... 39
4.3.2. Nghiên cứu đánh giá tính chống chịu bệnh của các giống bạch đàn
thông qua gây bệnh nhân tạo trên cây con ...................................................... 41
4.3.3. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh loét thân, đốm lá bạch đàn ở
vườn ươm do nấm Pseudoplagiostoma eucalypti gây ra...............................45

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 49
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 53


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bạch đàn (Eucalyptus spp.), thuộc họ Sim (Myrtaceae), có nguồn gốc
tập trung ở Australia và một số nước như New Guinea, Indonesia,
Philippines... Trên thế giới có hơn 700 loài bạch đàn khác nhau phân bố ở
khắp các nước lục địa Châu Á, các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới, Châu Phi,
khu vực Địa Trung Hải, miền nam Châu Âu, khu vực nam và trung Châu Mỹ.
Còn theo Lê Văn Truyền và cộng sự (2016)[1] thì bạch đàn có 800 loài khác
nhau. Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên ở Việt Nam, chúng
được đem về trồng ở nước ta vào khoảng năm 1950 và cho thấy một số loài
rất thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam, nhất là có thể trồng
tập trung thành rừng thuần loài hay trồng phân tán từ vùng đồng bằng cho đến
các vùng bình nguyên và cao nguyên.
Bạch đàn là cây trồng chủ yếu để lấy gỗ, nguyên liệu làm giấy, dăm
hay trồng lấy bóng mát. Tinh dầu từ lá của một số loài bạch đàn cũng có thể
dùng để chữa một số loại bệnh. Bạch đàn sinh trưởng nhanh, luân kì khai thác
ngắn (7 - 10 năm) thích hợp với nhiều vùng sinh thái, nhiều loại hình khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới, không kén đất, lại cho năng suất cao 1820m3/ha/năm (Nguyễn Việt Cường, 2009)[2]. Trong những năm gần đây, diện
tích rừng trồng bạch đàn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng diện tích rừng
trồng của Việt Nam. Với diện tích khoảng 350.000 ha (Phạm Quang Thu,
2016)[3], bạch đàn là một trong những cây trồng chính tại Việt Nam. Tuy

nhiên, trước sự gia tăng nhanh về mặt diện tích, cũng như các dòng bạch đàn
khiến cho các rừng trồng bạch đàn xuất hiện nhiều loại bệnh mới mức độ
nghiêm trọng hơn cho cây con và rừng trồng (Phạm Quang Thu, 2016)[3],


2
gây thiệt hại không nhỏ ở tại Hà Nội và các tỉnh khác trong cả nước. Việc
nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các loại giống cây trồng có khả năng
kháng bệnh sinh trưởng tốt có giá trị kinh tế cao chiếm vị trí quan trọng trong
việc phục hồi diện tích rừng.
Ở một số vườn ươm cây con bạch đàn trọng điểm đã xuất hiện những
triệu chứng bệnh loét thân, đốm lá. Những lá bị bệnh hình thành các u nhỏ,
trên bề mặt lá sần sùi và cành nhỏ, ngọn cây bị khô héo sau đó mọc lên các
chồi và lá non có kích thước rất nhỏ vào cuối mùa mưa. Với tỷ lệ và mức độ
bị bệnh rất khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và chất lượng cây
con, thậm chí làm chết cây. Các sinh vật gây bệnh đã được xác định là nấm
Pseudoplagiostoma eucalypti (Nông Phương Nhung et al., 2018)[4]. Nghiên
cứu về bệnh loét thân đốm lá ở cây bạch đàn là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về
lý luận khoa học và thực tiễn. Từ đó tìm ra giải pháp quản lý hiệu quả loài
nấm gây bệnh này nhằm hạn chế sự lây lan trên diện rộng ở Việt Nam.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Xác định được tính gây bệnh của các chủng nấm gây bệnh loét thân,
đốm lá bạch đàn.
Xác định được biện pháp phòng trừ vật gây bệnh loét thân, đốm lá cây
bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm.
Xác định được tính chống chịu bệnh của một số giống bạch đàn đối với
nấm gây bệnh loét thân, đốm lá
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
1.2.2.1. Ý nghĩa khoa học

- Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn.
- Nắm được phương pháp nghiên cứu về nấm gây bệnh trên cây trồng
lâm nghiệp.


3
- Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ
bệnh loét thân, đốm lá trên cây bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm.
- Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
1.2.2.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Qua quá trình thu thập số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế
sản xuất và khoa học.
- Qua những đánh giá cụ thể về bệnh hại chúng ta có thể tìm ra được
các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của bệnh hại đến sản
xuất cây giống trong lâm nghiệp.
- Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay diện tích rừng sản xuất tăng lên dẫn đến khả năng xuất hiện các
loài bệnh hại làm giảm năng suất và chất lượng rừng. Gần đây một số rừng
trồng bạch đàn trọng điểm ở miền bắc xuất hiện những cây bị đốm lá khô ngọn
gây chết ở cây và loét thân cành ở rừng trồng, bệnh rất khó phát hiện trong giai
đoạn đầu. Các mẫu bệnh được Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng Viện Khoa
học Lâm Nghiệp giám định là do Nấm (Cryptosporiopsiseucalypti , Cylindrocladium
quinqueseptatum ,Cryphonectriacubensis, và Coniothyriumzuluence,) gây ra. Đối với cây
bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm thường bị bệnh bị loét thân, đốm lá do Nấm

Pseudoplagiostoma eucalypti (Nguyễn Minh Chí et al., 2018)[5].
Các giải pháp quản lý bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm cũng
như ở rừng trồng đã được đề xuất sử dụng thuốc hóa học, chế phẩm sinh học
và biện pháp kỹ thuật canh tác (Blaedow et al., 2010[16]; Nguyễn Minh Chí
et al., 2016[5]; Xiang et al., 2016)[25]. Để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh
loét thân, đốm lá cây con bạch đàn, đề tài sẽ nghiên cứu các loại thuốc hóa
học, thuốc sinh học và đánh giá tính chống chịu của các giống bạch đàn làm
cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bạch đàn trên thế giới
2.2.1.1. Một số loại bệnh hại cây bạch đàn
Những năm gần đây, dịch bệnh hại cây trồng lâm nghiệp thường xuyên
xảy ra, gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất của các nước trên thế giới.
Nấm Ceratocystis fimbriata gây chết héo hàng loạt rừng trồng bạch
đàn ở Brazil, Uruguay và các nước vùng Trung Phi(Roux et al., 2000)[22].


5
C. sublaevis gây bệnh chết héo bạch đàn deglupta ở Ecuador (Van Wyk et
al., 2011)[23]. C. Chinaeucensis và C. cercfabiensis gây bệnh chết héo
rừng trồng bạch đàn tại Trung Quốc (Liu et al., 2015)[20]. Triệu chứng điển
hình của bệnh chết héo bạch đàn do nấm Ceratocystis sp. là trên vỏ của thân
cây hoặc cành cây bị bệnh có những vết loét, thâm hoặc vết lõm. Vỏ và gỗ
xung quanh vết bệnh thường bị chuyển màu nâu đen hoặc xanh đen, có thể
chảy nhựa. Khi cây bị bệnh, tán lá bắt đầu héo từ trên ngọn xuống và sau đó
cây sẽ bị chết. Đặc điểm hiển vi của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo
bạch đàn được so sánh với các loài nấm khác như C. manginecans gây bệnh
cho keo ở Việt Nam và C. cercfabiensis gây bệnh cho bạch đàn ở trung quốc
(Nguyễn Minh Chí et al., 2016)[6]. Bệnh đốm lá và rụng lá là những vấn đề
chính cho rừng trồng bạch đàn ở Thái Lan. Bệnh này được ghi nhận là do

Cryptosporiopsis eucalypti. Tuy nhiên, loại nấm này đã được đánh giá và xác
định lại là Pseudoplagiostoma eucalypti bằng cách sử dụng các đặc tính phân
tử và hình thái học). Nấm Ps. eucalypti cũng là nguyên nhân gây bệnh đốm lá
bạch đàn robusta ở Đài Loan (Wang et al., 2016)[24].
Nấm Cylindrocladium quinqueseptatum là loại nấm gây bệnh cháy lá,
khô cành và ngọn bạch đàn nguy hiểm. Phân bố rộng trên khắp các rừng trồng
bạch đàn trên thế giới. Triệu chứng của bệnh: Các lá bị nhiễm bệnh có các
vùng bị biến màu, thường là màu nâu hoặc xám, xung quanh mép của tổ chức
bị bệnh thường có vết mờ. Những diện tích này phát triển rộng sau đó ngả
màu nâu, lá bị chết và rụng. Có thể nhìn thấy sợi nấm màu trắng và khối bào
tử nấm trên lá và chồi bị nhiễm bệnh bằng kính lúp cầm tay. Bệnh có thể phát
triển cả tán lá những phần dưới thường bị nhiễm nặng hơn. Bệnh có 3 triệu
chứng điển hình như sau: Cháy lá, lúc đầu chỉ một vài điểm của phiến lá ở
một số lá sát mặt đất sau lan rộng toàn bộ lá rồi rụng, chết đầu ngọn và đốm
đen ở thân cây con sau đó toàn bộ cây bị chết. Đối chiếu với chuyên


6
khảo Cylindrocladium nấm gây bệnh cháy lá, khô cành, ngọn bạch đàn có tên
là: Cylindrocladium quinqueseptatum (Boedijn & Reitsma, 1950)[27], thuộc
Họ: Moniliaceae, Bộ: Hyphomycetales, Lớp: Hyphomycetes, ngành phụ nấm
bất toàn: Deuteromycetes. Đặc biệt đối với rừng trồng bạch đàn được gây
trồng ở những vùng có lượng mưa trung bình năm cao. Chúng thường phát
sinh phát triển và gây bệnh cho các loài bạch đàn ở những nơi có lượng mưa
bình quân năm cao thường trên 1.800mm, nhưng có kèm thêm điều kiện là
những vùng này phải có ít nhất 2 tháng liên tiếp có lượng mưa bình quân của
mỗi tháng lớn hơn 350 mm và nhiệt độ tối thấp của tháng lạnh nhất không
xuống dưới 100C. (Phạm Quang Thu et al.,2005)[13].
Nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh đốm lá, khô ngọn và loét
thân trên một số loài bạch đàn ở rất nhiều nước, chủ yếu các nước vùng nhiệt

đới ẩm, như ở Indonesia, Braxin (Fereira et al., 1998) Thái Lan, Lào, Trung
Quốc, Sri Lanka, Hawaii (Old. Yuan et a.l, 1994; Booth et al., 2000) và New
Zealand (Gadgil. Dick et al., 1999). Ngoài ra còn gây bệnh đốm lá bạch đàn
ở Úc, Ấn Độ và Mỹ (Sankaran et al., 1995; Old et al., 1999). Trong khi đó
điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển và gây bệnh của nấm
bệnh Cryptosporiopsis eucalypti lại có biên độ rất rộng. Nấm có thể phát sinh
phát triển trên các vùng có lượng mưa bình quân năm rất thấp đến những
vùng có lượng mưa cao, thường trong giới hạn 700mm-2.500mm. Loài nấm
này thường xâm nhiễm vào cành và thân xuyên qua lớp vỏ, phá hủy, làm chết
cành và ngọn cây từ vị trí nấm xâm nhiễm. Cây ở mọi lứa tuổi đều có thể bị
nấm xâm nhiễm .
Ở Việt Nam, nấm C. eucalypti được đánh giá là một trong những loài
sinh vật bệnh gây hại nguy hiểm nhất đối với rừng trồng bạch đàn. Khi gây
bệnh trên cây bạch đàn, nó gây ra triệu chứng điển hình trên lá cây là đốm lá,
đôi khi các lá bị bệnh hình thành các u nhỏ, trên bề mặt lá sần sùi, làm cho lá


7
bị rụng, khi tấn công lên cành hoặc ngọn bạch đàn nó làm cho cành ngọn bị
khô héo, sau đó mọc lên các chồi và lá non với kích thước rất nhỏ vào cuối
mùa mưa, đôi khi còn làm cho ngọn và cành ngọn bị chết (Phạm Quang Thu
et al.,2005)[14].
Eucalyptus robusta, thường được biết đến với tên là bạch đàn đầm lầy
hoặc bạch đàn robusta, được đưa vào Đài Loan vào năm 1896 để trồng rừng.
Do khả năng thích ứng với khí hậu thấp, nên nó được trồng như một cây che
bóng ở nhiều công viên và nơi công cộng. Kể từ tháng 8 năm 2014, ở Đài
Trung, Đài Loan (120 ° 40'35.7 "E, 24 ° 07'20.9" N) đã phát hiện thấy sự tàn
phá nghiêm trọng và bệnh rám nắng của E. robusta. Các triệu chứng tương tự
cũng được ghi nhận ở Đài Bắc, phía bắc Đài Loan (121 ° 32'03.2 "E, 25 °
01'00.8" N) trong năm tiếp theo. Các đốm lá hoại tử có liên quan đến hầu hết

các lá bị rụng. Các đốm lá có hình tam giác không đều với các cạnh mịn hoặc
không đều, và có màu nâu nhạt với mép nâu tối và thường là một vòng tròn
đen tối đồng tâm. Mầm bệnh được xác định là bạch đàn giả
(Pseudoplagiostoma eucalypti) dựa trên các đặc điểm hình thái và các triệu
chứng (Cheewangkoon et al., 2010, Old et al., 2003)[17].
Gỉ sắt bạch đàn (còn được gọi là gỉ guava) là một phần của phức hệ
Puccinia psidii, và là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với rừng trồng bạch đàn ở
Úc, rừng nguyên sinh thương mại và các hệ sinh thái tự nhiên. Mầm bệnh có
khả năng có mặt tại California từ trước những năm 2006. Triệu chứng bạch
đàn gỉ sắt chủ yếu tấn công lá non hoa, chồi và quả của một số loài
Myrtaceae. Những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng gỉ sắt là các đốm hoặc
mụn mủ nhỏ xíu trên các mô bị nhiễm bệnh. Sau vài ngày mụn mủ biến màu
vàng đặc biệt. Các lá bị bệnh trở nên bị biến dạng và cuối cùng bị héo. Nhiễm
trùng nặng có thể gây ra sự tàn phá nặng nề và sự tăng trưởng của cây. Nhiễm
trùng tái phát có thể dẫn đến tử vong của cây cối hoặc cây bụi. Nhiễm trùng


8
tái phát có thể dẫn đến tử vong của cây cối hoặc cây bụi. Gỉ sắt bạch đàn được
coi là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với rừng sản xuất
bạch đàn của Úc và các hệ sinh thái tự nhiên, chủ yếu bao gồm các loài thực
vật trong họ Myrtaceae. Là một loại bệnh kí chủ rộng gồm nhiều chi và bộ
(Roux et al., 2013)[29]. Bệnh ưa nhiệt độ thấp khoảng 20oC còn độ ẩm thì
tương đối cao 80%.
Puccinia psidii có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ. Nhưng ngay sau đó
nó đã lan lên Bắc Mỹ bao gồm một số bang của Mỹ nhe Calfornia, Floria và
Hawaii. Với tốc độ lây lan bệnh được coi là bệnh hại quan trọng đối với nhiều
nước (Glen et al.,2007)[28].
2.2.1.2. Nghiên cứu phòng trừ bệnh hại cây bạch đàn.
Sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ: Tervigo 20SC, Vimoca, Mocap.

Dùng thuốc trừ tuyến trùng Oncol 20EC pha 50 ml/10 lít nước.
Khi cây bị bệnh nặng cần nhổ bỏ, xử lý đất bằng vôi bột 1 thời gian rồi
mới trồng lại.
Sử dụng thuốc hóa học là giải pháp quan trọng để quản lý bệnh cây.
Khi cây bị bệnh trên diện tích nhỏ có thể phun thuốc hoá học để tiêu diệt và
tránh lây lan: thuốc hoá học được sử dụng là: Zineb 1%, Daconil 0.1%,
Carbendazim 1%; với liều lượng 200 - 400 lít/ha. (Sankaran & Sutton 1995)
[26], doanh số bán thuốc diệt nấm gây bệnh năm 2006 trên thế giới đạt trên 7
tỷ USD (McGrath, 2009)[21]. Thuốc hóa học đã được sử dụng để trừ nấm gây
bệnh hiệu quả.
Tuyển chọn loài, xuất xứ, gia đình và dòng có khả năng kháng bệnh,
các loài và các xuất xứ bạch đàn sau có triển vọng trong việc kháng bệnh đốm
lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti là Chặt toàn bộ cành lá bị nhiễm bệnh
vào đầu mùa mưa, mang ra khỏi rừng trồng và tiêu huỷ. Những nơi là ổ dịch,
đã canh tác Bạch đàn qua nhiều chu kỳ, cây trồng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.


9
Biện pháp tối ưu hiện nay đang được áp dụng là tuyển chọn loài, xuất xứ,
gia đình và dòng có khả năng kháng bệnh. Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa
(2000)[10], các loài và các xuất xứ bạch đàn sau có triển vọng trong việc
kháng bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti là: Bạch đàn
brassiana E. brassiana xuất xứ Jackey Jackey 13874, xuất xứ NE Bamaga
13415; Bạch đàn pellita E. pellita; Bạch đàn tere E. tereticornis xuất xứ
Oro Bay 13399 và xuất xứ Sirinumu 13418.
Phòng trừ sinh học đã được quan tâm từ rất lâu với các giải pháp cụ thể
cho từng loài cây trồng chính của mỗi quốc gia, điển hình như việc sử dụng
Trichilogaster acaciaelongifoliae để phòng trừ bệnh hại keo ở Nam Phi
(Dennill and Donnclly 1991)[18]. Hàng trăm chủng nấm nội sinh phân lập từ
các loài cây thuốc ở Trung Quốc được sử dụng để từ nấm Blumeria graminis

với hiệu lực cao (Xiang et al., 2016)[25]. Nhiều loài vi sinh vật nội sinh đã
được sử dụng rất thành công để phòng trừ sâu, bệnh hại thực vật và đang
được quan tâm để phòng trừ tổng hợp (Jaber and Ownley, 2017)[19].
Ngoài ra, các loại thuốc sinh học cũng đang được ưa chuộng để thay thế
thuốc hóa học trong sản xuất hữu cơ (McGrath, 2009)[21].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bạch đàn ở việt nam
2.2.2.1. Nghiên cứu bệnh hại bạch đàn
Việt Nam hiện có khoảng 350.000 ha rừng trồng các loài bạch đàn, và
số lượng rừng trồng bạch đàn ngày càng cao, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng lớn và
năm 2016 đã ghi nhận bệnh chết héo Bạch đàn urô và Bạch đàn camal,
nguyên nhân gây bệnh được xác định do nấm Ceratocystis sp đã được phát
hiện và thu thập lần đầu tiên tại 8 tỉnh, thành phố thuộc miền Bắc và miền
Trung Việt Nam. Triệu chứng điển hình của bệnh chết héo bạch đàn do nấm
Ceratocystis sp. là trên vỏ của thân cây hoặc cành cây bị bệnh có những vết
loét, thâm hoặc vết lõm. Vỏ và gỗ xung quanh vết bệnh thường bị chuyển


10
màu nâu đen hoặc xanh đen, có thể chảy nhựa. Khi cây bị bệnh, tán lá bắt đầu
héo từ trên ngọn xuống và sau đó cây sẽ bị chết. Đặc điểm hiển vi của nấm
Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo bạch đàn được so sánh với các loài nấm
khác như C. manginecans gây bệnh cho keo ở Việt Nam và C. cercfabiensis
gây bệnh cho bạch đàn ở Trung Quốc (Nguyễn Minh Chí et al., 2016)[6] nấm
sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25oC -28oC, nấm ngừng phát triển ở nhiệt độ
dưới 5oC, phát triển chậm ở nhiệt độ dưới 10oC và trên 35oC (Phạm Quang
Thu et al., 2011)[9]. là một loại bệnh nguy hiểm gây bệnh cho nhiều cây trồng
như: cây bạch đàn, cây cà phê, cây keo và nhiều loại cây trồng khác. Nên cần
có có các nghiên về phòng trừ để hạn bệnh và sự lây lan.
Nấm Cryptosporiopsis eucalypti Sankaran & Sutton gây bệnh hại với
triệu chứng khác nhau. Điển hình là đốm lá ,khô ngọn và loét thân, đôi khi

những lá bị bệnh hình thành các u nhỏ, trên bề mặt lá sần sùi và cành nhỏ
thường là màu nâu tối, ngọn cây bị khô héo sau đó mọc lên các chồi và lá non
có kích thước rất nhỏ vào cuối mùa mưa. Triệu chứng điển hình này xuất hiện
trên hầu hết các loài bạch đàn ở khắp các vùng trong cả nước với tỷ lệ và mức
độ bị bệnh rất khác nhau. Nấm bệnh lại có biên độ rất rộng. Nấm có thể phát
sinh phát triển trên các vùng có lượng mưa bình quân năm rất thấp đến những
vùng có lượng mưa cao, thường trong giới hạn 700 mm - 2.500 mm. Có ảnh
hưởng rất lớn tới sinh trưởng và phát triển ở cây trồng. Chính vì thế bệnh đốm
lá do bạch đàn do nấm Cryptosporiopsis eucalypti cần được quan tâm và quản
lý dịch bệnh có hiệu quả, giúp cây bạch đàn sinh trưởng và phát triển tốt
(Phạm Quang Thu, 2005)[14].
Nấm Cylindrocladium quinqueseptatum Boedijn & Reitsma, gây bệnh
cháy lá. Các lá bị nhiễm bệnh có các vùng bị biến màu, thường là màu nâu
hoặc xám xung quanh mép của tổ chức bị bệnh thường có vết mờ. Những
diện tích này phát triển rộng sau đó ngả màu nâu, lá bị chết và rụng. Có thể


11
nhìn thấy sợi nấm màu trắng và khối bào tử nấm trên lá và chồi bị nhiễm bệnh
bằng kính lúp cầm tay. Bệnh có thể phát triển cả tán lá những phần dưới
thường bị nhiễm nặng hơn. Bệnh có 3 triệu chứng điển hình như sau: Cháy lá,
lúc đầu chỉ một vài điểm của phiến lá ở một số lá sát mặt đất sau lan rộng toàn
bộ lá rồi rụng. Chết đầu ngọn và đốm đen ở thân cây con sau đó toàn bộ cây
bị chết. Loài nấm gây bệnh cháy lá, khô cành và ngọn bạch đàn, chỉ phát sinh
phát triển và gây bệnh cho các loài bạch đàn ở những nơi có lượng mưa bình
quân năm cao thường trên 1.800 mm, nhưng có kèm thêm điều kiện là những
vùng này phải có ít nhất 2 tháng liên tiếp có lượng mưa bình quân của mỗi
tháng lớn hơn 350 mm và nhiệt độ tối thấp của tháng lạnh nhất không xuống
dưới 100C. Đây là loại bệnh nguy hiểm đối với bạch đàn ở vùng có lượng
mưa cao, lá bị bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây trồng (Phạm

Quang Thu, 2005)[13].
Nấm Pseudoplagiostoma eucalypti là nấm gây bệnh đốm lá, loét thân
khô cành ngọn bạch đàn ở giai đoạn vườn. Triệu chứng: trên thân cây bị bệnh
có những vết loét, vết lõm ở phần vỏ cây. Vỏ cây ở xung quanh vị trí vết bệnh
thường bị đổi sang màu nâu đen. Những cây bị bệnh thường có hiện tượng
héo lá từ trên ngọn xuống, sau đó làm cây chết. Ngoài ra, các lá của cây bị
bệnh có các đốm nâu và lan rộng nhanh. Vết bệnh thường bị đổi sang màu
nâu đen. Bệnh đốm lá, loét thân gây hại cây bạch đàn trong suốt giai đoạn
gieo ươm nhưng khi cây còn non rất dễ nhầm với bệnh thối cổ rễ hoặc thối
nhũn bệnh biểu hiện rõ khi cây từ giai đoạn 3 tháng tuổi đến khi xuất vườn.
(Nông Phương Nhung et al., 2018)[4].
Bệnh đốm lá, loét thân gây hại cây bạch đàn trong suốt giai đoạn gieo
ươm nhưng khi cây còn non rất dễ nhầm với bệnh thối cổ rễ hoặc thối nhũn,
chúng là nguyên nhân gây suy giảm nghiêm trọng khả năng sinh trưởng và
thậm chí làm chết cây và gây hại phổ biến ở các vườn ươm cây con bạch đàn


12
ở Phú Thọ (Nguyễn Minh Chí et al., 2018)[5]. Là bệnh nguy hiểm đối với cây
bạch đàn và hiện chưa có biện pháp phòng trừ.
Bệnh đốm tím cây bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng do nấm
Phaeophleospora epicocoides (Phạm quang Thu 2012)[15]. Với cách gọi tên
như thế xuất phát từ màu sắc cưa đốm bệnh, xung quanh các tổ chức bị bệnh
phần tiếp giáp với các mô lá chưa bị bệnh có các viền màu tím đỏ. Một vài
trường hợp phiến lá bị biến dạng, trở nên cong keo, tạo thành bào tử có hình
sợi tóc ở mặt dưới của lá thường xâm nhiễm vào các lá già ở tầng dưới của
tán lá, có màu đen, làm các lá già bị rụng sớm trong mùa sinh trưởng. Bệnh
này xuất hiện gây hại cho cả cây con ở vườn ươm và cả rừng trồng. Phân bố
rộng ở những khu vực trồng bạch đàn trên thế giới và Việt Nam. Bệnh xuất
hiện vào đầu mùa mưa. Bào tử nấm qua đông trên xác thực vật bị bệnh, mùa

mưa năm sau xâm nhiễm vào cây trồng qua nước mưa. Chúng xâm nhiễm
vào phần dưới của tán lá nơi bị che bóng, nhìn chung ảnh hưởng không
lớn tới sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, khi điều kiện thời tiết thuận lợi,
mưa nhiều và nhiệt độ cao bệnh cũng phát triển nhanh và xâm nhiễm gần như
toàn bộ lá của tầng dưới và gây nên hiện tượng rụng lá sớm. Trong những
trường hợp này bệnh cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Bệnh
xuất hiện ở vườn ươm các loài bạch đàn, bệnh xâm nhiễm cả lá bánh tẻ và lá
già, ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng của cây con.
Bệnh đốm đen thân cây bạch đàn, do nấm Coniothyriun zuluence gây
hại phân bố rộng ở các nước nhiệt đới và việt Nam thường gây bệnh ở bạch
đàn trắng E. camaldulensis thường bị bệnh nặng ở miền Bắc và miền Trung.
Bào tử nấm nảy mầm, sợi nấm xâm nhập vào thân cây chủ thông qua vết
thương hay vết côn trùng cắn. Trong quá trình xâm nhập sợi nấm phà hủy lớp
vỏ của cây làm hoại tử cây hoặc nứt hoặc bong ra. Triệu chứng gây chết ở


13
phần vỏ của cây. Bên ngoài thân cây bị bệnh chỉ nhìn thấy các vết nứt, bong
nhẹ của vỏ ở rải rác trên thân cây. Vỏ có mầu đen ở vị trí nấm xâm nhiễm và
nhựa chảy ra ngoài. Nấm ăn sâu vào phần gỗ của thân cây, làm gỗ bị biến
màu, thường có màu đen. Nấm dễ phát hiện trên các vết bệnh, chúng thường
nằm ngay trên mặt phần bị bệnh. Bệnh xuất hiện nhiều ở các vùng trồng bạch
đàn trong cả nước. Bệnh nguy hiểm và gậy bệnh cho nhiều loài cây trồng trên
các lập địa khô hạn(Phạm Quang Thu, 2011)[11].
2.2.2.2. Nghiên cứu phòng trừ bệnh hại
Nên đặt vườn ươm ở nơi thoát nước. Tránh để ẩm mốc và tiếp xúc với
nguồn bệnh. Cần xử lý hạt giống trước khi gieo ươm. Gieo hạt giống đúng
thời vụ, tránh gieo vào thời tiêt ấm, ẩm và có nhiều mưa. Dùng đất có thành
phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, không dùng phân chuồng chưa hoai mục. Nguồn
nước phải sạch , không dùng nước ao hồ gần vườn ươm đã bị bệnh. Phân bón

phải được sử dụng hợp lý, không bón phân đạm quá mức vì sẽ làm tăng khả
năng bị bệnh cho cây. Cây con không nên đặt quá dày, cần tạo sự thông
thoáng, giảm sự tích tụ hơi nước giữa các hàng cây vì bào tử nấm chỉ nảy
mầm trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Khi cây bị bệnh nặng dùng Zineb
1% hoặc Boocđô 0,5-1% hoặc Benlate 0,1% để phòng trừ bệnh (Phạm
Quang Thu, 2011)[11].
Có thể áp dụng một số biện pháp để phòng trừ: chặt toàn bộ cành lá bị
nhiễm bệnh vào đầu mùa mưa, mang ra khỏi rừng và tiêu hủy (Phạm Quang
Thu 2011)[11].
Nấm Blakeslea trispora và vi khuẩn Bacillus subtilis subtilis nội sinh
trong Keo lá tràm đã được khẳng định có khả năng ức chế mạnh với nấm C.
manginecans (Phạm Quang Thu et al., 2011)[11].


14
Tuyển chọn loài, xuất xứ, gia đình và dòng có khả năng kháng bệnh
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2000)[10].
Tạo điều kiện thoát nước tốt cho rừng trồng và vườn ươm, tránh cho
cây bị thừa nước. Tránh gây vết thương trên rễ và cây khi chăm sóc. Các biện
pháp như bón thêm phân hưu cơ hoai mục, sử dụng nấm đối kháng
Trichoderma ssp. Có tác dụng khống chế nguồn bệnh trong đất. Sử dung
thuốc Agri-fos 400 (Phosphonate) để phòng trừ bệnh hại (Phạm Quang Thu
et al., 2011)[11].
Nghiên cứu phòng trừ bệnh chết héo keo tại phòng thí nghiệm và ở
vườn ươm đã xác định được bốn loại thuốc hóa học (Ridomid gold
68WG, Carbenzim 500FL, Ao’Yo 300SC, Lanomyl 680WP) và bốn
chủng vi sinh vật nội sinh có khả năng ức chế mạnh đối với nấm gây bệnh
(Trần Thị Thanh Tâm et al., 2018)[12 ].
Đến nay chưa có nghiên cứu phòng trừ bệnh loét thân, đốm lá cây
con bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm.

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lí
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị
trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú
Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung
Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội,
phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang.
Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà
Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu
(giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh


15
Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng,
sông Đà và sông Lô.
Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận
lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với
cả trong nước và ngoài nước.
2.3.2. Địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia
thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú
Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có
nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển
kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng
ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận
lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và
chăn nuôi.
2.3.3. Thổ nhưỡng
Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam.
Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc,

mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để
phát triển du lịch, dịch vụ.
Diện tích đất tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.
Địa hình: Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700
mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm:


×