Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

NGHỆ THUẬT TRÀO LỘNG TRONG hồi ký tự TRUYỆN của tô HOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.56 KB, 43 trang )

NGHỆ THUẬT TRÀO
LỘNG TRONG HỒI
KÝ - TỰ TRUYỆN CỦA
TÔ HOÀI

1


- Điểm nhìn trào lộng
“ Điểm nhìn nghệ thuật ( the point of view ) là vấn đề cơ
bản, then chốt của kết cấu. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để
xem xét, miêu tả, bình giá sự vật hiện tượng trong tác phẩm”.
Trong tác phẩm tự sự tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần
thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì
anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Bakhtin khi bàn về tiểu
thuyết Dostoyevsky đã xem điểm nhìn như là: “Cái lập
trường mà xuất phát từ đó câu chuyện được kể, hình tượng
được miêu tả hay sự việc được thông báo”. Gs Trần Đình Sử
trong Giáo trình dẫn luận thi pháp học cũng cho rằng: “Điểm
nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả
phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới cua tác giả” .
Như vậy, điểm nhìn chính là phương thức phát ngôn,
trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn nhận và cảm thụ thế
giới của chủ thể. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận và
đánh giá. Chính điểm nhìn sẽ chi phối toàn bộ vấn đề về thế
giới mà nhà văn đó phản ánh, thể hiện. Đồng thời cũng bộc lộ
được cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. Nhà văn không thể
không trần thuật các sự kiện về đời sống nếu không xác định,

2



lựa chọn cho mình một điểm nhìn hợp lí với các sự vật hiện
tượng ở góc độ nào: Xa hay gần, hiện thực hay trào lộng...để
phát hiện ra cái đẹp, xấu, bi, hài. Điểm nhìn nghệ thuật luôn
thể hiện được dấu ấn của tác giả, bộc lộ được tài năng, cá tính
của tác giả, theo điểm nhìn nghệ thuật cũng sẽ thể hiện được
cảm xúc, thái độ, tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải.
Mỗi một tác giả luôn có cách lựa chọn cho mình một vị
thế để quan sát cuộc sống. Có cái nhìn hiện thực như nó vốn
là, có cái nhìn vào những mặt tiêu cực đen tối của cuộc đời,
cũng có cái nhìn lãng mạng lí tưởng hóa đối tượng...Với phạm
trù của cái hài thì phải được xuất phát từ điểm nhìn vào những
nghịch lí, mâu thuẫn, những điểm lạ và bất ngờ.
Tô Hoài trong Hồi kí - tự truyện, mặc dù đặc trưng của
thể loại là phản ánh cái tôi chủ quan của tác giả, nhưng nhà
văn lại chọn cho mình điểm nhìn khách quan, đa diện. Tô
Hoài thường dẫn dắt người đọc qua nhiều chặng đường, nhiều
biến cố với những trải nghiệm phong phú trong cuộc sống.
Mỗi khi thay đổi điểm nhìn, thế giới của tác giả lại hiện ra ở
nhiều góc độ rất khác nhau. Điểm nhìn từ nhân vật “tôi” phơi
bày trực tiếp trước mắt người đọc những điều đã chứng kiến
và gửi gắm quan điểm, thái độ của mình. Nhưng nó cũng là
3


lúc tác giả có thể nhập vai để giãi bày tâm trạng. Với đặc
trưng của thể loại Hồi kí - tự truyện là có tính chất tác giả đi
kể lại câu chuyện đời mình, “đi tìm gương mặt” của chính
mình, các sự kiện thường được thuật kể theo một dòng hồi ức
về cuộc sống đã qua. Nên điểm nhìn của tác giả cũng thường

là con mắt của người ở hiện tại, khi dã trưởng thành nhìn lại
mình trong quá khứ với một khoảng lùi nhất định của thời
gian. Ở đó, tuổi thơ, gia đình, bè bạn, quê hương, xã hội với
những biến cố, vui buồn, được mất...hiện ra như là cách tác
giả đi tìm những kinh nghiệm sống, những thay đổi về nhận
thức. Là hành trình đi tìm mình trong quá khứ để thấy rõ mình
hơn trong hiện tại. Nhưng cũng chính vì đặc điểm này mà
điểm nhìn trong Hồi kí - tự truyện Tô Hoài có sự dịch
chuyển rất linh động. Đôi khi từ con mắt của tác giả lại
chuyển qua con mắt của những nhân vật, những con người
xuất hiện trong dòng hồi ức. Từ điểm nhìn trong quá khứ lại
quay trở về hiện tại để móc nối những mảnh ghép tưởng như
rời rạc xuyên suốt cuộc đời nhà văn. Quá khứ đã được nhà
văn hiện tại hóa. Đó cũng là biểu hiện của phép đồng hiện
giữa quá khứ và quá vãng xa, giữa quá khứ và hiện tại. Chính

4


sự linh động của điểm nhìn cũng làm cho câu chuyện trở nên
sinh động, hấp dẫn, tự nhiên theo kiểu nhớ đến đâu kể đến đó.
Cũng vì vậy, Tô Hoài đã biến thời gian của lịch sử thành
thời gian của riêng mình. Tất cả con người, sự vật hiện ra
trong thế giới của ông thường được phát hiện ở con mắt trào
lộng, dí dỏm. Tô Hoài không cố tìm những điều phi thường,
lớn lao mà ông luôn nhạy bén với những thứ bình dị, bé nhỏ
nhưng sâu sắc. Con mắt Tô Hoài không phải con mắt sử thi
nhìn con người ở khoảng cách xa, ở mặt lí tưởng. Đó là một
con mắt đời thường, quan sát mọi việc và toàn bộ thế giới ở
cự li rất gần, ngay cả những danh nhân cũng không ngoại lệ.

Khi viết về những người đồng nghiệp, những bạn văn,
trong đó có cả những nhân cách lớn, Tô Hoài vẫn một mực
lựa điểm nhìn sát sạt và đầy hài hước. Nguyên Hồng - một
người bạn tri kỉ, một gương mặt sáng giá của làng văn Việt,
ngay cả khi ở cái tuổi 60, đã lên ông lên bà, vậy mà vẫn hiện
ra dưới ngòi bút Tô Hoài nhôm nhếch đến đáng cười. Đó là
một con người đời thường với đầy đủ những tật xấu: “nghiện
rượu chợ, rượu tạp với ớt, với ổi, với mướp đắng, heo hút ở
đồi Nhã Nam, vơ váo ăn và uống lộn xộn”. Cho nên khi được
ăn ở phòng khách sạn Bắc Kinh đã làm nảy ra lắm cái rắc rối.
5


Vì “cái ngon lành đâm lạ miệng, rối loạn tiêu hóa”. Cái cách
Nguyên Hồng xử lí căn bệnh kinh niên ấy mới thật khôi hài:
“Đêm ngủ đâu, nhỡ một cái mà chuồng xí ở nhà dưới, ở sân
sau, đèn đóm không có, khuya khoắt quá rồi thế là người lần
ra hiên hay cạnh cửa sổ, trải mảnh giấy dầu ra. Được cái
phân tháo tỏng thì ít nặng mùi, rồi gói lại kĩ lưỡng bỏ vào
cặp. Hôm sau vứt xuống hồ hay đống rác nào đấy. Có khi tiếc
cái giấy còn tốt lại gột sạch đem phơi. Chẳng coi là sự bẩn
thỉu phải giấu giếm” ( Cát bụi chân ai ).
Rõ ràng với Tô Hoài, thực sự “ người ta ra người ta thì
phải là người ta đã chứ”, là “người ta” với mọi hay - dở, tốt xấu, khi lớn lao kì vĩ thì cũng có lúc nhem nhọ, nhếch nhác.
Dưới con mắt Tô Hoài, phàm là con người không ai là thánh
nhân, ai cũng có những khiếm khuyết, thậm chí cả những góc
khuất đen tối trong tâm hồn. Con người luôn hiện hữu với đầy
đủ khổ đau, bất hạnh, thê thảm nhưng họ lại luôn cố gắng để
vươn lên, vật lộn với những thử thách, khó khăn để sống cuộc
đời của chính mình.

Câu chuyện về nhà văn Nguyễn Hải Trừng cũng được
nhìn dưới góc độ như thế. Tô Hoài không nhìn nhân vật ở tư
cách một nhà văn mà chỉ nhìn vào những điểm khuất lấp ít
6


người thấy. Ông chỉ thấy Hải Trừng là một anh chàng “ đi đâu
cũng hay sinh rắc rối, không lường trước được”. Anh chị em
văn nghệ sĩ đi thực tế để sáng tác, Hải Trừng cũng về bám đất
Quảng Ninh nhưng là để nói dối tuổi kiếm ngay cô vợ. Anh
cũng như bao người có tật tâng bốc, khoác lác tưởng không ai
biết mà thực ra ai cũng biết. “ Thỉnh thoảng anh có thư cho
tôi kèm cả tranh kí họa. Anh bảo chỉ có tôi là người anh còn
thư từ. Nhưng tôi vẫn biết và được đọc thư anh gửi người
khác”. Sự hài hước trong con mắt Tô Hoài chính ở điểm này.
Xuất phát từ điểm nhìn của chủ thể nhân vật “tôi” tinh quái
nhưng đầy yêu thương, trái tim nhà văn luôn rung những nhịp
thổn thức đau thương mà đồng điệu với bạn bè, cảm thông
chân thành với hoàn cảnh riêng của mỗi con người. Đó là một
cái nhìn nhân ái xuất phát từ tấm lòng nhân đạo mới mẻ và
sâu sắc. Đọc Hồi kí - tự truyện Tô Hoài, độc giả luôn nhận
ra một nỗi thương mình và một lòng thương người thấm thía
bộc lộ cái nhìn nhân văn trong sự hóm hỉnh, vui đùa.
- Tình huống trào lộng
Tình huống truyện có thể hiểu là một sự cố đặc biệt xảy
ra trong một hoàn cảnh, bối cảnh đặc biệt tạo nên câu
chuyện. “Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với
7



nhân vật khác, giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân
vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân
phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả”. Có thể
hiểu tình huống là một lát cắt của cuộc sống, phản ánh được
tư tưởng tác phẩm và bộc lộ tài năng của tác giả.
Hạt nhân của tình huống trào lộng là các mâu thuẫn. Đó
là những mâu thuẫn đầy tính chất nghịch lí, phản lôgic, phản
quy luật tự nhiên thông thường, có khả năng tạo tiếng cười đa
thanh nhiều sắc thái, cung bậc cho bạn đọc. Cũng từ những
mâu thuẫn đó sẽ tạo ra những mặt đối lập, tương phản, trái
ngược nhau nhưng không đến mức bi kịch, nó chỉ đòi hỏi
người trong cuộc cần tìm cách giải quyết, khắc phục những
mâu thuẫn đó. Qua đó bộc lộ được ý đồ nghệ thuật của tác
giả.
Trong Hồi kí - tự truyện Tô Hoài, tình huống trào lộng
là một yếu tố tiêu biểu, quan trọng góp phần tạo ra những
tiếng cười phong phú, đa dạng. Nếu như Kim Lân trong Vợ
nhặt dựng lên một tình huống bi hài đầy trớ trêu và cũng rất
giật gân, gây sốc: nhặt được vợ. Ở đó, đặt ra vấn đề giá trị con
người chỉ như cây rơm cọng rác ven đường. Nguyễn Minh
Châu với Chiếc thuyền ngoài xa lại đưa người đọc vào tình
8


huống chứa đựng xung đột gay gắt, quyết liệt giữa thiện- ác,
đẹp - xấu, nghệ thuật - cuộc sống qua hình ảnh con thuyền
ngoài khơi tuyệt đẹp nhưng lại ẩn giấu một bi kịch gia đình
khủng khiếp, đầy bạo lực và sự bào mòn nhân cách do đói
nghèo. Tô Hoài lại thường chú ý đến những cảnh huống đời
thường, những tình huống gần gũi, thân thiết với đời sống mỗi

con người. Soi vào trang văn của ông dù vô tình hay cố ý,
chúng ta vẫn tìm thấy được một phần bóng dáng của mình
trong đó. Đó cũng là nét riêng , độc đáo trong phong cách Tô
Hoài.
Viết về những người đồng nghiệp tác giả thường đặt họ
vào trong sự tương phản giữa “thơ” và “đời”, giữa nghệ thuật
văn chương họ phụng sự và hiện thực cuộc sống vốn khắc
nghiệt, phũ phàng. Một Nguyễn Bính tình tứ, thiết tha đã
khiến bao người thơ, người tình đắm say, mộng tưởng:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

9


Đi đến đâu nhà thơ “Chân quê” cũng thấy “đời là một
cuộc chơi dài mà thiên hạ phải cung phụng nhà thơ”. Bao cô
Lan, Huệ, Cúc, Hồng...cũng cứ bay bổng theo hồn thơ
Nguyễn Bính như thế. Nhưng tinh hoa gửi gắm cho thơ nên
cái còn lại của cuộc đời là bụi bặm. Nguyễn Bính vẫn nghệ sĩ:
“Hứng làm thơ lên thì tung hê công việc, thích đi chơi thì vay
tiền...Say khướt tối ngày”. Lại thêm cái bệnh “thấy gái như
quạ vào chuồng lợn, như ếch vồ hoa”. Chính sự tương phản,
khác biệt “cuộc đời hoa thơm bướm lượn không giống thơ,
không như thơ” đã đẩy Nguyễn Bính vào một tình huống đau
đớn, nhiều xót xa. Mối tình của ông chủ báo Trăm hoa với cô
thư kí cũng tan theo “đám tang” của tòa báo. Chàng thi sĩ vẫn
luôn là “con bướm giang hồ”, “lỡ bước sang ngang”. Tội là ở

chỗ kết quả mối tình ấylà một cậu bé mà sau này do thói say
khướt, Nguyễn Bính đã lỡ tay đưa con cho một người nào
đấy. Để rồi khi tỉnh ra “Nguyễn Bính thất thểu suốt đêm. Sáng
ra nhợt nhạt thẫn thờ bước trống không”. Nếu chỉ là một tích
truyện trong văn hoặc một tứ trong thơ, có lẽ cuối tác phẩm
cái kết sẽ được xoay vòng sao cho có hậu. Nhưng đây lại là
cuộc đời thực nên Nguyễn Bính đã mãi mãi không thể tìm
được con trai mình. Sự nghiệt ngã, phũ phàng của cuộc sống

10


khác hẳn với màu hồng của văn chương. Chính sự tương phản
đó đôi khi tạo ra cái kết bất ngờ. Giống như căn nhà trong mơ
của Nguyễn Bính với “giàn đỗ ván, ao cấy cần” cuối cùng chỉ
còn lại một mái tranh lụp xụp, xơ xác, trước cửa là một vũng
cạn đầy ếch nhái. Đó là cái “không lường, không ngờ” đối với
người đọc, làm bật ra tiếng cười chua chát, xót xa. Những
người nghệ sĩ cũng giống bao nhiêu con người đau khổ ngoài
kia, thậm chí họ còn đau khổ hơn nữa vì hơn ai hết họ hiểu và
thấm thía bi kịch của chính mình. Cuộc đời của họ đôi khi là
“những cùng quẫn tự chuốc, những thương đau vơ vào”,
chênh vênh giữa đời và mộng.
Cái hài hước, trào lộng có lúc còn được bộc lộ trong sự
tương phản giữa vị trí xã hội rất oai: “tổ trưởng khu phố, cán
bộ phường” của chính Tô Hoài với những công việc thực sự
mà tác giả phải làm. Cái mác thì to nhưng ngày nào nhà văn
cũng phải đi giải quyết những vấn đề tủn mủn, “cứt đái” :
“Mấy hôm nay lôi thôi to. Cái hố xí hai ngăn của chung số
nhà nước cứt đái ngấm sang cả mặt tường nhà anh ấy. Mấy

hôm đã cãi nhau ầm ĩ...mà trên thì đương giục báo cáo vệ
sinh hố xí hai ngăn” (Chiều chiều). Rồi chuyện đi bắt gái
điếm, đi chôn chuột chết...Việc nào cũng vụn vặt, rác rưởi
11


kiểu như thế. Cái chức danh anh cán bộ “to tướng” trở nên
thật nực cười trong cái nhem nhọ của đời thường, cái vặt vãnh
của cuộc sống thường nhật. Đó là sự “ngược đời”, phản ánh
nhhững nghịch lí không thống nhất của đời sống. Việc đáng
phải làm lại không được làm còn cái không đúng phận sự lại
cứ phải nhiệt huyết, năng nổ.
Tô Hoài thường quan tâm đến những tình huống nhỏ
nhặt nhưng nhiều ý nghĩa của đời sống. Đó là những tình
huống thường mang tính nhẹ nhàng, không đao to búa lớn
nhưng lại có khả năng chạm vào tâm hồn người đọc. Nhờ có
cái nhìn tinh tế, hóm hỉnh, Tô Hoài luôn mang đến những
tiếng cười mang tính phát hiện bản chất của đời sống. Vì vậy,
tiếng cười Tô Hoài không chỉ là tiếng cười đùa vui mà còn là
tiếng cười gợi ra nhiều suy ngẫm.
- Ngôn ngữ trào lộng
- Sử dụng lớp từ thông tục gần với lời ăn tiếng nói
hằng ngày.
Cuối thế kỉ XIX, cụ Đồ Chiểu từng nhận định:
“Văn chương ai chẳng muốn nghe

12


Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần”

Sau này, nhà thơ Chế Lan Viên trong công việc làm thơ
cũng đã chia sẻ:
“Phải tốn hàng ngàn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”
Suy cho cùng cả hai tác giả ấy đều hướng đến việc đề
cao, ngợi ca giá trị thẩm mỹ của văn chương, nhất là ở
phương diện ngôn ngữ. Nhắc đến các tác phẩm văn học,
thường gợi liên tưởng đến thứ ngôn ngữ trau chuốt, bóng đẹp
được chọn lọc, gọt giũa kĩ càng. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn
chương cũng như cuộc sống muôn màu chưa bao giờ chỉ đơn
giản một chiều.
Cùng với sự phát triển của văn học Việt Nam, đặc biệt là giai
đoạn sau 1975, khi cá tính sáng tạo của nhà văn được đề cao
thì yếu tố ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật càng
trở nên phong phú, đa dạng. Nhiều tác giả đã gia tăng lớp từ
ngữ bình dân, gần gũi với đời sống trong sáng tác của mình.
13


Trong đó tiêu biểu như Nguyễn Huy Thiệp, bằng loại ngôn
ngữ thông tục nhà văn này đã “hạ phàm”, “giải thiêng” rất
nhiều nhân vật lịch sử mang tính lí tưởng, trang nghiêm trong
cái nhìn truyền thống. Hãy xem một đoạn đối thoại của Gia
Long Nguyễn Ánh - một vị vua nổi tiếng của vương triều nhà
Nguyễn - khi mắng tên quản tượng Hoàn: “Thằng mặt xanh
kia! Kề miệng lỗ còn dê ư? Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn
cứt” (Phẩm tiết). Rõ ràng, chính thứ ngôn ngữ có phần “thô
lậu, tục tĩu” đó đã làm nên một giá trị nghệ thuật rất mới trong

tư duy, nhận thức về các nhân vật lịch sử ở góc nhìn phi truyền
thống.
Tô Hoài vốn là con người tinh nhạy lại có những trải
nghiệm phong phú về đời sống của tầng lớp bình dân. Đồng
thời, ông cũng là nhà văn ham học hỏi, thích cóp nhặt từ đời
thực, đặc biệt là ngôn ngữ của quần chúng lao động. Ông luôn
“cố gắng không bao giờ bỏ rơi một tiếng mới, một tiếng hay,
hoặc một câu nói, một lối nói lạ tai”. Với nhà văn, cuộc sống
bình dị đời thường là nơi chứa đựng nhiều thú vị, bất ngờ; là
trường đời rộng lớn mà ông luôn thu thập được những thứ quý
giá : “Trong một làng xưa kia, thế nào cũng có một người nói
hay...Tôi học được rất nhiều ở họ” [
14

].


Trong các tác phẩm của mình, Tô Hoài đã bộc lộ khả năng
sử dụng vốn từ phong phú, linh hoạt. Trong đó rất nhiều lớp từ
ngữ thông tục, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày được ông
dùng như là một yếu tố để tạo ra tính trào lộng.
Tài năng của Tô Hoài là ở chỗ ông đã khéo léo sử dụng
những từ ngữ tưởng như chỉ có thể tồn tại ở cửa miệng, mang
tính khẩu ngữ để đem lại những tiếng cười sảng khoái, đậm
màu sắc nhân gian.
Đinh Trọng Lạc đã định nghĩa: “Từ thông tục là những
từ chỉ được dùng trong lời nói miệng thoải mái, thậm chí là
thô lỗ tục tằn”. Vậy mà người đọc không khó để tìm ra hàng
loạt những từ ngữ được diễn đạt hết sức suồng sã, thô lậu
trong trang văn Tô Hoài:

- “Nó cũng khinh người bỏ mẹ”
- “May rủi quái gì, ra muộn hết sạch”
- “Anh thử đi gắp cứt như tôi xem việc bằng nhau thế
nào”
- “Có chó má nào đâu”
- “Ông đéo chơi với chúng mày nữa”
15


- “Con chó mà nổi giận thì tôi buông mẹ nó cái xích ra”
- “Câu chuyện của hai con đĩ ngựa cong cớn không cơn
cớ cũng cạn dần với bát phở tài giò hành tây”...
Thứ ngôn ngữ tưởng như xô bồ, bậy bạ, bỗ bã này có lẽ
ít văn chương nhất. Nhưng lại xuất hiện khá dày trong trang
viết Tô Hoài. Điều đáng lưu ý là không phải chúng được bốc
một cách bừa bãi từ đời sống ngổn ngang vào sáng tác. Nó đã
được lựa chọn, cân nhắc kĩ càng tùy vào bối cảnh, nhân vậy
theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Từ đó phản ánh muôn mặt
của cuộc sống sinh động và đồng thời cũng tạo ra tiếng cười
hóm hỉnh.
Theo dòng hồi tưởng của mình, bao gương mặt những
con người thân thiết có, xa lạ có mà cả bình thường cũng có
đã lướt qua trang văn Tô Hoài. Ở đó, không ít lần, tác giả đã
để cho những nhân vật chửi bới, văng tục, hằm hè nhau: “Vẻ
cong cớn, táo tợn lắm. Mụ cắp cái thúng nhòi đến trước mặt
dì tôi, chống nạnh bên sườn, xỉa tay luôn một thôi:
- Con đĩ Bưởi, con đĩ Bưởi kia, mày quyến rũ thằng
Lâm đi đâu? Mày là con mẹ mìn à? Trêu tay bà, bà xé xác
mày ra...Con đĩ Bưởi kia! - Tôi cứ cào phứa vào tay các con
16



mụ. Tiếng chu chéo: A, thằng ranh con? Thằng ranh con...Cha tiên nhân con đĩ Bưởi...bà để tội cho mày” (Tự truyện).
Đúng là một hoạt cảnh mà người đọc thường chỉ được
chứng kiến ở nơi chợ búa, bến xe nhốn nháo nào đó ngoài đời
thực. Tô Hoài đã bê nó vào tác phẩm mình như một cách
dựng diện mạo đời sống đa chiều, giàu kịch tính và hấp dẫn.
Thậm chí nhhững từ ngữ được coi là tục tĩu nhất, Tô
Hoài cũng không ngần ngại sử dụng như: cứt đái; cứt trâu ;
xơi cả cứt; chó má; con đĩ ngựa...mà vẫn tự nhiên không gợi
cảm giác sống sượng.
Sự hóm hỉnh và cũng rất tài của Tô Hoài còn ở khả năng
sử dụng ngôn ngữ để miêu tả những chuyện “cấm kị” thật
khéo léo, thoải mái và hài hước nữa. Nói đến máu nghệ sĩ
thích “đò đưa, à ới” của mấy bạn văn, Tô Hoài thản nhiên
dùng những từ: mê gái; máu gái; lăn lóc mê tơi... Ngay cả
chuyện quan hệ nam nữ, một chuyện khó động chạm, khó nói
nhất cũng được Tô Hoài “bạch hóa” qua lối nói đậm chất dân
dã, nhiều khẩu ngữ, thành ngữ: tòm tem; tằng tịu; lòng
thòng; động cỡn; hủ hóa; trai trên gái dưới...Đôi khi nhà
văn còn miêu tả cận cảnh, dường như không có khoảng cách

17


bằng những từ ngữ rất sex cảnh ân ái của chính mình: “Hai
tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần
khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ...Hai cơ thể con
người quằn quại, quấn quýt cánh tay, cặp đùi thừng chão
trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra,

lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia...Lần này thì tôi lử
lả, tôi chuồi ra rên ư ừ như con điếm mê tơi, không nhớ nổi
người thứ mấy, thứ mấy nữa”. Có thể nói, ở khía cạnh này, Tô
Hoài còn có cả một trường từ vựng phong phú, đa dạng, nhiều
sắc thái. Những ngôn ngữ thông tục, có phần tạp nham đó đã
diễn tả được hết những cảm xúc tự nhiên rất con người. Nó
khiến con người thực sự là chính mình với những gì đời
thường và cũng bản năng nhất. Bởi bản thân con người trước
hết phải là con người trần trụi chứ không phải là “ông này bà
nọ” đạo mạo đầy khiên cưỡng.
Với cách sử dụng dày đặc lớp từ ngữ thông dụng, bình
dân, Tô Hoài đã đem đến nhiều hứng thú bất ngờ cho bạn đọc.
Văn ông là văn của nhiều người, nhiều lứa tuổi, nhiều nghề.
Ai cũng có thể dễ dàng tiếp nhận vì nó luôn dí dỏm, nhẹ
nhàng nhưng chứa đựng nhiều giá trị nhân sinh đáng quý.

18


- Sử dụng một vài phương thức tu từ in đậm cá tính
hài hước
Ngôn từ là chất liệu cơ bản để cấu thành nên tác phẩm
văn học. Văn học cũng chính là nghệ thuật của ngôn từ. Nghĩa
là các tác giả không chỉ dùng ngôn ngữ theo dạng chất liệu
đơn thuần mà cần sắp xếp tổ chức các đơn vị ngôn ngữ theo ý
đồ sáng tạo riêng để đạt được hiệu quả giao tiếp và hiệu quả
thẩm mỹ nhất định. Ngôn ngữ là “diện mạo thứ hai” của con
người. Ở khía cạnh này, chính cách thức tổ chức ngôn ngữ
trong tác phẩm sẽ góp phần tạo nên “diện mạo”, phong cách,
cá tính nhà văn.

Trong các sáng tác văn học, chúng ta dễ dàng tìm ra hệ
thống các biện pháp tu từ thường thấy để tổ chức ngôn ngữ
nghệ thuật như: Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp ngữ,
chơi chữ...
Hồi kí - tự truyện của Tô Hoài đặc sắc, hấp dẫn có lẽ một
phần cũng bởi lối chơi chữ tinh quái và những so sánh liên tưởng
thú vị, đậm chất trào lộng.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “chơi chữ là lợi dụng
hiện tượng đồng âm, đa nghĩa...trong ngôn ngữ nhằm gây
19


một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước)
trong lời nói.
Trong văn học, chơi chữ là một biện pháp tu từ, ở đó
“người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm,
ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong
cách hiểu, dòng liên tưởng của người nghe” (Từ điển thuật
ngữ văn học). Nhìn chung, chơi chữ, “lộng ngữ” đều mang
tính hài hước. Từ ca dao của văn học dân gian đến thơ Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương các tác giả đều sử
dụng biện pháp này để tạo tính trào lộng rất hiệu quả.
Với đặc điểm nổi bật đó, dễ hiểu khi trong tác phẩm của
mình, Tô Hoài cũng rất chú trọng sử dụng biện pháp chơi chữ
để tạo ra tiếng cười hài hước. Ngay từ tên gọi các nhân vật
của ông đã gợi ra những ẩn ý thú vị, khôi hài. Cái biệt hiệu
của chính tác giả thời thơ ấu: Bòi Cẩu - lại đồng âm với tên
của một lão ăn mày có cái đầu to quá khổ, như đã nhấn mạnh
vào đặc điểm nổi bật của cái đầu kì khôi. Bản thân từ Bòi Cẩu
cũng gợi ra sự nhem nhếch, lang bạt, bơ vơ. Rồi đến ông lão

người Nhật bán cà phê được tác giả gọi là: Ông 81. Cách gọi
ấy đủ để gợi đến một lớp người xa xưa, cổ lỗ nhưng cứ âm
thầm bền vững, không thay đổi và dường như không mất đi.
20


Đó là những con người đời thường như bao con người khác,
được đánh số thứ tự như số nhà, dãy phố, hàng cây...Những
con người cứ mờ tỏ, chìm nghỉm trong một xã hội cũng đang
chìm nghỉm. Hay lão Tiểu Lạc Viên, tác giả đã dùng tên quán
để gọi tên cho nhân vật. Chỉ mới nghe qua người đọc đã đoán
được lão là người Tàu, làm nghề buôn bán nhỏ và cũng mang
lại những niềm vui nho nhỏ cho khách. Quả đúng vậy, đến
quán ăn ít ra cũng là cảnh bù khú vui vẻ của đám người đang
được thưởng thức cái khoái chá của khẩu vị. Đến lão cà phê
Ca nữa thì đúng là lối chơi chữ của Tô Hoài quá tài tình. Ca
vốn là cách gọi dân dã của các cụ ta về cái gáo, cái đấu dùng
để đong đếm. Cà phê mà lại bằng “ca” thì đúng như Tô Hoài
nhận xét: “nhạt đường”. Đó cũng sẽ là một con người đời
thường lẫn lộn và bao gương mặt khác nhưng bên cạnh cái
nhạt nhạt tầm thường vẫn luôn ẩn chứa những điều thú vị, bất
ngờ. Nguyễn Tuân nói cà phê Ca “có vị rừng” chính cũng bởi
những câu chuyện của lão giống như bao câu chuyện của dân
gian từ xa xưa về nguồn gốc loài người, về những vui buồn
lẫn lộn của cuộc sống thường nhật mà ai cũng thấy mình trong
đó.

21



Có lúc Tô Hoài còn dùng lối chơi chữ theo kiểu sử dụng
từ đồng nghĩa để châm biếm. Ngôn ngữ Tô Hoài dùng trong
câu chuyện kể về việc đi thực tế với Phùng Quán là một điển
hình. Nhà văn hoàn toàn có thể dùng từ “ phân” nhưng ông lại
cứ khơi khơi:
“Trời mưa, trời gió đùng đùng
Cha con ông Sùng đi gánh cứt trâu”
Người đọc có thể liên tưởng ngay đến câu ca dao :
“Có cứt thì lúa mới xanh
Quần hồ áo cánh bởi anh cứt này”
Bởi vì chỉ có cái từ bỗ bã, thô ráp ấy mới diễn tả được
hết cái thê thảm, cặn bã, đau khổ đầy xót xa, cay đắng của lớp
trí thức một thời. Một thời mà ngay cả những người trong
cuộc cũng phải chua chát thốt lên : “ Trí thức tiểu tư sản
không bằng cục cứt thật”. Mượn lối nói bỗ bã của dân gian,
Tô Hoài đã gửi gắm được suy nghĩ biếm nhại của mình với
hiện thực đầy nghịch lý lúc bấy giờ.
Như vậy, có thể thấy chơi chữ trong sáng tác Tô Hoài
không chỉ nhằm tạo ra tiếng cười vui vẻ, đôi khi còn thể hiện
22


tiếng cười chua chát nghiêng sang lối uy-mua đen để khám
phá sâu hơn bản chất con người và xã hội, đem đến cho người
đọc suy nghĩ và nhận thức toàn diện hơn về cuộc đời.
Bên cạnh phương thức chơi chữ, biện pháp so sánh cũng
được nhà văn sử dụng khá đắc địa với nhiều liên tưởng hài
hước, mang đến tiếng cười nhiều sắc thái nơi độc giả.
So sánh là: “phương thức biểu đạt bằng ngôn ngữ một
cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có

dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính
của hiện tượng này qua đặc điểm thuộc tính của hiện tượng
kia”. Tô Hoài đã dùng những so sánh, liên tưởng để tạo ra
hiệu quả gây cười với những biểu hiện rất biến hóa trong Hồi
kí - tự truyện của ông. Đặc biệt là lối so sánh được sử dụng
để khắc họa chân dung những con người, những nhân vật
xoay quanh các chặng đường đời của ông luôn ấn tượng và
hài hước. Từ đó diện mạo và tính cách nhân vật cũng hiện ra
đậm nét, khó có thể lẫn lộn, phai mờ.
Khi dựng ngoại hình của chính mình, nhà văn đã khiến
người đọc phải phì cười cho một hình ảnh so sánh độc đáo.
Cái đầu mốc, rụng tóc của cu Bưởi được tác giả tả: “Ở trong

23


da đỏ sần sùi như da cóc” và được điều trị bằng món thuốc
trát bùn: “Ông xoa bàn tay mấy vòng đầu chúng tôi biến ra
đầu Bụt ốc trên chùa...Ba anh em tôi ngồi lù lù đầu hè. Như
ba ông đầu rau đen đủi ngồi trong bếp gio”. Biện pháp so
sánh đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung nghịch dị, khôi
hài như con mắt tinh nghịch của trẻ thơ. Ngay cái bẩn thỉu,
nhếch nhác của những đứa trẻ nông thôn cóc cáy một thời
cũng được nhà văn so sánh rất hóm hỉnh: “Mắt Nhâm toét,
Nhâm nhìn hó háy. Một đường đỏ hoe, nhầy nhụa viền quanh
mí. Cổ ngẳng, ghét bẩn bám thây lẩy đen vân vân như vẩy tê
tê”. Cả tuổi thơ như ùa về, nhất là những đứa trẻ quê mùa,
lam lũ. Theo câu văn Tô Hoài người đọc như được hòa vào
quá khứ nhem nhọ của chính mình, dù buồn thảm nhưng hồn
nhiên, hoang dại, trong trẻo đến lạ thường.

Có lúc Tô Hoài lại dùng hình ảnh so sánh để phê phán,
chế giễu những thói hư tật xấu của con người. Nhân vật cậu
Tịnh trong Cỏ dại hiện ra thật thú vị: “Hôm thi cậu mặc áo
đỏ, quần đùi đen thêm một ông sao trắng và đội mũ nồi trắng
có quai buộc xuống cằm. Trước ngực đeo hai bầu nước mang
ống cao su bắt lên miệng. Vai quàng vắt đôi săm mới. Khắp
người cậu bôi dầu nhờn bóng nhẫy như pho tượng đồng
24


đen”. Nhìn cậu, ai cũng nghĩ đó là một vận động viên đích
thực nhưng cái kết thật bất ngờ: “Anh cu li phải cõng cậu từ
ngoài hè vào trong cửa. Hai đầu gối cậu choẹt ra bê bết
máu...Cái ghi đông cuốc cậu đeo mắc cong ngược lên như
hai cái sừng trâu”. Lối miêu tả và so sánh ấy làm cho căn
bệnh hoang tưởng của cậu Tịnh cứ trơ ra theo tiếng cười của
bạn đọc. Cái tật khoe mẽ, luôn tưởng mình là cao siêu nhưng
thực chất lại hèn kém, tầm thường cũng là bệnh chung của
nhiều người.
Theo dòng hồi tưởng của tác giả, những gương mặt đời
thường giản dị luôn hiện lên sinh động với lối so sánh đơn
giản, tự nhiên. Câu văn Tô Hoài cũng bởi thế mà gần gũi, dễ
hiểu với nhiều liên tưởng độc đáo:
- “Chốc chốc lại đi qua một bọn các cô, ống quần gấu
váy túm lên tận bẹn, cặp đùi đen nhánh tròn như cái chĩnh”
- “Cô Vinh nói đùa mà thật: Em như con gà quanh năm
gầy so vai, đến ngày mùa lại béo ú”
- “Bàn tay ông Ngải ngoàm ra, vò nắm chè như mớ rơm
rửa bát”


25


×