Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.03 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai



Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Vân Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 4
6. Bố cục đề tài .............................................................................................. 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ............

8

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 8
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................... 8

1.1.2 Đo lƣờng hiệu quả của một doanh nghiệp ........................................... 9
1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY .............................................. 11
1.2.1 Khái niệm về quản trị công ty ............................................................ 11
1.2.2 Nguyên tắc quản trị công ty ............................................................... 11
1.2.3 Các yếu tố của quản trị công ty .......................................................... 13
1.3 CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .................................... 16
1.3.1 Các lý thuyết nền tảng ........................................................................ 16
1.3.2 Ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp ................................................................................22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 24


CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................25
2.1 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG............................................ 25
2.2 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.......................................... 26
2.2.1 Xây dựng giả thiết nghiên cứu...........................................................26
2.2.2 Đo lƣờng biến phụ thuộc...................................................................31
2.2.3 Đo lƣờng biến độc lập.......................................................................32
2.2.4 Đo lƣờng biến kiểm soát................................................................... 33
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 37
2.3.1 Mẫu nghiên cứu................................................................................. 37
2.3.2 Mô h nh nghiên cứu........................................................................... 38
2.3.3 Quy tr nh nghiên cứu......................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...........................................................................43
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý............................. 44
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................... 44
3.1.1 Thống kê mô tả...................................................................................44
3.1.2 Kết quả h i quy...................................................................................58
3.1.3. Kiểm tra các điều kiện vận dụng của mô hình..................................71

3.2 HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Hệ thống các biến sử dụng trong mô hình

36

3.1

Số liệu về tỷ suất sinh lời tài sản

47

3.2

Số liệu về tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu


49

3.3

Số liệu về chỉ số Tobin’Q

50

3.4

Ảnh hƣởng của quy mô của Hội đ ng quản trị tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp

49

3.5

Ảnh hƣởng của mức độ độc lập của Hội đ ng quản trị tới
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

50

3.6

Ảnh hƣởng của sự kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành tới
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

52


3.7

Ảnh hƣởng của sự tham gia của nữ giới trong Hội đ ng quản
trị đến hiệu quả hoạt động công ty

53

3.8

Ảnh hƣởng của sự am hiểu về tài chính kế toán của Hội đ ng
quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty

54

3.9

Ảnh hƣởng của tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đ ng quản trị đến
hiệu quả hoạt động công ty

56

3.10

Ảnh hƣởng của tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên là tổ chức
đến hiệu quả hoạt động công ty

57

3.11


Mã hóa biến quan sát

59

3.12

Ma trận hệ số tƣơng quan

60

3.13

Bảng tổng hợp kết quả h i quy của mô hình 1

63

3.14

Bảng tổng hợp kết quả h i quy của mô hình 2

65

3.15

Bảng tổng hợp kết quả h i quy của mô hình 3

67


Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

3.16

Bảng phân tích phƣơng sai ANOVA với biến phụ thuộc
ROA

73

3.17

Bảng phân tích phƣơng sai ANOVA với biến phụ thuộc
ROE

73

3.18

Bảng phân tích phƣơng sai ANOVA với biến phụ thuộc TQ

73


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ


Tên biểu đồ

Trang

3.1

Tỷ suất sinh lời tài sản của các doanh nghiệp ngành hàng
tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

44

3.2

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp
ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng

46

khoán Việt Nam
3.3

Chỉ số Tobin' Q của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu
dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

47


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

biểu đồ
1.1

Tên biểu đồ
Cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần

Trang
12


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với thực trạng và xu hƣớng ngày càng gia tăng về vấn đề lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của các cấp quản lý công ty để thu lợi cá nhân trong khoảng
thời gian gần đây, các nghiên cứu về quản trị công ty luôn luôn có một vai trò
quan trọng nhất định, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và công
chúng. Quản trị công ty tốt sẽ giúp giảm chi phí không cần thiết, tạo môi
trƣờng trong sạch, hiện đại để phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh
trong nền kinh tế toàn cầu đầy khốc liệt với ngu n lực có hạn, ngăn ngừa và
đối phó với rủi ro nhằm vƣợt qua khó khăn trong môi trƣờng cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Quản trị công ty tốt không chỉ giúp khai thác hiệu quả tài sản,
đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận đã đề ra mà còn gia tăng hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp, thu hút và giữ chân ngƣời có năng lực. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau sẽ có những đặc trƣng
khác nhau nên chịu ảnh hƣởng bởi các đặc điểm quản trị khác nhau. Bởi vậy,
để có những chính sách và chiến lƣợc đúng đắn các nhà lãnh đạo phải nắm rõ
những đặc điểm ảnh hƣởng này, mức độ và xu hƣớng tác động của nó đến
hiệu quả hoạt động của mình.

Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành quan trọng và không
thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam ngày nay.
Doanh số của ngành cũng nhƣ giá trị vốn hóa thị trƣờng lớn vì mức độ sử
dụng hàng tiêu dùng là phổ biến, rộng rãi, việc sản xuất hàng tiêu dùng không
nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nên số lƣợng doanh
nghiệp tham gia lớn. Cổ phiếu của những công ty sản xuất hàng tiêu dùng
thƣờng có khuynh hƣớng đem lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn định. Đ ng
thời, đây cũng là ngành mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho ngƣời lao
động nƣớc ta. Tuy nhiên, tăng trƣởng doanh thu của các công ty


2

trong ngành thấp nên tăng trƣởng lợi nhuận phải dựa trên một cơ cấu tổ chức
hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lý. Các công ty trong ngành luôn tìm cách
giữ cho mức hàng hóa t n kho thấp và giá rẻ, những nhà sản xuất hàng tiêu
dùng phải có cơ cấu sản xuất tinh gọn và linh động. Một phƣơng pháp hiệu
quả và đã đƣợc thử nghiệm để trở thành một nhà sản xuất tinh gọn là phải tái
cấu trúc trên diện rộng, vốn rất tốn kém trong ngắn hạn nhƣng lại đƣợc đền
bù bằng hiệu quả trong dài hạn.
Vì vậy, việc gia tăng và duy tr hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
ngành hàng tiêu dùng có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp nói riêng và
cả nền kinh tế nói chung. Từng quyết định của quản trị công ty từ nhỏ nhất
đến lớn nhất đều sẽ ảnh hƣởng lớn đến tƣơng lai của doanh nghiệp. Để có
những quyết định và hƣớng đi đúng đắn nhất, Hội đ ng quản trị công ty phải
có đủ nhân lực, năng lực và sự hiểu biết nhất định để có thể xây dựng một hệ
thống quản trị công ty phù hợp nhất. Việc nghiên cứu ảnh hƣởng của quản trị
công ty đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng sẽ
giúp đƣa ra những gợi ý về quản trị công ty để góp phần tăng hiệu quả hoạt
động của các công ty ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Từ những lý do trên, để làm rõ hơn các nhân tố quản trị công ty ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành hàng tiêu
dùng, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của quản trị công ty đến
hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn cao học.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Ðề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cõ bản sau:
- Hệ thống hóa các vấn ðề lý luận cõ bản về hiệu quả hoạt ðộng;
- Ðánh giá các nhân tố ảnh hýởng ðến hiệu quả hoạt ðộng của các doanh
nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trýờng chứng khoán Việt Nam;
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, tiến hành ðánh giá mức ðộ ảnh hýởng của các
nhân tố tới hiệu quả hoạt ðộng, từ ðó rút ra một số kết luận và hàm ý chính
sách ðối với các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Ảnh hƣởng của các nhân tố quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu đƣợc giới hạn trong năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng là phƣơng pháp
chủ đạo trong nghiên cứu này. Trên cơ sở báo cáo tài chính, bản cáo bạch, báo
cáo thƣờng niên, báo cáo tình hình quản trị công tycủa các doanh nghiệp

nhóm ngành hàng tiêu dùng trong năm 2016, tác giả tiến hành thu thập, tổng
hợp dữ liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu, sử dụng phƣơng pháp phân tích
h

i quy đa biến để xác định các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến hiệu

quả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành này.


4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa
học cũng nhƣ thực tiễn:
Về mặt khoa học: Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa đƣợc hệ
thống lý thuyết về quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
tính cấp thiết trong việc quan tâm hơn đến quản trị công ty nhằm gia tăng hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hƣởng của quản trị
công ty đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng.
Từ đó, đƣa ra những gợi ý trong việc xây dựng quyết định, chính sách về
quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu g m 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ của quản trị công ty và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Ảnh hƣởng của quản trị công trị đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp đã và đang đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên
cứu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại theo tìm hiểu của tác giả, chƣa có
nghiên cứu trong nƣớc chính thức nào về ảnh hƣởng của quản trị công ty đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam.
Qua tìm hiểu của tác giả, đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty trên
thế giới cũng nhƣ trong nƣớc ta trong những năm vừa qua. Đa số các nghiên


5

cứu này tập trung vào ảnh hƣởng của đặc điểm Hội đ ng quản trị đến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp.
Năm 2010, O’Connell, V. và Cramer, N. tiến hành nghiên cứu về mối
quan hệ giữa hiệu suất công ty với quy mô Hội đ ng quản trị và thành phần
Hội đ ng quản trị của các công ty niêm yết trên Thị trƣờng Chứng khoán
Ailen. Tác giả đã có bằng chứng cho thấy quy mô của Hội đ ng quản trị và tỷ
lệ phần trăm thành viên không tham gia điều hành trong Hội đ ng quản trị tác
động đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Với đề tài là "Các đặc điểm Hội đ ng quản trị có ảnh hƣởng đến hiệu
suất công ty không?", Shukeri, Shin và Shaari (2012) đã lựa chọn một số đặc
điểm của Hội đ ng quản trị làm biến độc lập bao g m quyền quản lý, quy mô
Hội đ ng quản trị, sự độc lập của Hội đ ng quản trị, sự đa dạng về giới tính và
đa dạng sắc tộc và ROE là biến phụ thuộc để đo lƣờng hiệu quả hoạt động
của công ty với mẫu nghiên cứu g m 300 công ty niêm yết tại Malaysia đƣợc
lựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi ngành khác nhau.
Tác giả Masood Fooladi (2013) với mục tiêu nghiên cứu là trả lời câu
hỏi: "Có mối quan hệ nào giữa quản trị doanh nghiệp và hoạt động của công
ty?" đã sử dụng bốn đặc điểm của Hội đ ng quản trị g m sự độc lập của Hội

đ ng quản trị, sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành, cơ cấu sở hữu, và quy mô
Hội đ ng quản trị làm biến độc lập và chỉ số ROE làm biến phụ thuộc với mẫu
nghiên cứu ngẫu nhiên đƣợc lựa chọn từ các công ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Bursa Malaysia.
Nghiên cứu của Johnny Jermias và Lindawati Gani (2013) nhằm kiểm tra
mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm của Hội đ ng quản trị, tỷ lệ sở hữu vốn của
Hội đ ng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty. Nghiên cứu lấy mẫu là các
doanh nghiệp ở nƣớc Mỹ đƣợc liệt kê trong danh sách S&P 500 g m năm


6

trăm công ty có vốn hóa thị trƣờng lớn nhất đƣợc niêm yết trên NYSE hoặc
NASDAQ và sử dụng lý thuyết tài nguyên và ngu n lực.
Bên cạnh những nghiên cứu về đặc điểm của Hội đ ng quản trị tác động
đến hiệu quả hoạt động của công ty còn có những đề tài với phạm vi rộng hơn
về quản trị công ty ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Đó là
nghiên cứu “Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Minh
chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
thành phố H Chí Minh” của tác giả Võ H ng Đức và Phan Bùi Gia Thủy
(2013) đƣợc thực hiện với mục đích t m ra mối quan hệ giữa quản trị công ty
và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở Việt Nam đã lựa chọn đặc điểm quy mô
Hội đ ng quản trị,…làm các biến độc lập và chỉ số ROE là biến phụ thuộc cho
đề tài nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Thông (2017) ở Việt Nam về đặc
điểm của quản trị công ty g m loại hình sở hữu công ty, tỷ lệ sở hữu vốn, cơ
cấu sở hữu vốn, thành phần của Hội đ ng quản trị, sự kiêm nhiệm của Chủ
tịch Hội đ ng quản trị và Giám đốc điều hành tác động đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng bởi ba biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời của tài
sản, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và chỉ số Tobin’Q.

Qua việc tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu ở nƣớc ta và trên thế giới
về quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả nhận thấy
có rất nhiều nhân tố về quản trị công ty mà chủ yếu là các nhân tố liên quan
đến đặc điểm của Hội đ ng quản trị g m: quy mô của Hội đ ng quản trị, thành
phần của Hội đ ng quản trị, tỷ lệ phần trăm thành viên không tham gia điều
hành trong Hội đ ng quản trị, sự độc lập của Hội đ ng quản trị, sự kiêm nhiệm
của Chủ tịch Hội đ ng quản trị và Giám đốc điều hành có thể ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động đƣợc đo lƣờng bằng chỉ số ROA, ROE hay chỉ số
Tobin’Q tại các doanh nghiệp niêm yết ở các nƣớc cũng nhƣ tại Việt Nam.


7

Những nghiên cứu thực nghiệm này sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục phát triển
nghiên cứu.
Mặt khác, để có một hệ thống quản trị công ty hiệu quả thì các nhà lãnh
đạo cần am hiểu những thách thức, rủi ro của nhóm ngành và quốc gia công ty
đang hoạt động để từ đó xác định vấn đề còn t n tại và nhu cầu cần thiết của
công ty, hƣớng tới mục tiêu lâu dài hay nói cách khác việc nghiên cứu về
những nhân tố thuộc quản trị công ty ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp ở một nhóm ngành cụ thể sẽ nhận đƣợc kết quả có giá trị cao
hơn, giúp các doanh nghiệp trong ngành có kiến thức về những đặc điểm quản
trị cần quan tâm khi quản trị công ty thuộc các nhóm ngành khác nhau.
Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện trên một nhóm ngành
cụ thể để chỉ ra các nhân tố quản trị công ty có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến
hiệu quả hoạt động với những đặc điểm riêng có của ngành, từ đó rút ra hàm ý
chính sách phù hợp.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây, luận
văn sẽ điều chỉnh và vận dụng cho phù hợp với những đặc điểm của ngành
hàng tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và

thực tiễn liên quan đến mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.


8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả có thể đƣợc hiểu là các lợi ích kinh tế đạt đƣợc từ hoạt động
sản xuất kinh doanh. Bản chất của hiệu quả chính là kết quả lao động xã hội,
đƣợc xác định bằng cách so sánh tỷ lệ giữa kết quả có đƣợc cuối cùng với
hao phí lao động mất đi. Hiệu quả của doanh nghiệp đƣợc xem xét một cách
tổng thể bao g m nhiều hoạt động.
Theo giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp của
Ngô Đ nh Giao (1997) cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (hoặc
quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh tr nh độ sử dụng các ngu n
lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu xác định, nó
biểu hiện mối quan hệ tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và toàn bộ chi phí
bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh đƣợc chất lƣợng của hoạt động kinh tế đó”.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng nhƣ trên, ta có thể
hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
tr nh độ sử dụng các ngu n lực để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện
mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và những chi phí đã bỏ ra để có đƣợc
kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lƣợng này càng lớn thì hiệu quả càng

cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đ ng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và
khả năng đáp ứng về chất lƣợng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trƣờng.


9

Theo giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh phần II của trƣờng Đại
học Kinh tế Đà Nẵng của Trƣơng Bá Thanh và Trần Đ nh Khôi Nguyên
(2009) thì hiệu quả đƣợc xem xét giữa mối quan hệ đầu ra là kết quả của
doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, gia trị tăng thêm…) với
đầu vào là các ngu n lực sử dụng (tài sản, vốn chủ sở hữu, ngu n nhân lực…).
Nhƣ vậy, chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả có thể đƣợc tính toán nhƣ sau:

1.1.2 Đo lƣờng hiệu quả của một doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều tiêu chí đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, tiêu chí đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất là tỷ
suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) để
đo lƣờng hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Hai tiêu chí này đƣợc quan
tâm nhiều vì nó phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh hay khả năng tạo ra
lợi nhuận cho các bên liên quan của doanh nghiệp nhƣ nhà quản lý, chủ đầu
tƣ, khách hàng, đối tác. Việc sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất liên quan đến lợi
nhuận để thực hiện phân tích, so sánh, thống kê sẽ cho ra kết quả có ý nghĩa
hơn sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận. Vì chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ số tuyệt đối nên
khi đƣợc dùng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp trong
khoảng thời gian và không gian khác nhau là rất khập khiểng. Điều này là
hoàn toàn phù hợp với kết quả của P.G. Liargovas và K.S. Skandalis (2010)
trong nghiên cứu về việc sử dụng các chỉ tiêu để đo lƣờng hiệu quả hoạt động
là 13 nghiên cứu trong tổng số 14 nghiên cứu sử dụng các chỉ số liên quan đến
khả năng sinh lời để đo lƣờng hiệu quả hoạt động. Thêm vào đó, trong các chỉ
tiêu phản ánh khả năng sinh lời thì ROA và ROE là hai chỉ tiêu thƣờng đƣợc

sử dụng nhiều nhất.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)


10

Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) đƣợc xác định nhƣ sau:

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu chính là mối quan tâm của mọi
chủ sở hữu ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Đ ng thời, xu hƣớng của tỷ suất sinh
lời của vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ không
đƣợc bỏ qua. Điều này nói lên tầm quan trọng của tỷ suất sinh lời của vốn chủ
sở hữu. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

- Chỉ số Tobin’Q
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có thể đƣợc hiểu là
một doanh nghiệp có giá trị và để đại diện cho giá trị này của doanh nghiệp
thì đa số nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Tobin’Q. Chỉ số này đƣợc James
Tobin, ngƣời đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1981, đƣa ra khái niệm lần đầu vào
cuối thập niên 1960. Ý tƣởng của Tobin là nếu thị trƣờng đánh giá một doanh
nghiệp cao hơn giá trị vật chất của doanh nghiệp đó th đấy là tín hiệu thị
trƣờng cho rằng doanh nghiệp có triển vọng phát triển. Khi Q > 1, doanh
nghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tƣ để tăng trƣởng, ngƣợc lại nếu Q < 1 thì doanh
nghiệp sẽ bán bớt tài sản vật chất hoặc giảm đầu tƣ xuống thấp. Q của Tobin
là giá trị sổ sách của tổng tài sản cộng với giá trị thị trƣờng của cổ phiếu trừ
giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ sách của toàn bộ tài sản.
Tobin’ Q đã đƣợc sử dụng làm biến phụ thuộc trong nghiên cứu về hiệu quả

động doanh nghiệp của Johnny Jermias, Lindawati Gani (2013).


11

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
1.2.1 Khái niệm về quản trị công ty
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, quản trị công ty là hệ
thống các luật lệ, quy tắc, quy trình nội bộ và việc thực thi các nội dung đó
nhằm định hƣớng, điều hành và kiểm soát công ty. Tác giả Đƣờng Nguyễn
Hƣng (2016) cho rằng cấu trúc cốt lõi của quản trị công ty bao g m các yếu tố
đƣợc kết hợp với nhau xung quanh hai vấn đề nền tảng của công ty là sự hoạt
động và sự tuân thủ. Bởi quản trị công ty là cách thức tổ chức và kiểm soát
hoạt động trong khuôn khổ các chuẩn mực, quy định, luật, các chính sách để
đạt đƣợc mục tiêu ban đầu đã đề ra. Do sự mở rộng khổng l trong phạm vi
của chủ đề này, quản trị doanh nghiệp đã trở thành sự kết hợp đa dạng của
luật, đạo đức kinh doanh, kế toán và tài chính, hành vi tổ chức, quản lý kinh
doanh, kinh tế và chính trị, không có định nghĩa chung đƣợc chấp nhận trên
toàn cầu (Solomon, 2007).
Trên thực tế, việc duy trì sự cân bằng giữa việc điều hành và kiểm soát
không hề đơn giản. Các chính sách và quy định của quản trị công ty cần đƣợc
xây dựng để có thể sử dụng tối đa mọi ngu n lực, phù hợp với lĩnh vực kinh
doanh cũng nhƣ kiểm soát mọi hoạt động xảy ra trong công ty để đạt đƣợc
hiệu quả cao nhất, tiến đến phát triển bền vững.
1.2.2 Nguyên tắc quản trị công ty
Theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2017,
quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý;
b) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đ ng quản trị, Ban kiểm soát;
c) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những ngƣời có liên quan;

d) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông;
đ) Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty.


12

Trên cơ sở các nguyên tắc này, các quy định về quản trị cần đƣợc xây
dựng nhấn mạnh vai trò của Hội đ ng quản trị. Đầu tiên, cơ cấu Hội đ ng quản
trị cần bao g m số lƣợng và thành phần tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của
công ty. Bên cạnh đó, công ty cần cân bằng giữa số lƣợng thành viên Hội đ
ng quản trị điều hành và thành viên Hội đ ng quản trị độc lập không điều hành
(những thành viên không tham gia vào ban điều hành) vì những thành viên
này có thể mang lại giá trị cho công ty bằng việc đƣa ra những đánh giá
khách quan cũng nhƣ đóng góp ý kiến giúp tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Họ cũng có thể đƣa ra những ý kiến phản bác mang tính xây dựng thƣờng
khó có đƣợc từ nội bộ công ty. Bên cạnh đó, công ty cần phải lập ra những
tiêu chí để định kỳ đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của Hội đ ng quản trị.
Và việc bảo vệ các quyền cổ đông cũng là vấn đề cốt lõi trong quản trị công
ty nhằm mang lại niềm tin cho các nhà đầu tƣ. Việc bảo vệ các quyền này có
thể đƣợc thực hiện thông qua các quy định quản trị nội bộ, Luật Doanh
nghiệp và các quy định pháp luật khác và thông qua các tổ chức bên ngoài.
Hơn thế nữa, để đảm bảo đối xử công bằng, b nh đẳng giữa các cổ đông th
điều lệ hoạt động công ty phải đảm bảo phù hợp với quy định các quy định
pháp luật liên quan, đƣợc đại hội đổng cổ đông thông qua cũng nhƣ xây dựng
Quy chế quản trị công ty phù hợp, đ ng thời đảm bảo thực thi theo những quy
định này. Cuối cùng là việc công bố thông tin cần đƣợc thực hiện đầy đủ,
chính xác và kịp thời v điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng, giúp gia
tăng niềm tin và tăng sự hấp dẫn đối với cổ đông, nhà đầu tƣ tiềm năng, và
các bên có quyền lợi liên quan mà còn nâng cao hình ảnh của công ty trong
mắt nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý thị trƣờng.



13

1.2.3 Các yếu tố của quản trị công ty
Theo cẩm nang quản trị công ty của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC
(2010), cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần đƣợc mô tả theo sơ
đ sau:
Kiểm toán độc lập

Ủy ban kiểm toán

Đại hội đ ng cổ

Ban Kiểm soát

đông
Ủy ban chính sách
phát triển
Ủy ban nhân lực

Kiểm toán nội bộ
Hội đ ng quản trị

Thƣ ký công ty

Ủy ban lƣơng
Tổng Giám đốc và
Ủy ban khác thuộc Ban Giám đốc điều Hội đ


ng quản trị
Các chủ thể quản trị theo các quy định hiện hành
Các chủ thể quản trị theo thông lệ tốt về quản trị công ty
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ
phần Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đ ng cổ đông là cơ quan có quyền đƣa ra quyết định cao nhất
trong công ty. Tất cả các cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự Đại hội
đ

ng cổ đông. Đại hội đ ng cổ đông thƣờng chỉ đƣa ra quyết định đối với


những vấn đề quan trọng có ảnh hƣởng tới công ty nhƣ nhân sự trong Hội


14

đ ng quản trị và Ban kiểm soát, phê chuẩn báo cáo thƣờng niên, các báo cáo
tài chính, phân chia lỗ lãi, thay đổi vốn điều lệ, chỉnh sửa bổ sung điều lệ, tái
tổ chức và giải thể, và các giao dịch đặc biệt.
Hội đồng quản trị
Hội đ ng quản trị giữ vai trò lãnh đạo chiến lƣợc trong công ty, giám sát
công tác quản lý công ty. Hội đ ng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo và xây dựng
chiến lƣợc của công ty cũng nhƣ chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của

Ban giám đốc. Hội đ ng quản trị hoạt động vì lợi ích của công ty đ ng thời bảo
vệ quyền lợi của cổ đông, giám sát hoạt động của Tổng giám đốc, Ban giám
đốc điều hành, cũng nhƣ các hệ thống kiểm soát tài chính. Một Hội
đ ng quản trị độc lập, chuyên nghiệp và có hiệu quả đóng một vai trò thiết
yếu trong việc thực thi những biện pháp quản trị công ty hiệu quả.

Ban giám đốc điều hành
Ban giám đốc điều hành g m Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) và các cán
bộ điều hành cao cấp của công ty.
Mọi công ty đều cần phải có một ngƣời chịu trách nhiệm điều hành công
việc kinh doanh hàng ngày của công ty hay còn gọi là ngƣời đại diện theo
pháp luật. Trƣờng hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đ ng
quản trị là ngƣời đại diện theo pháp luật thì Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
chịu sự giám sát của Hội đ ng quản trị và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đ ng
quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc
giao.
Thành phần của Ban giám đốc điều hành còn có các cán bộ điều hành
cao cấp. Một công ty cổ phần phải có Ban giám đốc điều hành. Ban giám đốc
điều hành và Hội đ ng quản trị luôn xác định ranh giới làm việc, sự xác định
này thể hiện bằng văn bản, tránh đƣợc sự ch ng chéo, lạm quyền. Ban giám


15

đốc điều hành chịu trách nhiệm giải quyết công việc hàng ngày của công ty,
thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh mà Hội đ ng quản trị đã đặt ra cũng nhƣ
điều hành công ty đạt đƣợc các mục tiêu cuối cùng.
Các Ủy ban trực thuộc
Nhiệm vụ chính của các Ủy ban này là giúp đỡ Hội đ ng quản trị trong
việc đảm bảo có đƣợc một hệ thống hiệu quả và tuân thủ pháp luật ví dụ nhƣ
Ủy ban kiểm toán, Ủy ban chính sách phát triển, Ủy ban chiến lƣợc và đầu
tƣ, Ủy ban nhân lực, và Ủy ban thu lao và bổ nhiệm.
Kiểm toán độc lập
Luật kiểm toán và các quy định về kiểm toán ban hành rằng việc kiểm
toán thƣờng niên cần phải đƣợc một công ty kiểm toán độc lập hợp pháp thực

hiện. Mục đích của quy định này nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài
liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài
chính.
Ở các công ty niêm yết, kiểm toán độc lập là một bộ phận độc lập với
công ty, do Đại hội đ ng cổ đông lựa chọn trong số những công ty kiểm toán
đƣợc Bộ Tài chính cấp phép hoạt động để kiểm toán báo cáo tài chính, chuẩn
bị báo cáo kiểm toán và nộp lên Hội đ ng quản trị. Kiểm toán độc lập đƣợc
tham dự mọi cuộc họp Đại hội đ ng cổ đông, nhận thông báo, thông tin liên
quan tới Đại hội đ ng cổ đông mà ở đó các cổ đông đƣợc quyền biết và bày tỏ
ý kiến về các vấn đề liên quan đến kiểm toán.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là một bộ phận đƣợc thiết lập độc lập với Hội đ ng quản
trị và Ban quản lý, báo cáo trực tiếp lên Đại hội đ ng cổ đông với mục đích là
thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ hàng ngày nhằm kiểm tra, giám sát,
kiểm soát hoạt động quản lý của Hội đ ng quản trị và Ban quản lý nhằm bảo
vệ lợi ích của cổ đông và nhà đầu tƣ.


×