Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành khoáng sản đã niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM HOÀI DIỄM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC
VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
KHOÁNG SẢN ĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM HOÀI DIỄM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH KHOÁNG SẢN ĐÃ NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KẾ TOÁN


Mã số ngành : 60340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI ĐÌNH LÂM
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. MAI ĐÌNH LÂM

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 03 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS. TS. Phan Đình Nguyên
TS. Nguyễn Quyết Thắng
PGS. TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân
PGS. TS. Lê Quốc Hội
TS. Hà Văn Dũng

Chức danh Hội đồng

Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Phạm Hoài Diễm

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 17 – 11 – 1991
Chuyên ngành:

Nơi sinh: Đồng Nai


Kế toán

MSHV: 1441850004

I- Tên đề tài:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP KHOÁNG SẢN ĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
khoáng sản đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

-

Đƣa ra giả thuyết và xây dựng mô hình hồi quy về các nhân tố ảnh hƣởng đến
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp khoáng sản đã niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam.

-

Thu thập, xử lý số liệu trong báo cáo tài chính trong 05 năm, từ năm 2010 –
2014, chạy mô hình hồi quy.

-

Từ kết quả hồi quy thảo luận kết quả nghiên cứu, đƣa ra kết luận.

III- Ngày giao nhiệm vụ:


20 – 08 – 2015.

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15 – 01 – 2016.
V- Cán bộ hƣớng dẫn:

Tiến Sĩ Mai Đình Lâm

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Hoài Diễm



ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và quý thầy, cô giáo trƣờng Đại Học
Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức cho tôi, để tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng tri ân sâu sắc nhất đến thầy
Ts. Mai Đình Lâm, ngƣời đã hƣớng dẫn và truyền đạt cho tôi những ý kiến đóng góp
hữu ích trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ
cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp
này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp một cách
hoàn chỉnh nhất, nhƣng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài khóa
luận sẽ không tránh khỏi những điều thiếu sót nhất định.
Kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn và những ý kiến đóng góp quý báu của Quý
thầy cô để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Hoài Diễm


iii

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn các doanh
nghiệp ngành khoáng sản đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Nghiên
cứu sử dụng mô hình hồi quy các yếu tố ngẫu nhiên (RE) để thảo luận kết quả nghiên

cứu. Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu 05 nhân tố tác động gồm: Quy mô doanh
nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp, tính thanh khoản, tài sản cố định hữu hình, tốc độ
tăng trƣởng. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 42 doanh nghiệp ngành khoáng sản
đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 05 năm, từ
năm 2010 – 2014.
Kết quả hồi quy:
TSNO = -1.0559 + 0.1294SIZE – 0.2585ROA + 0.1039TANG + 0.0242GROW
Kết quả cho thấy các doanh nghiệp khoáng sản Việt Nam có xu hƣớng sử dụng
nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn, kết quả này giống với các nƣớc đang phát triển. Các
nhân tố quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trƣởng có mối tƣơng quan cùng chiều với
tỷ suất nợ trong khi đó các nhân tố lợi nhuận doanh nghiệp, và tỷ trọng tài sản cố định
hữu hình có mối tƣơng quan nghịch chiều với tỷ suất nợ. Tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng
của nhân tố tốc độ tăng trƣởng không đáng kể.


iv

ABSTRACT
This research examines the determinants of capital structure of the mineral
industry enterprises listed in the Vietnam's stock market. In this research, I used
random effect models (RE) to discuss the research results. The research focuses on 05
factors including: the enterprise size, the enterprise profitability, the liquidity, the
tangible fixed assets, and the growth rate. The data was collected from 42 firms in the
mineral industry listed in Stock market for a five-year period, from 2010 to 2014.
Results have shown that the mineral Vietnam enterprises tend to use Short-term
debts more than Long-term debts, which is similar to that in the developing countries.
The enterprise scale and the growth rate factors are proportional to debt rate factor;
while the enterprise profitability and the tangible fixed assets factors are in inverse
proportion to debt rate. However, the effects of the growth rate is negligible.



v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT .............................................................................................................................iii
ABSTRACT .......................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Đặt vấn đề .......................................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 2
Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 2
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................................... 3
Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .................................................................................................. 3
Bố cục đề tài ...................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................................. 5
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc. .............................................................................. 5
1.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................................. 10
1.3. Nhận xét .................................................................................................................... 14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 16
2.1.
Tổng quan về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp ................................................ 16
2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 16
2.1.2. Đặc điểm ............................................................................................................ 17
2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp. ...................................... 18

2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp ........................... 19
2.2.1. Qui mô doanh nghiệp ......................................................................................... 19
2.2.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp ............................................................. 20
2.2.3. Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp ............................................................... 20
2.2.4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp .............................................................. 21
2.2.5. Tài sản hữu hình của doanh nghiệp ................................................................... 21
2.2.6. Đặc điểm riêng của tài sản. ................................................................................ 22
2.2.7. Lợi nhuận của doanh nghiệp. ............................................................................. 23
2.2.8. Rủi ro kinh doanh. ............................................................................................. 23
2.3. Lý thuyết về cấu trúc vốn. ........................................................................................ 24
2.3.1. Lý thuyết về cấu trúc vốn theo quan điểm truyền thống ................................... 24
2.3.2. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miller (mô hình MM) .................... 24
2.3.3. Lý thuyết cân bằng (Mô hình cấu trúc vốn tối ƣu) ............................................ 26
2.3.4. Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng) ........................................... 27
2.3.5. Lý thuyết đánh đổi ............................................................................................. 28
2.3.6. Thuyết điều chỉnh thị trƣờng ............................................................................. 31
2.3.7. Thuyết hệ thống quản lý .................................................................................... 32
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 33
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 34


vi

3.1. Tổng quan về ngành khoáng sản tại Việt Nam (theo hiệp hội Khoa Học và Công
Nghệ Mỏ Việt Nam). ....................................................................................................... 34
3.1.1. Quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ
khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng) ............................................. 34
3.1.2. Tiềm năng khoáng sản VN: ............................................................................... 34
3.1.3. Tình hình khai thác, chế biến một số khoáng sản chủ yếu. ............................... 35
3.1.4. Đặc điểm các doanh nghiệp ngành khoáng sản. (Theo Báo Cáo Chuyên Sâu của

Chứng Khoán Tân Việt) ............................................................................................... 38
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. .......................................................................................... 39
3.3. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. ......................................................................... 42
3.4. Các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu .................................................................. 42
3.4.1. Biến cấu trúc vốn................................................................................................ 42
3.4.2. Biến quy mô doanh nghiệp (SIZE)..................................................................... 43
3.4.3. Biến lợi nhuận của doanh nghiệp (ROA) ........................................................... 44
3.4.4. Biến tính thanh khoản (LIQ) .............................................................................. 45
3.4.5. Biến tài sản hữu hình (TANG) .......................................................................... 46
3.4.6. Biến tốc độ tăng trƣởng (GROW) ...................................................................... 47
3.5. Các kiểm định trong mô hình ................................................................................... 47
3.5.1. Kiểm định giả thiết: ............................................................................................ 47
3.5.2. Các bƣớc kiểm định ........................................................................................... 48
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 50
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 51
4.1. Thống kê mô tả ......................................................................................................... 51
4.2. Kết quả nghiên cứu. .................................................................................................. 57
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ....................................................................................................... 61
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................... 62
5.1. Kiến nghị................................................................................................................... 62
5.1.1. Đối với doanh nghiệp......................................................................................... 62
5.1.2. Đối với chủ nợ. .................................................................................................. 63
5.2. Kết luận ..................................................................................................................... 63
5.3. Hạn chế ..................................................................................................................... 64
5.4. Hƣớng nghiên cứu và phát triển. .............................................................................. 65


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MM

Lý thuyết Modigliani và Miller

FE

Mô hình các yếu tố cố định

RE

Mô hình các yếu tố ngẫu nhiên

OLS

Mô hình hồi quy bình phƣơng tối thiểu tuyến tính

EBIT

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay

ROE

Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROA

Chỉ số lợi nhuận trên tài sản

WACC


Chi phí vốn bình quân gia quyền

NPV

Giá trị hiện tại thuần của tiền


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến .................................................................................. 40
Bảng 4.1. Thống kê mô tả ......................................................................................... 51
Bảng 4.2. Biến động tỷ suất nợ qua các năm ............................................................ 52
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy FE cho mô hình .............................................................. 53
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy RE cho mô hình ............................................................. 54
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Hausman .................................................................... 55
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định OLS và RE ................................................................. 56
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho mô hình RE .................................. 56
Bảng 4.8: Bảng thống kê kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc
vốn của các doanh nghiệp khai khoáng. ................................................................... 58


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 4.1. Biến động tỷ suất nợ qua các năm ........................................................ 52
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 39


1


PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và
tiến hành hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn đƣợc đầu tƣ vào
quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của
doanh nghiệp.
Việc huy động vốn vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, nhƣng
mặt khác doanh nghiệp có thể gánh chịu những rủi ro về tài chính. Do vậy, để có
thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, giảm thiểu đƣợc
rủi ro tài chính, chi phí sử dụng vốn, doanh nghiệp phải xác định cho mình một cấu
trúc vốn hợp lý.
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp
không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu đƣợc từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới
doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định
này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh.
Hiện nay xu hƣớng xây dựng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ, đang đƣợc các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp
rất quan tâm để tìm cách làm tăng giá trị của doanh nghiệp mình lên. Vì thế, đây là
một vấn đề mang tính thực tiễn rất cao, giúp điều chỉnh hiệu quả điều hành hoạt
động tài chính của doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp khoáng sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nền kinh tế của Việt Nam trong
những năm gần đây. Để ngành khoáng sản của Việt Nam có thể theo kịp sự phát
triển chung của thế giới thì việc xây dựng một cấu trúc tài chính hợp lý nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là rất quan trọng.
Xuất phát từ những quan điểm trên, tôi đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh
hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành khoáng sản đã niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.



2

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nghiên cứu các nhân tố tác động đến
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành khoáng sản trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010-2014. Cụ thể, đề tài sẽ nhắm đến các mục
tiêu sau:
+ Xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành
khoáng sản đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
+ Xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh
nghiệp.
+ Đề xuất các kiến nghị
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài đề ra các câu hỏi sau
đây:
Câu hỏi 1: Các nhân tố chính tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp đã
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhận tố ảnh hƣởng nhƣ thế nào, mức độ bao nhiêu đến cấu
trúc vốn của doanh nghiệp?
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nêu trên, nghiên cứu sử dụng các lý thuyết về cấu trúc
vốn nhƣ lý thuyết của Modigliani & Miller (MM), lý thuyết chi phí đại diện, lý
thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, lý thuyết trật tự phân hạng
trong tài trợ của doanh nghiệp và các lý thuyết khác để xác định khung lý thuyết các
nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Tiến hành thu thập số liệu từ các
bản báo cáo tài chính đã kiểm toán của bốn mƣơi hai doanh nghiệp ngành khoáng
sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, lấy từ trang vietstock.vn trong khoảng
thời gian từ năm 2010-2014. Sau đó tiến hành so sánh và chọn mô hình hồi quy phù
hợp. Cuối cùng, từ mô hình hồi quy thảo luận kết quả nghiên cứu, đƣa ra kết luận và



3

kiến nghị giúp hoàn thiện về cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành khoáng sản
tại Việt Nam.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu: Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành khoáng sản
đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu 42 doanh nghiệp ngành khoáng sản
đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam lấy trừ trang Vietstock.vn có
đầy đủ báo cáo tài chính.
+Về thời gian: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành khoáng sản
trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2010 – 2014.
Tổng cộng: 210 quan sát.
Trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay có 75 doanh nghiệp ngành
khoáng sản (theo Vietstock cập nhật ngày 10/01/2016), tuy nhiên yêu cầu của bài
nghiên cứu từ năm 2010 – 2014 nên chỉ có thể lấy đƣợc 42 doanh nghiệp đạt yêu
cầu.
Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về cấu trúc vốn của các doanh
nghiệp ngành khoáng sản Việt Nam và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn. Điều
này giúp ích cho các nhà điều hành doanh nghiệp khoáng sản trong việc phân tích
và đánh giá lợi ích và sự tƣơng quan giữa các yếu tố trên, từ đó lựa chọn một cấu
trúc vốn hiệu quả cho doanh nghiệp mình.
Hạn chế những rủi ro về giá chứng khoán hay lãi suất, các doanh nghiệp có
thể xem xét sự ảnh hƣởng của cấu trúc vốn để xây dựng cấu trúc vốn hợp lý, tự tạo
ra sự chủ động về tài chính bằng chính doanh nghiệp mình.
Bố cục đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm năm chƣơng.


4

Chƣơng 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Giới thiệu về các nghiên cứu trƣớc của đề tài trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Khái niệm, của cấu trúc vốn, các lý thuyết về cấu trúc vốn.
Chƣơng 3: Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu, mô tả dữ liệu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thu đƣợc từ quá trình phân tích số liệu.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.
Tổng kết đề tài nghiên cứu, kết luận, kiến nghị và xem xét những hạn chế
của nghiên cứu.


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.
Nghiên cứu của Lê Ngọc Trâm (2010)
Lê Ngọc Trâm (2010) nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán của Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán thành Phố Hồ Chí Minh và
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội; không bao gồm ngân hàng, các doanh nghiệp
bảo hiểm, các doanh nghiệp chứng khoán và quỹ đầu tƣ. Mẫu nghiên cứu bao gồm
177 doanh nghiệp trong bốn năm, từ năm 2005 đến hết năm 2008.
Tác giả xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn gồm : Tỷ trọng tài
sản cố định hữu hình trong tổng tài sản, tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp, khả

năng thanh toán hiện hành, tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp,
tỷ lệ sở hữu của nhà nƣớc, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình, thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp, đặc điểm riêng của sản phẩm, rủi ro kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp Việt Nam không
có mối tƣơng quan với tốc độ tăng trƣởng và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp; tỷ
lệ nợ tỷ lệ nghịch (-) với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; đặc điểm riêng của
sản phẩm và tỷ trọng tài sản hữu hình không ảnh hƣởng một cách thống nhất đến
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình và
đặc điểm riêng của sản phẩm tác động nghịch chiều đối với nợ ngắn hạn và cùng
chiều đối với nợ dài hạn; khả năng thanh toán hiện hành và tỷ suất sinh lợi tỷ lệ
nghịch (-) với tỷ lệ nợ; Quy mô doanh nghiệp có tƣơng quan dƣơng đến tỷ lệ nợ;
doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà nƣớc nhiều hơn 50% có xu hƣớng sử dụng các
khoản vay nợ dài hạn nhiều hơn. Ngoài ra, cấu trúc vốn nghiêng nhiều về vốn cổ
phần và nợ ngắn hạn đƣợc sử dụng nhiều hơn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013)
Tác giả nghiên cứu các công ty may tại Đà Nẵng. Đề tài thu thập dữ liệu của
35 công ty may, số liệu đƣợc thu thập 4 quý/năm từ năm 2007 đến năm 2011, tổng
cộng có 590 quan sát.


6

Cấu trúc tài chính trong nghiên cứu này đƣợc cụ thể hóa bằng cách đo giữa
tỷ lệ nợ phải trả và tổng tài sản. Nghiên cứu tác động của các nhân tố nhƣ: quy mô
doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản, hiệu quả kinh doanh (ROA,
ROE), thời gian hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thanh khoản.
Kết quả cho thấy cấu trúc tài chính có quan hệ cùng chiều với quy mô doanh
nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thanh khoản của doanh
nghiệp; cấu trúc tài chính có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp và tỷ trọng tài sản dài hạn.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga (2010)
Nghiên cứu cấu trúc vốn của 45 công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2010.
Tác giả xem xét cá nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty đang
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thanh phố Hồ Chí Minh gồm các nhân tố: lợi
nhuận trên tổng tài sản, Thuế, Quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trƣởng, đặc điểm
riêng của tài sản, tính thanh khoản, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình.
Kết quả:
- Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đối với tỷ lệ nợ ngắn
hạn trên tổng tài sản và tác động dƣơng đến tỷ lệ nợ
- Tính thanh khoản có tác động trái chiều với đòn bẩy tài chính, khi công ty có dồi
dào tài chính, công ty có khuynh hƣớng giảm nợ vay và tăng vốn.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty càng cao, các công ty càng giảm các
khoản nợ, khoản lợi nhuận cao có thể đủ để công ty hoạt động mà không cần vay
thêm.
- Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản có tác động tỷ lệ thuận với đòn bẩy
tài chính, khi cần tăng tài sản cố định hữu hình các công ty sẽ đi vay để tài trợ cho
khoản đầu tƣ này.
- Với doanh nghiệp có quy mô lớn, độ rủi ro sẽ giảm, các ngân hàng hoặc nhà cung
cấp sẽ yên tâm để cho doanh nghiệp vay


7

- Số thuế phải nộp nghịch chiều với tỷ lệ nợ. Tỷ lệ lãi suất có lúc cao nhất lên đến
21% trong khi nhiều doanh nghiệp chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn
mức lãi suất. Giai đoạn năm 2008 các doanh nghiệp đã giảm việc đi vay vì mức lãi
suất quá cao.
- Đặc điểm riêng của sản phẩm tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lên nợ
ngắn hạn trên tổng tài sản và tác động nghịch với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2014)
Tác giả nghiên cứu về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành khoáng sản
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Phạm vi là 17 doanh nghiệp ngành
khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong 5 năm 2009,
2010, 2011, 2013.
Các biến nghiên cứu: biến phụ thuộc là tỷ suất nợ dài hạn và tỷ suất nợ dài
hạn trên vốn chủ sở hữu. Biến độc lập gồm: Quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản
cố định, hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, tốc độ tăng trƣởng,
rủi ro kinh doanh.
Kết quả: Quy mô doanh nghiệp và tỷ trọng tài sản cố định có mối tƣơng quan
thuận với tỷ suất nợ dài hạn và tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Khả năng
thanh toán của doanh nghiệp tƣơng quan thuận với tỷ suất nợ dài hạn. Nhân tố hiệu
quả hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trƣởng. và rủi ro kinh doanh không ảnh
hƣởng đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành khoáng sản.
Tỷ suất nợ dài hạn bình quân đạt 15.2% và tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở
hữu bình quân là 79%, mức sai khác giữa các doanh nghiệp trong ngành là rất lớn
với độ lệch chuẩn. Tính tự chủ của doanh nghiệp ngành khoáng sản trong dài hạn
tƣơng đối tốt, vốn chủ sở hữu có thể đảm bảo nợ cho nợ dài hạn.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những doanh nghiệp có quy mô
càng lớn thì khả năng tiếp cận các khoản vay càng nhiều, xu hƣớng sử dụng nợ
nhiều hơn vốn chủ sở hữu.
Với đặc thù của ngành khoáng sản, yêu cầu phải đầu tƣ nhiều vào tài sản cố


8

định, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành để
tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp ngành khoáng sản có xu hƣớng sử dụng nợ
dài hạn để tài trợ cho các quyết định đầu tƣ của mình.
Nghiên cứu của Phùng Thị Hằng (2015)

Nghiên cứu của Phùng Thị Hằng về các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài
chính của các doanh nghiệp ngành khai khoáng trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam. Đề tài nghiên cứu 36 doanh nghiệp ngành khai khoáng trong 05 năm, từ
2009-2013.
Tác giả nghiên cứu sáu nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn gồm: Hiệu quả
kinh doanh, rủi ro kinh doanh, tỷ trọng tài sản cố định, quy mô doanh nghiệp, tốc độ
tăng trƣởng, thời gian hoạt động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy
+ Nhân tố tỷ trọng tài sản cố định có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ và tỷ suất
nợ dài hạn. Nếu doanh nghiệp có tài sản cố định chiếm tỷ trọng càng lớn thì mức độ
sử dụng nợ dài hạn càng cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thế chấp các tài sản
này để tiếp cận các nguốn vay vốn bên ngoài.
+ Nhân tố quy mô doanh nghiệp đại diện là biến doanh thu có quan hệ cùng chiều
với tỷ suất nợ. Điều này thể hiện doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sử dụng nợ
càng nhiều để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
+ Nhân tố tốc độ tăng trƣởng có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ
suất nợ dài hạn. Điều này đƣợc giải thích là do những doanh nghiệp trong ngành có
tốc độ tăng trƣởng cao thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên, thúc đẩy các
doanh nghiệp tìm kiếm những nguồn vốn vay bên ngoài để đầu tƣ vào tài sản của
doanh nghiệp và khai thác cơ hội kinh doanh.
+ Nhân tố hiệu quả kinh doanh và rủi ro kinh doanh không tác động đến tỷ suất nợ,
tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn.
+ Nhân tố Thời gian hoạt động có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ ngắn hạn. Có
thể đƣợc lý giải là do thời gian hoạt động có ảnh hƣởng nhƣng không phải là nhân


9

tố quyết định đến cấu trúc tài chính ổn định của doanh nghiệp khai khoáng.
Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2012)

Nghiên cứu về cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp hiện đại bao gồm
187 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp sản xuất
cung cấp điện, nƣớc và khí đốt) niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2007 đến 2010, tổng
cộng có 748 quan sát.
Tác giả nghiên cứu các nhân tố: Tài sản cố định, Lợi ích từ thuế phi nợ vay,
lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, thuế, tính thanh khoản, đặc
điểm riêng của doanh nghiệp, tỷ lệ chia cổ tức, cơ hội tăng trƣởng
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa tài sản cố định và tỷ lệ nợ có quan hệ tỷ lệ
thuận, tài sản cố định có vai trò quan trọng trong việc đi vay nợ tại Việt Nam. Lợi
ích từ thuế phi nợ vay có quan hệ âm với tỷ lệ nợ, đặc điểm riêng của doanh nghiệp
có quan hệ dƣơng với tỷ lệ nợ, tuy nhiên hai biến này không có ý nghĩa thống kê.
Giữa lợi nhuận và tỷ lệ nợ có quan hệ âm. Quy mô doanh nghiệp, có quan hệ dƣơng
với tỷ lệ nợ vay. Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có quan hệ dƣơng với rủi ro doanh
nghiệp, tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp, tính thanh khoản và cơ hội tăng trƣởng.
Đặc điểm riêng của doanh nghiệp, tỷ lệ chia cổ tức và tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có
quan hệ âm.
Nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014)
Tác giả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh
nghiệp niêm yết sên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, dữ liệu
đƣợc thu thập từ 180 doanh nghiệp tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 – 2013.
Biến nghiên cứu gồm: Quy mô doanh nghiệp, sự tăng trƣởng của doanh
nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản, tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản của
tài sản, điều kiện của thị trƣờng chứng khoán, thuế, điều kiện thị trƣờng nợ.
Kết quả cho thấy có 3 nhân tố tác động mạnh đến cấu trúc vốn của các doanh


10


nghiệp trong giai đoạn này là: Quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và thuế.
Trong đó quy mô doanh nghiệp có tƣơng quan cùng chiều với cấu trúc vốn, còn
thuế và khả năng sinh lợi có tƣơng quan nghịch chiều với cấu trúc vốn.
1.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
Nghiên cứu của Han-Suck Song (2005)
Tác giả nghiên cứu về các nhân tố quyết định cơ cấu vốn của các công ty
Thụy Điển, số liệu dựa trên dữ liệu của báo cáo tài chính từ năm 1992 đến năm
2000 của khoảng 6000 công ty ở Thụy Điển.
Các biến nghiên cứu bao gồm: Tỷ trọng tài sản cố định, lá chắn thuế không
phát sinh nợ, khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, mức độ tăng trƣởng, khả
năng thanh khoản, đặc điểm riêng của doanh nghiệp, thay đổi thu nhập, thời gian
hoạt động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có mối liên hệ tích cực
với tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ dài hạn. Lá chắn thuế không phát sinh nợ không có mối
thƣơng quan đến tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ dài hạn và có mối tƣơng quan tích cực với tỷ lệ
nợ ngắn hạn. Khả năng sinh lời tƣơng quan âm với cả tỷ ba tỷ lệ đòn bẩy. Quy mô
doanh nghiệp là một yếu tố quyết định quan trọng của đòn bẩy, quy mô doanh
nghiệp và khả năng thanh khoản tác động tích cực đến tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn,
và tƣơng quan âm với tỷ lệ nợ dài hạn. Nhân tố tăng trƣởng, đặc điểm riêng của
doanh nghiệp, thay đổi thu nhập và thời gian hoạt động không có mối quan hệ với
các tỷ lệ nợ.
Nghiên cứu của Huang và Song (2002)
Bài nghiên cứu về các yếu tố quyết định về cơ cấu vốn của hơn 1000 doanh
nghiệp vào Trung Quốc từ năm 1994 đến năm 2000.
Các nhân tố nghiên cứu gồm: Quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, tỷ trọng tài
sản cố định hữu hình, tốc độ tăng trƣởng, cấu trúc sở hữu vốn, thuế thu nhập doanh
nghiệp, tấm lá chắn thuế phi nợ, rủi ro kinh doanh


11


Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ dài hạn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận
và cấu trúc sở hữu vốn. Tỷ lệ nợ tăng cùng chiều với quy mô doanh nghiệp , tấm lá
chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trƣởng tài sản hữu hình và rủi ro kinh doanh
Những doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc cao có xu hƣớng có tỷ lệ nợ
thấp hơn. Tỷ lệ sở hữu của ban quản lý không có mối tƣơng quan với các tỷ lệ nợ.
Nghiên cứu của Shah Khalid (2011)
Bài nghiên cứu về sự tƣơng tác của các đòn bẩy cách tài chính tại Pakistan
tác giả sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 21 doanh nghiệp về nhiên liệu và
năng lƣợng tại Pakistan từ năm 1988 – 2008 đƣợc niêm yên tại sàn chứng khoán
Karachi.
Các biến nghiên cứu: Tài sản cố định hữu hình, lợi nhuận, tốc độ tăng
trƣởng, quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng sở hữu nhà nƣớc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản hữu hình có mối thƣơng quan nghịch với
đòn bẩy, các doanh nghiệp có tài sản hữu hình lớn thƣờng có thể phát hành cổ
phiếu. Quy mô doanh nghiệp tác động tích cực tới đòn bẩy, các doanh nghiệp lớn ít
có thể phá sản hơn nên dễ dàng vay nợ hơn. Biến tăng trƣởng không tác động đáng
kể về mặt thống kê cho thấy các doanh nghiệp của ngành nhiên liệu và năng lƣợng
của Pakistan không đƣa các cơ hội tăng trƣởng khi xem xét quyết định về nhu cầu
tài chính của họ. Biến lợi nhuận có quan hệ tiêu cực với đòn bẩy, doanh nghiệp có
lợi nhuận cao có thể có đủ khả năng dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tƣ.
Nghiên cứu của Yan Xue (2007)
Tác giả nghiên cứu cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Trung Quốc, dữ liệu thu thập từ 720 doanh nghiệp từ năm 1997 đến
năm 2005.
Các biến nghiên cứu gồm: Tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, quyền sở
hữu nhà nƣớc, lá chắn thuế không phát sinh nợ, lợi nhuận, cơ hội tăng trƣởng, chính
sách cổ tức.
Kết quả hồi quy cho thấy đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tích cực tới tài



12

sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, quyền sở hữu nhà nƣớc và lá chắn thuế không
phát sinh nợ. Mặt khác đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tiêu cực đến lợi nhuận.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng cơ hội tăng trƣởng, chính sách cổ tức không tác
động đáng kể đến cơ cấu vốn.
Nghiên cứu của Eugene Nivorozhkin (2005)
Bài viết nghiên cứu về sự năng động của cơ cấu vốn trong nền kinh tế
chuyển đổi của Cộng Hòa Séc và Bulgaria.
Các nhân tố nghiên cứu: Lợi nhuận, tài sản cố định hữu hình, quy mô doanh
nghiệp, tín dụng thƣơng mại, thời gian hoạt động.
Kết quả chỉ ra rằng biến lợi nhuận hoạt động có ảnh hƣởng tiêu cực đến các
tỷ số nợ ở Công Hòa Séc và tác động tích cực đến các doanh nghiệp của Bulgarian.
Tài sản cố định hữu hình tác động tiêu cực đến tỷ số nợ. Quy mô doanh nghiệp tác
động tích cực đến cả hai nƣớc, các doanh nghiệp có quy mô lớn dễ dàng dùng nợ để
tài trợ cho việc đầu tƣ. Biến tín dụng thƣơng mại tác động tiêu cực đến tỷ số nợ của
cả 2 nƣớc chứng tỏ tồn tại sự thay thế giữa nợ trung gian và tín dụng thƣơng mại.
Nhân tố thời gian hoạt động không tác động đáng kể đến tỷ số nợ.
Nghiên cứu của Chen (2004)
Tác giả nghiên cứu cá nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của 77 công ty niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thƣợng Hải và sàn giao dịch chứng khoán
Thâm Quyến thuộc Trung Quốc.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các biến giải thích nhƣ sau: khả năng
sinh lời, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trƣởng, cấu trúc tài sản, chi phí kiệt quệ
tài chính và tấm chắn thuế phi nợ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi và quy mô doanh nghiệp có
thƣơng quan âm với tỷ suất nợ. Cơ hội tăng rƣởng và cấu trúc tài sản hữu hình có
tƣơng quan dƣơng với tỷ suất nợ. Chi phí kiệt quệ và tấm chắn thuế phi nợ có tác
động không đáng kể đến tỷ suất nợ.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt giữa quyết định


×