Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.26 KB, 9 trang )

Bài 21
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939 - 1945)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được:
+ Những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh,nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Trình bày sơ lược trên lược đồ những nét chính về mặt trận ở châu Âu : chiến
tranh bùng nổ ở châu Âu và lan rộng khắp thế giới.
2. Kĩ năng
- HS có kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. Sử dụng biểu đồ và tranh
ảnh.
3. Thái độ
- HS nhận thức được tinh thần kiên cường bất khuất của nhân loại chống CN phát
xít, bảo vệ hoà bình. Vai trò to lớn của Liên Xô đối với loài người trong cuộc chiến
tranh này.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai; Lược đồ Đức đánh chiếm châu Âu;
Tranh, ảnh tư liệu.
- HS: Đọc và nghiên cứu SGK.
III. Phương pháp
- Sử dụng đồ dùng trực quan, miêu tả, tường thuật, đàm thoại.
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3P
- Trình bày tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh
thế giới thứ nhất.
(+ Đầu TK XX hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân (trừ Thái Lan).
Sau chiến tranh các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa.


Tác động của cách mạng tháng Mười Nga.
*Phong trào vô sản
- giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
- Các Đảng cộng sản thành lập lãnh đạo CN đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
*Phong trào dân chủ tư sản
Xuất hiện các chính Đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn (ở Inđô, Miến
Điện, Ma Lai.)


3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1p.
- Thế giới đã trải qua 2 cuộc chiến tranh mang tầm cỡ thế giới, chúng ta đã tìm
hiểu về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, vậy cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ khi nào và nguyên nhân nổ ra chiến tranh là do đâu, chiến tranh để lại
những hậu quả khốc liệt thế nào,chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay ( bài được
học trong 2 tiết ...).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1:( 14p) Tìm hiểu nguyên nhân I. Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến
bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
tranh thế giới thứ hai.
• Mục tiêu: HS nhận biết được những nét
chính về quá trình dẫn đến chiến tranh,
nguyên nhân chiến tranh.
- GV treo sơ đồ:
Anh, Pháp, Mĩ
Liên Xô
Đức, Italia, Nhật

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc

- HS đọc SGK, quan sát sơ đồ và thảo luận về thị trường và thuộc địa ngày càng
nhóm theo nội dung (3p): Cho biết vì sao gay gắt.
- Thế giới hình thành hai khối đối
chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
địch nhau và đều thù địch với Liên
- HS trả lời. GV kết luận.
- GV phân tích vì sao cả hai khối đều coi Liên Xô.
Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
- HS quan sát tranh 75 và giải thích tại sao
Hít-le lại tấn công các nước châu âu trước?
- HS nhận xét. GV miêu tả và kết luận.
( Chúng ta có thể thấy chính sách thoả hiệp của
Anh, Pháp, Mĩ được phản ánh khá rõ trong
bức tranh biếm hoạ năm 1939. Đây là bức
tranh biếm hoạ do một hoạ sĩ người Thuỵ Sĩ
vẽ và được đăng trên các tờ báo lớn ở châu âu


đầu năm 1939. Trong bức tranh, Hít-le được ví
như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện
Giu-li-vơ du kí, xung quanh là các nhà các
nước châu âu được xem như những người tí
hon bị Hít-le điều khiển.
Chính thái độ nhượng bộ thoả hiệp của giới
lãnh đạo các nước châu âu đã tạo điều kiện cho
Hít-le tự do hành động tấn công các nước châu
âu trước vì chưa đủ sức đánh Liên Xô.
- Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, sau đó
Anh, Pháp tuyên chiến với Đức-> chiến tranh
thế giới thứ hai bùng nổ.

*Hoạt động2: ( 25p)Tìm hiểu những diễn
biến chính.
• Mục tiêu: - HS nhận biết được giai đoạn
đầu của cuộc chiến tranh: Đức nhanh chóng
tấn công các nước châu âu. Chiến sự diễn ra
trên khắp các mặt trận,lan rộng ra khắp thế
giới.

II. Những diến biến chính.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng
toàn thế giới (từ ngày 1/9 /1939 đến
đầu 1943).

- GV treo lược đồ quân Đức đánh chiếm châu
Âu, giới thiệu khái quát và tường thuật diễn
biến chiến sự cuộc tấn công của quân Đức. - 1.9.1939 Đức tấn công Ba Lan, hai
ngày sau Anh tuyên chiến với Đức:
(Sách kênh hình trang 152)
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- HS quan sát, nghe và ghi tóm tắt sự kiện.
- Mặt trận Tây âu: Bằng "chiến thuật
*Như vậy, từ năm 1939 đến năm 1941, Đức đã chớp nhoáng" Đức chiếm hầu hết các
nước Châu Âu .
lần lượt đánh chiếm châu Âu một cách nhanh
chóng và hầu như không bị tổn thất gì đáng kể.
Đó cũng là cơ sở quan trọng để Đức bắt đầu
tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
- GV treo bản đồ "Chiến tranh thế giới thứ hai"
- Mặt trận Xô - Đức: 22.6.1941 Đức
và tường thuật diễn biến chiến sự ở các mặt

trận Xô - Đức, châu á - Thái Bình Dương, Bắc tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
Phi.
- Mặt trận châu á - Thái Bình Dương:
*GV tường thuật trận Trân Châu Cảng.
ngày 7.12.1941, Nhật tấn công hạm
- GV gọi HS trình bày lại sự kiện trên bản đồ. đội Mĩ ở Trân Châu Cảng (Ha Oai).


- GV nhận xét và kết luận.
- ở Bắc Phi:
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình
9.1940 I-ta-li-a tấn công Ai Cập .
hình chiến sự ở giai đoạn 1?
- HS nhận xét. GVKL: chiến tranh lan rộng
trên toàn thế giới, diễn ra trên khắp các mặt
trận.
- HS quan sát h77, 78 và cho biết hai bức ảnh
đó nói lên điều gì? (Tội ác man rợ của chủ
nghĩa phát xít ...).
+ H77 là hình ảnh hoang tàn của thủ đô Luân
Đôn sau khi bị ném bom.
+ H78 là cảnh tượng bọn phát xít Đức dựng giá
treo cổ bằng cách bắc một thanh gỗ lên hai cây
Bạch Dương, rồi đóng chín giá treo cổ, treo cổ
chín người dân Liên Xô, trong đó có cả chiến
sĩ Hồng quân. Hành động của chúng vừa để
khủng bố, vừa để răn đe những ai dám chống
lại chúng. Hàng loạt trại tập trung được lập lên,
tàn sát những chiến sĩ cộng sản và những
người dân Nga vô tội.

*GV cung cấp thêm tư liệu về tội ác của chủ
nghĩa phát xít Đức qua sự kiện " Trại tập
trungÔ-sơ-ven-xim- Lò giết người tàn bạo
của chủ nghĩa phát xít Đức" (Sách tham
khảo trang 222).
- GV nêu vấn đề: Nhân dân thế giới phải làm
gì trước tội ác man rợ của chủ nghĩa phát xít?
- GV mở rộng: trong giai đoạn này phong trào
độc lập dân tộc ở các nước đang diễn ra mạnh
mẽ nhưng trước nguy cơ tội ác của chủ nghĩa
phát xít, nhiệm vụ cách mạng ở mỗi nước tạm
gác khẩu hiệu giành độc lập dân tộc để đặt lên
hàng đầu nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít...

4. Củng cố; 1p

* Tháng 1.1942 Mặt trận đồng minh
chống phát xít được thành lập trên
toàn thế giới.


- GV khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Bài cũ: đọc lại vở ghi và SGK trả lời câu hỏi cuối bài.
- Bài mới: đọc và nghiên cứu SGK phần 2 và phần II.
+ Vì sao Mĩ lại ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong khi đó Nhật đã
bị Hồng quân Liên Xô đánh bại?
+ Qua các hình 77, 78,79 phát biểu suy nghĩ của mình về hậu quả của chiến tranh
đối với nhân loại.
---------------------------------------------Bài 21

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939 - 1945)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nhận thức được khi Liên Xô tham gia mặt trận chống phát xít thì tính
chất của chiến tranh thay đổi ( phi nghĩa -> chính nghĩa). Trình bày được diễn biến
của cuộc chiến tranh từ khi Liên Xô tham gia trận chiến cho đến khi chiến tranh
kết thúc. Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân
loại.
2. Kĩ năng
- HS có kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. Sử dụng biểu đồ và tranh
ảnh.
3. Thái độ
- HS nhận thức được tinh thần kiên cường bất khuất của nhân loại chống CN phát
xít, bảo vệ hoà bình. Vai trò to lớn của Liên Xô đối với loài người trong cuộc chiến
tranh này.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai; tranh phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng
không điều kiện.
- HS: đọc và nghiên cứu SGK.
III. Phương pháp
- Sử dụng đồ dùng trực quan, miêu tả, tường thuật, đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3P


- Vì sao chiế tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
(Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.
Thế giới hình thành hai khối đối địch nhau và đều thù địch với Liên Xô...)

3. Bài mới
*Giới thiệu bài: 1p
Khi Liên Xô tham gia cuộc chiến tranh, tính chất của chiến tranh thay đổi
như thế nào, hậu quả của cuộc chiến tranh để lại cho nhân loại ra sao, chúng ta
cùng tìm hiểu phần tiếp theo trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1:( 28p)Tìm hiểu quân
2. Quân Đồng minh phản công,
Đồng minh phản công.
chiến tranh kết thúc (từ đầu năm
• Mục tiêu: HS nhận thức được chiến
1943 đến 8.1945)
thắng Xta-lin-grát tạo ra bước ngoặt cho
cuộc chiến tranh . khi Liên Xô tham gia
mặt trận chống phát xít thì tính chất của
chiến tranh thay đổi ( phi nghĩa -> chính
nghĩa). Trình bày được diễn biến của
cuộc chiến tranh từ khi Liên Xô tham gia
trận chiến cho đến khi chiến tranh kết
thúc.
a) 2-2-1943 chiến thắng Xta-lin-grát
- GV treo lược đồ tường thuật diễn biến tạo ra bước ngoặt cho cuộc chiến
tranh .
chiến sự ở giai đoạn 2.
- HS theo dõi và ghi tóm tắt.
- GV nêu vấn đề: Tại sao nói chiến
thắng Xta-lin-grát tạo ra bước ngoặt
cho cuộc chiến tranh ?
(Chứng tỏ sức mạnh của lực lượng chính

nghĩa...).
GV kể chuyện gương hi sinh anh dũng
của nữ sinh Dôi-a (SGV/145).
b) Quân Đồng minh phản công phe
- GV cung cấp thông tin về quân Đồng
phát xít.
minh phản công phe phát xít.
- Tại mặt trận Xô-Đức:
+ Liên Xô quét sạch quân Đức khỏi
lãnh thổ cuối năm 1944.
+ Đầu năm 1945, trên đường truy kích


phát xít Đức Hồng quân giúp nhân dân
Đông Âu giải phóng.
- MT Bắc Phi: 5-1943, Italia phải hạ
khí giới đầu hàng.
- Mặt trận Tây Âu:
Liên quân Anh Mĩ đổ bộ lên đất Pháp,
mở mặt trận thứ hai. Sáng 9-5-1845,
Đức kí văn kiện đầu hàng không điều
kiện.
- Mặt trận châu á - Thái Bình Dương :
- GV cho HS quan sát h79 và thảo
Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân
luận nhóm (3p): Nêu suy nghĩ của bản
Quan Đông của Nhật ở Trung Quốc.
thân về thành phố Hi-rô-si-ma sau khi bị Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng vô
ném bom. Vì sao Mĩ phải ném bom
điều kiện.

xuống Nhật Bản?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và kết luận.
( Việc ném bom nguyên tử không phải là
cần thiết để thắng quân phiệt Nhật vì lúc
đó Nhật đã suy yếu. Việc ném bom là để
tỏ rõ sức mạnh của mình; để răn đe Liên
Xô và các lực lượng dân chủ cách mạng
khác.)
- GV liên hệ thực tế hậu quả của việc Mĩ
ném bom nguyên tử xuống Nhật: chất
độc hoá học -> liên hệ Việt Nam .
(Tích hợp GDBVMT).
- GV nêu vấn đề: Liên Xô có vai trò như
thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa
phát xít? Và tính chất của chiến tranh
thay đổi như thế nào?
( Liên Xô đóng vai trò là lượng lượng đi
đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần
quyết định trong cuộc chiến tranh chống
chủ nghiã phát xít.)
=> Khi Liên Xô tham chiến tính chất
chiến tranh thay đổi: là cuộc chiến tranh
chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít
giải phóng nhân loại.


*Hoạt động 2: ( 10p)Tìm hiểu kết cục
của chiến tranh.
• Mục tiêu: hs nhận thức được kết cục

và hậu quả nghiêm trọng của chiến
tranh thế giới thứ hai đối với nhân
loại.
- GV yêu cầu HS quan sát lại các hình
77,78,79 và bảng thống kê để trả lời câu
hỏi: Em có suy nghĩ gì về hậu quả của
chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân
loại?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV kết luận nội dung SGK.
*Bảng so sánh hai cuộc chiến tranh
thế giới.
CTTG
thứ I
- Những nước
tuyên bố tình
trạng chiến tranh
- Số người bị
động viên vào
quân đội (triệu
người)
- Số người chết
(triệu người)
- Số người bị
thương và tàn tật
(triệu người)
- Thiệt hại về vật
chất ( tỉ đô la)

CTTG

thứ II

36

76

74

110

13,6

60

20

90

388

4000

*KL: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc
chiến tranh lớn nhất khốc liệt nhất và tàn

III. Kết cục của chiến tranh thế giới
thứ hai.

- Chủ nghĩa phát xít sụp đổ hoàn toàn.
- Nhân loại phải gánh chịu những hậu

quả thảm khốc của chiến tranh.


phá nặng nề nhất trong lịch sử loài
người. Tội phạm gây chiến tranh đẫm
máu và đau thương này là bọn phát xít
nhưng chúng có thể gây ra chiến tranh
được là vì có những thế lực "dung
dưỡng", "thoả hiệp" với chúng.
? Theo em câu" Kẻ gieo gió, phải gặp
bão" trong SGK là ám chỉ ai,vì sao?
- GV nêu câu hỏi: Em thử suy nghĩ xem
thế giới có thể có cuộc chiến tranh thế
giới thứ ba hay không? Giải thích?
( Không ,vì xu thế chung của thế giới
trong thế kỉ 21 là " Hoà bình, hợp tác và
phát triển", nhân dân thế giới luôn nêu
cao nhiệm vụ chống chiến tranh và bảo
vệ hoà bình.)

4. Củng cố: 2p
- GV treo bảng phụ xây dựng sơ đồ tư duy để củng cố nội dung bài học .
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Bài cũ: đọc lại vở ghi và SGK trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Bài mới: đọc và nghiên cứu SGK bài 33.
+ Sưu tầm những tác phẩm văn học Xô Viết nổi tiếng của M.Goóc-ki, M. Sô-lôkhốp.




×