Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 1939)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.69 KB, 4 trang )

Bài 20
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939)
I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á.
CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919-1939
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Những nét chung về phong trào giải phóng dân tộc của châu Á.
- Phong trào cách mạng Trung Quốc.
2. Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ.
3. Tư tưởng
Bồi dưỡng nhận thức về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ,chủ
nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa,phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc .
II. THIẾT BỊ
Bản đồ châu Á.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã phát triển như thế nào ?
- Em hãy cho biết quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật như thế nào ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
Những bài trước, chúng ta đã học về châu Âu, nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc đại
chiến thế giới. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở
châu Á (1918-1939), phong trào có những nét chung và có những đặc điểm riêng mỗi nước
như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp
1. Những nét chung


* Mức độ kiến thức cần đạt:
a. Diễn biến
HS cần nắm được những nét chính của phong
trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm
1918-1939.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Em hãy trình bày diễn biến của phong trào - Phong trào lan rộng ở nhiều khu vực của
độc lập dân tộc ở châu Á.
châu Á, tiêu biểu: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
HS: Trả lời
Nam, In-đô-nê-xi-a.
GV: Em hãy nêu kết quả và đồng thời đó là nét
mới của phong trào giải phóng dân tộc châu Á. c. Kết quả
HS: Trả lời
- Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai
GV: Cho HS quan sát hình 72 và tìm hiểu một cấp công nhân tham gia tích cực.
số nét chính về M. Gan-đi.
- Nhiều đảng cộng sản đã được thành lập:
Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam…
2. Cách mạng Trung Quốc trong những
Hoạt động 1: Cá nhân
năm 1919-1939


* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những sự kiện quan trọng và
nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-51919)
GV: Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời

kì phát triển mới ở Trung Quốc.

- Phong trào Ngũ Tứ: 4-5-1919, Khởi đầu là
cuộc biểu tình của 3000 học sinh Băc Kinh,
sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi
cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- 1/7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được
thành lập.

GV: Trong những năm 1926-1939, cách mạng
Trung Quốc diễn ra như thế nào?
- 1926-1927, tiến hành cuộc chiến tranh Bắc
HS: Trả lời
phạt nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt.
- 1927-1937, cuộc nội chiến giữa Quốc dân
đảng – Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã diễn ra.
- 7-1937, Quốc-Cộng hợp tác, kháng chiến
chống Nhật.
4. Củng cố
Cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939 ?
5. Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau "Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á - Phần mục II", trả lời các câu hỏi trong
SGK.

Bài 20
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939)
(Tiếp theo)
II. PHONG TRÀO ĐỘC DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á (1918-1939)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nét chung về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á giữa hai
cuộc đại chiến thế giới (1918-1939).
- Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Dương, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
2. Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ.
3. Tư tưởng
Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó lịch sử đấu tranh giành độc lập của các nước
ở khu vực Đông Nam Á.
II. THIẾT BỊ
Bản đồ Đông Nam Á
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ


- Nêu những nét chung về phong trào độc lập ở châu Á (1918-1939).
- Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 diễn ra như thế nào?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
Phong trào cách mạng châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, điển hình nhất là cách
mạng Trung Quốc, thời kì cách mạng dân chủ mới bắt đầu. Phong trào cách mạng Đông Nam
Á có những nét gì mới, đặc biệt hơn. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc các nước Đông Nam Á.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp
1. Tình hình chung

* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những nét lớn của tình hình
Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Tình hình chung của các quốc gia Đông
Nam Á đầu thế kỉ XX như thế nào ?
HS: Trả lời
- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông
HS: Dùng lược đồ Đông Nam Á để chỉ các Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của
thuộc địa của các đế quốc thực dân khác nhau.
chủ nghĩa đế quốc.
GV: Phong trào cách mạng Đông Nam Á đầu - Sau thất bại của phong trào “Cần Vương”,
thế kỉ XX phát triển như thế nào ?
tầng lớp trí thức mới chủ trương đấu tranh
HS: Trả lời
giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
GV: Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi,
phong trào cách mạng Đông Nam Á có nét gì - Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành.
mới?
- Nhiều đảng cộng sản đã ra đời.
HS: Trả lời
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số
Hoạt động 1: Cá nhân
nước Đông Nam Á
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được phong trào độc lập dân tộc
diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.
* Tổ chức thực hiện:
- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực
GV: Phong trào ở Đông Dương phát triển như dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình

thế nào?
thức, với sự tham gia của các tầng lớp nhân
HS: Trả lời
dân.
GV: Phong trào cách mạng ở các nước Đông
- Ở hải đảo, lôi cuốn hàng triệu người tham
Nam Á hải đảo phát triển như thế nào?
gia, tiêu biểu là phong trào ở In-đô-nê-xi-a.
HS: Trả lời
GV: Cho HS xem ảnh của Xu-các-nô lãnh tụ
phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a
GV: Năm 1940 phát xít Nhật tiến vào Đông
Dương và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn
vào phát xít Nhật
GV sơ kết bài: Phong trào độc lập dân tộc
trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế


giới (1918-1919) lên cao và lan rộng. Ở Trung
Quốc, cuộc đấu tranh thời kì này mở đầu bằng
phong trào Ngũ tứ, rồi sự ra đời của Đảng Cộng
sản Trung Quốc. Phong trào giải phóng dân tộc
ở châu Á có nhiều nét mới: phong trào dâng
cao, sự lớn mạnh của giai cấp vô sản trẻ tuổi.
4. Củng cố
Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất?
5. Dặn dò
- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Xem trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.



×