Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn thuộc công ty cổ phần SX và DVTM Ngọc Linh, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.23 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

PHẠM TIẾN TÙNG
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SX VÀ DVTM NGỌC LINH, XÃ NGHĨA TRỤ,
HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành :

Chăn nuôi thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2014 - 2018

Thái Nguyên – 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

PHẠM TIẾN TÙNG
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY
TRẠI LỢN THANH XUÂN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI NGỌC LINH VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành :

Chăn nuôi thú y

Lớp:

CNTY - K46 - N01

Khoa:

Chăn nuôi Thú y


Khóa học:

2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Từ Quang Hiển

Thái Nguyên - 2018


`
i

LỜI CẢM ƠN

Lý thuyết, kiến thức trên sách vở chưa đủ để sinh viên khi tốt nghiệp ra
trường có thể đi làm trong các công ty, nhà máy hay các trang trại, mà những
kiến thức đó cần được vận dụng vào chính thực tiễn trong đời sống, sản xuất của
xã hội. Xuất phát từ lý do đó mà BGH nhà trường, cùng các thầy cô trong khoa
CNTY đã tạo điều kiện cho sinh viên khoa CNTY nói chung và bản thân em nói
riêng được tham gia học tập và rèn luyện kĩ năng tay nghề tại cơ sở thực tập.
Sau 6 tháng được học hỏi và tham gia vào công việc sản xuất tại cơ sở,
em đã hoàn thành xong bài khóa luận tốt nghiệp, kết quả em đạt được là nhờ
sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy cô. Cho em gửi lời cảm ơn chân thành
tới quý thầy cô BGH nhà trường, thầy cô trong khoa CNTY và đặc biệt là thầy
giáo hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ
em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn
đến chú Tô Ngọc Kiên là chủ của cơ sở thực tập, kĩ sư trại và các cô chú công
nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ hướng dẫn trong thời gian em tham gia học hỏi
và rèn luyện kĩ năng nghề tại trại.
Em xin kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe, đạt được nhiều

thành tích cao trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
kính mong quý thầy cô xem xét, góp ý và bổ sung, để bài khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng

năm

Sinh viên
Phạm Tiến Tùng


`
ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại .............................................................. 25
Bảng 4.2. Khẩu phần ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ ........................................ 27
Bảng 4.3. Số lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng ....................... 32
Bảng 4.4. Lịch phun sát trùng toàn trại .................................................................. 35
Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con........................................ 36
Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại......... 40
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại
theo các tháng ....................................................................................... 41


`
iii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

cs

: Cộng sự

Hb

: Hemoglobin

Nxb

: Nhà xuất bản

PED

: Dịch tiêu chảy cấp ở lợn

TS

: Tiến sĩ

TT

: Thể trọng

SX

: Sản xuất


DVTM

: Dịch vụ thương mại


`
iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề......................................................... 2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện của trang trại......................................................................... 3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại ................................................................ 4
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại ................................................................. 4
2.2. Tổng quan tài liệu .................................................................................... 5
2.2.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 5
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................. 16
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................ 23
3.1. Đối tượng .............................................................................................. 23

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 23
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................ 23
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................. 23
3.4.1. Các chỉ tiêu......................................................................................... 23
3.4.2. Phương pháp thực hiện ....................................................................... 24
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 24


`
v

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 25
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại chăn Công ty cổ phần SX và DVTM Ngọc
Linh, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên qua 3 năm .......... 25
4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sơ sinh đến 21 ngày
tuổi tại trại ............................................................................................... 26
4.2.1. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi....... 26
4.3. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn sơ sinh đến 21 ngày tuổi ...... 32
4.3.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh ............................................................ 32
4.3.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi.... 36
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ...37
4.4.1. Công tác chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi...... 37
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi................... 42
4.5. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi sau khi thực hiện các
biện pháp phòng, trị bệnh tại trại ............................................................. 43
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 45
5.1. Kết luận ................................................................................................. 45
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 47
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh
tế, ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới và nước ta cũng đang từng bước
phát triển nhằm đem lại nhiều sản phẩm có chất lượng cho xã hội và đóng một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, chăn nuôi lợn có một vị trí
quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở Việt Nam, vì đó là nguồn cung cấp thực
phẩm với tỷ trọng cao và chất lượng, là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ lớn cho
ngành trồng trọt và cung cấp các sản phẩm như da, mỡ, .... cho công nghiệp chế
biến, ngoài ra chăn nuôi còn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng,
vật nuôi và con người.
Ngành chăn nuôi lợn là một nghề có truyền thống lâu đời và phổ biến của nhân
dân ta. Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn đang được phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, quá trình chăm sóc lợn cũng ngày càng
chuyên môn hóa theo dây chuyền. Ngành chăn nuôi lợn đã và đang phát triển cả về số
lượng, chất lượng đàn lợn cũng như cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi, tất cả vì mục
đích nâng cao chất lượng sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước
cũng như trong xuất khẩu. Tuy nhiên với số lượng đàn nuôi ngày càng lớn, mật độ lợn
trong chuồng nuôi ngày càng đông cộng với ảnh hưởng liên tục từ các yếu tố khác như:
thời tiết, khí hậu, nguồn nước, không khí... nên vấn đề dịch bệnh có những biến đổi
khó lường, bệnh trên lợn cũng diễn biến ngày càng phức tạp. Đặc biệt lợn con giai đoạn
sơ sinh đến 21 ngày tuổi rất dễ mắc nhiều bệnh nên quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ở
giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sinh
trưởng của lợn sau này. Biện pháp hiệu quả nhất chính là thực hiện vệ sinh, chăm sóc,
nuôi dưỡng, cùng với việc sử dụng vắc xin phòng bệnh và sử dụng các loại kháng sinh

để điều trị bệnh một cách kịp thời và hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao.


2

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của BCN khoa, thầy
giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực
hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con từ sơ
sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn thuộc công ty cổ phần SX và DVTM Ngọc
Linh, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại Công ty cổ phần SX và DVTM Ngọc
Linh, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho lợn con nuôi
tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại Công ty cổ phần SX và DVTM
Ngọc Linh, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Xác định được tình hình nhiễm bệnh, biết cách phòng trị bệnh cho lợn
con nuôi tại trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện của trang trại
2.1.1.1. Vị trí địa lý

- Trại chăn nuôi công ty cổ phần SX và DVTM Ngọc Linh, xã Nghĩa
Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Vị trí địa lý của huyện được xác định
như sau:
+ Phía Nam giáp huyện Khoái Châu
+ Phía Đông Nam giáp huyện Yên Mỹ
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Trì, đều
của Hà Nội.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội và huyện Văn Lâm, Hưng
Yên.
- Huyện có 11 đơn vị hành chính. Dân số huyện Văn Giang hơn 12 vạn
người, tổng diện tích tự nhiên là 71,79 km².
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
- Theo phân vùng của nha khí tượng thuỷ văn thành phố, trại lợn của
công ty cổ phần SX và DVTM Ngọc Linh nằm trong vùng có khí hậu đặc trưng
của khu vực đó là nóng ẩm vào mùa hè, có mùa đông lạnh, mưa nhiều điển hình
của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành
hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương
bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp.
Khí hậu vùng này thích hợp cho thực vật nhiệt đới như chè, thuốc lá, hồi. Tuy
nhiên, thời tiết khu vực này hay nhiễu động trong năm gây ra những khó khăn
đáng kể, nhất là vào các thời kỳ chuyển tiếp.


4

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
- Trại chăn nuôi được xây dựng từ năm 2009 trại đi vào sản xuất được 9
năm, xong hàng năm sản xuất của trại đều gia tăng, đời sống của cán bộ công
nhân viên được cải thiện. Trại chăn nuôi có ban lãnh đạo là những người đam mê,
giàu nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi. Đặc biệt trại chăn nuôi đã tuyển

dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm,
thực tiễn và yêu nghề. Trại có 41 cán bộ nhân viên trong đó:
- Lao động gián tiếp có 8 người:
+ Tổng giám đốc công ty: 1
+ Kế toán: 2
+ Làm vườn, nấu ăn: 2
+ Bảo dưỡng : 2
+ Bảo vệ: 1
- Lao động trực tiếp có 33 người:
+ 5 kỹ sư chăn nuôi
+ 28 công nhân
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại
- Hệ thống chuồng trại
Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực cao, dễ thoát
nước và được tách biệt với khu điều hành, khu dân cư xung quanh. Xung quanh
trại có hàng rào bảo vệ, cổng vào và nơi sản xuất có hố sát trùng để ngăn ngừa
dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.
Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi tránh
hiện tượng ứ đọng nước, có 4 chuồng đẻ, trong đó: 3 chuồng đẻ mỗi chuồng có
66 ô chuồng và 1 chuồng đẻ có 120 ô chuồng, 2 chuồng bầu có 1020 ô chuồng,
6 chuồng lợn thịt với 700 con/chuồng, 1 chuồng tân đáo với


5

100 con/chuồng, 1 chuồng cai sữa với 750 con/chuồng và 1 chuồng đực với 70
ô chuồng, mỗi chuồng đều có lối đi ở giữa.
Các ô chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng bê tông. Các
chuồng nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước tự động, mùa

hè có hệ thống làm mát bằng quạt điện và hệ thống dàn mát. Mùa đông có hệ
thống bóng đèn hồng ngoại.
Tổng diện tích của trang trại là 4 ha, trong đó 2,5 ha dùng để chăn nuôi,
1 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh trang trại gồm
nhà điều hành và các công trình phụ trợ khác.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con
- Cơ năng điều tiết thân nhiệt
+ Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ thường bị giảm xuống, quá trình
giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khối lượng sơ sinh, chất dinh dưỡng thu được
sau khi sinh, nhiệt độ của môi trường.
+ Theo Trương Lăng (2000) [6], sau khi đẻ 1 giờ nếu lợn con được bú
sữa đầu thì 8 - 12 giờ sau thân nhiệt sẽ ổn định, nếu sau 4 giờ mới được bú sữa
đầu thì sau 18 - 24 giờ thân nhiệt mới đạt mức bình thường. Như vậy quy định
không quá 2 giờ nếu lợn mẹ chưa đẻ xong phải cho những lợn con đã sinh bú
sữa đầu. Lợn con rất mẫn cảm với nhiệt độ vì khi ra khỏi cơ thể mẹ lợn con
chưa thể thích ứng được với môi trường bên ngoài, cơ quan điều tiết thân nhiệt
chưa hoàn chỉnh. Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của lợn con tăng chậm từ khi
mới sinh cho đến 2 tuần tuổi, do vậy trong 2 tuần tuổi chúng rất dễ mẫn cảm
với thay đổi lớn của nhiệt độ bên ngoài. Mỗi loài gia súc, đều có một giới hạn
sinh thái về nhiệt độ và ẩm độ nhất định, độ ẩm không khí trong chuồng nuôi
cao là điều bất lợi cho lợn con, bởi vì độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các


6

vi khuẩn phát triển, ngoài ra độ ẩm càng cao thì nhiệt độ trong chuồng càng
giảm. Cho nên việc quản lý độ ẩm và nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp với
mọi lứa tuổi của lợn và nhiệt độ trong chuồng nuôi được ổn định là rất quan

trọng.
+ Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [8], trên nền cứng hoặc sàn thưa
không có độn khu vực cho lợn con mới sinh cần giữ ấm ở 32 - 35°C trong tuần
đầu, sau đó giữ 21 - 27°C cho đến lúc cai sữa 3 - 6 tuần tuổi. Để bảo đảm nhiệt
độ cho lợn con theo chỉ tiêu trên cần có ô úm cho lợn con, ô úm có kích thước
ít nhất là một mét vuông, trong ô úm có thể đặt tấm sưởi điện tự động hoặc treo
bóng đèn hồng ngoại 250w hoặc 100w. Độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ
thống tác nhân stress đối với gia súc.
- Đặc điểm tiêu hóa
+ Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh,
các tuyến tiêu hóa phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn
nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần.
+ Dung tích bộ máy tiêu hóa tăng nhanh trong 60 ngày đầu: dung tích dạ
dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi
tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03
lít). Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi
gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít).
Còn dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự
tăng về kích thước cơ quan tiêu hóa giúp lợn con tích lũy được nhiều thức ăn
và tăng khả năng tiêu hóa các chất.
+ Mặc dù vậy, ở lợn con các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc
biệt là hệ thần kinh. Do đó, lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố
tác động lên chúng. Do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con cũng
rất dễ mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hóa.


7

+ Một đặc điểm cần lưu ý ở giai đoạn này trong dạ dày lợn con không có
axit HCl, được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên. Nhờ vậy nó tạo được

khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn
này dịch vị không có khả năng phân giải protein mà chỉ có khả năng làm vón
sữa đầu. Còn huyết thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột
và thẩm thấu vào máu.
+ Ở lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày không
còn gọi là trạng thái bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm có tác dụng
thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện. Vì
thế sẽ rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl. Bởi vì khi được bổ sung thức ăn thì
thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và
tăng cường phản xạ tiết dịch vị (giai đoạn con non khác với con trưởng thành
là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày).
+ Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn(2005) [10], lợn con dưới 1 tháng
tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng
kết hợp với dịch nhày của dạ dày, hiện tượng này gọi là hypohydric. Do dịch
vị chưa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu
hóa portein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen
không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu
hóa protein.
- Khả năng miễn dịch của lợn con
+ Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể. Phần lớn các chất
lạ là mầm bệnh. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn con tương đối dễ dàng, do
chức năng của các tuyến chưa hoàn chỉnh. Ở lợn con lượng enzym tiêu hoá và
lượng HCl tiết ra còn ít, chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn
trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hoá kém, hấp thu kém. Trong giai đoạn này
mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá và gây bệnh.


8

+ Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể. Lượng

kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên
khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng
kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ.
+ Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [8], trong sữa đầu của lợn mẹ hàm
lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa
chiếm 18 – 19 %, trong đó lượng γ - globulin chiếm số lượng khá lớn (30 35%). Nó có tác dụng tạo sức đề kháng, vì vậy sữa đầu có vai trò quan trọng
đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thu lượng γ - globulin
bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn nguyên tử γ - globulin
giảm đi rất nhanh theo thời gian. Nó chỉ có khả năng hấp thu qua ruột non của
lợn con rất tốt trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men
antitripsin làm mất hoạt lực của men tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách tế
bào vách ruột của lợn con khá rộng, cho nên 24 giờ sau khi được bú sữa đầu,
hàm lượng γ - globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3 mg/100ml máu. Sau 24
giờ, lượng kháng men trong sữa đầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào
vách ruột của lợn con hẹp dần, sự hấp thu γ -globulin kém hơn, hàm lượng γ globulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng
24 mg/100ml máu (máu bình thường của lợn trưởng thành có khoảng 65
mg/100ml máu), do đó lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu
lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng
hợp kháng thể, những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém,
dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.
+ Sự hấp thu các phân tử γ - globulin và các tiểu phần khác của sữa mẹ
bằng con đường chủ động chọn lọc hoặc bằng ẩm bào qua các lỗ hẹp này, vì
vậy quá trình tiêu hóa ở màng gần như vô khuẩn.


9

+ Những tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu không gây nguy
hiểm với lợn con vì trong thời gian này lợn con không hình thành kháng thể
bản thân và protein với chúng không phải là kháng nguyên.

- Hệ vi sinh vật đường ruột
+ Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2004) [9], hệ vi sinh vật đường ruột
gồm hai nhóm: nhóm vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn bắt buộc gồm:
E. coli, Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này,
người ta quan tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E. coli. Đây là vi khuẩn phổ biến
nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các
chủng E. coli trở lên cường độc gây bệnh. Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là
bạn đồng hành của thức ăn, nước uống vào hệ tiêu hoá gồm: Staphylococcus
spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis… Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của
lợn con có các trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens,
Bacillus sporogenes, Bacillus fasobacterium, Bacillus puticfus.
- Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [3], phần lớn thời gian sống của
lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
của chúng. Chuồng trại xây dựng đúng kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao
ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng
trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả năng sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của
gia súc và ngược lại. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, về mùa hè
khí hậu nóng, ẩm, về mùa đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia
súc luôn phải khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Do vậy trong
xây dựng chuồng trại ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa
điểm xây dựng chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế
các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
lợn, chuồng khô, thoáng, đủ ánh sáng thì tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy
thấp hơn so với chuồng ẩm, tối..


10

- Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất cần
thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng

chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải được vệ sinh tiêu độc
trước khi vào đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 32 – 34 °C đối với lợn
sơ sinh và 28 – 30 °C với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo, không thấm
ướt, không thay đổi thức ăn đột ngột.
Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, kín ấm áp vào mùa đông và đầu xuân
là điều kiện cần thiết phải thực hiện. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn
hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân
trắng, mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
- Phòng bệnh bằng bổ sung sắt: ở lợn con, việc thiếu sắt dẫn đến thiếu
máu, làm giảm sức đề kháng cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng tiêu chảy
khá cao. Lợn con một ngày tuổi sẽ được bấm nanh, bấm tai và tiêm sắt
- Phòng bệnh bằng vắc xin: phòng bệnh bằng vắc xin là phương pháp
hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh đặc biệt là các bệnh mà nguyên nhân là vi
sinh vật. Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn đã được nghiên cứu khá lâu và
đã được sử dụng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn dịch chủ động cho
đàn lợn chống lại bệnh, các loại vắc xin này đã và đang cho kết quả phòng bệnh
một cách khả quan, đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Một số tác giả
đã tập trung nghiên cứu chế tạo và sử dụng vắc xin phòng bệnh nhằm kích thích
cơ thể chủ động sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh.
+ Theo Bertschinger. H. U. (1999) [15], đã phát hiện có ít nhất 170 kháng
nguyên O, 70 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H. Ngoài 3 loại kháng nguyên
thông thường trên, còn có thêm kháng nguyên bám dính F, yếu tố gây bệnh
không phải là độc tố của E. Coli.
- Nhu cầu về một số chất dinh dưỡng và chất khoáng


11

+ Nhu cầu protein: lợn con sinh trưởng phát triển nhanh, trong thời gian
bú sữa nguồn năng lượng được cung cấp chủ yếu từ phân giải đường và 1 phần

nhỏ protein. Nhưng protein chủ yếu là nguyên liệu cho sinh trưởng và phát
triển, do vậy nhu cầu về protein rất lớn. Như vậy, trong thức ăn tập ăn của lợn
con cần 20 - 22% protein thô.
+ Nhu cầu về lipit: trong thời kì bú sữa, nhu cầu về lipit rất thấp vì khả
năng tiêu hóa lipit rất thấp.
+ Nhu cầu về gluxit: thời kì từ sơ sinh đến cai sữa nguồn năng lượng do
gluxit cung cấp chiếm 70 - 80% do vậy nhu cầu về gluxit cũng rất lớn, ngoài
nguồn có từ sữa (chủ yếu là từ đường lactoza) lúc nhỏ, đến khi tập ăn, ngoài
nguồn từ sữa lợn con được cung cấp qua thức ăn tập ăn.
+ Nhu cầu về khoáng: khoáng chiếm 4 - 5% khối lượng cơ thể, có 3
nhóm khoáng
Đa lượng: Ca, P, Na, Mn, Cl, Fe, S
Vi lượng: Cu, Mo, Mg, Zn, Al, F
Siêu vi lượng: Acemic, bismus, thủy ngân
+ Nhu cầu vitamin: vitamin là chất xúc tác sinh học tổng hợp, tham gia
vào một số men tiêu hóa phân giải các chất dinh dưỡng, tham gia cấu tạo màng
tế bào. Lượng vitamin vô cùng nhỏ, nhưng lại có tác dụng rất lớn cho sinh
trưởng, phát dục và sinh sản
+ Nhu cầu về nước: nước chiếm 50 - 60% khối lượng cơ thể, trong máu
nước chiếm 80 - 95%. Cơ thể mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi
chất, nếu mất 20% lượng nước lợn con sẽ chết.
2.2.1.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn con
Theo Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y (2010) [13]
- Tiêu chảy do E.coli


12

+ Lứa tuổi bị bệnh: chủ yếu xảy ra trên lợn con theo mẹ, lợn con sau cai
sữa.

+ Nguyên nhân: do lợn con bú vào bầu vú lợn mẹ có dính phân, uống
nước có chứa mầm bệnh, vệ sinh sàn chuồng không được sạch sẽ, ẩm ướt. Lợn
bị stress do trộn chung lợn cai sữa trong quá trình vận chuyển, thay đổi thức ăn.
+ Triệu chứng, bệnh tích: trên lợn con theo mẹ bị bệnh, lợn thường nằm
tụm lại, run rẩy hoặc nằm một góc, da xung quanh đuôi và hậu môn có dính
phân, phân lỏng đến sệt, có màu kem và có thể thấy lợn nôn mửa. Lợn mất nước
do tiêu chảy, mắt lõm vào, da trở nên khô. Trước khi chết có thấy lợn bơi chèo
và sùi bọt mép. Trên lợn cai sữa, biểu hiện đầu tiên thấy sụt cân, đi phân nước và
mất nước. Một vài trường hợp phân có máu hoặc sệt với nhiều màu như xám,
trắng, vàng và xanh lá cây. Do đó màu sắc phân không có ý nghĩa nhiều trong
chẩn đoán lâm sàng. Có thể lợn chết với mắt lõm vào, thỉnh thoảng thấy lợn nôn
mửa và cũng có thể thấy chết mà không có triệu chứng.
+ Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử của bệnh trong
trại. Trong trường hợp nhiễm độc tố đường ruột của vi khuẩn, xác lợn chết bị
mất nước. Mổ khám thấy ruột sung huyết, xuất huyết. Tiến hành phân lập vi
khuẩn để xác định nguyên nhân gây bệnh. Lấy mẫu phân nuôi cấy phân lập vi
khuẩn. Ngoài ra có thể lấy mẫu ruột có bệnh tích kiểm tra mô bệnh học.
+ Phòng và cách điều trị
Kháng sinh pha uống :


Amoxycillin + colistin 10%, liều lượng: 1g/lít, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.



Apralan, liều lượng: 25mg/kg TT, số ngày sử dụng: 7 ngày.
Kháng sinh trộn cám :




Roxolin 60%, liều lượng: 0,3-0,4kg/tấn, số ngày sử dụng: 5-7 ngày.
Kháng sinh tiêm:



Florject, liều lượng: 0,33 ml/kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.


13



Ampisur, liều lượng: 1 ml/kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.



Gentamycin, liều lượng: 1 ml/kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.

- Cầu trùng
+ Lứa tuổi bị bệnh: thường xảy ra ở lợn con theo mẹ từ 7 - 10 ngày tuổi,
thỉnh thoảng cũng gặp trên lợn choai, lợn thịt, lợn đực giống.
+ Nguyên nhân: do 1 loại ký sinh trùng nhỏ có tên Isospora suis, ký sinh
trùng này sống nhân lên nhờ tế bào vật chủ, chủ yếu là tế bào đường ruột.
+ Triệu chứng, bệnh tích: Trong giai đoạn đầu triệu chứng chính là tiêu
chảy. Ở giai đoạn sau phân trở nên đặc hơn và màu chuyển từ vàng tới xám
xanh, hoặc trong phân có lẫn máu khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cầu trùng
tác động gây tổn thương trên thành ruột non làm lợn con tiểu chảy dẫn đến mất
nước. Tỷ lệ chết do cầu trùng rất thấp nhưng nếu có sự lây nhiễm kế phát của
vi khuẩn thì tỷ lệ chết sẽ tăng cao. Khi lợn con bị nhiễm cầu trùng thì lợn con
còi cọc và phát triển không đồng đều.

+ Chẩn đoán: dựa trên triệu chứng lâm sàng và điều trị kháng sinh ít hiệu
quả. Trong 1 số trường hợp, ruột có bệnh tích hình dải ruy băng ở phần không
tràng và hồi tràng. Lấy mẫu phân lợn tiêu chảy xét nghiệm tìm noãn nang bằng
phương pháp phù nổi. Ngoài ra có thể lấy phần ruột có bệnh tích đi kiểm tra
mô học.
+ Phòng và điều trị
Kháng sinh uống:
• Toltrazoril, liều lượng: 1 ml/con, số ngày sử dụng: 1 ngày.
• Amprolium hydrochloride, liều lượng: 25-65 mg/kg TT, số ngày sử
dụng: 3 ngày.
- Viêm rốn
+ Lứa tuổi mắc bệnh: lợn con khoảng 3 ngày tuổi


14

+ Nguyên nhân: lợn con sau khi sinh không được cắt rốn, không đảm bảo
vệ sinh khi cắt rốn cho lợn con, lợn mẹ dẫm lên làm tổn thương vùng rốn của
lợn con, do vệ sinh sát trùng khi cắt rốn cho lợn con không tốt hoặc do môi
trường vệ sinh kém.
+ Triệu chứng: lợn con thiếu máu, da nhợt nhạt, lông dày và cứng lợn
ốm và dễ bị bệnh ghẻ do hệ miễn dịch yếu. Nước tiểu từ bàng quan có thể theo
mạch máu rốn chảy ra rốn. Khi ấn tay vào rốn thấy có khối cộm cứng,
+ Phòng và cách xử lý: khi cắt rốn cho lợn con sử dụng dao và kéo sắc,
ngâm dụng cụ trong 1 lít nước sát trùng 30 phút trước khi sử dụng. Sau khi cắt
xong nhúng rốn vào cồn iot để sát trùng. Ngày sau kiểm tra rốn khô hay không,
nếu rốn không khô (nhìn như lúc mới cắt tức là rốn đang bị viêm) thì nhúng lại
cồn iot thêm 1 lần nữa.
- Bệnh do Streptococcus
+ Lứa tuổi bị bệnh: lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa

+ Nguyên nhân: do 1 loại vi khuẩn có tên là Streptococcus suis gây ra
+ Triệu chứng, bệnh tích: lợn con có biểu hiện nằm úp bụng, run rẩy,
rụng lông. Khi lợn con bị nhiễm trùng huyết gây viêm màng não sẽ có những
triệu chứng làm mắt sưng, run rẩy, bơi chèo, co giật, khớp chân bị viêm. Ngoài
ra, lợn chết đột ngột.
+ Chẩn đoán: dựa trên tiền sử bệnh trong trại, các triệu chứng lâm sàng
và phân lập vi khuẩn từ phổi, dịch trong khớp. Lấy mẫu lách, phổi và hạch có
bệnh tích kiểm tra mô bệnh học.
+ Phòng và cách điều trị
Kháng sinh trộn cám:
• Aquacil 60%, liều lượng: 0,6 kg/tấn, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.
Kháng sinh tiêm:
• Vetrimoxin LA, liều lượng: 1 ml/10kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.


15

• Pendistrep LA, liều lượng: 1 ml/10kg TT, số ngày sử sụng: 3-5 ngày.
• Ceftiofur, liều lượng: 0,6 ml/10kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.
• Florject 400 LA, liều lượng: 0,33 ml/10kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.
• Doxycyclin, liều lượng: 1 ml/10kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.
- Bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae
+ Lứa tuổi bị bệnh: bệnh thường xảy ra ở lợn con giai đoạn sau cai sữa
và lợn choai, đặc biệt là lợn lúc 7 tuần tuổi trở lên.
+ Nguyên nhân: do Mycoplasma hyponeumoniae gây ra
+ Triệu chứng, bệnh tích:
Cấp tính: thường gặp trong đàn lần đầu bị nhiễm bệnh, viêm phổi nặng,
ho râm ran, thở khó, sốt và tỉ lệ chết cao. Tuy nhiên những triệu chứng này biến
động và biến mất đi khi bệnh nhẹ đi.
Mãn tính: thường gặp trong đàn có mầm bệnh xuất hiện nhiều lần, ho

kéo dài và nhiều lần (ho theo kiểu chó ngồi). Một số con bị hô hấp nặng và biểu
hiện triệu chứng viêm phổi, sẽ có khoảng 30 - 70% số lợn có bệnh tích tổn
thương phổi khi mổ khám.
+ Chẩn đoán: dựa trên tiền sử bệnh trong trại, dấu hiệu lâm sàng và
phương pháp phòng thí nghiệm. Mổ khám thấy có bệnh tích gan hóa phổi trên
thùy phổi trước.
+ Phòng và cách điều trị:
Kháng sinh trộn cám :
• CTC 15%, liều lượng: 2-3 kg/tấn, số ngày sử dụng: 7-14 ngày.
• Dinamutilin 10%, liều lượng: 2 kg/tấn, số ngày sử dụng: 10-14 ngày.
• Tylan 40 sulfa, liều lượng: 1,25 kg/tấn, số ngày sử dụng: 10-14 ngày.
• Pulmutil G-200, liều lượng: 1-2 kg/tấn , số ngày sử dụng: 21 ngày.
Kháng sinh tiêm:
• Tylan 50, liều lượng: 1,7 ml/10kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.


16

• Tylan 200, liều lượng: 0,5 ml/10kg TT, số ngày sử dụng: 3-5 ngày.
• Dinamutilin 20%, liều lượng: 0,5 ml/10kg TT, số ngày sử dụng: 35 ngày.
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.2.1. Nghiên cứu trong nước
- Bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ
bệnh tật ở đường ruột và dạ dày còn yếu. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại,
máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh
đường tiêu hóa cao hơn.
- Khi lợn nái nuôi con bằng chuồng sàn thì lợn con ít và không ỉa chảy
phân trắng, còn lợn con theo mẹ nuôi chuồng nền thì tỷ lệ mắc hội chứng tiêu
chảy từ 40 - 45%.
Theo Trần Thị Dân (2008) [1], lợn con mới đẻ trong máu không có

globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ
sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6
lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch
như bổ thể, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của
lợn con kém. Vì vậy, cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo
vệ cơ thể chống lại mầm bệnh.
- Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng,
hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng
trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các
phản ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu.
- Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường sống lạnh,
ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến đổi về chức
năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan đến phản ứng điều hòa


17

nội mô. Trong những trường hợp như thế sức đề kháng của cơ thể giảm đi là
điều kiện để cho các vi khuẩn đường ruột tăng số lượng độc tính và gây bệnh.
- Nhu cầu Fe trong máu rất cần thiết cho duy trì Hemoglobin (Hb) và dự
trữ cho cơ thể phát triển. Ở lợn sơ sinh, trong 100ml máu có 10,9 mg Hb, sau
10 ngày tuổi chỉ còn 4 - 5mg. Nếu lợn con chỉ nhận Fe qua sữa sẽ thiếu Fe dẫn
đến thiếu máu gây suy dinh dưỡng, ỉa phân trắng.
- Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [3], các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng
rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu
thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn từ 75- 85%.
Vì thế việc làm khô và giữ ấm chuồng là vô cùng quan trọng.
- Theo Phan Địch Lân và cs (1997) [7], chuồng trại ẩm, lạnh tác động
vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rối loạn tiêu hóa.Tỷ lệ lợn con
mắc hội chứng tiêu chảy thay đổi theo sự biến đổi hàng tháng của nhiệt độ, độ

ẩm trung bình, cụ thể là có sự tương quan thuận với độ ẩm và tương quan nghịch
với nhiệt độ không khí. Do đó, để hạn chế tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy lợn
con, thì ngoài các biện pháp về dinh dưỡng, thú y, cần đảm bảo tiểu khí hậu
chuồng nuôi thích hợp.
- Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2], khi lợn bị tiêu chảy số loại vi
khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn
không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò
quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E.coli, Salmonella và Streptococcus
tăng lên trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.
- Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) [4], nghiên cứu biến động của vi khuẩn
đường ruột thường gặp ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy đã chỉ ra rằng, khi
lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần.
- Theo Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hoa (2012) [5], hội chứng rối loạn
hô hấp và sinh sản(PRRS) gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lợn, đặc biệt


18

là lợn con sau cai sữa có tỷ lệ mắc bệnh cao vì đây là lứa tuổi lợn dễ mẫn cảm,
sức đề kháng yếu. Nghiên cứu này được tiến hành trên đàn lợn sau cai sữa từ 3
- 6 tuần tuổi. Lợn sau cai sữa bị mắc PRRS có biểu hiện bỏ ăn, chán ăn, sốt cao,
da mẩn đỏ, khó thở. Phổi lợn bệnh có hiện tượng sung huyết, xuất huyết, viêm
phổi. Hạch lâm ba sưng to, tụ máu. Thận có xuất huyết lấm tấm. Xoang bao tim
tích nước. Các tổn thương vi thể bao gồm thâm nhiễm tế bào viêm, phế quản phế
viêm hoặc phế phổi thùy, xuất huyết cầu thận , bể thận.
- Theo Nguyễn Trung Tiến và cs (2015) [11], dịch tiêu chảy cấp tính trên
lợn (Porcine Epldemic Diarrhea - PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy
hiểm do một loại vi rút thuộc họ Coronaviridae gây ra. Dịch PED xảy ra quanh
năm nhưng thường phổ biến hơn vào mùa đông và trên 90% ca bệnh xảy ra ở
lợn con dưới 7 ngày tuổi. Trong nghiên cứu này 148 mẫu bệnh phẩm là các

mẫu phân và ruột của lợn nghi mắc bệnh PED thu thập được từ 3 tỉnh là Quảng
Trị, Thái Nguyên và Thái Bình từ năm 2013 - 2014 đã được chẩn đoán bằng
phương pháp RT - PRC. Kết quả chẩn đoán cho thấy 57/148 (38,51%) mẫu
bệnh phẩm dương tính với vi rút PED. Kết quả phân tích trình tự nucleotide và
amino acid trên cơ sở giải trình tự một phân gen S (spike gene) cho thấy các
chủng vi rút PED thu thập được trong nghiên cứu này có tỉ lệ tương đồng về
nuleotide và amino acid rất cao khi so sánh với các chủng vi rút PED tham
chiếu khác trước đây của Việt Nam, tỷ lệ tương đồng nucleotide từ 94,8 98,6% và amino acid từ 93,5 - 98,8%. Kết quả phân tích cây phả hệ cho
thấy các chủng vi rút PED trong nghiên cứu này thuộc nhóm G1-1.
- Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa,
là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do
rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch hoặc chỉ phản
ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc
đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều


×