Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 18: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.35 KB, 4 trang )

Chương II:

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1939

Bài 18
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.
1/. Mục tiêu
a. Kiến thức Giúp học sinh nắm được quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử thời điểm và không gian nào? Nội dung chủ
yếu của Hội nghị thành lập Đảng, nội dung chính của luận cương chính trị năm
1930, ý nghĩa thành lập Đảng.
b.Tư tưởng: Qua vai trò của vị lãnh tụ NAQ đối với hội nghị thành lập Đảng giáo
dục cho học sinh lòng biết ơn và kính yêu đối với chủ tịch HCM, củng cố niềm tin
vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
c.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng tranh ảnh lịch sử, biết phân
tích đánh giá ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
2 Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Tranh ảnh lịch sử. Nhà số 5D Hàm Long Hà Nội, chân dung NAQ
năm 1930 và chân dung của các đại biểu dự hội nghị thành lập Đảng
3/2/1930.
- HS: Tìm hiểu tiểu sử đồng chí trần Phú (Tài liệu tham khảo cuốn tư liệu
lịch sử 9)
3/ Tiến trình bài dạy
*Sĩ số:
9C......................................................
9D.............................................................
A.Kiểm tra bài cũ: ( 5ph M)
Tại sao chỉ trong một thời giân ngắn ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở
Việt Nam?
Trả lời:
-Từ cuối năm 1928 – 1929 phong trào DTDC ở nước ta đặc biệt là phong trào


công nhân theo con đường CM vô sản đã phát triển mạnh đòi hỏi phải thành lập
một Đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân và các lực
lượng để chống đế quốc và phong kiến giành độc lập.
(4đ)
- 3/2929, một chi bộ Đảng thành lập tại nhà số 5D hàm Long Hà Nội
(1đ)
- 5/1929, ĐHĐB lần thứ nhất của hội VNCMTN đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập
đảng nhưng không được chấp nhận.
(5đ)
+6/1929, Đông Dương cộng sản thành lập.
+ 8/1929, An Nam cộng sản đảng thành lập.
+ 9/1929, Đông Dương cộng sản Liên Đoàn thành lập.
B/ Dạy nội dung bài mới.


Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong thời gian ngắn đã đánh dấu bước
phát triển mới của phong trào cách mạng VN nhưng ba tổ chức hoạt động riêng rẽ
đòi hỏi phải thống nhất ba tổ chức thành một đảng duy nhất để lãnh đạo CMVN.
I/ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (15ph)
gọi học sinh đọc từ đầu đến cả nước.
?HS(KG): Với sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản phong trào cách mạng VN có
những ưu điểm hạn chế gì?
( Đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước tạo thành
một làn sóng đấu tranh CMDTDC song ba tổ chức hoạt động riêng rẽ tranh giành
ảnh hưởng lẫn nhau nếu kéo dài sẽ có nguy cơ chia rẽ nên yêu cầu bức thiết là phải
có một Đảng CS thống nhất)
- Hoàn cảnh thành lập Đảng
+ Ba tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào CMDTDC ở nước ta
phát triển mạnh
+ Tuy nhiên, 3 tổ chức lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với

nhau.
?HS(KG): Đứng trươcs tình hình đó yêu cầu cấp bách của CM VN là phải làm gì?
( Thống nhất những người cộng sản trong một Đảng
 Yêu cầu bức thiết của CMVN lúc này phải có một Đảng cộng sản thống nhất.
GV: Giới thiệu chân dung NAQ và các ĐB dự hội nghị 3/2/1930. Cuối tháng
1/1930 Hồng Công đang vào xuân tiéng pháo đón tết sớm của trẻ con đã nổ râm
ran trên đường phố các đại biểu đã có mặt ở Cửu Long ( Hai đại biểu của Đông
Dương cộng sản đảng, hai đại biêu của An Nam cộng sản đảng cùng với Lê Hồng
Sơn và HỒ Tùng Mậu cùng NAQ), lần đầu tiên các ĐB gặp NAQ mà tên tuổi từ
lâu đã được các nhà CM nói đến với một lòng tin yêu kính trọng nên rất mừng và
cảm động nhờ những lời phát biểu cởi mở và súc tích của người đã làm cho các đại
biểu nhất trí việc hợp nhất của các tổ chức cộng sản thành lập một đảng thống nhất.
- Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản NAQ đã thông nhất ba tổ
chức Cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Gọi học sinh đọc đoạn chữ in nhỏ
?HS(TB): Nêu nội dung của hội nghị 3/2/1930.
- Nội dung : Hội nghị đã nhất trí thông nhất các tổ chức cộng sản thành
một Đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản VN và thông qua chính cương vấn
tắt sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt Đảng do NAQ khởi thảo nhân dịp này
Người ra lời kêu gọi.
?HS(TB): Hội nghị thành lập đảng thành công nhờ những yếu tố nào?
( Công lao của NAQ)
- Chính cương, Sách lược vắn tắt Là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- 24/2/1930 Đông Dương cộng sản Liên đoàn ra nhập Đảng CSVN


- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(1960) quyết định lấy
ngày 3/2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng
II/ Luận cương chính trị (10/1930) (12ph)

GV: Giữa lúc cao trào CM của quần chúng dâng cao BCH TW lâm thời của Đảng
họp hội nghị lần thứ nhất tậi Hương Cảng (TQ) tháng 10/1930.
?HS(TB): Hội nghị lần thứ nhất của BCH TW lâm thời họp đã quyết định những
nội dung gì?
( Đổi tên Đảng, bầu ban chấp hành trung ương chính thức đồng chí Trần Phú được
cử làm tổng bí thư, thông qua luận cương chính trị)
- Tháng 10/1930 hội nghi lần thứ nhất BCH TW lâm thời của Đảng họp
tại Hương Cảng (TQ)
+ Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương
+ Bầu ban chấp hành trung ương chính thức đồng chí Trần Phú được cử
làm tổng bí thư
GV: Giới thiệu tranh ảnh đồng chí trầnn Phú (1930), sinh ngày 2/5/1904 tại Quảng
Ngãi, nguyên quán huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, cha mẹ mất sớm cuộc sống khó
khăn, anh em ông phải ra Quảng Trị nhờ họ hàng giúp đỡ, sau đó ông được học ở
trường Quốc học Huế năm 1925 tham gia hội phục việt rồi gia nhập Tân việt CM
đảng 8/1926 sang TQ liên lạc với hội VNCM TN và trở thành hội viên của tổ chức
này, năm 1927 được sang học trường ĐH Phương Đông Mát-xcơ-va đầu năm 1930
về nước hoạt đọng và được cử BCHTƯ lâm thời tại căn hầm của ngôi nhà 90 phố
thợ Nhuộm Hà Nội tại đây ông soạn thảo luận cương chính trị tháng 10/1930, ông
tham gia hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời và được cử làm bí thư sau đó
hoạt động ở Sài Gòn ngày 19/4/1931, ông bị bắt và hy sinh khi mới 27 tuổi.
+ Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
?HS(TB): Nêu nội dung chính của luận cương tháng 10/1930
- Nội dung của luận cương chính trị:
+ CMVN trải qua hai giai đoạn: CM tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời
kì tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên con đường XHCN.
+ Nhiệm vụ của CM tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc, phong kiến.
+ Lực lượng của CM là vô sản và nhân dân và phải có một Đảng cộng
sản lãnh đạo.
?HS(KG): So với cương lĩnh đầu tiên do NAQ khởi thảo luận cương có những hạn

chế thiếu sót gì
( Cương lĩnh xác định CM VN phải trải qua hai giai đoạn CMTS dân quyền
(CMDTDC) và CMXHCN, CMTS dân quyền có nhiệm vụ đánh đổ dế quốc Pháp,
phong kiến và tư sản phản động làm cho việt nam độc lập thành lập chính phủ
công-nông-binh, lực lượng đánh đổ đế quốc phong kiến là công nông và phải liên
lậc với tiểu tư sản trí thức trung nông CM Việt Nam là bộ phận của CM thế giới


nhân tố quyết định thắng lợi của CM vô sản là lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền
tảng phát triển.
III.Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng. (10ph)
Gọi học sinh đọc phần III.
?HS(TB): Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Trong nước:
+ ĐCS VN ra đời 3/2/1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc
và giai cấp ở Việt Nam, Đảng là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lê-nin,
phong trào công nhân , phong trào yêu nước trong những năm đầu thế kỉ XX.
GV: Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của giai cấp công nhân và CMVN. Đảng ra
đời khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CMVN
chấm dứt khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân.
+ Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo CMVN từ đây
thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong ĐCS.
- Thế giới: CM VN trở thành một bộ phận của CMTG.
C/ Củng cố luyện tập (2ph) Tại sao nói sự ra đời của ĐCS gắn liền với vai trò của
NAQ
(NAQ là người có công truyền bá chủ nghĩa Mác–Lê-nin vào cách mạng Việt Nam
và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất)
D/ Hướng dẫn học ở nhà.(1ph)
- Học bài cũ trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập.

- Đọc bài phong trào công nhân, nông dân trong những năm 1930 – 1935
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
- Thời gian:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Nội dung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
- Phương pháp
.....................................................................................................................................
.........



×