Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận tốt nghiệp luật hôn nhân và gia đinh 28 5 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.22 KB, 12 trang )

Giải quyết việc nuôi con khi cha mẹ ly hôn theo quyết dịnh của pháp luật
hiện hành, nững vước mắc, bất cập và hướng khắc phục.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................2
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VIỆC TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON
KHI LY HÔN:.................................................................................4
II. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON KHI CHA MẸ LY
HÔN:............................................................................................5
III. NHỮNG VƯỚNG MẮC BẤT CẬP KHI GIẢI QUYẾT VIỆC NÔI CON
TRONG KHI LY HÔN:.....................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................11

1


LỜI MỞ ĐẦU

Các công trình nghiên cứu cũng như hiện thực cuộc sống đã chứng minh
vai trò của con người đối với xã hội, vai trò của gia đình đối với mỗi con người.
Xã hội ngày càng thay đổi và phát triển, điều này đã khiến cho các bộ phận
đã tạo nên xã hội cũng thay đổi và phát triển không ngừng. Và sự vận động, sự
biến đổi của gia đình là điều tất yếu. Bởi gia đình là tế bào của xã hội. Nền kinh
tế thị trường trong thời kì mở cửa, hội nhập đã tác động lên mọi mặt, mọi mối
quan hệ của xã hội. Trong đó có mối quan hệ giữa con người với nhau. Sự tác
động này tạo nên sự phát triển nhưng một mặt cũng gây nên mặt trái đối với các
vấn đề trong xã hội.
Các vụ án ly hôn vẫn ngày một tăng và phổ biến. Thực trạng này kéo theo
những hậu quả mang tính tiêu cực không chỉ về mặt đạo đức mà còn ảnh hưởng
đến toàn bộ nền kinh tế xã hội. Hiện nay, Các vụ án ly hôn chiếm 50 % các vụ
án dân sự, tỷ lệ ly hôn đối với những người trẻ cao (dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 30
%) và không ngừng tăng theo thời gian.


Sau khi ly hôn thường xẩy hai tranh chấp chính:
Thứ nhất, Tranh chấp về quyền nuôi con và trợ cấp tiền nuôi con sau ly
hôn;
Thứ hai, Tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng của hai vợ chồng;
Trong hai tranh chấp phổ biến này thì tranh chấp về quyền nuôi con sau ly
hôn là khó giải quyết nhất. Trước thực trạng đáng lo ngại, cũng như tác hại của
vấn đề ly hôn đối với xã hội. Bài tiểu luận: “Giải quyết việc nuôi con khi cha
mẹ ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành, những vướng mắc, bất cập
và hướng khắc phục ”
Trong quá trình nghiên cứu do kinh nghiệm còn hạn chế trong việc tìm
hiểu, thu thập và đánh giá thông tin một cách hệ thống và khoa học còn nhiều
hạn chế nên b tểu luận của em còn có những thiếu sót là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, em rất mong nhận được sự sửa chữa, đóng góp, bổ sung từ phía các thầy

2


cô giáo cũng như các bạn học viên, để em có một nhận thức đầy đủ hơn về vấn
đề này, để từ đó áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

3


B. NỘI DUNG
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VIỆC TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI
CON KHI LY HÔN:
Quá trình hội nhập đã thúc đẩy nên kinh tế – chính trị – xã hội phát triển
một cách mạnh mẽ. Mọi mối quan hệ trong xã hội cũng có sự vận động thay đổi
theo xu thế của nó. Gia đình là tế bào của xã hội nên cũng khong nằm ngoài quy

luật đó. Xã hội phát triển, đời sống nâng cao cùng với sự du nhập những tư
tưởng cách sống mới làm cho mỗi người có một trình độ hiểu biết khác nhau, từ
đó cách nhìn nhận, suy nghĩ các vấn đề khác nhau. Chính từ những quan điểm
khác nhau đó, nên thường xảy ra các mâu thuẫn đối kháng. Nhất là trong vấn đề
hôn nhân nên việc tan vỡ gia đình là rất phổ biến.
Những năm gần đây, số lượng án hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng
với nhiều những mâu thuẫn khác nhau đã gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, dẫn
đến thực trạng suy giảm về đạo đức, lối sống, bạo lực trong gia đình ngày càng
trở nên phổ biến. Những đứa con luôn là vấn đề đầu tiên mà các ông bố bà mẹ
nghĩ đến khi ly hôn, quyền và trách nhiệm của ỗi người đối với con cái. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến vấn đề quyền và
lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong toàn xã hội nhất là bộ phận trẻ em. Nhà
nước đã ban hành những quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của
mỗi con người trong xã hội, tạo nên sự công bằng và bình đẳng trong mọi lĩnh
vực.
Đầu tiên, chúng ta nhận thấy khá rõ tư tưởng á đông trong việc xây dựng
luật hôn nhân gia đình “gia đình là tế bào của xã hội - là cái nôi nuôi dưỡng,
là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em”.
Do vậy, pháp luật có thiên hướng bảo vệ sự bền vững của gia đình. Nhưng hiện
nay, sự bền vững của gia đình (đặc biệt là gia đình trẻ) đang bị đe dọa nghiêm
trọng cùng với sự phát triển về tư tưởng, văn hóa, hội nhập kinh tế thị trường.
Vậy, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như thế nào về quyền nuôi
con:
Thứ nhất, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 tôn trọng sự tự nguyện thỏa
thuận của vợ và chồng về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Khoản 2, điều 81 quy
4


định “Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của
mỗi bên sau khi ly hôn với con; trườn hợp không thỏa thuận được thì Tòa án

quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con;
Nếu con từ 07 tuổi trở nên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con”.
Như vậy, Vợ và chồng có thể cùng bàn bạc, thống nhất xem ai sẽ là người
trực tiếp nuôi con – Pháp luật tôn trọng và xem đây là một yếu tố quan trọng để
giải quyết việc nuôi con. Nếu thỏa thuận thành thì Tòa án sẽ đương nhiên chấp
thuận.
Ví Dụ: Gia đình có hai con Bố sẽ nuôi cháu đầu, Mẹ sẽ nuôi cháu thứ hai.
Sự thỏa thuận này được ghi nhận vào trong đơn xin ly hôn và các biên bản lấy
lời khai theo trình tự tố tụng tại tòa án.
Thứ hai, Nguyên tắc “Con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi được giao cho
mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi
dưỡng – Khoản 3, điều 81 luật hôn nhân gia đình”
Điều này khá dễ hiểu, bởi với con dưới 36 tháng tuổi các yếu tố “sinh học”
như: Bú, mớm, ăn dặm … của con phụ thuộc nhiều hơn vào người Mẹ nên việc
giao con cho mẹ nuôi là thuận với lẽ tự nhiên.
Thứ ba, Sau khi ly hôn “Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con, khoản 1 điều 81, Luật hôn nhân gia đình”. Như vậy, con có
thuộc quyền nuôi của cha hay mẹ thì các bên vẫn phải tôn trọng quyền trông
nom, chăm sóc, giáo giục con của người còn lại. Điều này, tạo sự cân bằng về
tâm lý, quyền được yêu thương của cả cha và mẹ sau khi ly hôn.
II. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON KHI CHA MẸ
LY HÔN:
Xác định các thỏa thuận quyền nuôi con và hỗ trợ vật chất cho trẻ em là
một trong những quyết định khó khăn nhất phải được thực hiện trong quá trình
kết thúc hôn nhân. Trong phân xử các vụ án ly hôn, các tòa án thường áp dụng
tiêu chuẩn "những gì là lợi ích tốt nhất của trẻ em" - một trong các điều khoản
của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989. Điều cốt yếu trong tiêu
chuẩn này là trong tất cả các hành động liên quan đến trẻ em, cho dù thực hiện
bởi các tổ chức phúc lợi xã hội công hay tư, các tòa án, cơ quan hành chính hoặc
cơ quan lập pháp, thì các lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là một điểm cốt yếu để

xem xét (Bordow, 1994).
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, sau khi ly hôn, cặp vợ chồng
có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và nuôi dạy trẻ em (dưới 18 tuổi) và con đã
thành niên bị tàn tật. Các nguyên tắc chung được áp dụng là làm những gì là tốt
nhất cho trẻ em. Các bà mẹ được quyền nuôi con dưới ba tuổi, nếu các cặp vợ
chồng không có lựa chọn khác. Nếu trẻ em trên chín tuổi, sự sắp xếp sẽ được
5


xác định dựa trên ý muốn của trẻ. Trong thực tế, việc bố trí con được dựa trên
nguyên tắc lợi ích tốt nhất. Các thẩm phán thường cân nhắc yếu tố kinh tế, đạo
đức, tình cảm và tình trạng của cha mẹ trước khi phân quyền nuôi con. Vợ hoặc
chồng người không trực tiếp nuôi con có trách nhiệm cung cấp hỗ trợ. Nói
chung, các cặp vợ chồng có thể đàm phán để đạt được một thỏa thuận về quyền
nuôi con trước tòa. Trong trường hợp xung đột, thẩm phán sẽ ra quyết định cuối
cùng.
Theo số liệu do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cung cấp thì trong 10
năm trở lại đây có 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết, thì có 1.060.767
vụ xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như: bị đánh đập, ngược đãi; vợ
hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án
ly hôn). Tỉ ệ phụ nữ Việt Nam có con là 2.8% nhân lên với số vụ án ly hôn thì số
trẻ phải giải quyết là: 38.770480 em.
III. NHỮNG VƯỚNG MẮC BẤT CẬP KHI GIẢI QUYẾT VIỆC NÔI
CON TRONG KHI LY HÔN:
Trường hợp 1: Tranh chấp quyền nuôi con khi hai vợ chồng chỉ có một con
chung duy nhất. Đây là một trong những vấn đề khá phổ biến trong xã hội hiện
đại ngày nay. Vậy các bên cần làm gì để giành quyền nuôi con ? Tòa án phán
quyết quyền nuôi con dựa trên những tiêu chí nào ?
Khi chỉ có một con chung, điều đầu tiên chúng ta cần xem xét là độ tuổi
của con.

+ Con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con thuộc về Mẹ (Khoản 3, điều
81, Luật Hôn nhân gia đình);
+ Con trên từ 3 đến 7 tuổi quyền nuôi con của hai cha mẹ là ngang nhau;
+ Con trên 07 tuổi thì tòa án phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với
ai để là căn cứ xem xét về quyền nuôi con.
Trên thực tiễn của cuộc sống và quá trình tố tụng với vai trò là một luật sư
nhiều năm tham gia giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình. Tôi nhận thấy rằng
“việc xem xét nguyện vọng của con trên 07 tuổi tại tòa án” thường ảnh hưởng
không tốt đến tâm lý của trẻ, quan điểm của trẻ thường xuyên thay đổi (hôm nay
nói ở với bố, ngày mai nói ở với Mẹ). Với trường hợp này, Cha Mẹ nên thấu
hiểu và hướng dẫn con viết đơn nêu rõ nguyện vọng của mình để gửi tòa án (cha
mẹ ký xác nhận chữ ký cho con dưới đơn) để cung cấp các thông tin pháp lý cần
thiết cho tòa án và tranh ảnh hưởng tâm lý cho trẻ.
Điều kiện về kinh tế của Cha, Mẹ, như:
6


+ Nơi ở sau khi ly hôn (Đi thuê, ở chung bố mẹ chồng, có nhà riêng …)
+ Thu nhập thường xuyên (thu nhập không thường xuyên)…
+ Công việc làm ổn định;
Điều kiện giáo dục của Cha, Mẹ khả năng chăm sóc, phát triển hình thành
nhân cách tốt cho trẻ (Điều kiện giáo dục) của Cha, Mẹ:
+ Trình độ văn hóa;
+ Tính chất công việc (VD: Một giáo viên có thời gian chăm sóc và giáo
dục con nhiều hơn một kỹ sư công trình…);
+ Lối sống…
Trường hợp 2: Có nhiều con chung nhưng một bên muốn giành hết quyền
nuôi con khi cho rằng bên kia không đủ khả năng kinh tế, hoặc lối sống không
phù hợp với sự phát triển và hình thành nhân cách của con. Trong trường hợp
này ngoài các yếu tố về độ tuổi, điều kiện kinh tế, điều kiện giáo dục thì bên

giành quyền nuôi con cần chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể cho tòa án
thấy rằng việc giao con cho người vợ/hoặc người chồng sẽ không tốt cho đứa
trẻ. Quyền lợi của con sẽ là tốt nhất khi được giao cho mình nuôi.
Ví dụ:
+ Bố có hành vi bạo hành gia đình, thường xuyên đánh đập mẹ và các con;
+ Bố nghiện rượu, cờ bạc, nợ nần… (thậm trí là nghiện ma túy), thường
xuyên giao du với các đối tượng xã hội;
+ Mẹ có lối sống buông thả, nợ nần, cờ bạc….
Tòa án sẽ xem xét tổng thể các vấn đề pháp lý và thực tiễn để đưa ra phán
quyết “Ai là người có quyền nuôi con” theo quy định của pháp luật.

IV. HƯỚNG KHẮC PHỤC
1. Giải pháp kinh tế, chính trị, xã hội.
Tìm những giải pháp đúng hướng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình
cũng như định hướng chiến lược phát triển nền kinh tế một cách đúng đắn. Để từ
đó hộ gia đình có một nền kinh tế mạnh phát triển bền vững ổn định. Thực tế
cho thấy, một nền kinh tế tốt có tính chất phát triển bền vững ổn định sẽ khiến
cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn. Những
7


mâu thuẫn xuất phát từ lý do túng bẫn, khó khăn về kinh tế không còn xuất hiện
trong các gia đình nữa. Và đương nhiên các vụ án xuất phát từ lý do kinh tế cũng
đã không còn nữa.
Nền kinh tế chính trị xã hội tác động rất lớn đến sự phát triển của xã hội nói
chung cũng như gia đình nói riêng. Xã hội càng tiến bộ văn minh thì con người
càng có ý thức trong thiết lập và củng cố mối quan hệ của mình. Đẩy lùi những
mâu thuẫn xuất hiện trong gia đình chính là hạn chế rủi ro của các vụ ly hôn.
Một gia đình giàu mạnh, ấm lo hạnh phúc thì không lý gì dẫn đến tình trạng ly
hôn.

Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội thể hiện mối liên hệ hài hoà, gắn bó
giữa mặt riêng tư và mặt xã hội trong quan hệ hôn nhân. Lợi ích của quan hệ xã
hội trong quan hệ hôn nhân thể hiện sự tồn tại bền vững của mỗi cặp vợ chồng.
Không chỉ vợ chồng, con cái mà cả Nhà nước và xã hội đều quan tâm đến việc
xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân, làm sao cho hôn nhân bền vững, hoà
thuận, hạnh phúc.
Vì vậy, để khắc phục hạn chế thực trạng ly hôn ở Thị xã Hưng Yên chúng
ta phải thực hiện các giải pháp này.
2. Giải pháp giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đức.
- Việc hiểu biết pháp luật và có ý thức đạo đức tốt là vấn đề hết sức quan
trọng đối với sự tồn tại của mỗi con người. Nó giúp con người trở nên có ích
hơn đối với xã hội cũng như trong việc xây dựng gia đình. Chúng ta phải tăng
cường công tác tuyên truyền pháp luật đến đời sống nhân dân. Điều này góp
phần nâng cao nhận thức của người dân, để từ đó sống và làm việc theo đúng
chủ trương chính sách Nhà nước mà pháp luật đã quy định.
- Tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện phát huy những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, để cùng nhau xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Cùng với đó là giáo dục nhân dân từ bỏ những hủ tục lác hậu, mê tín dị đoan.
Việc tuyên truyền cũng phải được thực hiện hết sức thận trọng làm cho nhân dân
hiểu và có niềm tin vào pháp luật và nhà nước.
8


- Đối với các cơ quan Nhà nước có hoạt động liên quan trực tiếp đến lĩnh
vực này như ban tư pháp phường, xã. Cần phải có trách nhiệm hơn nữa đối với
lĩnh vực chuyên môc của mình, trong việc đăng kí giấy chững nhận đăng kí kết
hôn cho các đối tượng phải đủ điều kiện, cũng như trong việc giải thích các quy
định của pháp luật cho quần chúng nhân dân để từ đó họ thực hiện đúng pháp
luật và tránh những hậu quả đáng tiếc xẩy ra.
Việc kết hôn đúng độ tuổi mà pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho công dân phát triển lành mạnh độ tuổi trưởng thành. Có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự đảm bảo sau khi kết hôn vợ chồng đều là những người đã trưởng
thành, hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Điều đó sẽ giúp họ có những suy nghĩ
hoạt động chính chắn hơn trong cuộc sống, có ý thức trách nhiệm hơn trong việc
cùng góp sức xây dựng mái ấm gia đình.
Có thể thấy vai trò rất lớn của các cán bộ làm công tác tư pháp đối với việc
hình thành tư tưởng về hôn nhân và gia đình trong mỗi cặp vợ chồng khi họ
đăng kí kết hôn.
Vì vậy, bồi dưỡng những kiến thức pháp luật cũng như xã hội là hết sức cần
thiết, việc này sẽ mang ý nghĩa tuyên truyền pháp luật cho người dân một cách
gián tiếp. Kiến thức pháp luật sâu rộng, kiến thức pháp luật tốt sẽ giúp những
cán bộ tư pháp hạn chế sự đổ vỡ của các gia đình khi tham gia hoà giải trong các
gia đình xuất hiện mâu thuẫn.
Các Uỷ ban cũng như các cơ quan chuyên môn phải tuyên truyền những
kiến thức gia đình phổ biến, như độ tuổi sinh đẻ, giải thích ý nghĩa của những
giá trị mà mình tuyên truyền.
Khuyến khích các cặp vợ chồng kết hôn và sinh con ở độ tuổi phù hợp, khi
nam trên 25 tuổi, nữ trên 22 tuổi vì ở độ tuổi này họ có sự vững vàng về tư
tưởng và tư duy cũng như sự ổn định về kinh tế. Sự tíh luỹ về kinh tế là rất quan
trọng đối với sự phát triển của gia đình và công việc nuôi dạy con cái. Nó sẽ
giúp các cặp vợ chồng vượt qua khó khăn trong cuộc sống và hạn chế những
9


mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống gia đình. Sự thoải mái về mặt tư tưởng có
tác dụng rất lớn trong việc xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc.
Các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cũng phải phát huy
hết vai trò của mình trong việc xây dựng một lối sống sinh hoạt lành mạnh, đẩy
lùi các tệ nạn xã hội, giáo dục tích cức trong tầng lớp thanh niên. Cũng như giúp
đỡ họ trong quá trình sản xuất làm kinh tế, góp phần vào sự phát triển của xã hội

và nâng cao dân trí. Những vấn đề trên cũng là nền tảng để xây dựng một gia
đình tốt đẹp.
+ Tham vấn ý kiến của luật sư để có cái nhìn khách quan, trung thực về mọi
vấn đề pháp lý liên quan quan đến giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly
hôn.
+ Các bên nên cố gắng có cái nhìn tốt về nhau khi ly hôn, chỉ khi Chúng ta
suy nghĩ tích cực về nhau thì mới không tạo ra hận thù trong hôn nhân và tránh
làm tổn thương đến con trẻ. Không nên vì mâu thuẫn vợ chồng mà gây tác động
tâm lý tiêu cực đến các con “trẻ em luôn là người thiệt thòi nhất” khi gia đình đổ
vỡ, vì vậy hãy làm mọi điều tốt nhất cho trẻ để có thể bù đắp phần nào sự thiếu
hụt tình cảm của cha hoặc của mẹ sau hôn nhân.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Sau đây Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 là Luật hiện hành nên chỉ viết là Luật Hôn nhân và gia đình, viết tắt là
Luật HN-GĐ.
Ở mỗi giai đoạn thi hành luật hôn nhân và gia đình, tại các thời kỳ khác nhau, Nhà nước lại
ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn. Khi xét xử các tranh chấp về hôn nhân và gia
đình, cần lưu ý những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật sau:
Văn bản hướng dẫn Luật HN-GĐ năm 1959 bao gồm:
- Thông tư số 01-TTg/NC ngày 04/01/1966 của Thủ tướng chính phủ về việc các cơ quan, xí
nghiệp nhà nước, đơn vị quân đội giúp đỡ thi hành những bản án về hôn nhân và gia đình xử
người công nhân, viên chức, quân nhân phải cấp tiền nuôi dưỡng vợ con;
- Nghị quyết số 76-CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành và
xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước.
- Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết

các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam tập kết
ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác.
Văn bản hướng dẫn Luật HN-GĐ năm 1986 bao gồm:
Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN-GĐ năm 1986.
Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế.
Văn bản hướng dẫn Luật HN-GĐ năm 2000 bao gồm:
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN-GĐ
năm 2000;
- Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 09/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật
HN-GĐ năm 2000;
- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
HN-GĐ năm 2000;
- Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định về đăng ký kết hôn.
- Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;
- Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày 10/12/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số
quy định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về
đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội;
- Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật HNGĐ đối với các dân tộc thiểu số;
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật HN-GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

11


- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật HN-GĐ năm 2000 có yếu tố nước ngoài;

- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao;
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03-01-2001 của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số
35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN-GĐ năm 2000;
- Công văn số 112/2001 -KHXX ngày 14/9/2001 của Toà án nhân dân tối cao;
- Kết luận số 84a/UBTVQH 11 ngày 29/4/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Tòa án nhân dân tối cao về việc
hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và
gia đình.
- Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tiếp tục đăng
ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03/01/1987 đến ngày 01/01/2001;
- Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;
- Công văn số 77/2003/HĐTP ngày 27/6/2003 của Tòa án nhân dân tối cao thông báo việc tiếp
tục giải quyết các vụ án nêu tại điểm b mục 1 phần II của Nghị quyết số 01/2003 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN-GĐ)
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật HN-GĐ;
- Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi
hành một số quy định của Luật HN-GĐ.

12




×