Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 1925

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.76 KB, 5 trang )

Bài 16
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
1/ Mục tiêu:
a/Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở
Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. Qua những hoạt động đó NAQ tìm được con đường
cứu nước đúng đắncho dân tộc và tích cực chẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc
thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh
niên.
b/ Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch HCM
và các đồng chí cách mạng.
c/ Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh quan sát hình ảnh, lược đồ.
- Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
2 Chuẩn bị của GV và HS:
- Thày: + Lược đồ hành trình cứu nước của NAQ
+ Ảnh NAQ tại đại hội Tua, cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
+ Những tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
- Trò: Đọc SGK
3/ Tiến trình bài dạy
* Sĩ số:
9A...................................................... 9B............................................................
9C........................................................ 9D...........................................................
A/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
B/ Dạy nội dung bài mới:
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, trong lúc Việt Nam đang bế tắc, khủng hoảng về
đường lối cứu nước giải phóng dân tộc thì NAQ xuât hiện trên vũ đài chính trị.
xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách
mạng tiền bối, Người quyết ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, cuộc


hành trình tìm đường cứu nước của người diễn ra như thế nào? Con đường cứu
nước của người tìm thấy cho dân tộc là gì?
I/ Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917-1923) (13ph)
GV: Giữa năm 1911, lấy tên là Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp con tàu
buôn của Pháp, từ đó người đi, đi rất nhiều nước ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ,
ở đâu người cũng lao động chân tay để kiếm sống.
?HS(TB): Từ năm 1911-1917 Người đã rút ra kết luận quan trọng đầu tiên là gỉ?


Qua những năm lăn lộn trong quần chúng lao động người nhận thấy rõ cảnh bất
công tàn bạo của xã hội tư bản. Bước đầu người rút ra kết luận quan trọng ở đâu
giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở
đâu cũng là thù
GV: đến cuối năm 1917 giữa những ngày tháng ác liệt của chiến tranh thế giới thứ
nhất, người từ Anh trở lại Pháp cuối năm 1918, khi chiến tranh thế giới thứ nhất
kết thúc các nước đế quốc thắng trận họp ở Véc-xai gần Thủ đô Pa-ri. Ngày 18-61919, để chia lại thị trường thế giới, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở
Pháp người đã gửi tới hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam.
?HS(TB): Người gửi tới hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam nhằm mục
đích gì?
( Đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và
các quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam)
- Ngày 18/6/1919, người gửi tới hội nghi Véc-xai, bản yêu sách của Nhân
dân An Nam, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền
bình đẳng và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam.
GV: Nhưng bản yêu sách nói trên không được chấp nhận, nhưng việc làm đó đã có
tiếng vang lớn người Pháp coi đó là một quả bom, làm chấn động dư luận Pháp,
còn người Việt Nam thì coi đó là “phát pháo báo hiệu thức tỉnh nhân dân ta”. Năm
1919, do sự đấu tranh bền bỉ của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích, Quốc tế Cộng sản
được thành lập -> 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc sơ thảo lần thứ nhất luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin và tìm thấy ở đó con đường cứu

nước giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
?HS(KG): Tại sao sau khi đọc Luận cương của Lê-nin Người lại hoàn toàn tin theo
Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ 3
(Vì Luận cương của Lê-nin khẳng định lập trường của Quốc tế Cộng sản là cương
quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Phương Đông vì vậy
Người tin tin theo Lê-nin và Quốc Tế thứ ba
- 7/1920, Người đọc luận cương của Lê-nin,
?HS(KG): Sau khi đọc Luận cương của Lê-nin trong tư tưởng của Người có sự
chuyển biến, sự chuyển biến đó được thể hiện ở sự kiện nào?
-> 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, người gia nhập Quốc tế thứ
ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp -> Đánh dấu bước ngoặt trong
hoạt động cách mạng của người -> đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa
Mác- Lê- nin và đi theo con đường CM vô sản
?HS(TB): Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp có ý nghĩa gì?
(Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của người từ người yêu nước trở
thành người cộng sảntừ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin và đi
theo con đường CM vô sản)


GV: Sau khi tìm được con đường cứu nước và đã người học tập, nghiên cứu đấu
tranh để thực hiện lý tưởng .
- Năm 1921, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo
“Người cùng khổ”, và nhiều tờ báo khác, xuất bản tác phẩm “bản án chế độ
thực dân Pháp”.
GV: Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm đoàn kết các lực lượng cách mạng
chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin
đến các dân tộc thuộc địa.
GV: Cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp người viết từ năm 1922 đến năm 1925 thì
xuất bản ở Pháp. Với lối văn giản dị trong sáng bằng những lời lẽ đanh thép và

châm biếm sâu sắc, tác phẩm của người đã lên án chế độ thực dân nói chung và chế
độ thực dân Pháp nói riêng, tác phẩm không những là văn kiện lịch sử quý giá về
lý luận và tư tưởng đồng thời còn có giá trị lớn về văn học mà văn bản này các em
đã học ở Ngữ văn 8.
?HS(KG): Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với các lớp
người đi trước PBC, PCT
(Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông Nhật Trung Quốc, đối
tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam
đánh Pháp không khác nào đánh hổ cửa trước rước beo cửa sau, còn con đường
PCT cải lương không khác xin giặc rủ lòng thương. Còn con đường của NAQ sang
phương Tây nơi có tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, có khoa học kĩ thuật và nền
văn minh phát triển. Trong quá trình hoạt động của người, người đã đến với chủ
nghĩa Mác - Lê-nin đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn để giải phóng
dân tộc ta thực tế lịch sử đã chứng minh)
GV: Thời gian ở Pháp Người tích cực chuẩn bị cho sự thành lập Đảng cộng sản
VN, Người viết nhiều sách báo mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn
cấm, nhưng các sách báo trên vẫn được bí mật chuyển về nước qua các thuỷ thủ
hoặc những người Việt Nam hồi hương
giữa những năm 1923 người rời Pháp đến Liên Xô.
II.Nguyễn ÁI Quốc ở Liên Xô( 1923-1924). (13ph)
Gọi học sinh đọc.
?HS(TB): Hãy cho biết những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô từ năm
1923-1924.
- Tháng 6/1923, người rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông
dân và được vào BCH.
- 1924, người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lân thứ V.
?HS(TB): Bản tham luận Người đọc tại ĐHQTCS lần thứ Vđề cập đến vấn đề gì?
GV: Giới thiệu ảnh của Nguyễn Ái Quốc tại đai hội V Quốc tế cộng sản người đọc
một bản tham luận, trình bày đầy đủ lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến
lược của CM ở các nước thuộc địa, về MQH giữa phong trào công nhân ở các nước



thuộc địa về vai trò và sức mạng to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa
người kêu gọi sự giúp đỡ của giai cấp vô sản và các đảng cộng sản ở chính quốc
đối với phong trào giải phóng dân tộc phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc
địa trở thành một bộ phận của phong trào CM thế giới.
?HS(KG): Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê-nin, CM vô sản mà
Nguyễn Ái Quốc truyền bá về Việt Nam có tác dụng gì?
( Là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính
đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn sau)
III/ Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc.(1924-1925) (15ph)
GV: Sau một thời gian ở lại Liên Xô học tập và nghiên cứu XD đảng kiểu mới
đảng kiểu mới đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân lao động tuân theo nguyên lý
cơ bản của nghĩa Mác- Lê-nin, do giai cấp công nhân lãnh đạo .
- Cuối năm 1924, NAQ đến Quảng Châu Trung Quốc,
GV: khi dư âm của tiếng bom Phạm Hồng Thái chưa chấm dứt rất nhiều thanh niên
Việt Nam yêu nước trong và ngoài nước đến đây đúng là một cuộc hội ngộ lịch sử
Người đã tiếp súc với các nhà CM Việt Nam cùng một số thanh niên mới sang để
thành lập hội VN CM thanh niên.
?HS(KG): Hoàn cảnh ra đời hội VN CM thanh niên?
( Phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta đến năm 1925 phát triển
mạnh mẽ có những bước tiến mới)
GV: sau một thời gian ở Liên Xô học tập và nâng cao kinh nghiệm xây dựng đảng
kiểu mới người thành lập hội VM CM thanh niên trong đó tổ chức cộng sản Đoàn
làm nòng cốt 6/1925 sau khi dự các lớp tập huấn song họ trở về nước đi vào quần
chúng để thức tỉnh họ tổ chức, huấn luyện họ đưa họ ra đấu tranh.
- 6/1925, người thành lập Hội VN CM thanh niên trong đó tổ chức cộng
sản đoàn làm nòng cốt
gọi học sinh đọc đoạn chữ nhỏ “ Nguyễn Ái Quốcđược tổ chức”
?HS(TB): Chủ trương thành lập hội VN CM thanh niên để nhằm mục đích gì?

( Đào tạo cán bộ truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào phong trào công nhân và trí
thức, nông dân VN)
+ Mở các lớp tập huấn chính trị để đào tạo cán bộ CM
+ Xuất bản báo thanh niên, những bài giảng của người in thành sách
Đường cách mệnh.
GV: Nhóm Cộng sản đoàn gồm Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu,
Lưu Quốc Phong, Lâm Đức Thụ và dựa trên nhóm này 6/1925, NAQ thành lập hội
VN CM thanh niên, một số người được chọn đi học tại trường đại học Phương
Đông ở Liên Xô là Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Sơn....
- Tác phẩm đường Cách Mệnh, báo thanh niên đựơc bí mật đưa về nước đúng lúc
phong trào yêu nước được diễn ra sôi nổi và giai cấp công nhân lớn mạnh có điều


kiện đi sâu vào quần chúng1929 hội đã có cở sở trong cả nước, một số quần
chúng công hội, nông hội, phụ nữ được t/c.
+ năm 1928, hội có chủ trương vô sản hoá  1929 hội đã có cở sở trong
cả nước
GV: Các hội viên đưa vào các nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, cùng ăn ở
làm việc cùng công nhân để tự rèn luyện đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin tổ chức lãnh đạo họ đấu tranh.
?HS(TB): Em có nhận xét gì về hội VN CM thanh niên ?
( Đây là tổ chức CM có xu hướng vô sản là bước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và
tổ chức cho sự chuẩn bị ra đời của chính đảng sau này)
-Tác dụng: Chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá vào Trong nước, thúc
đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển.
C/ Củng cố luyện tập(3ph)
Hãy ghép thời gian với sự kiện sao cho đúng về những hoạt động của NAQ ở nước ngoài.

Sự kiện
1. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai đòi quyền
tù do dân chủ, quyền bình đẳng tự quyết cho dân

tộc Việt Nam
2. Đọc sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa

cột nối
1-a

Thời gian
a. 6/1919

2-b

b. 7/1920

3. Tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp (Tua)

3-c

c. 12/1920

4. Tham gia Đại hội Quốc tế cộng sản lầ thứV tại
Mát-xcơ-va

4-d

d. 1924

d/ Hướng dẫn học bài ở nhà (1ph)
- Dựa vào lược đồ trong vở bài tập sau em hãy điền tên những nước mà NAQ đã đi
qua trong hành trình tìm đường cứu nước.

....................................................................................................................................
..



×