Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON BẢO KHÊ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 21 trang )

Thư Viện 216
PHÒNG GD&ĐT TP HƯNG YÊN
TRƯỜNG MN BẢO KHÊ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao
chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường
Mầm non Bảo Khê”.
Lĩnh vực: Quản lý
Đồng tác giả:
Điện thoại:
Đơn Vị: Trường mầm non Bảo Khê


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 2
2. Phạm vi nghiên cứu..……………………………………………………........5
3.Đối tượng nghiên cứu:……………………………………............................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………... 6
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài ………………………………………....... 6
2. Thực trạng việc chỉ đạo xây dựng và bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở trường
mầm non Bảo Khê, TP Hưng Yên ……………………………………………..7
3. Một số biện pháp…..………………………………………………................8
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV trong nhà trường về vấn đề
phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Bảo Khê.
9
3.2. Biện pháp 2: Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi

mặt



10

3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên
14
3.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên 16
3.5 Đảm bảo chế độ chính sách cho GV, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết,
thống nhất; đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.
18
4. Mối liên hệ giữa các biện pháp

20

* Kết quả đạt được...........................................…………………………...........14
PHẦN III: KẾT LUẬN
Kết luận……………………………………………………………………….24

Thư Viện 216

1


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác giáo
dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu
niên; Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng
nói trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù):
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết,

Bác phủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người,
do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn
đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác
nhau. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công
dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo
dục có một ý nghĩa thật to lớn. Những suy nghĩ của Người về vai trò giáo dục
trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải
khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội:
“Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu:
nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã
hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau.
Mỗi cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để
phát hiện, khơi dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục
đích cao cả của giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo. Giáo dục là quá trình
tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin,
lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Bởi
vậy, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
và sâu sắc nhất. Cũng chính vì thế: “Nếu được giáo dục chu đáo không con
người nào không có cái tốt, cái tuyệt hảo” .
Mặt khác, quá trình hình thành và phát triển nhân cách thực chất là sự tác
động qua lại giữa các nhân tố bên trong, bên ngoài. Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tích
cực, tự giác, ý thức vươn lên tự hoàn thiện mình của mỗi cá nhân. Như Edison
đã chỉ ra: “Thiên tài chỉ có 1% là linh cảm còn 99% là mồ hôi và nước mắt”.
Hai câu thơ ngắn gọn, súc tích của Hồ Chủ Tịch trích “Nhật ký trong tù”
cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Qua đó, đã làm sáng tỏ về vai trò của
giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Mỗi người trẻ
tuổi chúng ta cần tích cực rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách để cái đẹp ngày
càng lấn át cái xấu; chiến thắng những thói hư, tật xấu trong chính bản thân
mình, hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ - ích”, góp phần xây dựng một xã hội
tốt đẹp, nhân văn hơn.

Thật vậy, mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện bản thân, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành một con người phát triển toàn
diện, một công dân có ích cho xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.

Thư Viện 216

1


Trong thời đại ngày nay sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc lớn
vào khả năng học tập của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Con người được giáo
dục và tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển xã hội. Điều này lại càng được khẳng định khi chúng
ta bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ, của khoa
học kỹ thuật và công nghệ được xây dựng trên nền tảng của tri thức.Vì vậy ngay
từ bây giờ cần quan tâm đến chất lượng dạy và học, đăc biệt là chất lượng học
tập của học sinh - sinh viên, để mỗi cá nhân có thể thường xuyên rèn luyện và
học tập suốt đời. Như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: Giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa
tuổi mầm non có tính quyết định đến thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí
tuệ của trẻ trong suốt cả cuộc đời. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển
đặc biệt của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu
về ảnh hưởng và ích lợi của các dịch vụ giáo dục mầm non có chất lượng đã
khiến Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày
càng quan tâm, phát triển giáo dục mầm non.
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ
có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng
Giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn
diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân

cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của
trẻ Trường Mầm non. Với nhiệm là người cán bộ quản lý chúng tôi luôn trăn trở,
suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát
triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải
có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ, giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên để họ duy
trì và phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường; phải làm tốt công tác
xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu
sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay.
Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của
hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng có vai trò đặc biệt
to lớn tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, là yếu tố quyết định chất lượng
giáo dục của mỗi nhà trường. Vì thế người hiệu trưởng phải là hạt nhân chủ
yếu trong việc ứng dụng khoa học quản lý. Vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện
pháp quản lý, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục.

Vì vậy hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý Giáo dục trong giai
đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ
và nghiệp vụ quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý, vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong đơn vị quản lý của mình.Chính vì vậy

Thư Viện 216

2


mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo
nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non
Bảo Khê”.

2. Phạm vi nghiên cứu:
Trường mầm non Bảo Khê.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn đội
ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích , tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Ph¬ng ph¸p thèng kª to¸n häc, tæng kÕt kinh nghiÖm.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là một trong những vấn đề bức
xúc của tất cả các cấp học, bậc học trong mọi thời đại và của mọi nền giáo dục.
Trong lịch sử phát triển của nền giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng đã
có không ít nhà giáo dục nghiên cứu tìm tòi và xây dựng các chương trình, biện
pháp, cách thức học tập và giảng dạy phù hợp với mục đích giáo dục nhằm đưa
đến một nền giáo dục có chất lượng cao, phát triển đồng đều ở tất cả các lĩnh
vực.
Chính vì vậy mà vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học đã
được nhiều tác giả, nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu.Vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ được phát huy, nhưng vai trò
của giáo viên không hề giảm nhẹ mà ngược lại. Bởi vậy giáo viên phải được
đào tạo công phu, có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ mới có thể là
người đóng vai trò cố vấn, người trọng tài luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá
trình sư phạm, trong các hoạt động đa dạng của trẻ.
Trước hết, giáo viên cần nắm vững, hiểu biết sâu sắc nội dung, chương
trình, lên kế hoạch soạn giảng của các lĩnh vực các hoạt động học . Điều đó giúp
cho người giáo viên có khả năng thuần thục nội dung chương trình môn học,
sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp để truyền đạt tri thức mới cho học
sinh một cách rõ ràng mạch lạc.

Ngoài những hiểu biết về chuyên môn nhà giáo cần có những hiểu biết
rộng rãi về các lĩnh vực chính trị - xã hội, khoa học, văn hóa...nhờ có vốn hiểu
biết rộng mà khi tiến hành bài giảng, giáo viên có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu
với các tri thức khác quan, gần gũi giúp trẻ tiếp thu thuận lợi dễ dàng.
Nắm vững tri thức khoa học là điều kiện giúp giáo viên tự tin, sáng tạo và
thành công trong các giờ lên lớp.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước
Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ

Thư Viện 216

3


cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao,
năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin, có khả năng tự lựa chọn và
giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không
ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục, đòi hỏi ngành
phải có đội ngũ hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ hiệu trưởng,
đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các
Trường Mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá trình
đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi mới
nội dung, phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để đảm
bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có
phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề nghiệp và nhân cách
nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình, tất cả những điều đó
được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến nội dung, phương pháp
chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi cán bộ, giáo viên. Làm sao để thúc đẩy bản thân
mỗi hiệu trưởng, giáo viên bậc học đều phải suy nghĩ làm thế nào để đưa trường
mình trở thành một đơn vị tốt, muốn thế trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ,

giáo viên.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng
nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường chính vì vậy mà
chúng tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để ngành học
có một đội ngũ cán bộ, giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt,
chất lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với công
việc, coi trường như nhà, quý trẻ như con, có như vậy thì ở nơi đó chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.
2. Thực trạng việc chỉ đạo xây dựng và bồi dường cán bộ giáo viên ở
trường mầm non Bảo Khê thành phố Hưng Yên.
Đội ngũ giáo viên mầm non Bảo Khê luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ,
nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn về đời thường để bám
trường, bám lớp, đạt được nhiều danh hiệu thi đua trong các năm học. Tuy
nhiên, một bộ phận giáo viên cao tuổi còn hạn chế về công nghệ thông tin và
chưa linh hoạt trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Một số giáo viên mới vào
nghành chưa thực sự say sưa với nghề, chưa tiếp cận kịp với chương trình giáo
dục mầm non mới. Tỷ lệ giáo viên biết soạn giáo án điện tử hoặc khai thác dữ
liệu nguồn để xây dựng giáo án còn rất khiêm tốn. Phong trào Giáo dục của
thành phố trong những năm gần đây nói chung và giáo dục mầm non nói riêng,
luôn đón nhận được sự quan tâm sâu sắc của Thành Uỷ - Uỷ ban nhân dân
thành phố; đón nhận sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể, được các
bậc phụ huynh quan tâm, ủng hộ, tin tưởng và luôn chăm lo cho giáo dục mầm
non. Với xu thế phát triển giáo dục hiện nay đòi hỏi người hiệu trưởng và giáo
viên mầm non phải không ngừng học tập, tích cực phấn đấu nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng sự quan tâm của toàn Đảng toàn dân, sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo và đáp ứng với yêu cầu về giáo dục hiện nay. Để
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, là một hiệu
trưởng ngành học mầm non trong trường, chúng tôi đã tìm ra những giải pháp để
nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non.


Thư Viện 216

4


3.Một số biện pháp.
Nhiệm vụ của giáo viên là giảng dạy, truyền thụ tri thức cho học sinh cùng
với việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho trẻ, nhiệm vụ của hiệu
trưởng là quản lý đội ngũ giáo viên đó để giúp cho họ ngày một hoàn thiện hơn
và hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình. Sau đây là một số biện pháp
quản lý, chỉ đạo c để nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên trong
trường như sau:
3.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV trong nhà trường về vấn đề phát
triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Bảo Khê.
a. Về mục đích:
Trang bị những hiểu biết cần thiết, làm cho mọi CBQL, GV, mọi bộ phận
trong trường nâng cao nhận thức về vai trò của việc phát triển đội ngũ giáo viên.
Tạo ra sự kích thích đội ngũ giáo viên lao động sáng tạo nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh trong
nhà trường,
làm cho giáo viên và cán bộ trong trường nhận thức rõ tính cấp thiết của
phát triển đội ngũ giáo viên:
- Một mặt, làm cho tập thể sư phạm thống nhất nhận thức rằng đây là yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là hạt nhân, là điều kiện trực tiếp để nâng
cao chất lượng giáo dục;
- Mặt khác, cần coi đây là thách thức về đội ngũ mà đội ngũ cần phải đáp
ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi giáo viên và của mỗi nhà trường.
b. Nội dung biện pháp:
Nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về vai trò của việc phát triển đội
ngũ giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường;

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên;
Nâng cao ý thức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, lòng yêu nghề, yêu
ngành tất cả vì học sinh thân yêu ;Phát huy tính dân chủ, vai trò trách nhiệm của
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đối với việc phát triển đội ngũ GV.
c. Cách thức thực hiện:
Đầu năm học, nhà trường tổ chức cho đội ngũ CBQL, giáo viên học tập
chính trị, chính sách của Đảng, Nhà nước về yêu cầu của việc phát triển đội ngũ
giáo viên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, quán triệt việc thực hiện các
cuộc vận động của ngành, qua các đợt học tập giáo viên phải viết thu hoạch của
bản thân, nêu được nhận thức của mình về vấn đề phát triển đội ngũ và có
phương hướng tự học tự bỗi dưỡng phù hợp.
Nhà trường tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia học tập các lớp
triển khai các Nghị quyết, truyền đạt nội dung công tác xây dựng đội ngũ giáo
viên, nói chuyện thời sự, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên, lòng yêu nghề, yêu ngành tất cả vì học sinh thân yêu, qua đó cho

Thư Viện 216

5


giáo viên tích cực phấn đấu rèn luyện để trở thành người thầy có đầy đủ phẩm
chất, năng lực, hoàn thành nhiệm vụ của mình đó là giáo dục thế hệ trẻ - những
chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhà trường giao nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho từng Tổ trưởng tổ
chuyên môn về việc tuyên truyền, vận động giáo viên trong tổ mình để họ hiểu
được vai trò của việc xây dựng và phát triển đội ngũ đối với sự phát triển của đơn
vị.
Trong các cuộc họp Công đoàn, Hội đồng nhà trường thì đồng chí Chủ

tịch Công đoàn, hiệu trưởng quán triệt tinh thần xây dựng và phát triển đội ngũ,
đồng thời phát huy tinh thần dân chủ, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cán bộ,
giáo viên trong nhà trường về công tác đội ngũ.
d. Điều kiện thực hiện:
Nhà trường cụ thể hoá các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
nhiệm vụ của ngành học, cấp học, các chỉ thị của địa phương bằng các kế hoạch
của nhà trường với từng công việc cụ thể, gắn liền với mỗi cá nhân, các tập thể
trong đơn vị.
Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, thiết thực. Hình thức tuyên truyền
phải phù hợp với điều kiện về thời gian của GV.
Thực hiện quy chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà trường;
công bằng, tôn trọng ý kiến của mọi người.
Ban giám hiệu, hiệu trưởng trong nhà trường phải là người gương mẫu
trong các hoạt động để mọi người học tập, noi theo.
3.2.Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt
a. Mục đích:
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao trình độ, năng
lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ, hoàn thiện nhân cách của giáo
viên.
Giáo viên được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên
môn, nghiệp vụ; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực
dạy học, giáo dục theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm
vụ năm học, cấp học và yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp
của giáo viên đáp ứng các yêu cầu của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.
b. Nội dung:
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị:
Bồi dưỡng tư tưởng chính trị
Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên
- Bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội

ngũ giáo viên.
Bồi dưỡng kiến thức: Khoa học cơ bản.

Thư Viện 216

6


Bỗi dưỡng kĩ năng: Kĩ năng lập kế hoạch dạy học; kĩ năng dạy học trên
lớp; kĩ năng giao tiếp với học sinh,với đồng nghiệp và với cộng đồng…
Bồi dưỡng về nội dung đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học.
c. Cách thức thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên:
Hiệu trưởng đưa ra mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chung cho toàn trường
về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội
ngũ giáo viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng cho tổ viên.
Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, coi đó là mục
tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là chỉ tiêu thi đua của các cá
nhân.
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị
Nhà trường tổ chức các đợt học tập chính trị về chủ trương đường lối của
Đảng, Nhà nước về giáo dục cho đội ngũ giáo viên.
Nhà trường tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành: “Dân chủ,
kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về
đạo đức cho học sinh noi theo”, “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, các phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, “Giỏi việc trường - Đảm việc
nhà” … để từ đó mỗi giáo viên trong nhà trường phải gương mẫu, có tinh thần

làm chủ tập thể, giàu tình yêu thương và trách nhiệm với trẻ, sống trung thực,
giản dị, khiêm tốn, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, xây dựng được mối
đoàn kết, dân chủ, môi trường sư phạm trong sạch và lành mạnh, tạo nên ý thức
trách nhiệm của bản thân về nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ của Nhà trường.
- Bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội
ngũ giáo viên.
Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để đạt chuẩn hoặc trên chuẩn ở trường
Đại học sư phạm.
Động viên khuyến khích giáo viên tham gia các đợt tập huấn do Sở Giáo
dục tổ chức, nhất là các đợt tập huấn giáo viên dạy chương trình giáo dục mầm
non mới, chương trình bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức.
Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn và
vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu ĐMGDMN.
Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường;
Tổ chức các hoạt động tại trường mang lại hiệu quả cao và phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn cải tiến nội dung và hình
thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, tổ chức hội giảng, hội thi giáo viên dạy

Thư Viện 216

7


giỏi, tổ chức học tập theo chuyên đề, tổ chức cho giáo viên đi thăm quan các
trường điển hình, đầu tư xây dựng tủ sách, mua sắm thiết bị dạy học, tổ chức
cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhất là ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy và giáo dục, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, tập huấn
sử dụng thiết bị dạy học...
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học: viết sáng kiến kinh nghiệm,

tổ chức hội giảng trong nhà trường.
Tổ chức các chuyên đề rèn luyện kĩ năng sư phạm cho tập thể giáo viên
trong nhà trường, các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên, Ban chỉ đạo gồm:
đại diện Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán trong từng bộ
môn.
Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.
Phân công nhiệm vụ cho các tổ trưởng tổ chuyên môn phụ trách việc xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ và yêu cầu mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng cho riêng mình. Tạo điều kiện về các nguồn lực phục vụ cho công tác
bồi dưỡng.
- Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng
Hiệu trưởng cần thường xuyên theo dõi và khuyến khích các tổ chuyên
môn và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng của bản thân.
Có những điều chỉnh động viên hoặc phê bình kịp thời đối với những tổ
chuyên môn và cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng.
Cuối năm nhà trường có tổng kết, đánh giá khen thưởng và có kế hoạch
ứng dụng các kết quả của cá nhân và tập thể.
Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đã nêu trên có mối
quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả tối ưu.
Vì vậy, cần bồi dưỡng cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là
một nhu cầu, là mục đích sống của bản thân.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Đảm bảo tính hệ thống và chủ trương bồi dưỡng của Phòng giáo dục
thành phố, Sở Giáo dục và đào tạo. Hiện nay giáo viên mầm non phải bồi dưỡng
thường xuyên, bồi dưỡng giáo viên triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm
non mới.
Đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng.

Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, thực
hiện yêu cầu lâu dài là sự đảm bảo vững chắc cho tương lai của từng giáo viên
và cả đội ngũ của trường nói riêng, cả ngành học nói chung.
Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong
công việc.

Thư Viện 216

8


3.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên
a. Mục đích:
Nhằm đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên
môn và các quy định khác có liên quan, phát hiện kinh nghiệm tốt để phổ biến;
kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ để hiệu trưởng bố trí sử dụng, đào tạo bồi
dưỡng giáo viên một cách hợp lý.
Đôn đốc GV giảng dạy đúng chương trình, nội dung và kế hoạch đã được
Bộ GD&ĐT quy định;
Đánh giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của GV, xem xét hoạt động sư
phạm trong hoàn cảnh cụ thể để phát hiện kinh nghiệm tốt, tiềm năng và những
yếu kém, hạn chế để hướng dẫn việc phát huy sở trường, khắc phục yếu kém,
hạn chế.
b. Nội dung:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà
nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo
số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu
cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết;

tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân
và học sinh.
- Kết quả công tác được giao
Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo
Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ
khác có liên quan;
Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết (nếu dự 2 tiết không xếp cùng
loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy).
Kết quả giảng dạy:
Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá kết quả của học sinh từ đầu năm đến
thời điểm thanh tra; kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra; so sánh kết quả của
các lớp do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong trường tại thời điểm thanh
tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao:
Thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác.
c. Cách thức thực hiện:
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch năm học hiệu trưởng xây dựng kế hoạch
kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên.
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, hiệu trưởng quyết định thành lập Ban
kiểm tra gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn và

Thư Viện 216

9


giáo viên cốt cán có cùng chuyên môn với người được kiểm tra và cung cấp
phiếu dự giờ (theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và biên bản kiểm
tra để các thành viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên thông qua

dự giờ, kiểm tra chất lượng học sinh, kiểm tra việc thực hiện nền nếp hoạt động
chuyên môn của giáo viên, tổ chức trao đổi góp ý với giáo viên.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Đây là nguyên tắc
hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối
tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo.
- Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời, theo đúng kế hoạch, không phải
"khi có vấn đề" mới kiểm tra.
- Kiểm tra phải công khai, đó là thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải
huy động cán bộ, giáo viên cốt cán tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá
trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà
trường.
3.4. Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên
a. Mục đích:
- Tuyển chọn, bổ sung nhân sự một cách hợp lý đáp ứng nhu cầu về số
lượng và chất lượng giáo viên đảm bảo thực hiện mục tiêu của nhà trường.
- Sắp xếp, bố trí giáo viên một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa tiềm
năng của nguồn nhân lực và nội lực của nhà trường.
b. Nội dung của biện pháp:
- Tuyển chọn bổ sung giáo viên.
- Xác định được yêu cầu về đội ngũ trong từng giai đoạn; mở rộng quy
mô đào tạo cần phải trên cơ sở cân đối về đội ngũ CB, GV.
- Xây dựng chiến lược phát triển và bổ sung đội ngũ để đáp ứng nhu cầu
của nhà trường
- Bố trí, phân công, sử dụng đội ngũ CB, GV theo năng lực, trình độ đào
tạo.
c. Cách thức thực hiện:
- Hàng năm hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên trình
UBND thành phố Hưng Yên và phòng nội vụ thành phố, phòng giáo dục và đào
tạo thành phố.

- Xây dựng quy trình tuyển dụng đội ngũ một cách cụ thể, chi tiết; bao
gồm các bước:
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng
Bước 2: Phân tích vị trí cần tuyển
Bước 3: Xây dựng các tiêu chuẩn và các yêu cầu

Thư Viện 216

10


Bước 4: Thăm dò nguồn tuyển
Bước 5: Thông báo tuyển dụng
Bước 6: Tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển
Bước 7: Kiểm tra, phỏng vấn:
Bước 8: Tiếp nhận và thử việc
Bước 9: Quyết định tuyển dụng và đánh giá công tác tuyển dụng
Bước 10: Đào tạo và bồi dưỡng
Đào tạo bổ sung cho những người mới tuyển dụng về trường, lớp và các
công việc khác
- Sắp xếp bố trí phân công giáo viên:
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ
tin học cho đội ngũ GV theo khung năng lực; lên kế hoạch bồi dưỡng, GV hàng
năm.
+Phân công nhiệm vụ chuyên môn cho từng cá nhân theo năng lực, trình
độ đào tạo; tạo điều kiện trong quá trình công tác để mỗi cá nhân phát huy được
năng lực của mình.
+ Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc căn cứ vào phân công
chuyên môn, hiệu trưởng cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn những giáo viên
làm công tác chủ nhiệm, đồng thời thăm dò nguyện vọng của học sinh và phụ

huynh học sinh.
+ Các cấp lãnh đạo phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra hiệu quả làm
việc của các bộ phận, cá nhân để có những tác động phù hợp; giúp các cá nhân
phát huy tối đa năng lực của bản thân.
c. Điều kiện thực hiện:
- Nhà trường phải có sự tự chủ về cơ chế tuyển dụng đội ngũ nhân sự
trong giai đoạn tới.
- Cần phải có chiến lược rõ ràng, cụ thể về đội ngũ phù hợp với quy mô
và nhiệm vụ giáo dục.
- Có nguồn tài chính hỗ trợ công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ.
- Khi phân công bố trí giáo viên người hiệu trưởng phải nghiên cứu kỹ
lưỡng và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tuân thủ định mức lao động theo quy định của Nhà nước và các quy
định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trong hoạt động giáo dục mà điều lệ
trường mầm non và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo
dục ban hành.
+ Phù hợp trình độ, năng lực của từng người.
+ Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định.
3.5 Đảm bảo chế độ chính sách cho GV, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết,
thống nhất; đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.

Thư Viện 216

11


a. Mục đích:
- Đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên trong nhà trường theo các quy
định hiện hành của Nhà Nước, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác và phát huy
năng lực bản thân.

- Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết vững mạnh, đảm bảo sự
thành công và phát huy truyền thống nhà trường.
- Thi đua - khen thưởng vừa là biện pháp thúc đẩy, vừa là tiêu chuẩn kiểm
tra đánh giá, mục tiêu phấn đấu của đội ngũ giáo viên.
b. Nội dung biện pháp:
- Đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên trong nhà trường: chế độ lương,
phụ cấp; chế độ được đi học nâng cao trình độ, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội…
- Xây dựng khối đại đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường;
- Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể được kết tinh qua nhiều giai
đoạn phát triển
- Nhân điển hình tiên tiến, tránh phô trương hình thức trong công tác thi
đua khen thưởng.
c. Cách thức thực hiện:
- Hiệu trưởng đảm bảo cho mọi giáo viên được hưởng những quyền lợi
chính đáng theo quy đinh, đồng thời giáo dục cho họ thấy được bổn phận và
trách nhiệm trước tập thể nhà trường và xã hội.
- CBQL cần xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo, các mối quan hệ
nhân ái trong tập thể bằng cách giải quyết tốt mâu thuẫn, xung đột trong tập thể
sư phạm, tổ chức các hoạt động tập thể trong nhà trường…
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, phát động các phong trào thi đua trong
trường, hưởng ứng các phong trào thi đua do ngành phát động như: “Dân chủ,
kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; “Gia
đình nhà giáo văn hoá”...
- Tổ chức long trọng các ngày lễ lớn: Lễ Khai giảng, Lễ tổng kết năm học,
Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam...
- Xây dựng truyền thống nhà trường làm sao cho phòng truyền thống phản
ánh sinh động quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, sử dụng nó như
là một phương tiện giáo dục, nâng cao lòng tự hào với nhà trường cho giáo viên.
- Xác định chuẩn đánh giá đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến.

- Trong xây dựng và nhân điển hình phải thành một phong trào thường
xuyên và liên tục, những thông tin về các gương sáng cá nhân và tập thể xuất sắc
phải được thông báo rộng rãi.
- Bên cạnh đó cần tránh phô trương, hình thức trong công tác thi đua khen thưởng.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp:

Thư Viện 216

12


- Cụ thể hóa chế độ chính sách của nhà giáo thành văn bản để cho mọi
giáo viên được hiểu rõ, từ đó đảm bảo uyền lợi cho mỗi cá nhân.
- Thực hiện quy chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động nhà trường; công
bằng trong thi đua khen thưởng, tôn trọng ý kiến của mọi người.
- CBQL phải gương mẫu trong xây dựng khối đại đoàn kết trong hoạt
động sư phạm, xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường.
4. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên, qua việc
nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê chúng tôi đã
đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường
Mầm non Bảo Khê. Mỗi biện pháp này có vai trò và ý nghĩa quan trọng riêng
đối với công tác phát triển đội ngũ. Tuy nhiên trong quá trình tác động, các biện
pháp đó không tách rời độc lập với nhau, mà chúng thống nhất, tác động qua lại
lẫn nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
- Biện pháp mang tính tiền đề:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ hiệu trưởng và đội ngũ
giáo viên với việc phát triển đội ngũ giáo viên.
Đây là biện pháp mang tính tiền đề trong các biện pháp phát triển đội ngũ
giáo viên trường Mầm non Bảo Khê. Đội ngũ hiệu trưởng và giáo viên phải

nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong công tác này thì từ đó mới có
được động lực để xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh hơn, đáp ứng nhu
cầu của người học và của toàn xã hội.
- Biện pháp mang tính quyết định:
Biện pháp 2: Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về mọi mặt:
Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao kiến thức, kỹ năng sư
phạm cho đội ngũ giáo viên.
Giáo viên được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên
môn, nghiệp vụ; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực
dạy học, giáo dục theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm
vụ năm học, cấp học và yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên.
Đây là biện pháp vừa mang tính cơ bản để xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên của nhà trường vừa là biện pháp mang tính quyết định.
Các nhà quản lý giáo dục đã chỉ ra rằng việc kiểm tra, đánh giá như thế
nào sẽ kéo theo sự giảng dạy, học tập tương ứng với nó. Công tác kiểm tra đánh
giá là một trong những chức năng quan trọng của quá trình quản lý. Qua kiểm
tra, đánh giá sẽ biết được đúng chất lượng dạy học đang đứng ở đâu, để từ đó có
những điều chỉnh trong công tác dạy học, có các kế hoạch triển khai tiếp theo
phù hợp.
Biện pháp 4:Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên.
Tuyển chọn, bổ sung nhân sự một cách hợp lý đáp ứng nhu cầu về số

Thư Viện 216

13


lượng và chất lượng giáo viên đảm bảo thực hiện mục tiêu của nhà trường.
Sắp xếp, bố trí giáo viên một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa tiềm năng

của nguồn nhân lực và nội lực của nhà trường.
Như vậy, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về mọi mặt; thực
hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên; đổi mới công tác tuyển
dụng, bố trí, sử dụng giáo viên có tính quyết định đối với việc nâng cao chất
lượng đội ngũ nói riêng và chất lượng dạy và học nói chung.
- Biện pháp mang tính điều kiện.
Biện pháp 5: Đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên, xây dựng tập thể
sư phạm đoàn kết, thống nhất; đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.
Đây là hai biện pháp mang tính điều kiện để xây đựng đội ngũ nhà giáo.
Thiếu đi các điều kiện này thì ciệc phát triển đội ngũ nhà giáo của nhà trường
khó có thể đạt hiệu quả mong muốn.
Trong quá trính áp dụng các biện pháp này cần kết hợp tổng hòa các biện
pháp trên, qua quá trình áp dụng thì nhà trường cần rút ra kinh nghiệm trong
công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo của nhà trường nhằm làm tốt hơn nữa công
tác này
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng những biện pháp này vào thực tiễn
cũng còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, thời gian cụ thể của nhà trường và của
địa phương. Cần phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt và có thể bổ sung thêm
những biện pháp thích hợp và hiệu quả.
*Kết quả đạt được.
Trong nh÷ng n¨m qua víi nh÷ng kinh nhiÖm trong c«ng t¸c
quản lý chØ ®¹o bằng những biện pháp cụ thể chúng tôi đã thu được kết quả
cụ thể trong 3 năm học gần đây như sau:
Năm học 2013 - 2014:
Là hiệu trưởng trường mầm non Bảo Khê xã Bảo Khê chúng tôi đã lãnh
đạo nhà trường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao kết quả .
Huy động tỷ lệ trẻ đến trường đạt 90 % cao hơn năm học trước 0,5 %, Tỷ
lệ trẻ ăn bán trú tại trường là 68 % ( năm học thứ hai nhà trường xây dựng bếp
ăn bán trú tăng so với năm trước 18%) , chất lượng chăm sóc giáo dục được
nâng lên rõ rệt

Tỷ lệ bé chuyên cần đạt 97%,
Tỷ lệ bé ngoan sạch đạt 98 % ,
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 3.8 %,
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 4 %
Kiểm tra toàn diện năm học được đánh giá xếp loại tốt, kiểm tra chuyên
đề xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực được đánh giá xếp loại tốt.
gây được lòng tin với Đảng bộ và nhân dân địa phương.
Tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường .

Thư Viện 216

14


- CÊp trêng: 16/16 GV dù thi trong đó giáo viên đạt giải nhất
2; đạt giải nhì 8; đạt giải khuyến khích là 6;
- Trường đạt danh hiệu lao động tiên tiến, được Sở Giáo Dục và Đào Tạo
Hưng Yên tặng giấy khen.
Năm học 2014 - 2015:
Chúng tôi đã lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
kết quả .
Huy động tỷ lệ trẻ đến trường đạt 91 % cao hơn năm học trước 1 %, Tỷ lệ
trẻ ăn bán trú tại trường là 73 % ( tăng so với năm trước 4%) , chất lượng chăm
sóc giáo dục được nâng lên rõ rệt
Tỷ lệ bé chuyên cần đạt 97,5%,
Tỷ lệ bé ngoan sạch đạt 98 % ,
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 3.8 %,
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 3,9 %
Kiểm tra toàn diện năm học được đánh giá xếp loại tốt, kiểm tra chuyên
đề xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực được đánh giá xếp loại tốt.

gây được lòng tin với Đảng bộ và nhân dân địa phương.
Tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường .
- CÊp trêng: 15/16 GV dù thi trong đó giáo viên đạt giải nhất
2; đạt giải nhì 9; đạt giải khuyến khích là 4;
- Có 01 đồng chí đạt giải ba hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố.
- Trường đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
Năm học 2015 - 2016:
- Chỉ đạo nghành học duy trì và giữ vững thành tích đã đạt được. Toàn
nghành học huy động phong trào tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100 % tăng ,
Tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 50 % tăng 4,5 % so với năm học trước, tỷ lệ trẻ ăn
bán trú tại trường đạt 74 % tăng 6% so với năm học trước, chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ được duy trì ổn định và phát triển, tất cả các tỷ lệ trên đều tăng hơn
năm học trước.
Tỷ lệ bé chuyên cần đạt 97,5%,
Tỷ lệ bé ngoan sạch đạt 100 % ,
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 3,8 %,
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 3,8 %
- Chỉ đạo tổ chức tốt hội thi trưng bày và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
mầm non từ cấp trường
- 11/11 nhóm lớp trong trường mầm non tổ chức tốt hội thi trưng bày và
làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non cấp trường. có 10/20 sản phẩm được
trường mầm non tham dự hội thi trưng bày và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm
non cấp thành phố; Hội thi thực sự là một sân chơi bổ ích tạo ra rất nhiều đồ

Thư Viện 216

15


dùng đồ chơi qua hội thi đã đã thu được hàng nghìn đồ dùng, đồ chơi từ các

nhóm được làm công phu, sáng tạo, độc đáo, phong phú về thể loại, đa dạng về
chất liệu, màu sắc bền, đẹp, bố cục cân đối, hài hòa có tính giáo dục cao. Với
chất liệu gỗ, hộp sắt, lon bia , chai chuyền huyết thanh và những vỏ hộp nhựa đã
làm được nhiều bộ đồ dùng trong gia đình (bàn ghế, giường, tủ, ấm chén, hoa,
củ ,quả ), nhac cụ (đàn, mõ, sắc xô, trống) đẹp mắt, phát ra tiếng kêu, thu hút trẻ
hoạt động âm nhạc, chơi trò chơi phân vai; từ nguyên liệu thiên nhiên hột, hạt,
hoa quả khô và chất liệu xốp bitít đã làm ra các con vật ngộ nhĩnh, các phương
tiện giao thông phong phú có hình ảnh đẹp hấp dẫn phục vụ hiệu quả 9 chủ đề
giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ.
Kết quả hội thi tập thể: - Có 2 lớp đạt giải nhất
- Có 4 lớp đạt giải nhì
- Có 5 lớp đạt giải ba
Kết quả cá nhân :

- Có 3 giáo viên đạt giải nhất
- Có 5 giáo viên giải nhì
- Có 8 giáo viên đạt giải ba
- Có 2 giáo viên giải khuyến khích

Qua hội thi trưng bày và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non cấp
trường đã chọn được 7 giáo viên xuất sắc làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo
bền đẹp có giá trị sử dụng cao để tham dự hội thi cấp thành phố.
Khi dã lựa chọn được một số đồ dùng sáng tạo từ cấp cơ sở chúng tôi đã
tập trung về một điểm sau đó cử 1 số cán bộ, giáo viên khéo tay có kinh nghiệm
làm đồ dùng đồ chơi để tu chỉnh, làm mới xây dựng thành những bộ mới hoàn
thiện để tham dự kỳ thi cấp thành phố.
Hội thi vẽ tranh lứa tuổi mầm non nhà trường có 2 cháu tham gia trong đó
có cháu Nguyễn Ngọc Mai đạt giải xuất sắc và cháu Vũ Hoàng Tuấn Anh đạt
giải ba cấp thành phố.


Thư Viện 216

16


Hội thi trưng bày đồ dùng đồ chơi tự làm bằng nguyên vật liệu sẵn có của
tập thể trường được xếp thứ ba cấp thành phố, được ban tổ chức hội thi đánh giá
là đơn vị có nhiều đồ dùng đồ chơi mới sáng tạo bền, đẹp, có giá trị sử dụng cao.
Lựa chọn được 3 sản phẩm do giáo viên sáng tạo dự thi một sản phẩm đạt giải
nhì, hai sản phẩm đạt giải ba và được đề cử tham dự kỳ thi đồ dùng đồ chơi tự
tạo cấp tỉnh.
Thực hiện tốt các chuyên đề trọng tâm trong năm học như: Chuyên đề nâng
cao chất lượng ứng dụng CNTT trong GDMN; Chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi
trường - Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”; Chuyên đề Giáo
dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm; Chuyên đề giáo dục an toàn giao
thông trong trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, chuyên đề phát triển
vận động, tất cả các chuyên đề đều được triển khai và thực hiện tốt ở nhà
trường; đặc biệt nhà trường được cấp trên phong tặng danh hiệu cơ quan văn hóa
năm 2015.
PHẦN III: KẾT LUẬN:
Ngành học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo,
chất lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển trẻ ở cấp
học tiếp theo, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Muốn đạt được điều điều đó, người hiệu trưởng phải luôn gương mẫu đi đầu
trong mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá
chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. phải luôn quan tâm việc đưa chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ bằng cách nào, như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Muốn vậy người hiệu trưởng phải nắm chắc chuyên môn, chủ động tích
cực trong công tác xây dựng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

những nội dung yếu và cần trong từng giai đoạn.
Chủ động, khôn khéo trong công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, các
cấp chính quyền và ngành giáo dục để tranh thủ được ủng hộ cao nhất về tinh

Thư Viện 216

17


thần cũng như vật chất hay các chủ trương chính sách quan tâm tăng cường các
điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học.
Chủ động và thực sự có khả năng trong tổ chức mọi hoạt động và trong
xây dựng sự đoàn kết thống nhất ở mỗi nhà trường, tạo mối thống nhất cao trong
mỗi nhà trường.
Thực sự gương mẫu, giàu lòng nhân ái yêu thương tôn trọng gần gũi đồng
nghiệp, tận tuỵ, tránh nhiệm với công việc được giao trong nhiều năm làm công
tác quản lý chúng tôi tự rút ra được một bài học kinh nghiệm ở đâu làm được
như vậy thì ở đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân chúng tôi trong việc chỉ
đạo “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê”.
Kính mong nhận được sự tham gia góp ý trân thành của hội đồng khoa
học, để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Bảo Khê, ngày 1 tháng 3 năm 2019
Đồng tác giả

THƯ VIỆN 216
“Tài Liệu 100% File word”

Thư Viện 216


18


Link tải bên dưới phần mô tả

Thư Viện 216

19



×