Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nhom 6 hinh hoc 6 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.26 KB, 2 trang )

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Chủ đề: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được ba điểm thẳng hàng; điểm nằm giữa hai điểm; Trong ba điểm
thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng; sử dụng các thuật ngữ
nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.
2. Bảng mô tả và câu hỏi
Nội dung
1. Thế
nào là ba
điểm
thẳng
hàng
Ba
điểm
thẳng
hàng

2. Quan
hệ giữa
ba điểm
thẳng
hàng

Nhận biết
- Nhận biết
được ba điểm
thẳng hàng, ba
điểm không


thẳng hàng.
Câu 1.1

Thông hiểu

- Điều kiện để
ba điểm thẳng
hàng ba điểm
không thẳng
hàng.
Câu 1.2.1
Câu 1.2.2
- Nhận biết
- Gọi được các
được hai điểm điểm nằm cùng
nằm cùng phía, phía, nằm khác
khác phía,
phía, điểm nằm
điểm nằm giữa giữa hai điểm.
hai điểm.
Câu 2.2
Câu 2.1

Vận dụng thấp

Vận dụng
cao
- Vẽ ba điểm thẳng - Ngắm thẳng
hàng, ba điểm
hàng

không thẳng hàng
Câu 1.3
Câu 1.4
- Vẽ được các
- Vẽ sơ đồ
điểm nằm cùng
trồng cây.
phía, nằm khác
phía, điểm nằm
giữa hai điểm.
Câu 2.3
Câu 2.4

Câu 1.1 Trong hình vẽ dưới đây, em hãy cho biết hình nào vẽ ba điểm thẳng hàng?

Câu 1.2.1 Khi nào thì ba điểm thẳng hàng? Khi nào thì ba điểm không thẳng hàng?
Câu 1.2.2 Xem hình vẽ và gọi tên:
a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.


Câu 1.3 Vẽ:
a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng.
b) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng.
Câu 1.4 Làm thế nào để em có thể trồng ba cây thẳng hàng?
Câu 2.1

Xem hình và điền vào chỗ trống trong các câu phát biểu sau:
a) Điểm … nằm giữa hai điểm M và N.
b) Hai điểm R và N nằm … đối với điểm M.

c) Hai điểm … nằm khác phía đối với ….
Câu 2.2
Xem hình và gọi tên các điểm:
a) Nằm giữa hai điểm M và P.
b) Không nằm giữa hai điểm N và Q.
c) Nằm giữa hai điểm M và Q.
Câu 2.3 Vẽ hình theo các diễn đạt sau:
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (ba điểm
N, A, B thẳng hàng).
b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Câu 2.4 Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
- Với chủ đề này, học sinh sẽ nhận biết được ba điểm thẳng hàng; điểm nằm giữa hai
điểm; Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại; biết
vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng; sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía,
nằm khác phía, nằm giữa.
- Ngoài ra còn hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết
các tình huống thực tiễn.
4. Phương pháp dạy học
- PPDH chủ yếu là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp hoạt động nhóm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×